Truyện cười chứng khoán

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 14/02/2012.

3304 người đang online, trong đó có 155 thành viên. 07:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19430 lượt đọc và 96 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    NĐT chứng khoán đọc sách… chờ thời



    [​IMG]



    (ĐTCK-online) Tuy TTCK đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng sách viết về TTCK vẫn “bán chạy như tôm tươi”. Điều đó chứng tó, sự quan tâm vẫn còn ở lại nơi thị trường, dù rằng giờ này khó tìm được người không thua lỗ. Niềm tin còn ở lại, chứng khoán sẽ phục hồi.

    • 1 Nhà sách Phương Nam - Phú Thọ tầng tầng, lớp lớp là sách. Ngay cửa vào, kệ đầu là cả series về sách chứng khoán. Quái lạ, giờ này sách chứng khoán vẫn được quan tâm thế ư? Cô bé hướng dẫn nhỏ nhẹ: “Bán được chứ. Như cuốn này của Alphabook. Mới ra, bán chạy lắm”. Tôi cầm trên tay cuốn sách mỏng dính, dạng bỏ túi: “Tâm lý trên TTCK - Thảm họa đầu cơ và sự cuồng loạn của tâm lý đám đông”. Sách thơm mùi mực in. Lật qua vài trang tôi ngỡ ngàng phát hiện ra cuốn sách được viết từ năm 1912. Cách đây cả thế kỷ! Trên trang bìa có dòng bình luận nắn nót của Amazon.com: “Một cuốn sách kinh điển và bất tử với thời gian”. Thấy vẻ tần ngần của tôi, cô bé vẫy tay trỏ cuốn khác: “Cuốn này chắc hay vì tái bản đến lần thứ 4 - 5 rồi”. Đó là cuốn “Giàu từ chứng khoán” của Jonh Boik viết về phong cách đầu tư của 4 nhà đầu tư lừng danh: Jesse Livermore, Nicolas Darvas, William O’Neil và Bernard Baruch. Đọc rất được, nhưng tôi có lâu rồi. Cuốn “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” và “Các trò bịp của phố Wall” tôi chưa có.
      Ra quầy tính tiền, tôi liếc qua trang bìa của cuốn mỏng nhất. Rộng hơn lòng bày tay chút xíu mà giá cũng gần 30.000 đồng. Số tiền vài năm trước chỉ mua được một cổ phiếu, giờ mua được cả chục! Sách đắt hơn hay cổ phiếu đang quá rẻ?

      2 Rời nhà sách, tôi chợt nhớ cách đây không lâu, bạn tôi vung tay chém vào không khí trong quán cà phê cạnh hồ Con Rùa: “Tôi tính TTCK Việt Nam phải tới khoảng năm 2013 mới có thể bùng nổ trở lại. Mô hình bùng vỡ có 8 giai đoạn. Nó kết thúc bằng sự tuột dốc thê thảm và phải mất rất lâu mới gượng dậy được. Chứng khoán Việt Nam diễn biến giống hệt”. Lúc ấy, tôi thu mình, bối rối nhìn vào ly cà phê đen sóng sánh và tự hỏi làm sao một một kỹ sư xây dựng có thể “chém gió” hùng hồn về TTCK như vậy? Giờ thì tôi biết. Chắc chắn lúc ấy cậu ta vừa ngâm cứu xong cuốn sách mới của Geogre Soros: “Mô hình mới cho thị trường tài chính: Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 và ý nghĩa của nó”. Cuốn tôi cũng vừa tậu trong túi.
      Siêu phẩm điện ảnh nổi đình đám lấy bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008: “Wall Strest: Money never sleep” công chiếu tại Việt Nam hồi năm ngoái. Tôi bị ấn tượng bởi cảnh một đám đông xếp hàng chờ tới lượt mua sách và xin chữ ký của Gordon Gekko (nam tài tử kỳ cựu Michael Douglas thủ vai). Đây là con cáo già của phố Wall, lọc lõi mọi mánh khóe khi lăn lộn chốn chứng trường nhiều năm liền. Nhưng sự nghiệp oanh liệt của Gekko kết thúc khá bi thảm với 8 năm bóc lịch trong tù. Tội danh là giao dịch nội gián. Mãn hạn tù, tay đầu cơ cổ phiếu cự phách này quyết định rửa tay gác kiếm để viết hồi ký. Kết quả, sách bán chạy như tôm tươi. Cái tên Gekko trở nên cực “hot”, thu hút đội ngũ fan hâm mộ hùng hậu!
      Đó là trong phim. Còn thực tế, các huyền thoại đương thời như Warren Buffett, Geogre Soros, Peter Lynch, William O’Neil…, nếu quá bộ thăm Việt Nam, sự ngưỡng mộ của cộng đồng đầu tư nội địa liệu có được như “fan-teens” của các siêu sao nhạc Pop, bóng đá bày tỏ “tình yêu” với thần tượng? Rất có thể. Lý do là quan điểm đầu tư của các NĐT thành công nhất mọi thời đại vẫn đang được nhiều NĐT trong nước coi như kim chỉ nam. Sách về phong cách đầu tư của các huyền thoại sống được một số NĐT gối đầu giường, coi như thánh kinh nơi chứng trường vốn ẩn chứa nhiều cạm bẫy! Sách mới vẫn được xuất bản đều đều và bán khá chạy như cô bé hướng dẫn nói đấy thôi!

      3 Mới đây, tôi tới nhà riêng chuyên gia chứng khoán Huy Nam. Ông hồ hởi khoe vừa hoàn thành cuốn “Tài chính chứng khoán qua nhịp cầu Anh - Việt 2”. Cuốn sách bìa cứng gần 300 trang mang tính học thuật cao khi giải thích các thuật ngữ chuyên ngành tài chính - chứng khoán bằng song ngữ. Tra cứu nhưng không khô khan như từ điển, vì nhiều thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh được ông cắt nghĩa và lý giải sinh động, mềm mại. Chắc chắn đây là tài liệu quý với không chỉ học sinh - sinh viên, mà nhiều đối tượng khác, trong đó có cánh báo chí chúng tôi.
      Khi ông đang nắt nót viết lời đề tặng, tôi rụt rè hỏi xin ông tập thứ nhất. Lục tìm một hồi trên giá, ông nói đầy tiếc nuối ở nhà đã hết. Hôm trước, qua mấy nhà sách lớn cũng không thấy có. Ông chép miệng nói, chắc phải thảo luận với nhà xuất bản in lại. Ơ, sách tra cứu thôi mà vẫn nhiều người quan tâm nhỉ! Có phải loại dạy bí kíp kiếm tiền trên TTCK như các NĐT khoái đâu?

      4 Trên đường, miên man tôi nghĩ về sách cũ vẫn được tái bản và sách mới vẫn được phát hành. Sách chắc cũng giống như chứng khoán, có cầu thì mới có cung. Nhiều người vẫn đang đọc sách chứng khoán. Như vậy, sự quan tâm vẫn còn ở lại nơi thị trường, dù rằng giờ này khó tìm được người không thua lỗ. Niềm tin còn ở lại, chứng khoán sẽ phục hồi.

