Trước Ngày Hội Bắn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/02/2016.

7797 người đang online, trong đó có 1081 thành viên. 15:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 277887 lượt đọc và 1335 bài trả lời
  1. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.185
    Stb múc được rồi!
    npp2010 đã loan bài này
  2. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.185
    Stb nn mua hay bán!?
    npp2010 đã loan bài này
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Hihi... Bác rình nấp nhưng kém vì luôn đọc kiểu rắn là 1 loài bò....

    STB em nói mua ngay từ ngày em biết tin có vụ M&A khi đó nó 10.x ( đọc lại ngày ngày 22/4 ). Đọc lại kỹ vào ... Sát không chân ơi.... Hihi

    Khi hàng đã về và có tin hạ DTBB, sửa TT36, công bố tiếp lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì mua tiếp STB.

    Bên cạnh đó phải thừa nhận vụ DHCD của EIB bất ngờ không thành công do 0BM thăm SG và bị lấy mất KS khi đang diễn ra gay cấn cũng làm cho độ trễ tin MA. Tuy nhiên cơm chưa ăn thì gạo còn đó.

    Chịu khó chui bụi rình tiếp đi nào...
    tapchoick10 thích bài này.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Sửa đổi TT36:

    Cuối ngày 27/5/2016, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức công bố ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Chi tiết: Sửa đổi Thông tư 36

    Sửa đổi lớn nhất được đề cập trong Thông tư mới này liên quan đến định hướng “siết chặt” tín dụng vào kinh doanh, đầu tư bất động sản. NHNN đã có điều chỉnh nhưng mức độ điều chỉnh đã được giảm xuống. Cụ thể bao gồm việc điều chỉnh hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

    Đối với hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản, Thông tư 36/2014 dự kiến tăng mạnh từ 150% lên 250%. Tuy nhiên, ở Thông tư 06 vừa bàn hành, tỷ lệ này chỉ nâng lên 200%. Việc nâng HSRR sẽ được áp dụng thực hiện từ 1/1/2017.

    Trước đó, do tín dụng bất động sản đã liên tục tăng mạnh trong hai năm gần đây, đặc biệt trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất nâng hệ số rủi ro nói trên là nhằm phát đi tín hiệu kiểm soát.

    Đối với việc điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng, lộ trình áp dụng đã được chia thành ba giai đoạn, qua đó từ từ nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng. Trước đó, Thông tư 36 dự kiến sẽ giảm luôn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40%.



    Lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng ốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

    [​IMG]

    Cùng ngày 27/5, NHNN đã ra Thông tư 07 sửa đổi Thông tư 24 /2015/ TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ. Tân Thống đốc Lê Minh Hưng cũng đã ra Chỉ thị đầu tiên của mình, trong đó định hướng gỡ khó cho doanh nghiệp, không chủ quan lạm phát.
    tapchoick10successful1168 thích bài này.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Chỉ thị 04:

    Ngày 27/5/2016, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016 để góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.

    Theo đó, trong những tháng cuối năm 2016, Ngân hàng Nhà nước kiên định với mục tiêu đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với diễn biến của lạm phát.

    Ngoài tập trung thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng đã được xác định tại các chỉ thị trước đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn bổ sung thêm các yêu cầu.

    Đối với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước: Tại Chỉ thị này, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; điều tiết để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Các đơn vị phải thực hiện theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng. Tín dụng được hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Các đơn vị được yêu cầu rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện khung pháp lý về cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

    NHNN sẽ tiếp tục công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối.

    Ở hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, Chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ TCTD, thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát huy vai trò của VAMC.


    Đối với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Thống đốc NHNN yêu cầu các chi nhánh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn.

    Đối với các TCTD được yêu cầu chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay; chú trọng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;

    Tốc độ tăng trưởng tín dụng cần phù hợp với khả năng huy động vốn và theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo. TCTD được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

    Kiểm soát chặt chẽ quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu huy động vốn; Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 5492/NHNN-TD ngày 21/7/2015, văn bản số 6981/NHNN-TTGSNH ngày 14/9/2015 và Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7/2015.

