TSB đứa nào nào đẩy em xuống bể thế?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khongquen25, 01/06/2012.

3042 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 46222 lượt đọc và 391 bài trả lời
  1. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Dao vẫn cùn. Phải sắc thêm chút nữa cứa mới thú.
  2. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hihi, tùy theo vốn và sức chịu đựng bác.... Nếu đẹp giảm và đi ngang 1 tuần, thêm 1 tuần giật bung lên giật xuống thì có thể canh nhặt hàng đc... thủng 38x thì bỏ.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Không đủ T+4 đâu nên mua hàng mới về là kẹp. Đánh hàng có sẵn thì kịp T+2

    Tất nhiên đó là nói chung cứ cá biệt cũng có loại đủ T+4 luôn. Nhưng xác suất rủi ro đánh T+4 là khá cao

    Thế nên tranh thủ có Bull thoát bớt đi cho nó lành. Hèn nhưng an toàn vẫn hơn.
  4. Luongbang

    Luongbang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng. Em có nghe nói là "Không có ai phong bạn là anh hùng ở TTCK cả"
  5. saobang1169

    saobang1169 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    0
    thanks bác @thangbomnhat. Lời chia sẻ của bác thực sự hữu ích ạ!:-bd
  6. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Thấy hay hay, iem post lên cho các bác nào chưa đọc thì đọc nhé:

    Kinh tế học trên một trang giấy do Mark Skousen lập

    1. Lợi ích cá nhân: Ước muốn cải thiện điều kiện sống xuất hiện cùng với chúng ta từ lúc ở trong bụng mẹ và sẽ không rời xa ta cho đến tận lúc xuống mồ (Adam Smith). Không ai chi tiền của người khác cẩn thận bằng chi tiền của chính mình.

    2. Phát triển kinh tế: Bí quyết để có mức sống cao hơn là gia tăng tiết kiệm, tạo vốn, giáo dục và công nghệ.

    3. Thương mại: Trong tất cả những vụ trao đổi tự nguyện, khi người ta có thông tin chính xác thì cả người mua lẫn người bán đều được lợi; vì vậy mà tăng cường buôn bán giữa các cá nhân, các nhóm người hay các nước làm cho cả hai bên đều có lợi.

    4. Cạnh tranh: Nguồn lực của thế giới thì có hạn, còn nhu cầu thì vô hạn, cho nên cạnh tranh hiện diện trong tất cả các xã hội và nhà nước không thể ra sắc lệnh mà hủy bỏ được.

    5. Hợp tác: Vì phần lớn người ta không thể tự túc được và vì hầu như tất cả mọi nguồn lực đều phải xử lí thì mới thành khả dụng được cho nên các cá nhân – người lao động, chủ đất, nhà tư bản và doanh nhân – phải cùng nhau làm việc để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị.

    6. Phân công lao động và lợi thế tương đối: Sự khác nhau về tài năng, trí thông minh, hiểu biết và tài sản dẫn đến quá trình chuyên môn hóa và lợi thế tương đối của các cá nhân, các hãng và các dân tộc.

    7. Phân hữu tri thức: Thông tin về phản ứng của thị trường có mặt khắp nơi và rất đa dạng, chính quyền trung ương không thể nắm bắt và tính toán hết được.

    8. Lời và lỗ: Lời và lỗ là cơ chế thị trường, là kim chỉ nam hướng dẫn cho người ta biết nên sản xuất cái gì và không nên sản xuất cái gì.

    9. Chi phí cơ hội: Vì nguồn lực và thời gian có hạn cho nên trong cuộc sống bao giờ cũng có sự thỏa hiệp. Nếu bạn muốn làm một cái gì đó thì bạn phải từ bỏ, không làm một cái gì đó khác mà bạn có thể muốn làm. Giá bạn trả cho việc tham gia vào hoạt động nào đó đúng bằng với chi phí cho những hoạt động mà bạn từ bỏ.

    10. Lí thuyết về giá cả: Giá cả được xác định bởi đánh giá mang tính chủ quan của người mua (cầu) và người bán (cung) chứ không phải bằng chi phí khách quan của quá trình sản xuất, giá càng cao thì người mua càng muốn mua ít, còn người bán thì càng muốn bán nhiều.

    11. Quan hệ nhân quả: Có nhân thì có quả. Hành động của các cá nhân, các hãng và các chính phủ bao giờ cũng có ảnh hưởng đối với những chủ thể khác trong nền kinh tế; ảnh hưởng này có thể dự đoán được, mặc dù mức độ chính xác của dự đoán phụ thuộc vào mức độ phức tạp của những hành động có liên quan.

    12. Tính bất định: Tương lai bao giờ cũng chứa đựng rủi ro và không chắc chắn nào đó, vì người ta thường đánh giá lại, người ta học được từ sai lầm của mình và thay đổi ý kiến, khó mà dự đoán được hành vi của họ trong tương lai.

    13. Kinh tế học về sức lao động: Trong dài hạn, lương chỉ tăng khi năng suất lao động gia tăng, nghĩa là vốn đầu tư cho một lao động gia tăng; tiền lương cố định do nhà nước đưa ra cao hơn mức cân bằng của thị trường tạo ra thất nghiệp kinh niên.

    14. Kiểm soát của chính phủ: Kiểm soát giá cả-tiền thuê-lương bổng có thể làm cho một số người hay nhóm người được lợi, nhưng không phải cho toàn xã hội; rút cục, việc kiểm soát như thế sẽ tạo ra thiếu hụt, thị trường chợ đen và làm cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ kém đi. Không làm gì có bữa ăn miễn phí.

    15. Tiền: Cố tình hạ thấp giá đồng tiền quốc gia, lãi suất thấp một cách giả tạo và chính sách tiền tệ dễ dàng [tăng cung tiền bằng cách hạ lãi suất -ND] chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát, chu kì bùng nổ-suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Thị trường, chứ không phải nhà nước, phải quyết định chính sách tiền tệ và tín dụng.

    16. Tài chính công: Muốn có hiệu quả cao và quản lí tốt, thì phải áp dụng các nguyên tắc của thị trường trong các công sở ngay khi điều đó trở thành khả thi: (1) Chính phủ chỉ nên làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân không thể làm được, chính phủ không được tham gia làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân có thể làm tốt hơn; (2) chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà họ có; (3) phân tích chi phí-lời lãi: lợi ích biên tế phải lớn hơn chi phí biên tế; và (4) nguyên tắc thanh toán: người nhận được lợi ích từ dịch vụ nào thì phải trả tiền cho dịch vụ đó.


    Tiến sỹ Skousen giảng dạy kinh tế học tại Rollins College, khoa kinh tế học học, Winter Park, Florida 32789, và biên tập viên tờ Forecasts & Strategies, một trong những bản tin định kì chuyên về lĩnh vực đầu tư lớn nhất trong cả nước. Cuốn Economics of a Pure Gold Standard của ông vừa được quĩ FEE xuất bản lần thứ tư.
  7. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Dao sắc mà cứa thì lại giống bọn Cháu chú Nhanh, anh thằng Luyện rồi cụ ah :))

    Phải dùng dao cùn cắt thì mới làm bà con chán nản đến cùng cực [:D]
  8. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
  9. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
  10. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Quân TA nay cũng có nhiều người bắt đáy lắm.:p
    Giật lên , giật xuống trong phiên nhiều Cụ cũng tớn đấy chứ.;))

Chia sẻ trang này