Trước tình hình các công ty CK kẹp BCs và các đội lái kẹp PNs, bà con hãy ngưng múc và canh bán!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vo_Song, 20/07/2010.

5217 người đang online, trong đó có 701 thành viên. 17:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16471 lượt đọc và 344 bài trả lời
  1. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Đừng có mơ điều thần kì đó lúc này!
    Thứ 2 hoặc chậm lắm là thứ 3 VNI sẽ trở lại màu cờ quen thuộc!!!
    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  2. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Tăng Trưởng Kinh Tế Thế Giới Nhìn Từ Góc Độ Các Tỉ Tiền Tệ:
    - Trong Q.II 2010 thế giới ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của kinh tế Đức (đầu tàu kinh tế Châu Âu) trong khi kinh tế TQ phát triển chậm lại, kinh tế Mỹ thì xuất hiện những dấu hiệu suy thoái lần 2, kinh tế Nhật cũng không khá hơn so với Mỹ. Vậy điều gì đã xảy ra???
    - Trong Q.II 2010 tỉ giá EUR/USD tiệm cận 1.2, USD/CNY giảm, USD/JPY ~ 85 - 86.
    - Chúng ta dễ dàng nhận ra EUR/USD càng giảm sâu sẽ làm cho hàng hóa Mỹ kém cạnh tranh hơn hàng hóa CÂ làm cho kinh tế Mẽo xuất khó hơn nhập. Tất nhiên là điểm này có lợi cho CÂ nhất là Đức. Điều này thể hiện rất rõ tăng trưởng GDP của Mỹ và Đức.
    - Bài toán phát triển kinh tế tương quan giữ Mỹ và Đức dựa trên góc độ tỉ giá EUR/USD có thể áp dụng cho GDP của Mỹ và Nhật ở góc độ USD/JPY.
    - Bây giờ chúng ta xét đến anh TQ. TQ vừa thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng chỉ nâng nhẹ tỉ giá CNY/USD. Kết quả là kinh tế TQ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn xuất siêu hơn các tháng còn lại. Tại sao??? Tốc độ tăng giá của CNY chậm so với chính sách thặt chặt tiền tệ => Nhập khẩu giảm mạnh nhưng xuất khẩu vẫn duy trì và đầu tư trong nước giảm.

    Đứng trước những dấu hiệu đó chính phủ các nước trên sẽ làm gì?
    - Mỹ có thể sẽ tăng cường tung tiền ra bằng cách mua TP vì LSCB của FED đã ở mức 0% rồi => dẫn đến tình trạng nợ công tăng lên mạnh => nhưng sự thành công của chính sách này cũng mong manh. Điều này sẽ đẩy tỉ giá EUR/USD tăng trở lại => kinh tế CÂ lại 1 lần nữa bấp bênh.
    - USD/JPY có thể trở về 9X nếu Mỹ thực thi chính sách trên => kinh tế Nhật có thể khả quan trở lại. Nhưng điều này có lẽ khó JPY đang tăng giá hằng ngày do CP Nhật đang cho các nước bên ngoài vay JPY theo hình thức ODA.
    - TQ 1 lần nữa muốn nới lỏng tiền tệ và hạ tỉ giá CNY/USD để kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước và kích thích xuất khẩu điều này làm cho chính sách trên của Mỹ hỏng bét vì nhìn chung Kinh Tế Mỹ giờ đây không phải chỉ cạnh tranh với CÂ, Nhật mà có cả TQ. TQ vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Mỹ nên sự ảnh hưởng càng ghê ghớm hơn CÂ và Nhật.
    - Nếu bài toán kinh thế thế giới chỉ phát triển khoảng 3% mỗi năm trong khi kinh tế TQ (tiến dần đến vị trí thứ 2) phát triển khoảng 11% mỗi năm và dựa chủ yếu vào xuất khẩu, Nhật cũng dựa chủ yếu vào xuất khẩu thì Mỹ và CÂ phải là nước nhập siêu. Điều này sẽ đẩy Mỹ và CÂ và suy thoái dài hạn như Nhật hiện nay (kinh tế Nhật đã kém cạnh tranh từ lâu và ngày càng trầm trọng hơn).
    - Việc kinh tế Nhật càng ngày càng yếu => CP Nhật cho các nước bên ngoài vay => JPY tăng giá so với các đồng tiền còn lại => JPY/VND càng ngày càng tăng giá.
    - Việc CÂ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hay không vẫn còn là 1 câu hỏi lớn nếu tỉ giá EUR/USD dần trở lại mức 1.3 - 1.4.

