TT Tích lũy đi lên vượt Đỉnh Thời Đại trong nghi ngờ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 23/02/2021.

3102 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 51603 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bloomberg: Chứng khoán Đông Nam Á chính là "hầm trú ẩn" trước lợi suất trái phiếu
    THỨ 7, 27/02/2021, 17:45

    "Chứng khoán Đông Nam Á có thể trở thành hầm trú ẩn an toàn vì mức định giá không quá "căng" như ở Mỹ và thị trường này không bị thổi phồng bởi cơn sốt nhà đầu tư nhỏ lẻ".

    [​IMG]
    Các cổ phiếu ở Đông Nam Á có thể trở thành các "hầm trú ẩn an toàn" trong bối cảnh các tài sản rủi ro trên toàn cầu chao đảo vì lo ngại lợi suất trái phiếu tăng vọt như trong tuần qua, theo nhận định của các nhà quan sát thị trường.



    Bất chấp cơn bán tháo nhấn chìm chứng khoán Mỹ và các thị trường lớn khác trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần (26/2), TTCK Indonesia, Malaysia và Philippines đều không giảm mà chỉ đi ngang. Thị trường Singapore cũng chỉ giảm ở mức khiêm tốn 1%.

    Theo Bloomberg, có 4 lý do chính giải thích cho điều này.

    Thứ nhất, hầu hết các thị trường chứng khoán Đông Nam Á vẫn đang ở trong tình trạng "quá mua" (overbought). Xét theo nhiều tiêu chí thì đà tăng của các thị trường mới nổi và TTCK châu Á vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Hôm 24/2, Morgan Stanley nâng mức xếp hạng của thị trường Singapore trong danh mục châu Á lên "overweight", tức là khuyến nghị tăng tỷ trọng của các cổ phiếu Singapore do có nhiều tiềm năng mà ở đây là mức giá rẻ và nền kinh tế Singapore cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp đang cải thiện đáng kể.

    Thứ hai, các cổ phiếu Đông Nam Á hiện khá rẻ nếu xét theo chỉ số P/E. Mặc dù định giá của chỉ số MSCI Asean Index hiện đang nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình 5 năm, định giá của các chỉ số theo dõi chứng khoán châu Á và mới nổi đang cao hơn đáng kể so với trung bình 5 năm, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.

    Thứ ba, TTCK Đông Nam Á thiếu vắng những cổ phiếu công nghệ lớn. Điều cho đến cuối năm ngoái vẫn được coi là điểm yếu của khu vực này giờ lại trở thành 1 điểm mạnh khi mà lợi suất trái phiếu tăng sẽ làm giảm hiệu suất của các cổ phiếu công nghệ.

    Thứ 4, hàng tỷ USD đã bị rút khỏi thị trường Đông Nam Á trong khoảng 5 năm gần đây. "Chứng khoán Đông Nam Á có thể trở thành hầm trú ẩn an toàn vì mức định giá không quá "căng" như ở Mỹ và thị trường này không bị thổi phồng bởi cơn sốt nhà đầu tư nhỏ lẻ", Gary Dugan, CEO của Global CIO Office nhận định. "Thị trường Singapore có độ tương quan thấp với lãi suất Mỹ và hiện mức giá khá thấp".


    Năm ngoái chứng khoán Singapore giảm 5,6%, so với mức tăng 2% của thị trường Đông Nam Á và hơn 30% của chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương.
    Last edited: 27/02/2021
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Nikkei: Bất ổn chính trị Myanmar có thể đẩy dòng vốn sang Việt Nam, Campuchia

    Delta Capital, Anthem Asia và các quỹ khác chỉ tập trung đầu tư vào Myanmar chọn cách tiếp cận “chờ và xem” diễn biến tiếp theo. Những quỹ có phạm vi hoạt động rộng hơn đang chuyển hướng dòng tiền đến nơi khác như Campuchia và Việt Nam.

    “Một khi các biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch, nhà đầu tư châu Á trở lại Việt Nam”, Field Pickering, giám đốc đầu tư mạo hiểm tại Vulpes Investment Management – hồi năm 2016 triển khai Seed Myanmar chuyên đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Myanmar, nói.

    “Tôi tin đó sẽ là cơn sốt. Bạn sẽ chứng kiến các thỏa thuận bùng nổ, đưa Việt Nam lên đầu danh sách các thị trường mới nổi thu hút đầu tư nước ngoài”.

