1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trước giờ giao dịch bắt đầu một tuần mới (12-16/12/2011)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 12/12/2011.

4660 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 22:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20202 lượt đọc và 243 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Phiên đầu tuần , nhà đầu tư bán ròng nhẹ 9 tỷ trên sàn HoSE, chủ yếu do họ bán ròng thoả thuận 1 triệu cổ STB tương đương gần 15 tỷ. Trong khi đó, giao dịch khớp lệnh , họ mua ròng nhẹ gần 6 tỷ.
  2. songbacdau

    songbacdau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    0
    chưa có dòng tiền mới vào, cứ kiên nhẫn chờ sẽ có giá rẻ nữa để mua
  3. songbacdau

    songbacdau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    0
    thị trường giảm mỗi ngày một ít, người cầm cổ như bị tùng xẻo không thể giữ lâu cp được
  4. mnpq12

    mnpq12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    1.191
    Khổ quá lần này nó cắm đầu hoài không có cái bè chuối nào nổi cho con ếch ương NVH hót nhỉ..=))=))=))
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tái cơ cấu ngân hàng: “Hòa bình” thay vì “bạo lực”

    [​IMG] NGUYỄN HOÀI
    12/12/2011 09:51 (GMT+7)
    [​IMG] Kịch bản “tự nguyện hợp nhất” như Ficombank, TinNghiaBank và SCB đang làm sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Lặng lẽ, nhưng nhờ có kịch bản kỹ càng, Ngân hàng Nhà nước đã có thành công bước đầu trong vụ hợp nhất ba ngân hàng.

    Có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước đang lựa chọn những giải pháp “hòa bình” thay vì “bạo lực” trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.

    Hợp nhất trong bình yên

    Ngày 6/12/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương hợp nhất ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB thì ngày 8/12, ba đơn vị nói trên đã có ngay thông báo mời họp “đại hội cổ đông bất thường năm 2011”, diễn ra vào 15/12 5 tới.

    Điều này cho thấy, các cổ đông chủ chốt đã có sự chuẩn bị từ trước và đạt được được sự đồng thuận cao nhằm hợp nhất thành công ba ngân hàng; đưa “ngân hàng hợp nhất” trở thành một đơn vị có năng lực tài chính vững mạnh, quản trị điều hành phù hợp với quy định luật pháp, thông lệ quốc tế và phát triển bền vững trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

    Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BIDV, đơn vị được giao nhiệm vụ thay mặt nhà nước quản lý phần vốn nhà nước hỗ trợ chi trả thanh khoản cho “ngân hàng hợp nhất” trước trong và sau quá trình hợp nhất nói: “Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và hiện diện của BIDV, tôi tin rằng, hoạt động của “ngân hàng hợp nhất” nhanh chóng ổn định trở lại; tuân thủ luật pháp, đáp ứng các yêu cầu, chỉ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước; tập trung giải quyết các khoản nợ tín dụng để thu hồi nợ và đánh giá được tài sản đảm bảo nợ, bao gồm cả tính hợp lệ, hợp pháp cũng như giá trị thực của chúng”.

    Đặc biệt, đối với quyền lợi người gửi tiền, ông Hà khẳng định: “Trong bất kỳ trường hợp nào, sẽ đảm bảo bảo mọi quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp khi tái cơ cấu. Với chế độ chính trị của Việt Nam, sẽ không có câu chuyện người gửi tiền bị mất tiền!”.

    Liên quan đến vụ hợp nhất nói trên, có một số vấn đề khá nhạy cảm, trao đổi với người viết, ông Hà cho biết, thứ nhất, nguồn tài chính mà Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho “ngân hàng hợp nhất” không phải lấy từ ngân sách mà là từ nguồn nguồn tiền nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ.