    Giang Thanh
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nếu…

    28-06-2011 07:27:08

    [​IMG]



    (ĐTCK-online) Nếu là Tổng thư ký VAFI, tôi sẽ kiến nghị tặng huy hiệu vì sự nghiệp ngành chứng khoán cho hội viên thua lỗ của tôi và… cho tôi! Nếu tôi là Chủ tịch UBCK… thì… thì… tôi sẽ, tôi đang… tôi…

    • Người Pháp có câu ngạn ngữ, "Chỉ với một chữ nếu, ta có thể bỏ Paris vào cái chai". Thoạt kỳ thủy, "Nếu" là ước mong. Nhưng với mỗi lứa tuổi cũng có đôi phần khác biệt. Khi người ta trẻ, "Nếu - Thì" thường là những lời nói yêu thương, kiểu như: Nếu bạn không chấp nhận tính xấu của ai thì đừng cố yêu người đó; Nếu bạn thật sự yêu một người thì bạn sẽ chấp nhận hầu như tất cả những thứ thuộc về người đó… Đại loại là nhìn đời hồng rực!
      Khi "Nếu - Thì" chỉ là cái chắt lưỡi tiếc nuối thì khi ấy hẳn là bạn đã… "toan về già", nhớ tiếc và hoài niệm quá khứ. TTCK xứ ta chưa già, nhưng có khối kẻ vì trót yêu mà bạc mặt, trắng tay. Khi thị trường véo von với những cung thanh, có nhà đầu tư tức cảnh sinh tình: "Nếu chứng khoán là phở… Thì anh là nước lèo… Đời có cuốn vèo vèo… Ta bên nhau em nhỉ?". Cái vế "Nếu - Thì" thật đáng yêu. Còn bây giờ, hãy thử hình dung…
      * Nếu tôi là giám đốc CTCK, thì tôi sẽ luôn xếp đặt gọn ghẽ hành lý, tư trang. Để khi cần…
      * Nếu tôi là một broker, thì tôi sẽ không bao giờ nhắc tới những từ đại loại như "Cắt, chuyển, nghỉ…". Nó ám vào người!
      * Nếu muốn bình tĩnh nhất trong CTCK năm qua, thì tôi sẽ xin làm… nhân viên bảo vệ.
      * Nếu là Tổng thư ký VAFI, tôi sẽ kiến nghị tặng huy hiệu vì sự nghiệp ngành chứng khoán cho hội viên thua lỗ của tôi và… cho tôi!
      * Nếu tôi là nhà đầu tư (còn nếu gì nữa), thì tôi sẽ coi cái ngày đầu tiên lên sàn là… khôn ba năm dại một giờ.
      * Nếu bây giờ VN-Index lên 1.000 điểm, thì lượng nhà đầu tư phải điều trị thần kinh (vì sốc) nhiều gấp 10 lần khi VN-Index về 100 điểm.
      * Nếu có lãi khi liên tục ra - vào sàn xới trong năm qua, thì tên của bạn có thể được ghi trong sách đỏ.
      * Nếu tôi là Giám đốc Sở GDCK thì tôi sẽ đề nghị nhân viên giảm lương để chia sẻ với thị trường!
      * Nếu tôi là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán… thì… thì… tôi sẽ, tôi đang… tôi… (cái thì này khó quá!).
      * Nếu tất cả những đại gia ngoại như Dragon Capital tiếp tục lỗ triền miên, thì hẳn ngành lắp ráp ô tô xứ này phải cắp sách sang học ngành chứng khoán về công cuộc nội địa hóa. Bởi khi ấy, khách khứa "chào các bác em ngược", còn lại toàn quân ta đấu với quân mình.
      * Nếu cái việc nội địa hóa chứng khoán thành công thì bác Don Lam "xin và nịnh" giỏi đến mấy cũng đành chịu (ông Tổng giám đốc Vinacapital Don Lam đầu năm nay có nói một câu cực ấn tượng: "Công việc của tôi là: xin và nịnh. Tôi đi khắp thế giới năn nỉ các nhà đầu tư bỏ tiền vào Việt Nam").
      * Nếu hơn bốn ngàn cổ đông của CTCP Sông Ba (SBA) đồng loạt "nhờ" Công ty bán cổ phiếu, thì… đây sẽ là hoạt động M&A dễ nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam.
      * Nếu tôi có tiền, thì hôm nay tôi sẽ lên sàn mua ngay cổ phiếu SBA. Mua 6 bán 10, lãi gần 70%. Thời buổi người khôn của khó này, mơ cũng không được.
      * "Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua bây giờ...". Nếu tôi nhớ ai đã nói câu này, thì tôi sẽ đến hỏi thăm người ấy!
      * Nếu cho phép nhà đầu tư ngoại được mua thêm cổ phiếu không có quyền biểu quyết, thì chắc sẽ phải lập thêm một Sở GDCK để niêm yết cổ phiếu không có quyền biểu quyết của nhà đầu tư ngoại.
      * Nếu cho phép mở nhiều tài khoản, thì mỗi nhà đầu tư có thể có hơn 100 tài khoản. Nhưng nếu có 100 tài khoản, thì (đảm bảo) họ sẽ quên 90 tài khoản trở lên trong vòng 1 tháng.
      * Nếu là nhà báo, mình sẽ viết loạt bài "Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào… viện tâm thần" theo kiểu phóng sự dài kỳ. Kỳ cuối sẽ là "Sợ tâm thần, nhà đầu tư đua nhau bỏ tài khoản chạy lấy người".
      * Nếu mình là độc giả, mình sẽ hỏi tác giả bài báo trên, xem tại sao vị đại gia chứng khoán 28 tuổi ở Thanh Trì đã là "cháu đích tôn" của một dòng họ mà vẫn có anh trai để "quẫn trí do làm bốc hơi ngôi nhà 7 tỷ đồng của anh trai". Đúng là "Đích tôn lại có anh trai. Sao Hôm cùng với sao Mai đi đều".
      * Nếu tôi là nhà phân tích, thì tôi sẽ không bao giờ giả dụ "Nếu dòng tiền không vào thị trường, thì…". Đừng sợ TTCK không có tiền. Chỉ sợ không có cơ hội để tiền chảy vào chứng khoán. Đừng hỏi tiền ở đâu. Chỉ nên hỏi tiền ở lại thị trường bao lâu.
      * Nếu sống trong nhà chung cư tại Việt Nam, đặc biệt là chung cư do một đại gia trẻ mê xe hơi xây dựng, thì tôi sẽ đội mũ bảo hiểm kể cả khi… đi tắm.
      * Nếu vào năm 2007, cặp tố nga song sinh chứng khoán - bất động sản xuất hiện triệu chứng "trẻ béo phì", thì sau mấy năm ăn kiêng lại trở nên suy dinh dưỡng.
      * Nếu có chàng hoàng tử nào bùi tai vì những lời "xin và nịnh" đến xứ này đánh thức cặp tố nga ấy thì thấy cái vẻ suy dinh dưỡng nặng này cũng chưa chắc đã dám đặt nụ hôn.
      * Nếu trên đời không có chữ nếu, thì đời này cũng chẳng có chữ thì…
      * Nếu ta cứ "Nếu - Thì" suốt ngày..., thì ta sẽ biến thành con thạch sùng suốt ngày chắt lưỡi…

    Phí Trọng Hiếu
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đầu tư, từ đâu?