    Nói chung là nhứt đầu quá!!! Tuy nhiên khả năng Mỹ & CÂ rơi vào cuộc suy thoái lần 2 đang tăng lên từng ngày qua các số liệu kinh tế.
    Kinh tế VN dựa chủ yếu và Mỹ (nước nhập hàng lớn nhất của VN) còn TQ là nước xuất siêu vào VN. => Nếu Mẽo có mệnh hệ nào thì kinh tế VN :((:((:((:((:((:((
    Trong nước, bác RICH đã nhìn ra vấn đề yếu kém của hệ thống NHTM nên đã ra TT13 và nhất quyết thi hành để gia cố hệ thống tài chính VN trước bão lớn từ Vùng Vịnh Mê Hi Cô.
    Tất cả như đạn đã lên nòng chỉ cần 1 bàn tay ngu ngốc bóp cò mà thôi!!!

    =))=))=))=))=))=))
  3. tackehoa999

    tackehoa999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ vẫn còn haom hố nhiều lắm! đời là thế tham thì thâm! đố ai thắng dc t4 đóa!!
  4. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Luồn tiền yếu sẽ không giúp VNI trụ được T+4. Nó chỉ giúp những đội lái giảm lỗ và thoát ra khi hàng bắt đáy của bà con chưa về và cứ thế nó làm cho dòng tiền ngày 1 yếu đi!
    Muốn VNI tăng thì nó phải có 1 giai đoạn đi ngang.
    Điều kiện hiện nay chưa thể giúp VNI trụ lại và đi ngang. VNI càng nảy lên là càng nguy vì nó sẽ tạo điều kiện cho nó rơi sâu hơn!!!
    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  5. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
  6. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
  7. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài dưới đây mà các cụ không sợ vãi đái em thua nhất là cái đoạn em đánh dấu đỏ đỏ!!! Fitch nó không hạ bậc tín nhiệm sao được???

    Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Sao phải sợ Thông tư 13?

    Thông tư 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an bảo đảm an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng vừa mới ban hành, nhưng bị các ngân hàng thương mại kêu khó thực hiện do chuẩn mực quá cao.

    Tuy nhiên, "thông tư này cũng chỉ mới dừng ở tầm thấp, có tính tập dượt chứ đâu phải ở tầm cao, thậm chí, một số chuyên gia còn phê bình Ngân hàng Nhà nước rằng, một số chuẩn mực và tỷ lệ quy định tại thông tư này còn thấp", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói về vấn đề này.

    Thưa Thống đốc, nhiều ngân hàng thương mại nói rằng, rào chắn kỹ thuật để đảm bảo an toàn hệ thống do Ngân hàng Nhà nước dựng lên tại Thông tư 13 quá cao, khiến họ rất khó kinh doanh, Thống đốc có ý kiến gì?

    Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán. Quá trình hội nhập của Việt Nam đi từ thấp đến cao, những quy định trong Thông tư 13 cũng không nằm ngoài mục đích là đưa hoạt động ngành ngân hàng vươn tới những chuẩn mực cao hơn.

    Khi hệ thống hoạt động an toàn thì ai là người có lợi? Đầu tiên phải là tổ chức tín dụng, kế tiếp là lợi ích cho xã hội vì hệ thống ngân hàng an toàn thì tổn thất cho xã hội sẽ rất ít. Nhờ đó mà hoạt động quản lý cũng thuận lợi hơn.

    Hơn nữa, thông tư này cũng chỉ mới dừng ở tầm thấp, có tính tập dượt chứ đâu phải ở tầm cao, thậm chí, một số chuyên gia còn phê bình Ngân hàng Nhà nước rằng, một số chuẩn mực và tỷ lệ quy định tại thông tư này còn thấp. Từ 1/1/2011 khi thực hiện luật mới, chuẩn mực còn cao hơn.

    Các ngân hàng thương mại không tranh thủ điều kiện của Thông tư 13 để nâng chuẩn quản trị an toàn của mình lên thì cũng phải xem lại mình. Tại sao họ lại sợ?

    Thưa Thống đốc, để dự trữ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giữ lại 20% nguồn vốn huy động, nay lại loại bỏ nốt nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức vốn chiếm 15% tổng nguồn vốn huy động ra khỏi nguồn vốn, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại khắt khe đến vậy?

    Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế không phải ít, có thể họ muốn gửi có kỳ hạn, nhưng vì lý do gì đó bên trong nên họ để “không kỳ hạn”.

    Cứ hình dung, tiền gửi không kỳ hạn kể cả của Kho bạc, có thể gửi sáng nhưng trưa rút đi, và bất kỳ lúc nào cũng mất thanh khoản nếu không có dự trữ tốt.

    Hoặc tiền gửi thanh toán cũng vậy. Ngày xưa, loại tiền gửi thanh toán không bao giờ nằm trên tài khoản nhiều vì tất cả giám đốc tài chính doanh nghiệp phải sử dụng triệt để nguồn tiền này và di chuyển như chong chóng thì mới đem lại lợi nhuận cao. Còn việc nói là có một tỷ lệ đọng lại khoảng 10% - 15% thì cái đó có thể đúng nhưng không phải vì thế mà coi đó là cơ số ổn định.

