Trước giờ giao dịch phiên đầu tháng 12

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 01/12/2011.

7878 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 09:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5222 lượt đọc và 105 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    hi hi những vấn đề đó đã nói nhiều cách đây mấy tháng trước rồi... Giờ tôi nói tin xấu đã phản ánh vào giá... giờ kinh tế vĩ mô cải thiện dần thì thị trường chứng khoán là hối phục. Hơn nữa không phải comment nào cũng phản biện... thế thì phải vào F 3 19 24/24 mới đủ thời giờ, giờ giao dịch thì phải xem bảng điện tử nữa chứ bác.... Hôm nay rảnh nên mới có thời gian phản biện, trao đổi nhiều hơn mọi hôm đó bác.
  2. Truevalue

    Truevalue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    48
    Vấn đề bác Hòa phân tích là tình hình đang diễn ra của nền kinh tế. Còn tt lên xuống do bàn tay của MMs, nên không dám nói phân tích của bác là kim chỉ nam, nhưng ít nhất là khi mua/bán chúng ta có cái để mà định giá.
    Trong ngắn hạn thì chả nói làm gì, nhưng các bác có thể thấy, khi chọn lựa chuẩn cp thời điểm này, thì các bác nhân hai, ba lần trong vài năm tới, không còn cơ hội nào khác
    Em vẫn nhắc lại: Phải chọn kỹ cp, tránh xa hàng lởm, bài lùa gà xưa tụi em chơi giờ không sử dụng nữa rồi
    Khà khà
  3. vuadauco7

    vuadauco7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Thằng cha Hòa này toàn nói phét, hôm đ.éo nào cũng mở topic, hô thì toàn hô sai... dã tâm định lùa bà con lao vào đổ vỏ à??? mà hô múc suốt ngày vậy...???

    [r37)][r37)][r37)]
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    'Nợ xấu ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng: không đáng ngại'




    [​IMG]
    Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ, tuy nhiên các khoản này đều được trích lập dự phòng rủi ro.
    st1\:-* { BEHAVIOR: url(#ieooui) } Tại Hội nghị phòng chống sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng tổ chức ngày 30/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. "Bởi tất cả số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro", ông Bình nói. Theo ông, bản thân các ngân hàng thương mại là người lo lắng nhất đến vấn đề này. Bởi nếu nợ xấu của họ cao thì việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ lớn. Khi đó, lợi nhuận của chính nhà băng sẽ bị thu hẹp lại.
    Thống đốc cũng thừa nhận, thời gian qua, có thể do áp lực về tăng trưởng tín dụng nên nhiều nhà băng đã chạy theo chỉ tiêu và tạo ra nợ xấu. "Nhưng năm nay, tăng trưởng tín dụng đến 31/12 sẽ không quá 15%. Do đó, không còn lý do gì để các nhà băng phải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng nữa", ông Bình nói.
    Đại diện thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra, những sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như, một số đơn vị ngân hàng vì sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên đã nới lỏng tín dụng, bỏ qua một số trình tự, thủ tục, quy định để cho vay; không chuyển nhóm nợ theo quy chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục….
    Hơn nữa, tại nhiều ngân hàng, một số thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là những cổ đông lớn đã chi phối việc cho vay, đầu tư tài chính phù hợp với lợi ích của mình nhưng lại gây rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, quản trị ngân hàng thiếu chuyên nghiệp, công tác quản lý cán bộ buông lỏng, chưa tận tâm với công việc.
    Trước thực trạng trên, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho rằng, về cơ bản, nhà băng đã ban hành các quy định dựa theo quy định của Nhà nước. Song song đó, ngân hàng này sẽ đưa ra hai quy định về chế độ kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của các đơn vị trong hệ thống và quy định về giám sát đặc biệt với các dự án, khoản vay…của khách hàng.
    Ngoài ra, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành chế độ trách nhiệm công vụ đối với cán bộ, quy định hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc cho vay đảo nợ đối với khách hàng.
    Trong khi đó, đại diện Eximbank nhìn nhận, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong hoạt động ngân hàng là do đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng xuống cấp, xuất phát từ công tác tuyển dụng và đào tạo. Công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro hoạt động nói riêng của các ngân hàng chưa đảm bảo phòng ngừa các hành vi sai phạm, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa xứng với quy mô.
    Trước những nguy cơ trên, ông cho biết bản thân Eximbank đã thành lập ban chỉ đạo phóng chống tội phạm ngân hàng tại Hội sở chính và thành lập tiểu ban phòng chống tham nhũng.
    Việc tổ chức riêng một bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở hoạt động theo mô hình ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) sẽ giúp kiểm tra, giám sát tốt hơn đối với các đơn vị kinh doanh và hạn chế được rủi ro trong trường hợp các đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà lỏng lẻo trong công tác tự kiểm tra.
    Cuối cùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo Chính phủ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Ông cho rằng, hiện nay Việt Nam đang chạy theo số lượng ngân hàng mà chưa chú ý đến chất lượng. Quy chế chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra của ngân hàng chưa tốt, tiêu chuẩn quản lý cán bộ còn lỏng lẻo...
    "Cần phải được củng cố sớm để lấy được lòng tin của nhân dân", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
    Thống đốc Bình cam kết, thời gian tới, phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra nhiều Nghị định, thông tư mới, có sự quyết liệt hơn để sắp xếp lại hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cơ quan này sẽ ký thông tư liên tịch với Bộ ******* trong việc thanh, kiểm tra giám sát các ngân hàng nhà nước.
    "Bằng nguồn lực của mình, hệ thống ngân hàng cũng sẽ thành lập Quỹ khen thưởng khoảng 20 tỷ đồng tặng cho các tổ chức và cá nhân phát hiện, tố cáo những người vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng", ông Bình nhấn mạnh.
    Theo Lệ Chi
    VnExpress
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Cuối phiên, số mã tăng có khuynh hướng tăng lên nhiều hơn
  6. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    So với nợ xấu của các ngân hàng châu Âu và Mỹ thì chưa là gì, tại dân mình chưa quen thôi.[r2)][r2)][r2)]
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    VN- In dex giảm nhẹ chủ yếu do MSN giãm gần sàn...