    Thứ hai, BIDV “được gì, mất gì” khi tham gia vào vụ hợp nhất, ông Hà khẳng định, đây là nhiệm vụ chính trị được Đảng và Chính phủ giao cho BIDV trong quá trình tái cơ cấu ba ngân hàng này. Tất cả các khoản vốn hỗ trợ thanh khoản của nhà nước cho ba ngân hàng trên được theo dõi và hạch toán riêng; không làm ảnh hưởng đến báo cáo cân đối kế toán và báo cáo cân đối tài chính của BIDV. BIDV chỉ cử lực lượng nhân sự (trước mắt là 22 người) và sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng của mình để hỗ trợ “ngân hàng hợp nhất”.

    Thứ ba, mới đây BIDV cũng ký “hợp tác song phương” với hai ngân hàng nhỏ khác, liệu sắp tới, có chuyện hợp nhất giữa các đơn vị này và vai trò của BIDV như thế nào nếu sự kiện hợp nhất xảy ra, ông Hà cho biết thêm, từ xưa đến nay, các tổ chức tín dụng luôn có các hoạt động ký kết hợp tác với nhau. Trong đó, các tổ chức tín dụng lớn, vững thanh khoản vẫn hỗ trợ bạn hàng trên thị trường liên ngân hàng dưới các hình thức cấp hạn mức tín chấp và cấp hạn mức có tài sản đảm bảo.

    Với những ngân hàng là bạn hàng, trong đó có các đơn vị từng ký hợp tác song phương với BIDV, nếu được cấp hạn mức hỗ trợ thì BIDV đều lựa chọn hình thức “cấp có tài sản đảm bảo” và tỷ lệ cấp vốn trên tài sản đảm bảo được duy trì không quá 50%.

    Chọn lựa hiệu quả

    Ngày 6/12, trình bày báo cáo “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015” tại hội nghị CG cuối kỳ 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Chúng tôi dự kiến từ nay đến 2013, sẽ thực hiện phân nhóm các tổ chức tín dụng, hỗ trợ thanh khoản đối với các đơn vị gặp khó khăn; xây dựng phương án tái cấu trúc và thực hiện tái cấu trúc toàn diện các ngân hàng hoạt động chưa tốt; từng bước thực hiện tái cấu trúc toàn hệ thống. Những bước đi đầu tiên của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang được ngành ngân hàng triển khai thận trọng, đảm bảo an toàn”.

    Như vậy, kịch bản “tự nguyện hợp nhất” như Ficombank, TinNghiaBank và SCB đang làm sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu, được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn so với các hình thức khác như sáp nhập hay phá sản, giải thể.

    Theo phân tích của một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lựa chọn hình thức hợp nhất, sẽ tránh được thói quen cố hữu “riêng một góc trời” ở nhiều ngân hàng cổ phần, vốn tồn tại quá lâu trong hệ thống ngân hàng.

    Thứ hai, xét về hiệu quả chi phí và lợi nhuận thì đây là sự giải pháp khôn ngoan. Ở chỗ: nếu trước đây, các ngân hàng phải duy trì nhiều bộ máy hoạt động thì nay chỉ còn một. Từ đó, ngân hàng giảm được chi phí nhân lực, nhất là số nhân lực cấp cao. Ở nhiều ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình, thu nhập của phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khoảng 2 - 5 tỷ đồng/năm.

    Thứ ba, khi tái cơ cấu, “ngân hàng hợp nhất” buộc phải xác định lại phân khúc thị trường một cách rõ ràng thay vì “vừa đa năng hiện đại vừa bán lẻ” hoặc “vừa nông thôn vừa thành thị” như lâu nay. Từ việc xác định lại phân khúc, ngân hàng cần cân đong, tính toán lại quy mô mạng lưới; dẹp bỏ những điểm giao dịch thiếu hiệu quả, nhờ đó giảm được rất nhiều chi phí duy trì mạng lưới.

    Thứ tư, khi chọn hình thức tự nguyện hợp nhất, sẽ tránh được đổ vỡ ngân hàng và lây lan dây chuyền ra cả hệ thống. Bằng chứng là mấy ngày qua, lượng tiền gửi đã tăng trở lại vào các ngân hàng hợp nhất nói trên theo chiều hướng ngày hôm sau tăng hơn 50% so với ngày hôm trước, kể từ thời điểm công bố hợp nhất.

