TT Tích lũy đi lên vượt Đỉnh Thời Đại trong nghi ngờ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 23/02/2021.

4789 người đang online, trong đó có 402 thành viên. 07:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 51619 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. BI-TRI-DUNG

    BI-TRI-DUNG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    7.680
    Nay VNI không xuống được thì cuối phiên phải xanh thôi Pro ~o)~o)~o)
    BigDady1516 thích bài này.
    BI-TRI-DUNG đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    HCM nay vượt 32 @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    PET trần @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    KBC đang vào mô hình lá cờ chờ Beark 1 tuần nữa @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    HAP táo sớm quá @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    HBC tiền đang vào mạnh @};-
    Bahung2017 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    BVSC: Lợi nhuận VietinBank có thể vượt tỷ đô trong năm 2021
    08:24 | 03/03/2021

    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. (Ảnh: VietinBank).

    Trong báo cáo mới được công bố, Chứng khoản Bảo Việt (BVSC) ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) có thể tăng trưởng 43,5%, tương đương đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Dự báo này được được đưa ra dựa trên những giả định như sau.

    Thứ nhất, năm 2021, BVSC ước tính tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của VietinBank sẽ tăng nhẹ lên mức 2,74% nhờ tỷ suất sinh lợi tài sản ổn định trong khi chi phí vốn giảm nhẹ so với năm 2020.



    Chi phí vốn của VietinBank giảm bắt nguồn từ lãi suy huy động giảm và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng. Vietinbank dành sự quan tâm cho việc gia tăng CASA để giảm chi phí vốn khi vẫn đang thực hiện miễn phí chuyển khoản cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

    Thứ hai, vào năm ngoái, Vietinbank đã công bố hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền với Manulife, hợp đồng có thời hạn 16 năm. Thỏa thuận này bao gồm cả Manulife sẽ mua lại Aviva Việt Nam vì vậy ngân hàng sẽ không phải bồi thường cho Aviva Việt Nam khi ký hợp đồng độc quyền với Manulife.

    Vietinbank chưa công bố giá trị khoản phí trả trước cũng như thời gian ghi nhận. BVSC ước tính giá trị khoản phí trả trước vào khoảng 250 triệu USD và giả định thận trọng rằng khoản phí trả trước này sẽ được ghi nhận đều trong 4 năm. Dù vậy, không loại trừ khả năng Vietinbank có thể ghi nhận hết vào một lần trong năm 2021.

    Vietinbank chưa ghi nhận khoản phí trả trước này trong năm 2020 do đang chờ sự phê duyệt thỏa thuận Manulife mua lại Aviva Việt Nam. Dự kiến thỏa thuận này có thể được phê duyệt trong quý I/2021, do đó Vietinbank có thể thực hiện ghi nhận khoản phí trả trước của hợp đồng Banca ngay trong quý I này.

    Thứ ba, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện. BVSC ước tính ROE năm 2021 của VietinBank có thể tăng thêm gần 4 điểm % lên mức 20,2%. Với mức ROE này thì VietinBank sẽ bước vào nhóm các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất hệ thống.

    Đồng thời, trong quý IV/2020, Vietinbank đã thực hiện mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC và thực hiện trích lập dự phòng 100% cho tài sản này, giá trị trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC trong năm 2020 vào khoảng 5.800 tỷ đồng.

    Như vậy, VietinBank không còn phải trích lập cho trái phiếu VAMC nữa dẫn tới chi phí dự phòng giảm và tạo ra dư địa tăng trưởng cao trong năm 2021.

    Ngoài ra, đầu năm 2021, Vietinbank đã chính thức đăng ký áp dụng Basel 2 theo Thông tư 41. Cùng với đó, Nghị định 121 cũng tạo ra hành lang pháp lý giúp cho VietinBank có thể tăng vốn.

    VietinBank cũng đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2017 - 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 28,79%, điều này dự kiến sẽ giúp tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng có sự cải thiện đáng kể.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Giá USD áp sát mốc 24.000 đồng trên thị trường tự do

    Với diễn biến này, giá USD trên thị trường tự do tiếp tục cao vượt trội so với giá trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.

    [​IMG]

    Giá USD trên thị trường tự do liên tục nới khoảng cách so với giá trên các thị trường chính thức (Ảnh minh họa).