    22-02-2011 09:28:33

    [​IMG]



    (ĐTCK-online) Quanh đi quẩn lại, giờ cái gì cũng tăng, chỉ có lương - nghề tay phải, với cổ cánh - nghề tay trái là không tăng. Lại nghĩ đến một mơ ước cũ, ước gì cổ phiếu được tính cao cao trong rổ CPI cho giá cả bớt nóng.


    • Năm qua rét mướt kỷ lục. Nói trộm vía, chỉ có lũ trẻ con là sướng vì hay được nghỉ học. Mình nhiều tối chả muốn ngủ vì nghĩ đến cảnh sáng mai phải tung chăn dậy sớm đi làm…
      Cứ lên sàn chứng khoán thì biết, nhìn sàn hiu hắt mà thương mấy cô bé môi giới, mất công trang điểm má hồng, môi son. Hội đầu tư cỏ của mình, ông nào ngứa nghề mua một vài ngàn cổ phiếu thì được anh em trầm trồ, tung hô như thái tử Đan tiễn Kinh Kha sang Tần, "tráng sĩ một đi chẳng trở về… hề".
      Mấy tay bợm nhậu bàn nhau, rét mướt thế này chỉ có tụ tập ở nhà ông nào vừa khề khà, vừa chém gió là nhất… Nhưng chuyện đàn đúm tưởng dễ hóa khó. Gọi đến 6 hãng taxi, hãng nào cũng anh chờ em điều xe tí. Mà tí của các vị thì… Lại hậm hực quay về nhà "thắng yên" con ngựa già. Đến nơi hóa ra hầu hết đều thế cả… Có vị may kiếm được xe thì vừa ngồi lên, tài xế đã thẽ thọt: dạo này bọn em tính cuốc chứ không tính cây… he he…
      Nhưng Eureka. Tìm ra rồi (tự nhiên đầu óc mình sáng láng thế). Việc gì phải tụ tập cho nó hư người. Ta lên sàn xem có cổ phiếu của hãng taxi nào thì cứ dốc túi ôm vào. Quý đầu năm mới này, cánh taxi không lãi khủng thì tôi cứ đi đầu xuống đất.
      Khí thế đầu tư lên cao hừng hực, cả hội hè nhau lên sàn. Mấy em môi giới thấy một đám gần chục ông hùng hổ bước vào thì trong nét vui mừng lại thấy có phần lo lắng. Mà cũng phải, cả sàn vắng hoe, lại có mỗi chú bảo vệ nhẹ cân đang ngồi ngáp dưới tầng 1. Nhỡ ra…
      Mặt các em dãn ra khi có ông bước đến: em ơi, nghiên cứu hộ mấy mã cổ phiếu taxi nhé.
      Trên sàn có nhõn một mã thôi. Cổ phiếu VNS của Vinasun, vẫn dư bán đấy.
      Chợt có vị thắc mắc: VNS đúng taxi thật nhưng lại đóng đô ở Sài Gòn. Mà mấy tháng xứ Bắc tê tái thì người Sài Gòn vẫn: "Anh ở trong này chưa thấy mùa đông". Lấy đâu ra mà lãi khủng đây?
      Thế chưa có hãng taxi xứ Bắc nào niêm yết hả em? Cái hãng có logo màu xanh xanh bọn anh vẫn thấy đầy đường, bảo lên niêm yết cả năm nay vẫn chưa thấy gì à?
      Anh phải nói cụ thể chứ bây giờ taxi nhái thành bệnh, Vinasun đông khách thì ngay lập tức có Vinasum, Mai Linh lên hương thì có taxi Mai Lĩnh bám theo…
      À đúng là cái hãng Mai Linh xịn ấy đấy.
      Nhưng hãng này vừa rút hồ sơ niêm yết rồi. Chắc là tại thị trường thảm quá.
      Ông khác phá ngang: thôi các vị ạ, mua cổ phiếu taxi chờ trời cho lãi khủng thì cũng dễ bắt… vịt trời lắm. Nay mai xăng tăng giá, nhà xe chẳng kêu như vạc thì chớ kể.
      Thôi đi ông, bất động sản thì ế hàng, tiêu dùng thì đầu vào tăng giá, còn chứng khoán vắng như Chùa Bà Đanh. Có mỗi cổ phiếu taxi được nhất lại bàn lùi. Xem ông có cao kiến gì không???
      Chính chuyện chùa chiền ấy. Các vị có thấy ra Giêng, chùa chiền, lễ hội ra quân năng nổ nhất không. Người người đi lễ, nhà nhà đi hội. Bọn mình chọn ông nào có căn cốt đứng ra làm đại diện, góp cổ phần với cái chùa hẻo lánh, thâm u nào đấy rồi dùng công nghệ rỉ tai ngành chứng khoán khuyếch trương lên. Đảm bảo, chứng khoán hóa… lễ hội là ăn nhất.
      Này, ông đừng có báng bổ. Mang chuyện ấy ra đùa là không được đâu.
      "Đừng nóng", ông bạn thuyết minh: trong hơn 3.000 cái lễ hội xứ mình, thử đếm xem bao nhiêu chỗ không để hòm công đức? Mà kể cả không để, người ta vẫn tìm cách nhét tiền vào tay thần phật cơ mà. Các ông cứ tính đi, không là công ty đại chúng được thì ta xin phát hành riêng lẻ cũng ok.
      Ông khác rụt rè: mà tôi nghe ông sư trụ trì chùa Thiếu Lâm cũng đang chuẩn bị hồ sơ IPO để niêm yết… chùa trên sàn chứng khoán Trung Quốc đấy. Hay là quyết đi các ông…
      Nhưng mà buôn thần, bán thánh kiểu ấy tổn âm đức lắm vị ạ - giọng một bác già.
      Xế trưa, cuộc tranh luận "đầu tư, từ đâu" vẫn gay gắt, cả đám kéo nhau ra quán chè cạnh sàn. Bà bán nước bảo, ra Tết ế hàng quá, từ sáng đến giờ, ngoài mấy ông xe ôm mới có các chú là đám thứ hai. Nhưng giá lên ba ngàn một chén các chú nhé.
      Vàng lên, đô lên có khác cụ nhỉ. Nước chè ế cũng "té nước theo mưa" - một cậu ỡm ờ.
      Bà lão thủng thẳng: có té, nhưng không theo vàng, đô. Tôi té theo… sở điện.
      Điện đóm thì liên quan gì ở đây?
      Tôi vừa đọc mót tờ báo, thấy có người ví điện với nước chè. Ông ấy bảo, 1 KWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi 1 cốc nước chè là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1 KWh điện ở Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn ở Thác Bà mất 10 m3 nước. Vì vậy, ông ấy bảo, điện rẻ hơn nước chè là vô lý.
      Bác ấy nói đúng quá còn gì. Vậy sao bà lại tăng giá nước chè?
      Tôi lại thấy có lý nên họ sắp tăng, vì vậy tôi tăng trước. Mà ngoài lý còn có tình hẳn hoi nhé.
      Thú vị rồi đây, bà giải thích xem!
      Này nhé, gánh nước chè hoàn toàn là lưng vốn của tôi. Tiền mua chè, mua nước, tôi phải trả từng xu. Tôi phải bỏ chi phí cạnh tranh với cả ngàn gánh chè khác, chưa kể phải mất công trông chừng mấy ông dân phòng thỉnh thoảng lại đến, "toét, lên phường"!
      Còn bên điện đóm, nước sông, tiền dân, các vị ấy dùng từ đời tám hoánh rồi. Lại độc quyền "cạn thì giữ, đầy thì buông" như mấy anh thủy điện xả lũ vừa rồi. Để ý mãi, chả thấy ông nào bị "toét, lên phường" gì cả. Vậy xem chi phí ai hơn - ai kém? Ông ấy lên mà tôi ngồi yên à?
      Cả bọn ngẩn người: đúng là cái lý trà chén. Nhưng mà, hơ hơ, có lý ra phết...
      Quanh đi quẩn lại, giờ cái gì cũng tăng, chỉ có lương - nghề tay phải, với cổ cánh - nghề tay trái của anh em mình là không tăng. Lại nghĩ đến một mơ ước cũ, ước gì cổ phiếu được tính cao cao trong rổ CPI cho giá cả bớt nóng. Mà hàng gì chứ hàng này thì quên luôn chuyện lạm phát cầu kéo nhé. Cung năm nay cũng… vô tư đi!

