Trước giờ mở cửa: "chân dốc"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 20/03/2012.

6321 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5504 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. anhtienbk

    anhtienbk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Đã được thích:
    0
    Chân hay đỉnh ???
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thị trường cũng chỉ mới xoay quanh chân dốc
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    SSIcó mô hình vai đầu vai đảo ngược nên xu hướng tăng có khả năng tiếp tục… tầm 2x mà SSI sẽ hướng đến là không khó ngay trong tuần này hay đầu tuần sau.
  4. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
  5. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chân dốc thiệt roài
  6. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Để mọi người ăn cơm trưa ngon, chắc sàn TP.HCM sẽ bật xanh theo sàn Hà Nội khi kết thúc giờ giao dịch buổi sáng.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đi ăn cơm trưa, nghỉ ngơi chiều tính tiếp

    NVHOA
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Má Chi Lan già roài không nghỉ ngơi , suốt ngày “chim nhợn” toàn nhìn mặt tối, mặt sáng thì không nhìn he he vãi má:


    Đừng điều hành giá cả theo kiểu “đánh du kích”!

    Cách tăng giá hiện nay chỉ đang làm lợi cho doanh nghiệp và tạo tâm lý vòi vĩnh.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

    Sau khi giá một số mặt hàng năng lượng như than, gas, xăng dầu được phép tăng giá bán, người dân bắt đầu thấy lo lắng thêm khi thấy những tín hiệu muốn điều chỉnh tăng giá điện - dù EVN khẳng định không tăng giá trong thời điểm này. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: “Trong bối cảnh này, kiềm chế lạm phát ở một con số là rất khó!”.

    Tăng giá chỉ có lợi cho doanh nghiệp

    Thưa bà, có ý kiến cho rằng đây là thời điểm thích hợp thực hiện lộ trình giá theo thị trường đối với mặt hàng năng lượng như điện, xăng dầu, quan điểm của bà ra sao?

    Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng giá xăng tăng là bất khả kháng bởi xăng dầu thành phẩm của VN chủ yếu nhập khẩu, giá dầu thế giới lại đang lên cao, Bộ Tài chính đã giảm thuế đến mức 0%, các công cụ hành chính cũng đã sử dụng hết. Nhưng điện là mặt hàng đặc thù. Khác với xăng dầu, giá điện hiện chỉ do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) tự tính toán, đề xuất tăng giá, lâu nay họ luôn ở thế độc quyền để làm giá, cùng với sự “hậu thuẫn” từ Bộ Công Thương.

    Nhưng ngay cả khi giá cả phụ thuộc giá thế giới thì người dân vẫn mong đợi Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét cẩn trọng việc tăng giá xăng dầu, điện trên cơ sở đứng về phía người dân và xã hội. Bởi hầu như các đợt điều chỉnh giá đều đang có lợi cho DN.

    Hiện nay Chính phủ đang thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát lại vừa điều hành giá theo thị trường đối với các mặt hàng trên. Dường như đây là điều mâu thuẫn và quá khó để thực hiện?

    Chắc chắn tăng giá sẽ ảnh hưởng đến giá cả và đến mục tiêu kiềm chế lạm phát. Một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, than… theo giá thị trường là điều khó tránh khỏi nhưng cần tính toán kỹ và tránh tác động xấu đến đời sống kinh tế và tiêu dùng, trong đó lưu ý tính đến ảnh hưởng dây chuyền qua nhiều vòng. Khi tăng giá, cơ quan quản lý cần có minh bạch và xem xét có hợp lý không? Tôi không đồng ý với cách lý giải đáng lẽ giá xăng phải tăng 6.000 đồng/lít mà không giải thích rõ.

    Thống lĩnh thị trường, lấy gì cạnh tranh?

    Trong điều hành giá có vẻ như chúng ta thực hiện theo kiểu nửa vời, vừa muốn để thị trường vừa lo sợ sốc giá, dẫn đến việc tăng giá theo kiểu “đánh du kích”?