    Đối với hoạt động cho vay BĐS, NHNN yêu cầu hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này.

    Thống đốc NHNN chỉ thị các TCTD chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối... Chủ động phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, báo cáo Ngân hàng Nhà nước; Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; Tiếp tục triển khai phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%. Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu; Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trên cơ sở các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc phối hợp công tác với đoàn đại biểu Quốc hội. Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí việc thực thi các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của Ngành Ngân hàng.

    Cùng ngày 27/5, NHNN đã ra hai thông tư mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/ TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 06/2016) và Thông tư 24 /2015/ TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 07/2016).
    tapchoick10 thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Như vậy sau NQ của CP về thúc đẩy phát triển DN giai đoạn 2016-2020 thì chính SBV là cơ quan đầu tiên thực hiện cụ thể hoá chính sách.

    Điều này cũng có lý vì TT36 là cái cần sửa nhất và tác động mạnh nhất.

    Em tin sau SBV sẽ đến bộ TNMT và cuối cùng sẽ là bộ Tài chính.
    tapchoick10, LINHPLC, hbtsd1 người khác thích bài này.
  7. Captain_VP

    Captain_VP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/11/2014
    Đã được thích:
    2.920
    Thế có khuyến nghị full MG ở đỉnh ko? Khuyến nghị mà ko dám nhận à =))=))=))=))
    Lúc nào cũng có ngụy biện nhỉ lý do này lý do kia toàn khách quan mà éo dám nhận là chủ quan kém quá nên ko đánh giá được hết tình hình :)):)):)):)):))
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    tapchoick10 thích bài này.
  9. hailua1975

    hailua1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.514
    tapchoick10 thích bài này.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Em viết nguyên văn ở ngày 14.5 như dưới đây, giờ nó đang diễn ra và theo em sẽ chỉ còn 1-2 ngày cuối tháng 5 là còn điều chỉnh sau đó sẽ tăng dài hơi trong tháng 6. Cá nhân em vẫn đã nói sau ngày 1.6 cả TT chung sẽ tăng.

    KQ25 viết ngày 14.5 : http://f319.com/threads/truoc-ngay-hoi-ban.734815/page-81

    Thực ra trong NQ tháng 4/2016 của CP đã ghi rõ rồi, giờ chỉ còn chờ các cơ quan cấp dưới thực thi mà thôi. Nguyên văn nó thế này:

    http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Nghi-quyet-phien-hop-Chinh-phu-thuong-ky-thang-42016/20165/18567.vgp

    Các ý chính là:

    1 - Thúc đẩy tăng trưởng và giữ nguyên mục tiêu là tăng GDP 6.7% bất chấp quý 1 tăng chưa đạt yêu cầu. Trong đo lưu ý là không cho CPI tăng quá 5% điều này có nghĩa là sẽ hạn chế tăng giá điện, tỷ giá

    2 - Ổn định lãi suất, giảm lãi vay, điều chỉnh TT36, hạ dự trữ bắc buộc. Ý đó ở đây:

    Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, ổn định mặt bằng lãi suất, giảm lãi suất cho vay. Quản lý, giám sát các ngân hàng thương mại yếu kém. Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khoa học công nghệ... gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.

    Bên cạnh đó, đánh giá tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011 - 2015; xây dựng Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh xử lý thực chất nợ xấu qua Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
    . Rà soát, sửa đổi Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế.

    3 - Phát hành trái phiếu quốc tế ( chắc vẫn ở Sing và khoảng 3 tỷ O3M )

    4 - Chính thức phê duyệt TPP tại kỳ họp QH khóa mới đầu tiên ( tháng 7 )

    5 - Điều chỉnh 1 sô thủ tục hành chính đối với DN theo hướng thông thoáng hơn.


    Tóm lại không nên đoán già đoán non vụ hạ LS, hạ DTBB và sửa TT36 nữa mà nó chắc chắn sẽ diễn rantrong tháng 5 này rồi.
    tapchoick10hailua1975 thích bài này.

Chia sẻ trang này