    Phí Trọng Hiếu
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cổ đông...dự khuyết


    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: Internet)


    (ĐTCK-online) Hôm trước, vợ chồng thằng cháu đến nhà mời cưới. Chuyện vốn chẳng có gì đáng nói. Trai lớn dựng vợ, gái lớn lấy chồng. Cữ cuối Đông, mưa phùn gió bấc tê tái thế này, người ta càng có nhu cầu về một tổ ấm. Nhưng hai đứa này thì có chút khác người.

    • Chẳng biết Tây học hay sống gấp nhưng ở với nhau đã 4 - 5 năm, con đẻ ra đã nói láo thành thần, thế mà chẳng cưới hỏi, trầu cau gì cả. Bố mẹ hai bên hết giận dỗi, gây sức ép đến dọa dẫm từ mặt mà chúng vẫn nhơn nhơn: “Các cụ cổ hủ, yêu nhau mới quan trọng, chứ còn dăm chục mâm cỗ với cái giấy đóng mộc của ủy ban phường thì nghĩa lý gì”.
      Thấy bảo, ông anh, bà chị mình phải đến tận nhà chúng năn nỉ: trăm sự nhờ anh chị giúp cho. Đi ăn cưới nhà khác nhiều quá rồi, giờ chúng mày cũng phải cho bố mẹ trả nợ miệng chứ...
      Kể đến đấy, thằng cháu cười khà khà bảo, chú có thấy các cụ nhà cháu bôn thành bệnh rồi không. Bây giờ ai tính đi ăn cưới, người ta đi mừng cưới chứ. Lệ cũ khó bỏ, cưới xin là ngày vui mà nhân vật chính mệt như tra tấn. Riêng cái chuyện gửi thiếp mời thế này, bọn cháu mất gần cả tuần thì còn làm ăn gì!
      Đã hứa chắc như đinh đóng cột rằng, cuối năm dù bận bịu nhưng sẽ đến xem đám cưới cả trâu cả nghé nó thế nào, thế mà trước khi ra về, ông cháu vẫn gãi đầu, gãi tai: trước hôm cưới 3 ngày, nếu chú đến được thì điện thoại để cháu còn... biết đường đặt cỗ!
      Úi giời ơi, còn hiện đại thế cơ à. Tôi bây giờ có tuổi, ăn một miếng là no cả ngày, cứ bớt cái suất ấy đi cho nhẹ gánh anh chị...
      Thằng cháu về rồi mà cứ tẩn mẩn nghĩ mãi. Dẫu thông cảm rằng, mấy đứa này đặt tiệc ở khách sạn năm sao, mỗi bàn dăm bảy triệu bạc, không tính toán kỹ là lỗ to. Nhưng mời là việc của chủ, đến là việc của khách chứ nhỉ? Mình người nhà dễ thông cảm, chứ cứ hình dung ra cảnh mời xong rồi dặn, ông có đến không để tôi còn gạch sổ, xem ra nó cứ sường sượng...
      Vừa rồi lại có chuyện dẫu chẳng phải cưới xin nhưng cũng dính dáng đến mời mọc. Nguyên là có người kể rằng, đến dự ĐHCĐ của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (VEC). Mới mon men đến cổng thì được người có trách nhiệm bảo rằng, nếu không đăng ký trước thì miễn dự họp, nếu họp thì miễn phát biểu, miễn biểu quyết. Mà còn nữa, không phải cứ đăng ký là xong, vị nào dắt túi dưới 5.000 cổ phần thì đừng xớ rớ đến cửa hội trường...
      Từ xưa mình đã biết, ông bà chủ cũng có dăm bảy loại. Có loại được trọng vọng xe đưa, xe đón, đến đại hội cũng ngồi hàng đầu. Lại có loại khăn gói quả mướp, đến chậm là đứng ngoài. Chuyện này thì cũng chỉ biết trách cái lẽ đời. Xưa nay, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà. Nhưng bây giờ có cả chuyện chỉ nghe không nói thì đúng là cám cảnh. Phen này, thị trường nhà mình lại có thêm khái niệm mới, nhưng nên là “cổ đông một nửa” hay “cổ đông... dự khuyết” đây?
      Ngẫm ra, cái việc tổ chức ngày đại hội cũng là show diễn của lãnh đạo DN với chốn ba quân. Người ta thường bảo, ở chốn ấy “quan trên trông xuống người ta trông vào”. Chịu vài điều thắc mắc cũng là chuyện bình thường. Cái đạo của người quân tử, cổ nhân đã dạy rằng, “khóc trước người, cười sau người”, thế nên dẫu chịu nhiều điều tiếng cũng là sự bình thường. Nhưng xưa nay, không có lửa làm sao có khói, “mưu hay, chước lạ” của những đầy tớ trong các kỳ ĐHCĐ có kể cả ngày cũng chẳng hết.
      Mỗi năm, DN nhà mình lại có nhiều bài mới. Năm ngoái, nhiều DN bồng bế lên non tổ chức đại hội. Chắc vì làm ăn khó khăn quá, càng ít người họp, càng đỡ phải giải trình. Nhà đầu tư nào mà có lòng với TTCK thì bám tàu bám xe, không chỉ “lên Tây Bắc” mà còn “hành phương Nam”, xuôi miền Trung” dự đại hội. Một vài DN còn có “nghệ thuật bịt miệng” rất... vui. Khai mạc đại hội xong, ban lãnh đạo cử một ông (chắc là sức tốt, giọng khỏe) lên đọc liền tù tì từ báo cáo tài chính, phương hướng nhiệm vụ cho đến cam kết thi đua. Đến khi ông này giở sang trang cuối thì trời cũng vừa đứng bóng. Chính ngọ rồi, ông bà chủ nào chẳng muốn nhanh nhanh chóng chóng mà ừ ừ gật gật, rồi chuồn!
      Lại nói đến chuyện cưới xin. Hôm rồi có đọc bài báo về đời sống công nhân ở các khu công nghiệp phía Nam. Đến mùa cưới, nhiều cặp chóng mặt vì lo tiền nong cho chuyện hậu cần. Cày đào quần quật cả tháng mới được 1 - 2 triệu bạc, giữa thời bão giá thế này thì đủ vặt mũi đút miệng là may. Thế nên, “có yêu nhau mình về (chung) nhà trọ”, chịu tiếng sống thử... Còn thằng cháu mình là chủ DN, dăm bảy chục triệu tiền cưới với nó chắc chỉ là chuyện vặt mà còn sợ ế cỗ, thì chuyện các DN lo chuyện khách thiếu, khách thừa cũng không lạ. Và kể ra thì những chuyện ì xèo ĐHCĐ cũng là chuyện đến hẹn lại lên. Năm ngoái, ở một đại hội có vị cổ đông, nghe đâu lỗ quá, bán sạch rồi chỉ để lại đúng một lô cổ phiếu để đến dự đại hội làm anh Chí Phèo phá bĩnh cơ mà... mà kể ra thì mỗi cặp vợ chồng cùng lắm cũng chỉ có dăm ba cặp bố mẹ. Đằng này DN có cả ngàn vạn ông bà chủ... Dẫu biết là khó chiều nhưng cái kiểu có đến dự phải báo trước để... “tôi còn đặt bàn” thì cái văn hóa DN trong mắt cổ đông nó cũng vơi đi đôi phần thật.
      Nhớ lại ngày bé mê truyện Trạng Quỳnh. Có giai thoại Chúa bị Trạng chơi khăm nhiều quá liền lệnh cho lính đến bậy ra nhà Quỳnh. Quỳnh cầm dao ra bảo lính: Chúa sai các anh đến bậy giữa nhà ta thì cứ việc. Nhưng… lạc chớ kèm bia, anh nào lơ mơ mà nhỡ ra là ta cắt. Lính nghe thấy sợ quá xách quần chạy thẳng... He he..., sợ là phải, đố anh nào làm được đấy. Thế nên, nghĩ cũng thông cảm cho các ông bà chủ nhà bác DN kia. Làm cổ đông… dự khuyết nó cứ tức anh ách như phải nhịn... ấy nhỉ!!!