    Sự bình yên đó vừa giúp các ngân hàng vẫn duy trì hoạt động ngay cả trong quá trình tái cơ cấu; đồng thời, nhà nước cũng không tổn thất xử lý gánh nặng đổ vỡ ngoài việc phải bỏ ra một lượng tiền để hỗ trợ thanh khoản nhưng sau này nhà nước sẽ được bù đắp trở lại khi “ngân hàng hợp nhất” ổn định hoạt động.

    Cuối cùng, thành quả lớn nhất thu được từ lựa chọn hợp nhất chính là củng cố niềm tin của người dân và tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng. Điều này vừa đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đúng chức năng phân phối nguồn lực từ tiết kiệm đến đầu tư; vừa giữ ổn định các thị trường vàng, ngoại tệ, khi người dân không rút tiền để cất trữ và đầu cơ các tài sản này.
  6. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627



    T


    Tài chính ngân hàng 10/12/2011 16:51 | A A A

    Năm 2012: lãi suất cho vay còn 13-14%/năm

    Theo dự báo của một số chuyên gia, lãi suất cho vay trong năm 2012 sẽ được kéo xuống ở mức 13-14%.
    [​IMG]
    Sáng 9-12, tại hội thảo “Kịch bản kinh tế VN 2012: đâu là cơ hội?” do Thời báo Kinh Tế VN tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định dù vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng triển vọng kinh tế VN trong năm 2012 sẽ sáng sủa hơn năm 2011, nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội.

    Theo một số chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu VN sang Trung Quốc đã tăng 40% trong năm 2010 và 50% trong năm 2011, nhưng vẫn có thể khai thác tốt hơn nữa thị trường này... Ngoài ra, các doanh nghiệp VN cũng có thể tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng từng là thế mạnh của Thái Lan, đặc biệt là nông thủy sản, do quốc gia này vẫn cần thời gian để phục hồi sản xuất sau cơn lũ lịch sử vừa qua.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 6% GDP trong năm 2012, Chính phủ cần phải quyết liệt hơn trong việc tái cấu trúc đầu tư. Theo ông Trương Đình Tuyển - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nếu không điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung nguồn lực nhiều hơn cho khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì kinh tế VN rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

    TS Trần Du Lịch - ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội - cho rằng so với thời điểm vào đầu năm, kinh tế VN hiện đã sáng sủa hơn, đặc biệt là lạm phát, lãi suất, tỉ giá... đã được kiểm soát, ổn định hơn.

    Theo dự báo của một số chuyên gia, lãi suất cho vay trong năm 2012 sẽ được kéo xuống ở mức 13-14%, dù vẫn còn cao nhưng cũng giảm bớt đáng kể gánh nặng mà nhiều doanh nghiệp đang phải gánh hiện nay. Một số chuyên gia cho rằng việc tái cấu trúc ngân hàng bước đầu có hiệu quả và không gây bất ổn hệ thống, điều này dự báo sẽ tác động tích cực hơn đối với chứng khoán trong thời gian tới.




    Theo H.Đăng - Tuổi trẻ


    Up hộ bác Hòa. Toàn tin tốt bác nhỉ. Cố lên bác :D.
  7. WarrenttBocPhet

    WarrenttBocPhet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Đến ... bè ... cũng vỡ tan nát mất roài ...
  8. ndhmoney

    ndhmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Cụ Hòa mà vẫn hót là các chiến binh còn chết dập dụi
  9. daigiabaclieu

    daigiabaclieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    46.207
    không bán để dành.....cho bác bán à?
  10. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.198
    Em cũng thế, mỗi lần bác ấy lên tiếng là TT VN đi viện cả tuần, lần này ngay cả thằng DJF cũng đi viện âm 90p, khiếp thật :((:((

Chia sẻ trang này