    Trong 5 năm qua, khu vực Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) có tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6%, cao hơn nhiều so với những nơi khác tại Đông Nam Á.

    Nhà đầu tư tìm cách tận dụng tối đa cơ hội từ thực tế này. Theo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào CLMV tăng 6,3% trong năm 2019. Trong khi Việt Nam đứng số một về giá trị (16,1 tỷ USD), Myanmar có tốc độ tăng trưởng FDI cao nhất (55,9%).

    Việc quân đội Myanmar đảo chính chiếm quyền lực hôm 1/2 dường như khiến phần lớn dòng FDI chững lại.

    “Dòng tiền đầu tư lẽ ra vào Myanmar sẽ không đến nước này nữa”, Dave Richards của Capria Ventures trả lời DealStreetAsia. “Các quốc gia quanh khu vực sẽ hưởng lợi”.

    DealStreetAsia hồi tháng 2/2020 đưa tin Capria Ventures, Mỹ, có thể đầu tư tới 8 triệu USD vào một số quốc gia nhất định, tập trung chủ yếu vào Myanmar và Nepal. “Capria tập trung hỗ trợ các nhà quản lý quỹ bản địa tại Myanmar củng cố hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng và xây dựng các hoạt động đầu tư đẳng cấp thế giới”, Capria cho biết. Capria sẽ hậu thuẫn cho 2 – 3 đối tác từ Myanmar tham gia mạng lưới 22 nhà quản lý toàn cầu của công ty.

    Giờ đây, phần lớn các kế hoạch trên phải tạm dừng. Capria dự kiến đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam trong năm nay, đồng thời tìm kiếm cơ hội ở Campuchia, Bangladesh và Nepal.

    [​IMG]
    Bất ổn chính trị đe dọa đến kinh tế Myanmar. Ảnh: Reuters.

    Trong khi đó, nhiều công ty đã hủy quan hệ đối tác với công ty Myanmar liên quan đến quân đội nước này.

    Ví dụ, hãng đồ uống Nhật Bản Kirin Holdings chấm dứt quan hệ với Myanmar Economics Holdings Ltd. (MEHL) vì MEHL cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội Myanmar. Lim Kaling, đồng sáng lập công ty trò chơi Razer, Singapore, gần đây thông báo thoái vốn khỏi liên doanh có lợi ích gián tiếp tại Virginia Tobacco Company, có liên hệ với MEHL.

    “Cuộc đảo chính cho thấy, vì mục tiêu kiểm soát trong nước, Tatmadaw (quân đội Myanmar) sẵn sàng từ bỏ ngoại giao, thương mại và tăng trưởng đầu tư trong thập kỷ vừa qua”, Romain Caillaud, công ty tư vấn SIPA Partners, trụ sở Nhật Bản, nhận định.

    Nhiều nhà đầu tư tập trung vào Myanmar giờ muốn phủ sóng rộng hơn.

    “Tôi dự báo nhiều nhà đầu tư sẽ rời Myanmar, chuyển từ chiến lược chỉ Myanmar sang chiến lược khu vực”, theo Andrew Durke, giám đốc hoạt động của Obor Capital. Công ty đầu tư mạo hiểm của Campuchia này năm ngoái có kế hoạch đầu tư 13 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở CLMV.

    Giới doanh nhân Myanmar có thể dịch chuyển sang nước khác trong khu vực để xây dựng và phát triển công ty.

    “Tình hình sẽ là Myanmar mất, Đông Nam Á được”, Pickering nói.

    Giống Pickering, Durke cũng lạc quan vào Việt Nam.

    “Với nhà đầu tư muốn rót vốn vào Đông Nam Á và tìm kiếm lợi nhuận, Việt Nam là lựa chọn tốt, vẫn bởi những lý do khiến nước này trở nên hấp dẫn trong 5 – 10 năm qua”, ông nói.

    Việt Nam cũng nổi bật nhờ tài năng và hệ sinh thái mà dòng vốn mạo hiểm cần có để thúc đẩy sáng tạo ở quy mô lớn, theo Richards.

    Ngân hàng FMO của Hà Lan nhận định Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp đủ sức tiếp nhận đầu tư từ những công ty muốn chuyển một phần chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

    “Các chính sách thân thiện với doanh nghiệp từ chính phủ Việt Nam sẽ giúp thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài tăng phân bổ vốn vào khu vực”, đại diện FMO trả lời DealStreetAsia.