    Phí Trọng Hiếu
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Chuyên gia bán... cuốc!


    [​IMG]

    (ĐTCK-online) Thằng bạn mình tên cúng cơm là Võ Văn Đoán. Tên đề trên giấy khai sinh cũng là Võ Văn Đoán. Tức là đích thị trên đời có một gã tên Võ Văn Đoán thật.

    • Nghe kể lại rằng, thoạt kỳ thủy, ông Đoan bố hắn đặt tên con là Đoản (vì cả nhà ấy đều giống Võ Đại Lang trong Thủy Hử). Được mấy hôm, chuyện đến tai ông trưởng họ. Ông này đùng đùng chạy sang: “Chú p hản động lắm. Định tiệt đường phát của cái họ này hay sao mà thằng cả là Đoạn, đến thằng này lại tên Đoản. Biết điều thì thay tên, không là tôi cho đổi họ đấy”. Ông Đoan méo mặt bảo: “Cả nhà em toàn người ngoan và ngu, biết gì đâu mà bác bảo p hản động . Bác quyết thì em nghe”…
      Về chuyện bề bậc, họ hàng, phải nói thêm kẻo có bạn chưa hiểu. Quê mình xưa cổ hủ, ông trưởng, ông trùm to như ông giời. Ngay như họ nhà mình có ông trưởng họ tên Hành. Mỗi khi có việc họ, lúc xào nấu, củ hành cứ phải gọi chệch đi thành… củ hiềng vì sợ phạm húy.
      Chuyện này tạm không nói nữa. Giờ kể tiếp chuyện nhà bạn mình. Trưởng họ về rồi, ông Đoan mới thì thầm chửi đổng, “được mấy chữ tam tự kinh mà cũng đòi bày đặt, đoạn với chả tuyệt, đoán già đoán non. Đã vậy đặt thằng này là Võ Văn Đoán xem làm gì được ông”. Vậy là thằng Đoán họ Võ chết tên từ đấy.
      Nhân bảo như thần bảo, lớn lên, Đoán đoán ý người khác như ma xó. Cặp sách của hắn như cửa hàng tạp hóa. Trong lớp, trong trường, đứa nào thiếu mực, thiếu phấn là gã đánh hơi cái rụp rồi gạ gẫm bán với giá cắt cổ. Dần dần, cái tài đánh hơi này khiến bạn học lấy nghề gắn vào tên, gọi là Đoán chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy làm phiền.
      Có một thời, phong trào bán hàng đa cấp lên ngôi. Võ Văn Đoán một bị, một gậy rong ruổi khắp làng trên xóm dưới, gạ gẫm bà con mua từ vòng ti tan dưỡng sinh, đá trời tăng tuổi thọ đến thực phẩm chức năng chữa được cả ung thư lẫn hắc lào… Giờ người làng lại gọi gã là Đoán đa cấp. Thế nào cũng được, gã bảo, miễn là ấm tay ấm túi!
      Bẵng đi một dạo, vừa rồi gặp lại, thấy Đoán đạo mạo như một trí thức chính hiệu. Gã kể, dạo trước có tí vốn bán hàng, thấy chứng khoán ngon ăn tôi bập vào, không ngờ thua lỗ sạch. Cũng một phần vì nghe lời mấy tay cò mồi chuyên phân tích, khuyến cáo vuốt đuôi. Nghĩ bụng, dân đào vàng ngày trước chẳng mấy người giàu lên từ vàng. Có chăng chỉ vỗ béo mấy tay bán cuốc chim, vải bạt. Giờ chứng khoán thịnh hành, mình cũng tính đi bán cuốc chim vậy. Thế là tôi dùi mài kinh sử đi học mấy cái chứng chỉ chứng khoán rồi đâm đơn xin vào làm nhân viên phòng tư vấn tại Công ty Chứng khoán XYZ.
      Ngày đầu làm việc, tay trưởng phòng còn nửa đùa nửa thật: “Phân tích cứ theo tự doanh mà làm. Có cái gì cần thì ông phụ trách tự doanh ông ấy bảo. Mà cậu làm việc này không khéo lại có duyên. Các cụ đặt tên Võ Văn Đoán, cứ thế mà làm”. Riết rồi cũng quen, cũng như bán hàng đa cấp, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Phòng phân tích của Đoán cứ đẻ phân tích, khuyến nghị đều đều. Thời gian thấm thoắt, đã lác đác báo đài đến phỏng vấn chuyên gia chứng khoán Võ Văn Đoán…
      Thấy Đoán chém gió ầm ầm cũng mừng cho bạn, nghề bán cuốc chim dạo này phát đạt. Biết đâu thiên tài đang ngủ trong anh giờ bỗng dưng tỉnh giấc thì sao? Nhưng mình cũng tập tọe chơi chứng khoán, mấy lần gọi đến xin bản phân tích, khuyến nghị, Đoán cứ ừ hữ. Sau chối không được, hắn bảo thẳng, tư vấn đến hẹn lại lên để lĩnh lương ấy mà… he he, ông nghe làm gì!
      Hôm rồi, có tổ chức nước ngoài trao giải thưởng cho các chuyên gia chứng khoán uy tín của Việt Nam. Chẳng biết tiêu chí thế nào mà thấy bà con bảo tổ chức bí mật lắm. Lật đi lật lại danh sách trúng giải không thấy bạn mình mới điện thoại hỏi thăm. Trong tiếng bíp bíp lúc được lúc mất, giọng Đoán mơ hồ: năm 2010 khó làm ăn quá nên tôi kết hợp làm thêm nghề bán giường dưỡng sinh, đang đi giao hàng ở Sơn La. Giải thưởng ấy tôi cũng có nghe. Đại khái cũng là luyện gà nòi, chơi chứng ảo ấy mà.
      Ô hay, ảo là ảo thế nào. Giải thưởng của người ta chấm điểm công minh, tiêu chí đàng hoàng. Ông đừng có báng bổ. Hay là có tham gia nhưng bị loại từ vòng gửi xe nên cay cú đây?
      Tư vấn hết thời thì ta chuyển nghề, cay cú làm gì. Chỉ có điều, không được gặp nên tôi cứ thắc mắc, không hiểu là các chuyên gia giành giải năm nay chơi chứng thật thắng hay thua nhỉ?
      Ô hay, ông hỏi tôi thì tôi hỏi ai. Nhưng nói gì thì nói, cả một tổ chức nước ngoài uy tín như thế, giải thưởng chắc là phải chuẩn rồi. Thế còn bên ông, cuối năm đã tổng kết công tác tư vấn, phân tích chưa?
      Đã. Năm nay cuốc chim khó bán. Vậy nên nguyên tắc tư vấn của bọn tôi là tất cả mọi cổ phiếu đều tồi trừ khi chúng lên giá. Còn phân tích thì cứ “nếu chứng khoán duy trì được đà tăng mạnh liên tục thì ngưỡng kháng cự tiếp theo có khả năng bị phá. Còn nếu chỉ số quay đầu thì có khả năng chứng khoán sẽ giảm. Các nhà đầu tư nên tiếp tục mua vào các mã sẽ tăng mạnh và bán ra những chứng khoán đạt đỉnh”. Bí kíp nằm lòng là chuyện quá khứ cứ chém gió thẳng cánh; tình hình hiện tại nên ăn nói mập mờ; việc tương lai ỡm ờ theo định hướng… ba phải. Cứ thế cho nó lành.
      Đúng là chuẩn không cần chỉnh. Nhưng chuyên gia chứng khoán như các ông thì đúng là tốt nghiệp… Đại học thể dục thể thao rồi. Vậy chuyên gia cho xin cái định nghĩa về… chuyên gia nào!
      Định nghĩa chuyên gia là khó. Cái dễ là những ông tự nhận mình là chuyên gia thôi. Cũng tại cả báo chí các ông nữa. Đến tôi, lần đầu nghe báo chí gọi chuyên gia thấy ngài ngại. Dăm ba lần thấy thinh thích. Lâu dần thành quen, giờ thấy gọi toen hoẻn mỗi cái tên lại có vẻ bứt rứt…