    Số mã tăng vẫn chiếm ưu thế trên cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM
  8. Truevalue

    Truevalue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    48
    Anh Hòa ơi
    Vợt hàng trong tháng 12 này ổn đấy
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    OK, Thanks
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nợ Vinashin không ảnh hưởng tới tài trợ cho VN'

    Trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định sẽ tiếp tục các chương trình hỗ trợ Việt Nam, bất chấp những quan ngại về quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
    > Quốc hội xem xét các khoản nợ của Vinashin


    Trả lời báo chí về khả năng WB thay đổi chính sách tài trợ cho Việt Nam, sau những sự kiện gần đây liên quan đến vấn đề vay và trả nợ của Vinashin, Giám đốc quốc gia Victoria Kwakwa cho biết chính sách của Ngân hàng Thế giới sẽ không bị chi phối bởi sự kiện này. “WB không cho Vinashin vay và trường hợp của Vinashin cũng sẽ ảnh hưởng cụ thể đến những hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam”, nhà tài trợ ODA đa phương lớn nhất cho Việt Nam khẳng định.
    [​IMG]
    Đại diện WB khẳng định không thay đổi chính sách tài trợ đối với Việt Nam. Ảnh: B.D Tuy vậy, đại diện Ngân hàng Thế giới cũng bày tỏ sự quan ngại đối với vấn đề Vinashin bởi cho rằng việc không trả nợ đúng hạn có thể gây ảnh hưởng đến uy tín và gây rủi ro đối với nền kinh tế. Bà Kwakwa cũng cho biết WB đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tìm ra giải pháp tốt nhất trong vấn đề này.
    Ở góc độ chuyên gia, Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, ông Deepak Mishra cho rằng Vinashin là một tiếng nói cảnh tỉnh, cho thấy tầm quan trọng của việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước - vấn đề chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam trong giai đoạn trước. “Vinashin không phải là trường hợp duy nhất. Đó không phải là sự thất bại của một doanh nghiệp mà còn bộc lộ nhiều lỗi mang tính hệ thống”, chuyên gia này nhận định.
    Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết sẽ trình bày tại Hội nghị CG sắp tới một sổ khuyến nghị của WB liên quan đến cải tổ doanh nghiệp Nhà nước, trong đó nhấn mạnh tính minh bạch thông tin, đề cao trách nhiệm giải trình và xây dựng khung pháp lý đầy đủ hơn nhằm phục vụ quá trình quản lý, giám sát.
    Về tình hình kinh tế 2012, chuyên gia của WB cho biết hiện rất khó đưa ra dự báo bởi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp. Trong trường hợp các nền kinh tế lớn có diễn biến xấu, ông Mishra cho rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn nhưng cũng không thể sớm trở lại mức tăng trưởng 7-8% như giai đoạn trước khủng hoảng. Riêng với lạm phát, đại diện WB cho rằng Việt Nam có thể đưa về mức một con số trong năm 2012, sau những quyết tâm gần đây của Chính phủ và Quốc hội.
    Nhật Minh

Chia sẻ trang này