    Obor Capital – đầu tư vào 5 công ty Campuchia, một công ty Việt Nam hoạt động tại Việt Nam và Lào – tin Campuchia sẽ trở thành điểm đến đầu tư được ưa thích. Durke kỳ vọng Campuchia sẽ viết nên câu chuyện như Việt Nam. Campuchia có thể hấp thụ nhiều vốn hơn, đặc biệt là các thỏa thuận 0,5 – 3 triệu USD.

    “Phân tích các yếu tố khiến Myanmar hấp dẫn nhà đầu tư, tôi nghĩ Campuchia cũng giống phần lớn”, Durke nói.

    Kinh tế Campuchia tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011 và tỷ lệ người nghèo đã giảm hơn nửa trong thập kỷ vừa qua. Campuchia đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trên trung bình vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2050.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    VINHOMES SẼ KHỞI ĐỘNG 2 DỰ ÁN QUY MÔ 15 TỶ USD, RA MẮT 3 SIÊU DỰ ÁN TRONG NĂM NAY
    22/02/2021



    Ra mắt 3 siêu dự án ở khu vực Hà Nội

    Trong 3 dự án trên, đáng chú ý là dự án Vinhomes Wonder Park (Đan Phượng, Hà Nội) đã được Vinhomes rục rịch nhắc đến vào hồi giữa năm 2020, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại dự án chưa chính thức ra mắt. Theo kế hoạch năm 2021 Vinhomes sẽ chính thức ra mắt dự án này trong năm nay. Vinhomes Woder Park có vị trí liên kết với trục đường 3,5 và 4 và trục Tây Thăng Long nối Hoàng Quốc Việt với Đan Phượng đang được triển khai xây dựng. Quy mô dự án khoảng 133ha, được quy hoạch và phát triển thành tổ hợp khu đô thị mới hiện đại với chức năng gồm phần lớn là biệt thự, liền kề, shophouse (nhà phố) và một phần nhà ở cao tầng, công trình thương mại dịch vụ, và những công trình tiện ích khác…

    [​IMG]
    Vị trí 3 dự án Vinhomes sắp ra mắt. Nguồn: Vinhomes

    Ngoài ra, tại báo cáo của Vinhomes, tập đoàn cũng đưa thêm 2 siêu dự án khác vào kế hoạch ra mắt trong năm nay là Vinhomes Dream City, quy mô dự án này lên tới 450ha là quỹ đất thuộc khu vực xã Nghĩa Trụ, Hưng Yên nằm trong chuỗi các dự án đại đô thị đã được phát triển ở khu vực này như Vinhomes Ocean Park, Ecopark, dự án Đại An. Theo quy hoạch, Vinhomes Dream City có quy mô dân số khoảng 65.000 người. Dự án gồm các sản phẩm căn hộ, biệt thự, shophouse, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại.

    Dự án thứ 3 mà Vinhomes có kế hoạch ra mắt ngay trong năm nay là Vinhomes Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội quy mô dự án được phát triển trên diện tích 385 ha. Công ty cho rằng dự án này là hướng tới nhu cầu tại ngoài thành Hà Nội và dự án Trung tâm Triển lãm Quốc gia, được hưởng lợi từ các cây cầu sắp được xây dựng kết nối khu trung tâm và phía Bắc TP Hà Nội. Dự kiến, Vinhomes Cổ Loa có các sản phẩm như căn hộ, biệt thự, shophouses, trường học, trung tâm thương mại và khu triển lãm.

    [​IMG]
    Phối cảnh Vinhomes Dream City (trái) và Vinhomes Cổ Loa (phải). Nguồn: Vinhomes

    Cũng theo báo cáo của công ty, doanh số bán bất động sản của tập đoàn năm nay dự kiến vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khoảng 30%, bởi hiện thị trường vẫn đang thiếu hụt nguồn cung và đã có nhiều giao dịch đang đàm phán. Khoảng 14.000 căn sẽ được bàn giao với tỷ lệ lớn là các căn hộ thấp tầng giá trị cao. Nguồn cung mới phần lớn nằm ở 3 dự án đang có kế hoạch ra mắt trên.

