Trường hợp này cần giúp đỡ quá ....Đọc mà thương em bé...Số phận cháu bé bị bỏ rơi trong vườn hoang

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi wall, 03/04/2008.

3151 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 06:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3911 lượt đọc và 82 bài trả lời
  1. ng_cam

    ng_cam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Giá như xã hội này ai cũng như các bác nhỉ thì tốt biết bao. F319 đã có 1 quĩ từ thiện thật ấm tình người.
  2. chukimvn

    chukimvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Quỹ từ thiện của box đâu? Sao không dùng cho những trường hợp thế này?
  3. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
  4. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Em bé này đáng thương thật...
    oánh dấu phát
    118 Hàng Bạc cũng hay đi qua...
  5. cotdien

    cotdien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Lắm bác mùi lòng nhỉ, hoá ra các NĐT ko đến nỗi nào.
  6. Kunken

    Kunken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Khi các bác giúp người thực sự cần giúp, se cảm thấy cuộc sống thật có ý nghĩa. Thương nhất em bé này là gặp bất hạnh vô cùng lớn trong khi lại quá bé bỏng. Hy vọng ông trời có mắt, bù đắp phần nào cho bé. Hic, Tết này em không về nhà, còn nhiều việc quá, mà cái bằng lái xe của em đến cuối năm cũng hết hạn. Không biết làm thế nào đây.??? Em có thể nhờ người nhà xin gia hạn được không? CHỉ sợ họ lại đòi khám sức khoẻ thì nguy quá.
  7. vantruongdia

    vantruongdia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thương quá.
  8. BBboy

    BBboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác đổi bắng thi đơn giản ko à. Có gì đâu nhưng chắc chắn là fải khám đấy. Đổi trong vòng 1 tháng trước và sau khi hết hạn bác nhé
  9. Kunken

    Kunken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Hu hu, chết em rồi, 02 năm nữa mới về được, thế thì hỏng mất bằng rồi. Ngày xưa đăng ký B1 có phải ngon không.
    Hu hu.
  10. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Cũng thật may cho em tìm được 1 mái ấm mới tốt hơn, cảm phục gia đình anh chị bố mẹ nuôi của bé, chắc thứ 7 or CN này sẽ bố trí đến thăm cháu cái.
    Xã hội nhiều cảnh lang thang đáng thương thật ví dụ như bài viết này.
    Thanh niên-Thời đại


    Thứ Năm, 03/04/2008, 15:04

    Tuổi thơ trên đường phố

    Ẩn sâu trong bề ngoài chai lì của những đứa trẻ lang thang trên đường phố là những tâm hồn khát khao tình thương, mái ấm gia đình...


    Về Hà Nội, Xuân ?oba xế? (trái) phải dần hòa nhập cuộc sống đường phố - Ảnh: Việt Dũng (Tuổi Trẻ).

    Xuân "ba xế" - một cậu bé từ Thanh Hóa lên Hà Nội - kiếm cơm khắp các ngõ phố bằng tiền lẻ đánh giày, nhặt rác, khuân vác, ăn xin... Cũng như những đứa trẻ không gia đình khác như Đăng"ti mo", Thành "xu", Vân "bi"..., Xuân "ba xế" lăn lóc qua những vỉa hè, bến xe... rồi vào trung tâm xã hội.

    Đường vào đời của Xuân "ba xế" và những đứa trẻ đi bụi khác là những ngày lạnh giá, là những cơn đói và những trò ma sinh tồn.

    Rời nhà

    Tõm. Cảm giác rét buốt bất ngờ xé toang giấc ngủ của Xuân "ba xế". Rồi nước xộc vào mồm, vào mũi. Lúc đó nó mới biết mình vừa ngủ mê, lăn rớt xuống hồ.

    Đêm đông về sáng, Hà Nội càng rét đậm. Nó co ro rúc mình vào bụi cây ven hồ nhưng vẫn không trốn được cái rét. Lại một đêm đông như bao đêm khác, Xuân "ba xế" ngủ bụi bên bờ hồ Hà Nội.

    Ra đường phố

    Trông dáng người gầy gò của Xuân "ba xế", hiếm ai nghĩ nó là đứa con trai đã 15 tuổi, bỏ nhà đi bụi lâu rồi. Quê nó ở Nông Cống, Thanh Hóa. Mẹ nó cấy ruộng, làm thêm bánh tráng, nấu rượu.

    Cuộc sống nghèo nhưng vẫn bình yên nếu cha nó không bỏ vào Nam theo một người đàn bà khác. Trước khi đi, ông còn vơ vét bán tất cả những gì có thể bán được trong nhà.

    Mẹ nó cắn răng khóc thầm rồi cặm cụi kiếm sống, không còn quan tâm con cái. Anh nó đâm cục tính, suốt ngày đánh, đuổi nó ra khỏi nhà. Nhiều lần nó rúc vào cây rơm trốn vẫn bị lôi ra đánh. Mắt nó sưng húp, không nhìn nổi chén cơm để và vào miệng.

    "Đi. Phải đi. Đi đâu cũng được. Miễn sao đừng bị đánh, đừng bị thấy cảnh buồn trong nhà!". Xuân "ba xế "vừa khóc vừa nung nấu ý nghĩ rời gia đình. Rồi một ngày nó đi thật. Trong túi có 35.000 đồng tiền nợ rượu của mẹ với chiếc xe đạp nát. Đến thành phố Thanh Hóa, nó sạch túi vì phải trả tiền xe đò và không thể nhịn thèm tô bún đậu. Nó bán chiếc xe đạp được 50.000 đồng để lên xe đò đi tiếp.

    Lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Xuân "ba xế" còn đúng 25.000 đồng trong túi. Nghe mấy người chạy xe ôm tốt bụng ở bến xe Giáp Bát bày kế sống, nó nhịn ăn, mua một hộp đánh giày. Con nít quê chỉ quen chân trần suốt ngày. Đôi giày đầu tiên nó đánh không sạch mà còn trây trét thêm vết xi.

    Suốt ngày mắt nó cứ cụp xuống chân người ta. Có người xót ruột tặng thêm cho nó, nhưng cũng có người rẻ rúng hạch sách, chửi rủa nó như con chó đi hoang.

    Để có tiền, có bánh mì, Xuân "ba xế" nhịn nhục hết. Nhưng nó lại không thể nhịn được mấy thằng cũng lang thang như mình. Có ngày nó bị thằng Thắng "cồ" lớn hơn phang hộp giày vô đầu. Máu tràn xuống miệng mặn chát. Nó điên tiết xông vào đánh lại. Hai đứa như hai chú sói con hoang dại gầm gừ cắn xé nhau...

    Đến khi người lớn can ra được thì nó đã bị đám bụi đời Hà Nội dùng nắm đấm "mua đứt" mấy con đường đông khách. Nó ế ẩm! Đói! Rét! Nó không sợ nhục, không sợ đánh nhau. Nhưng nó sợ đói.

    Một mình cô đơn với hộp đánh giày trên đường phố càng ngày càng khó kiếm sống. Nhiều đêm nó đi ngủ với cái bụng trống rỗng và cứ chập chờn mơ mình đang nhai miếng thịt quay béo ngậy. Khi giật mình tỉnh giấc, nước miếng nó chảy ướt cả hộp đánh giày gối dưới đầu.

    Bạn bụi đời


    Đánh giày là việc kiếm sống của nhiều trẻ đường phố - Ảnh: Quỳnh Liên (Tuổi Trẻ).

    Một tối mùa đông giá rét, Xuân "ba xế" ngồi co ro, ôm hộp đánh giày trên vỉa hè. Nó xanh mét, run rẩy vì lạnh và đói. Mấy bà nhặt ve chai thương tình: "Hay là cháu đi nhặt ve chai? Trúng được sắt công trình phế thải hay đồng nát cũng khối tiền đấy. Mà còn tự do nữa".

    Xuân "ba xế" rũ xuống, không lắc cũng không gật. Sáng hôm sau, nó bỏ hộp đánh giày, mò mẫm vào các khu công trình đang tháo dỡ. Hôm nào may mắn nó cũng kiếm được chút đỉnh sắt vụn. Chỉ có điều mệt hơn nhiều so với đánh giày.

    Nhiều khi sắt vẫn còn nằm trong ruột tảng bêtông. Nó phải mượn búa phá tường của thợ hồ dài và nặng gần bằng cả người nó để đập vỡ bêtông. Người nó choắt lại. Tay nó hết tóe máu lại chai rộp, lại tóe máu, rồi lại chai rộp. Ban ngày lang thang khắp phố, đêm đến nó chui rúc ngủ bất cứ xó xỉnh nào có thể ngủ được.

    Chị bán bún đậu ở bến xe Giáp Bát cũng nghèo rớt, nhưng xót thằng nhóc không nhà tội nghiệp. Những hôm nó không kiếm đủ tiền ăn, chị vẫn lặng lẽ múc cho nó tô bún đậu.

    Nó cúi mặt chảy nước mắt vào tô bún, hứa: "Khi nào có nhiều tiền, em sẽ trả nợ chị gấp đôi! Buổi sáng, em sẽ mua hết cả gánh bún này để chị khỏi phải nhọc nhằn gánh đi bán nữa". Chị bán bún đậu cúi mặt xuống gánh bún, giấu đôi mắt đỏ hoe.

    Cuộc sống đẫm mồ hôi lặng lẽ trôi qua. Nhưng rồi mấy đứa bụi đời lớn hơn lại bắt nạt nó. Chúng giành giật nơi có sắt vụn, trấn luôn cả tiền nó kiếm được. Chúng lại lao vào nhau. Nó bị đạp té xuống đất, lại đứng lên, lại bị đạp té xuống đất...

    Nhưng mắt Xuân "ba xế" vẫn ráo hoảnh. Mặt đanh lại. Không một tiếng khóc. Chỉ có đêm nằm co ro một mình dưới gốc cây, nó mới âm thầm chảy nước mắt.

    Nó dần hiểu rằng, cuộc sống đường phố không thể hiền lành dung nạp một thằng nhóc đơn độc như nó. Những ngày hôm sau, nó chủ động làm thân với đám trẻ đường phố.

    Từng giành giật, cắn xé nhau vì mẩu sắt vụn, nhưng đám trẻ không nhà vẫn đến với nhau nhẹ nhàng. Chẳng cắt máu ăn thề. Chẳng đại ca, đàn em nào đứng lên hay quì xuống để thề thốt điều gì. Nhưng bọn chúng đều hiểu ngầm với nhau đã thành một gia đình: "Cùng làm! Cùng ăn! Cùng chịu!".

    Cũng chính từ đây, Xuân "ba xế" dần thay đổi. Nó cứng cáp, chai lì và lọc lõi hơn. Cuộc sống đường phố cùng đám trẻ bụi đời già dặn đã dạy nó nhiều điều để sinh tồn khác hẳn đồng ruộng quê nó.

    Nó bắt đầu cuộc sống khác.

    Theo Quốc Việt
    Tuổi Trẻ

Chia sẻ trang này