    Một thực tế ở Agribank là số tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc, Bảo hiểm Xã hội, tổ chức kinh tế hiện tới 133 nghìn tỷ đồng. Có ý kiến: nếu không được kinh doanh, không những lãng phí mà còn mất an toàn, Thống đốc giải thích như thế nào?

    Tôi cũng phân vân về vấn đề này.

    Vì tiền gửi kho bạc là phải tập trung tại Kho bạc hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước còn những nơi không thuận tiện thì gửi ngân hàng thương mại. Lâu nay các ngân hàng thương mại đặc biệt là Agribank cũng muốn coi đó là một phần trong tổng nguồn huy động vì nó chiếm một tỷ trọng lớn, nhưng tới đây, khi thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước mới thì tiền gửi Kho bạc phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, ngoại trừ trường hợp không thuận tiện thì do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    Phải thấy rằng, tiền gửi Kho bạc cũng chỉ mang tính tạm thời. Hiện nay có khoản 56 nghìn tỷ đồng tiền gửi kho bạc tại các ngân hàng thương mại, so với đầu năm tăng khá đột biến. Một đặc điểm của chúng là tính không ổn định, nếu giải ngân nhanh thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng báo động đỏ.

    Điều này cũng đúng thôi, không lẽ Chính phủ phát hành trái phiếu với lãi suất cao rồi đem chôn tiền ở ngân hàng? Như thế không những không giải quyết được gì nhiều cho nền kinh tế mà còn phát sinh tiêu cực.

    Ở các nước không bao giờ có chuyện đó. Đã là tiền gửi Kho bạc thì không thể coi đó là nguồn vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Những gì thuộc về lịch sử thì phải chấp nhận nhưng trong một tương lai làm ăn chắc chắn và hội nhập thì phải đàng hoàng.

    Còn đối với tiền gửi không kỳ hạn của Bảo hiểm Xã hội thì tại sao cũng phải loại bỏ khỏi nguồn vốn kinh doanh?

    Cũng đừng vội mừng khi nhận số tiền gửi này. Hiện số dư của nhóm này khoảng 100 nghìn tỷ đồng và họ làm giá quá trời. Cũng vì một phần như vậy mà lãi suất rất khó kéo xuống. Chưa kể với số lượng lớn như vậy, nếu họ di chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng khác (do làm giá) thì các ngân hàng còn “hẻo” nữa.

    Các anh cứ xuống mấy ngân hàng Vietinbank hay Agribank mà hỏi xem có đúng thế không?

    Nếu đột ngột không cho phép đưa tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức vào kinh doanh sẽ gây hẫng hụt và ngân hàng thương mại sẽ không cân đối được nguồn, Ngân hàng Nhà nước tính sao, thưa Thống đốc?

    Đối với vấn đề này, chúng tôi có hai hướng: nếu ngân hàng Trung ương còn chỉ tiêu tiền cung ứng thì hỗ trợ các ngân hàng thương mại hoặc cho họ lộ trình để loại bỏ khoản mục này khỏi nguồn vốn kinh doanh.

    Nhưng tôi khẳng định, trong vài năm nữa, dòng tiền này phải được quản lý chặt chẽ và không thể để như trước. Đừng quên vụ việc Tết Nguyên đán vừa rồi, Kho bạc rút đột ngột 10 nghìn tỷ đồng, Bảo hiểm Xã hội rút 10 nghìn tỷ đồng, nếu ngân hàng Trung ương không can thiệp kịp thời thì hệ thống “có chuyện to”, lúc đó ai chịu?

    So với các nguyên tắc Basel thì mức độ tiệm cận của Thông tư 13 như thế nào?

    So với nguyên tắc Basel I và II thì còn lâu lắm mới bằng. Thế giới họ đã đi đến Basel III rồi còn mình thì vẫn thế này đây. Hiện tại, Việt Nam có tới gần 100 tổ chức tín dụng, nội có ngoại có, liên doanh có, sao cứ phải đá ở sân “nội” mãi được?
  8. Tsunamis

    Tsunamis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Trời !
    Tôi bắt đáy 1 bụng cổ chưa về TK rồi sao đây Bác ? :((:((
    Phen này phải xách bị gậy sao ? :((:((
  9. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu có chơi thì chơi 50% TK là max! Sao phải ôm vào cho lắm thế???
    Lúc này không phải là lúc tham đâu vì VNI đang downtrend mạnh mà!
    Bài học hôm thứ 4 & thứ 5 tuần rồi không nói lên điều gì sao???
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. Tsunamis

    Tsunamis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Đùa chút chơi thôi chứ Bác VS còn đứng ngoài thì sao tôi dám vào được.[-X[-X
    Ấn tượng của tôi về bác là 1 sự kỷ luật khi vào ra TT đó =D>=D>
    Khi nào vào được bác PM gà tôi 1 tiếng nhé,:))

Chia sẻ trang này