    Phí Trọng Hiếu
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Có người bệnh vừa bước vào phòng mạch của bác sĩ nọ, chưa thấy mặt ông, đã thấy giọng nói, rất sang sảng:
    -Này, anh bị sao mà vào đây?
    -Tôi điên mất rồi bác sĩ ơi. Tôi không còn biết tôi là ai nữa, thế có chết không!
    -Cứ từ từ mà nói. Thế nghĩa là thế nào? Anh kể rõ hơn được không?
    -Vâng, thưa bác sĩ. Vợ tôi trước khi lấy tôi, bà ấy đã có đứa con gái riêng ở Việt Nam. Bây giờ cô bé ấy đã là thiếu nữ trưởng thành. Mới đây, Bố của tôi về bên nhà cưới cô này, về làm vợ.
    -Đó là chuyện thường tình, tôi thấy có vấn đề gì đâu.
    -Nhưng thưa bác sĩ, kẹt một nỗi, là: vợ tôi đã trở thành mẹ vợ của Bố tôi.
    -Bắt buộc là thế, có sao đâu! Ngôi thứ xã hội mình mà…
    -Nhưng, khổ một nỗi, là: mới đây cô con gái của vợ tôi lại sinh hạ một cháu trai. Thằng đó, tôi phải xem là em cùng cha khác mẹ với tôi…
    -Coi nào. Ừ đúng. Không thể gọi khác hơn!
    -Đằng này, cùng lúc, tôi và vợ tôi đều là ông/bà ngoại của nó!
    -Ừ đúng. Quả không sai!
    -Vấn đề là: mới đây vợ tôi sinh được một đứa con trai. Vậy thì, con gái riêng của vợ tôi là con ghẻ của tôi, tức mẹ kế của tôi, đồng thời lại là chị của đứa con tôi, lại vừa là bà nội của thằng bé. Nói cách khác, con tôi là em tôi và cũng là cậu của tôi vì là em của mẹ kế tôi.
    -Ơ! Ờ… thì đúng rồi. Phải gọi thế, chứ gọi thế nào nữa.
    -Như vậy, thì vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành Dì ghẻ của mẹ nó. Còn đứa con của tôi lại là Cháu tôi, và là Ông nội của tôi, và cũng là Anh của vợ tôi. Vậy bác sĩ thử xem tôi là ai? Tôi điên thật rồi, bác sĩ ơi!
    -Thôi anh đừng kể nữa, tôi cũng đang điên rồi đây…”



  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    “Vợ cũ yêu dấu của anh,
    Thư này gửi đến với em, để báo cho em rõ là: anh sẽ rời xa em vĩnh viễn. Anh đã là chồng tốt của em mấy năm qua; và, nay anh không còn nuối tiếc gì nữa, hết.

    Hai tuần qua, anh đã sống như trong hỏa ngục, quá chán chường! Lại thêm ông xếp của em vừa gọi báo cho anh biết là em sẽ thôi việc ngay tức khắc, không luyến tiếc.

    Độ rày anh thấy em không còn niềm nở với anh từ khi em gái em là Phương Dung dọn về ở với chúng ta. Tuần vừa qua, anh đã đi hớt tóc kiểu em thích mà em chả quan tâm đến. Anh mặc cái quần thể thao hàng ngoại giá đến 50 đô, em cũng chẳng thèm khen. Anh đã cố gắng nấu những món ăn em thích như bún bò Huế, mà em cũng chẳng màng!

    Đi làm về, em ăn qua loa dăm ba phút rồi chạy tuốt vào phòng nằm xem Paris By Night, rồi ngủ đến sáng, chẳng màng nhắc chuyện …vợ chồng. Chắc em không còn yêu anh nữa, hoặc đã có tình ý gì với ai?! Nhưng thôi, đủ rồi. Dù sao đi nữa, thì anh cũng dứt khoát ra đi với Phương Dung, chỉ thế thôi…

    Chồng cũ của em,

    Tái bút: Anh và Phương Dung sẽ đi xây tổ ấm mới nơi xứ Đảo Thần Tiên nào đó như Hạ Uy Di là điểm anh đã chọn. Đừng tìm anh vô ích. Cứ email về:
    Vừa đặt chân vào phòng khách sạn ở Hawai, anh chồng lấy cái laptop mở ngay ra xem email. Quả có ngay thư phúc đáp của vợ cũ, rằng:

    Đức lang quân cũ yêu quí của em ơi,

    Không gì lay chuyển tâm tư em khi đọc thư từ hôn của anh. Đúng thật anh là người chồng tốt sau bao năm chung sống. Em khóc trong sung sướng đây. Đi làm về, em xem DVD để nguôi ngoai tâm hồn, nhưng nào được đâu. Có chứ, em có để ý đến mái tóc của anh, sao mà nó giống kiểu tóc “*******” ngày xưa quá! Ngày xưa, mẹ em thường bảo: đừng để ý tỉ mỉ đến ai, mà làm gì. Em cũng thấy anh mặc chiếc quần thể thao hàng ngoại đấy chứ, nhất là kể từ khi con Phương Dung nó vay em 50 đô trước đó (chắc là nó mua tặng anh?) Anh lại nấu bún bò Huế là cái món mà con Phương Dung thích và quên rằng Bác sĩ đã khuyên em kiêng ăn thịt heo từ hơn năm qua rồi!