    Khởi động 2 dự án quy mô 15 tỷ USD

    Bên cạnh việc chuẩn bị ra mắt 3 siêu dự án trên, tập đoàn Vingroup hiện cũng đang chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư lớn và khởi động ngay trong năm nay với 2 siêu dự án tỷ USD ở Quảng Ninh và Đà Nẵng.

    Một là, Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, dự án có quy mô khoảng 4.109 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 232.369 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD), do liên danh Tập đoàn Vingroup và CTCP Vinhomes làm nhà đầu tư. Địa điểm thực hiện dự án tại các phường Hà Khẩu, Đại Yên (thuộc TP Hạ Long) và các phường, xã Tân An, Hà An, Hoàng Tân, Liên Hòa (thuộc thị xã Quảng Yên).

    Hai là, Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân. Được biết Khu Du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân được quy hoạch với tổng quy mô lên đến 1.500 ha, bao gồm diện tích đất đai lẫn mặt hồ nước. Đây là dự án được UBND Thành phố Đà Nẵng bàn giao cho Công ty cổ phần Vinpearl (thuộc tập đoàn Vingroup) với dự kiến ban đầu về mức tổng đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Mới đây, lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu đã có buổi làm việc với chủ đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Theo đó, chậm nhất đến cuối tháng 6/2021 phải thực hiện bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Đồng thời CTCP Đầu tư và Phát triển Làng Vân cũng cam kết sẽ làm lễ khởi động dự án vào ngày 29/3/2021.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thừa Thiên Huế: Siêu dự án tỷ đô sẽ được khởi công trong năm 2021
    17/12/2020

    Hàng loạt những dự án đình đám của Công ty Cổ phần sân gôn BRG, Công ty Heritage Việt Nam, Công ty Ariyana Vĩ Dạ, Công ty CP Chân Mây LNG,…. sẽ được khởi công mới trong năm 2021.



    HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông quan Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, chính thức thông qua danh mục các dự án trọng điểm trong năm 2021.




    [​IMG]




    Theo đó, đối với danh mục dự án đầu tư công trọng điểm trong năm 2021, sẽ có 32 dự án chuyển tiếp với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng và 17 dự án khởi công mới với tổng vốn đầu tư hơn 7.665 tỷ đồng.



    Đối với danh mục dự án trọng điểm đầu tư ngoài ngân sách có tổng mức đầu tư là hơn 306.204 tỷ đồng. Trong đó, đối với các dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, sẽ có 15 dự án với tổng mức đầu tư 7.505 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong năm 2021; có 23 dự án dự kiến hoàn thành sau năm 2021 với tổng mức đầu tư là 20.230 tỷ đồng; có 24 dự án với tổng mức đầu tư hơn 37.510 tỷ đồng sẽ được khởi công mới trong năm 2021.

    Đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế ( tổng mức đầu tư là hơn 240.958 tỷ đồng), sẽ có 4 dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2021 với tổng mức đầu tư là hơn 65.746 tỷ đồng; 11 dự án với vốn đầu tư là hơn 63.893 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau năm 2021; 11 dự án khởi công mới trong năm 2021 với tổng mức đầu tư là 111.317 tỷ đồng.

    Có thể kể đến một số dự án lớn sẽ được khởi công trong năm 2021 như, dự án sân gôn quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng của Công ty Cổ phần sân gôn BRG với tổng mức đầu tư 3.164 tỷ đông; dự án khu dịch vụ du lịch Vinh Mỹ của Công ty TNHH MTV Địa ốc Heritage Việt Nam với tổng mức đầu tư là hơn 1.656 tỷ đồng; dự án nhà máy điện khí LNG của Công ty CP Chân Mây LNG với tổng mức đầu tư là 96.000 tỷ đồng,….
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thế giới tăng mạnh, VN vượt đỉnh @};-
    stockhcm5 thích bài này.
  6. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.592
    Đóng phiên cuối tháng 2 đã xác nhận nhận định của cụ là chuẩn rồi ! Không ai tin là VNidx sẽ lên thì nó cứ tà tà lên thôi, trong phiên uốn lượn như rồng để thoả mãn cảm giác phê pha của lái PS, nhưng cuối phiên vẫn kéo lên giữ nhịp chỉ số , phê cần nhưng vẫn không quên làm nhiệm vụ tạo lập, giờ chỉ có chim lợn hoặc cụ nào cầm tỷ lệ tiền cao quá thì sốt ruột thôi =))
  7. NIEM_HOA_CHI