    Đúng vậy. Lâu nay cơ quan quản lý luôn ở tình trạng để tăng giá theo kiểu lắt nhắt, hầu như chỉ có tăng chứ không xuống theo thị trường. Xăng dầu thì tăng-giảm lắt nhắt, gas thì tăng ào ào và chọn thời điểm nhạy cảm như cận và sau tết, điện thì chưa bao giờ giảm giá.

    Một thực tế cho thấy cứ mỗi lần quyết định tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính thường đưa ra quan điểm mức tăng đó chưa bù được khoản lỗ của DN, nói như vậy vô hình trung sẽ tạo tâm lý cho DN muốn “vòi” thêm tăng giá.

    Điều quan trọng hơn, đến nay các bộ, ngành luôn hô hào điều hành theo giá thị trường, đã thị trường thì phải cạnh tranh nhưng xăng dầu thì Petrolimex chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường và quản lý khép kín từ nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ. Do đó, ai sẽ đảm bảo tính minh bạch và đúng trong những lần thanh tra, kiểm soát mặt hàng này? Tương tự, việc tăng giá điện của chúng ta mới chỉ xuất phát từ các bộ, ngành và chủ yếu là dựa trên các căn cứ và tính toán với ngành điện và của ngành điện. Còn việc tăng giá đó hợp lý như thế nào, lấy cái gì làm căn cứ để đối chiếu thì người dân chưa thể nắm được đâu là giá cao hay thấp, lỗ hay lãi…

    Vậy trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ nên có những điều hành như thế nào để hài hòa hai nhiệm vụ vừa kiềm chế lạm phát vừa vận hành cơ chế giá thị trường?

    Kiềm chế lạm phát ở mức một con số là rất khó! Chúng ta không chỉ sử dụng công cụ kiểm soát giá, đó chỉ là một phần. Cái cốt yếu là hãy để thị trường lành mạnh, có lợi cho người tiêu dùng, tăng cạnh tranh cho DN. Nhà nước không thể đứng về phía DN mà phải giám sát và điều hành theo đúng chức năng. Chẳng hạn, Cục Điều tiết điện lực tham mưu về giá điện thì cần phải được tách bạch độc lập dưới sự quản lý của Chính phủ chứ không thể nằm trong Bộ Công Thương trong khi các DN lại dưới sự quản lý của bộ này, chẳng khác nào người một nhà, khó tạo được sự minh bạch và niềm tin ở người dân.

    Bên cạnh đó, nên tách bạch các khâu sản xuất, phân phối, truyền tải đối với ngành điện; hoặc tách khâu nhập khẩu, phân phối, bán buôn đối với xăng dầu. Như vậy sẽ hợp lý hơn, dễ dàng kiểm soát, hạn chế tình trạng mập mờ khi một người ôm nhiều công đoạn.

    Bên cạnh đó, thời gian qua cơ quan quản lý chỉ tập trung vào xăng dầu mà bỏ lơ thị trường gas dẫn đến mặt hàng này tăng mạnh. Do đó cần có quản lý đồng bộ. Chúng ta có thể lấy Singapore để làm kinh nghiệm học tập, giá xăng dầu tại Singapore rất cao nhưng lạm phát của nước này chỉ ở mức trên 3%, trong khi đó lạm phát VN năm 2011 đến hơn 18%. Cơ quan quản lý hãy xem lại vai trò của chính sách tiền tệ, thay vì chỉ lưu tâm việc tăng giá xăng dầu hay điện. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất lớn. Tôi rất ủng hộ động thái giảm lãi suất huy động xuống 13% vừa qua và tiến tới giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, NHNN cần có sự cân nhắc thận trọng, không được chủ quan, nhất là khi vừa công bố giảm lãi suất trong bối cảnh xăng dầu tăng giá, điện rục rịch tăng theo, như thế sẽ triệt tiêu đối với DN.

    Xin cảm ơn bà.
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    BVH đo sàn 2 phiên roài, về 60 xhắc Tây mới đỡ

Chia sẻ trang này