    Am trầm tĩnh cố quên đi mọi sự, vì em vẫn còn yêu anh tha thiết. Em tin rằng, rồi thì mọi việc cũng sẽ êm xuôi, nên em mua vé số cầu may. Sáng nay, em dò số và đã trúng độc đắc gần 10 triệu đô. Em đã đặt mua 2 vé máy bay đi Hawai, sắp xếp làm passport cho hai vợ chồng mình để xuất cảnh, sống thoải mái hơn. Em đã vào gặp Ông Chủ Sở xin thôi việc ngay hôm nay. Về đến nhà, nhận được thư anh, thì được biết anh đã cao bay xa chạy mất rồi… Em liền tìm ngay một luật sư danh tiếng để nhờ giúp, thì ông ấy bảo: với một bức thư từ hôn thế này, anh sẽ không được thừa hưởng của em một xu teng nào hết. Hãy ráng mà lo thân nhé anh. Bảo trọng, nghe anh.

    Ký tên: Vợ cũ của anh


    Vừa giàu sang lại được tự do…

    Tái bút: À, có một chuyện mà từ ngày con Phương Dung về ở với chúng ta, em quên chưa kịp nói cho anh biết. Mẹ em sinh nó ra là một đứa bé trai mũm mĩm dễ thương, đặt tên cho nó là Hùng Dũng. Lớn lên, nó rất đẹp trai. Nhưng, sau khi đi Thái Lan nó đổi giống, đổi cả tên là Phương Dung, rồi dọn về ở với chúng ta đó. Mong rằng sẽ không có vấn đề gì xảy đến với anh, sau này.
    Thân chào.
  8. MaiAnTiem1

    MaiAnTiem1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    319
    =))=))=))=))
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://danang.megafun.vn/cuoc-song/quan-he/gia-dinh/201203/Toi-co-nen-cuoi-bo-chong-189889/

    [​IMG]Tôi có nên cưới… bố chồng?

    Xuất bản: 18:45, Chủ Nhật, 04/03/2012, [GMT+7]

    Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc, vì điều kiện gia đình khó khăn nên đành gác chuyện đèn sách để đi lấy chồng. Chồng tôi là một chàng trai thông minh, khỏe mạnh và là con trai duy nhất trong gia đình sống ở cùng huyện.


    Cưới nhau được một năm thì tôi sinh đứa con trai đầu lòng, cháu rất ngoan ngoãn và giống bố như đúc. Tôi là người chịu khó, lam lũ làm nương rẫy nên được bố mẹ chồng thương yêu như con đẻ của mình.

    Cuộc sống cứ thế trôi đi trong niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Nhưng rồi, một tai nạn kinh hoàng ập đến, mặc dù đã được gia đình và các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng anh không qua khỏi. Anh ra đi để lại vợ dại, con thơ.

    Càng thương nhớ chồng bao nhiêu thì càng buồn tủi cho phận bạc bẽo của mình bấy nhiêu. Những ngày tháng khổ đau, mất mát tưởng chừng tôi không thể vượt qua. Nhiều ngày liền tôi không ăn, không ngủ, cứ ngồi bệt trong buồng rồi đi đi lại lại như người “mất hồn”.

    Nhìn cô con dâu trẻ thương chồng mà tiều tụy đến kiệt cả sức lực, nhan sắc bố mẹ chồng càng thương nhiều hơn. Nhưng bố chồng là người chăm lo tôi nhiều nhất. Ông nấu cho tôi từng bát cháo, nhóm từng nồi than khi có không khí lạnh về, rồi an ủi, động viên tôi vượt qua nỗi đau.


    Rồi nỗi buồn, sự mất mát đó ngày một nguôi ngoai, tôi đã gắng gượng đứng dậy để chu toàn cho cuộc sống gia đình. Hàng ngày, tôi cùng bố chồng lo toan công việc trong nhà, lo kiếm tiền. Còn mẹ chồng thì ở nhà lo việc nhà và trông nom đứa cháu nội khôn lớn.


    Thời gian đó, tôi đã được bố chồng chỉ bảo cho rất nhiều điều. Từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, đến công việc kiếm tiền mà trước đây do chồng và bố chồng tôi phụ trách. Ông rất ân cần và chăm sóc tôi từng li từng tý, nhờ ông cuộc sống của tôi vui hẳn lên.


    Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ, hơn hai năm sau ngày chồng tôi mất. Trong một lần ốm bệnh, mẹ chồng tôi cũng qua đời. Con trai mất, giờ lại đến vợ mất, nỗi đau chồng chất nỗi đau, lúc này tôi lại là người an ủi, động viên bố chồng như chính ngày xưa ông đã giúp tôi vượt qua nghịch cảnh.



    [​IMG]
    Ảnh minh họa Trong căn nhà đó, một gia đình có 3 thế hệ sống chung với nhau. Nhưng có hai người, một người là phụ nữ góa chồng và người kia là đàn ông góa vợ khi tuổi đời còn trẻ và chưa đến nỗi già. Chuyện gì đến nó cũng sẽ đến.

    Một hôm, bố chồng tôi bị cảm và không thể ra quán được (Nhà tôi có một cửa hàng xay xát). Tôi phải ở nhà để chăm sóc cho ông, vì trong nhà lúc này còn ai ngoài tôi để làm chuyện đó. Khi bưng bát cháo còn nóng vào cho bố chồng ăn, tôi dùng chiếc khăn lau những giọt mồ hôi đang lăn trên trán ông. Bỗng nhiên, ông nắm lấy bàn tay tôi thật chặt rồi nhẹ nhàng đặt lên môi ông. Tôi như lặng người đi vì tình huống ấy.


    Người phụ nữ một con phơi phới như tôi lâu lắm rồi không có hơi đàn ông, mặc cho lý trí nhắc nhở tôi là phải thoát ra được khỏi “tình cảnh” oái oăm này. Nhưng, cái bản năng của người phụ nữ trẻ đang khát khao làm tôi không sao cưỡng lại được bàn tay rắn chắc, ấm áp của bố chồng. Cơ thể tôi như cảm nhận được từng luồng sinh khí đang mãnh liệt trong ông, máu trong cơ thể tôi như đang lưu thông nhanh hơn, người tôi nóng lên rất nhanh rồi run run. Và tim tôi đã bắt đầu đập loạn nhịp…


    Cứ như thế, tôi và ông không thể kiềm chế, lao vào nhau như thiêu thân. Ông nói chúng tôi không cùng dòng máu, chúng tôi có thể sống với nhau, có thể là…vợ chồng.


    Hiện nay, tôi đã có thai với bố chồng được 4 tháng. Tâm trí tôi với bao ngổn ngang suy tư, nếu cứ thế này mãi thì vừa có tội với những người đã khuất, vừa xấu hổ với hàng xóm láng giềng. Nhưng nếu không hợp thức hóa mối quan hệ này thì dù sao đứa con trong bụng cũng là con của bố chồng tôi, và nay mai ai sẽ chăm sóc cho ông khi tuổi già sức yếu. Tôi biết phải làm sao khi đứng ở giữa ngã ba đường mà không tìm được lối ra?