    NIEM_HOA_CHI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    1.556
    Nay dòng bds và bdscn lại bung nóc à.
    BigDady1516 thích bài này.
  8. stockhcm5

    stockhcm5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2020
    Đã được thích:
    15.149
    :-bd
  9. Namichi

    Namichi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2020
    Đã được thích:
    50
    AGFAGPATAATBCADCMICNC DAGFUESSVFLFUEVFVNDHHGHLAHU3KKCLMHMTLONEPDBPV2SBASD6SGOSPPTCMTHUTNSTTZVC5VETVGCVGGVNFVNHVTJ
    Tín hiệu mua hôm nay
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho 6 ngân hàng nào?

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nới room tăng trưởng tín dụng của 6 ngân hàng cổ phần. Đâu là các nhà băng - "điểm nóng" của năm nay?

    [​IMG]

    ACB là một trong 6 ngân hàng cổ phần gồm TCB,MBB,VPB,VIB,TPB được NHNN nới room tăng trưởng tín dụng trong năm 2021

    Với định hướng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, năm 2021, NHNN đã thực hiện nới room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đáp ứng đủ 2 yếu tố: Có sức khỏe tài chính; Có khả năng tăng trưởng. Theo đó, các ngân hàng được nới room tăng trưởng tín dụng bao gồm: Techcombank(TCB), ACB (ACB), VPBank(VPB), TienPhongBank(TPB), VIB (VIB), và MBBank(MBB). Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, với việc kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng hồi phục và đạt khoảng 11 - 12% trong năm 2021, NHNN đã nới room tăng trưởng cho nhóm ngân hàng tư nhân năng động này. Nhóm ngân hàng này sẽ tăng trưởng mạnh so với năm 2020 khi nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân đang tăng trở lại.

    Phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán Vietcombank(VCBS) cho thấy, nhóm ngân hàng lớn Big4 như Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank tiếp tục phải chịu áp lực giảm lãi suất đầu ra khi NHNN chưa có động thái thay đổi về chính sách điều hành. Do đó, biên lãi ròng NIM của nhóm này giảm trong năm 2020 so với năm 2019 và chưa thể hồi phục hoàn toàn trong năm 2021. Còn nhóm ngân hàng cổ phần năng động (ACB, MBB, TCB, VPB, VIB, TPB) là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao hơn về tín dụng do có nguồn lực tốt hơn (hệ số CAR cao, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại dồi dào) và quy mô nhỏ.

    Ngoài ra, áp lực giảm lãi suất đầu ra thấp hơn nhóm ngân hàng lớn giúp cho nhóm này giữ được biên lãi ròng NIM cao và tiếp tục ghi nhận tăng trưởng khả quan từ thu nhập lãi thuần. Bên cạnh đó, Thông tư 01/2020 hết hiệu lực trong năm 2021 -Thời điểm dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát sau khi nhiều nước có thể sản xuất đại trà vaccine phòng bệnh.

    Có thể nói, với dấu hiệu phục hồi tốt của dư nợ tái cơ cấu, nợ xấu gia tăng đến từ nhóm khách hàng dự kiến chỉ ở mức 0,5 – 1% tổng dư nợ và sẽ có mức độ phân hóa mạnh giữa các ngân hàng tùy thuộc vào chất lượng tài sản. Theo đánh giá, nhóm các ngân hàng tư nhân đã thực hiện trích lập cho các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai sẽ ít phải chịu áp lực tăng trích lập trong năm 2021. Nợ xấu tăng lên sẽ tác động lên chi phí trích lập của các ngân hàng dần dần trong 2 năm 2021 và 2022 do dư nợ vẫn có quy trình 360 ngày chậm trả tính từ hạn trả nợ mới để chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 5...

    Những yếu tố trên là "đòn bẩy" tích cực khiến giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân đã có sự bứt phá vượt trội hơn nhóm ngân hàng Big 4. Tính đến thời điểm này, cổ phiếu VPB cán mốc 40.000 đồng/cp; VIB 39.0000 đồng/cp, TCB cán mốc 39.000 đồng/cp; MBB 27.000 đồng/cp; ACB 33.000 đồng/cp... Cộng hưởng với quyết định được nới room tăng trưởng tín dụng, nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng của các ngân hàng tư nhân và cổ phiếu nhóm ngân hàng này.

Chia sẻ trang này