    Theo VietNamNet


    Tựa câu chuyện bố chồng cưới con gái riêng của con dâu ở trên , câu chuyện này đặt ra nghịch lý trong xưng hô :
    Nếu đứa bé được sinh ra , rõ ràng nó có 1 người anh cùng mẹ khác cha ! Người anh đó đồng thời là cháu gọi nó bằng chú ruột ! Em ruột và chú ruột là 1 người !
    Mẹ của chú bé sẽ đồng thời là chị dâu , vì là vợ của người anh đã quá cố ! Người anh quá cố này có người vợ đồng thời là mẹ kế ! Và đứa con ruột của anh ta đồng thời là em anh ta vì là con của mẹ kế !
    Đứa con anh ta sẽ gọi mẹ đồng thời là bà nội !
    Còn mẹ chú bé này sẽ gọi người chồng quá cố là con , vì là con riêng của chồng sau !

    Muốn đau cái đầu !


    ~X~X~X
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    13 lý do để vui vẻ với phiên chiều!


    [​IMG]

    Mặc dù có nhiều người gièm pha, nhưng qua cuộc khảo sát các ngành, các giới khác nhau thì có ít nhất… 13 lý do để ủng hộ quyết định này.
    Có 13 lý do để có thể đi đến kết luận, giao dịch thêm phiên chiều là một quyết định văn minh! Thứ Hai là ngày đầu tuần, dân chứng khoán sẽ đón một sự kiện trọng đại: thị trường giao dịch thêm phiên chiều. Mặc dù có nhiều người gièm pha, nhưng qua cuộc khảo sát các ngành, các giới khác nhau thì có ít nhất… 13 lý do để ủng hộ quyết định này.
    1. Ngành xã hội học và ngành giao thông rất ủng hộ vì chứng khoán thêm phiên chiều sẽ giảm số người thất nghiệp. NĐT sẽ có chỗ để sinh hoạt cả ngày, giảm thiểu nguy cơ ra đường gây tắc nghẽn và tai nạn giao thông.
    2. Các cơ sở y tế, nhất là khoa mắt và khoa tim mạch sẽ nhiệt tình cổ vũ. Rất có khả năng, cùng với các ngân hàng, quán trà đá, quán cơm bụi, các phòng mạch cũng theo đó mà đặt chỗ ở sàn chứng khoán phục vụ các NĐT.
    3. Các bà vợ có chồng là công chức kiêm NĐT cũng nhiệt thành ủng hộ vì khung giờ 11h - 2h luôn là thời điểm nhạy cảm. Thị trường xuống thì các ông cay cú, lên thì đam mê, bám sàn thông trưa. Lấy đâu thời gian mà la cà bia bọt hay… tình công sở.
    4. Các tay chơi chuyên nghiệp sẽ không còn cảm giác thất nghiệp. Họ hàng nội ngoại gần xa, bà con khối phố cũng bớt đi ánh nhìn e ngại khi thấy “anh ấy” đã “Ngày hai buổi đến sàn. Yêu chứng khoán qua từng phiên giao dịch”.
    5. Chứng khoán cũng như tình yêu làm cho ta quên hết mọi thứ, cảm thấy phấn khích, hồi hộp, thở gấp, bùng nổ… và cả thất vọng nữa. Chứng khoán còn hơn tình yêu ở một điểm là chúng ta có thể thưởng thức nó với thuốc lá và bia cùng một lúc… Một tình yêu toàn vẹn như thế thì với anh em, he he, càng dài càng tốt.
    6. Các NĐT nhỏ lẻ Việt Nam thường có thói quen đắt mua chơi, rẻ để đấy, chen mua mới thích, nếu ê hề ra thì… từ từ. Để hóa giải thói quen xấu này, giao dịch thêm phiên chiều là xong. Khỏi chen chúc, tị nạnh sinh ra hiềm khích.
    7. Cả thèm chóng chán là bản tính của con người. Sự mới lạ luôn khiến người ta thích thú. Chưa kể, vote cho phiên chiều còn chứng tỏ... có quan điểm hội nhập.
    8. Liệu pháp hiệu quả chữa bệnh sốt nóng của thị trường. Khi không chỉ mua được, bán được vào buổi sáng, người ta sẽ đỡ chen lấn, xô đẩy hơn, hội chứng đám đông vì thế cũng đỡ hơn. Liệu pháp này tuy hơi tốn thời gian, hơi mệt mỏi, nhưng chắc chắn lành hơn cái món phẫu thuật dao kéo, thuốc men, kiểu như… “cắt” dòng tín dụng hay “uống thuốc xổ” cổ phiếu phát hành thêm.
    9. Đây là lợi ích mang tính văn hóa và ngôn ngữ học. “Chợ chiều” từ rất lâu rồi đã rời xa cái khái niệm nguyên bản thời gian của nó: chợ họp phiên chiều. Giờ cứ nhắc đến chợ chiều là người ta nghĩ đến cái ế ẩm, cái lỡ thì quá lứa. Nếu chợ chiều chứng khoán mà sôi động, cái công này sẽ rất lớn đối với… ngành ngôn ngữ.
    10. Giấc mơ trở thành công dân toàn cầu của các NĐT Việt đã tiến thêm một bước. Thêm phiên chiều cũng là động lực để những người mơ mộng hơn tiếp tục mơ giấc mơ, có một ngày thế giới đánh chứng theo… VN-Index.
    11. Các bác nam giới dù chẳng ưa gì chứng khoán vẫn khoái giao dịch phiên chiều vì họ sẽ được ra khỏi nhà cả ngày với lý do rất chính đáng. Điều này là rất quý báu, nhưng nói trước là nhớ chú ý cái công tơ mét khi lấy lý do lên sàn để bù khú. Những địa chỉ cố định như thế, chị em có thể ước lượng chính xác đến đơn vị mét.
    12. Chị em thích phiên chiều vì nó luôn thích hợp với bản tính thiên bẩm. Khi chỉ riêng công đoạn đứng trước tủ quần áo mỗi sáng đã mất đến hơn một đợt khớp lệnh, thì có thêm phiên chiều để họ đắn đo cũng là thêm một khía cạnh để chứng tỏ sự bình quyền.
    13. Giảm cân: Một nghiên cứu khoa học nghiêm túc cho thấy, 15 - 20 phút tập trung cao độ giúp đốt cháy 85 calo hoặc nhiều hơn. Chơi chứng thì không tập trung có mà bay tài khoản. Vậy là nói như quảng cáo, lên sàn một tiếng là tập thể dục một tiếng, lên sàn cả ngày là tập thể dục cả ngày. Các anh chị đẫy đã, phúc hậu có cớ để yêu giao dịch buổi chiều rồi nhé.
    Lưu ý: cuộc khảo sát này được tiến hành không phân biệt già trẻ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt trình độ văn hóa, trọng lượng cơ thể, tình trạng vệ sinh, hoàn cảnh xuất thân… Và với sự thống nhất cao như trên, có thể đi đến kết luận, giao dịch thêm phiên chiều là một quyết định văn minh!
    Theo Phí Trọng Hiếu
    ĐTCK




    :-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này