    Sáng nay (3/3), tỷ giá trung tâm đang được niêm yết ở mức 23.161 VND/USD, tiếp tục tăng 10 đồng so với phiên liền trước.

    Với biên độ +/-3% đang áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.856 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.466 VND/USD.

    Tỷ giá bán đang ở mức 23.906 đồng, tăng 10 đồng so với phiên liền trước trong khi tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng vẫn được niêm yết ở mức 23.125 VND/USD.

    Đây là phiên thứ ba liên tiếp tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng sáng nay không có nhiều biến động.

    Cụ thể, Vietcombank vẫn đang niêm yết USD ở mức 22.940 – 23.120 VND/USD, không đổi so với sáng qua.

    VietinBank giảm nhẹ 5 đồng, xuống còn 22.922 - 23.122 VND/USD trong khi BIDV vẫn đang mua bán USD ở mức 22.925 – 23.125 VND/USD.

    ACB giảm 10 đồng ở mỗi chiều trong khi Eximbank không điều chỉnh tỷ giá, đang mua bán USD ở mức lần lượt 22.940 - 23.100 VND/USD và 22.940 - 23.110 VND/USD.

    Sacombank đang niêm yết giá USD ở mức 22.940 - 23.106 VND/USD, giảm 10 đồng chiều mua vào và 5 đồng chiều bán ra. Tỷ giá tại Techcombank đang là 22.940 - 23.120 VND/USD, giảm 2 đồng ở mỗi chiều trong khi tỷ giá kỳ hạn USD tại ngân hang cũng được điều chỉnh giảm nhẹ.

    [​IMG]

    Trong đó, tỷ giá kỳ hạn USD 3 ngày đang được niêm yết ở mức 22.940 - 23.127 VND/USD, tại kỳ hạn 30 ngày, giá USD đang ở mức 22.945 - 23.191 VND/USD, tại kỳ hạn 90 ngày, tỷ giá là 22.954 - 23.334 VND/USD và tại kỳ hạn 360 ngày, giá USD ở mức 23.997 - 24.987 VND/USD.

    Trước đó, trong phiên 2/3, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.151 VND/USD, tiếp tục tăng 6 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.125 VND/USD, tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.796 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.

    Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.025 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên 01/03.

    Tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh 50 đồng ở chiều mua vào và 20 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.900 - 23.950 VND/USD.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    $ Tăng múc Thủy sản VHC, May mặc đầu tư công múc xây dựng chuẩn bài @};-
    Bahung2017 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đơ rồi chụi ko đánh lên 1200 dc :D@};-
    Hàng hóa có HBC, HCM, HAP, DGC, VHC, PET đẹp @};-
    Last edited: 03/03/2021
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    HBC: Thiếu gia thừa kế tập đoàn xây dựng lớn nhất nhì Việt Nam: "Việc mình ở dưới bóng của người cha có thể là mãi mãi"

    "Nhưng điều quan trọng là mình làm được gì, cống hiến như thế nào, tập đoàn phát triển như thế nào. Đó mới là thứ mà tôi hướng tới" - Lê Viết Hiếu nói.

    [​IMG]

    Ông Lê Viết Hiếu sinh năm 1992, là con trai của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải. Vào năm ngoái, ông Hiếu trở thành Tổng giám đốc của Tập đoàn.

    Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo doanh nhân Sài Gòn, ông Hiếu cho rằng khi có người cha đã dẫn dắt Hòa Bình đi đến đỉnh cao như ngày hôm nay, bất cứ người con nào cũng cảm thấy mình khó vượt qua được cái bóng của ông. Bên cạnh đó là áp lựctừ kỳ vọng của mọi người và mong muốn của chính bản thân để chứng minh năng lực.

    "Nếu như mình để áp lực ảnh hưởng tới suy nghĩ, cách mình làm việc thì sẽ không bao giờ thành công. Việc mình ở dưới bóng của người cha có thể là mãi mãi. Nhưng điều quan trọng là mình làm được gì, cống hiến như thế nào, tập đoàn phát triển như thế nào. Đó mới là thứ mà tôi hướng tới" - Lê Viết Hiếu nói.

    [​IMG]

    CEO sinh năm 1992 của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

    "Ứng cử vào vị trí Tổng giám đốc của Hòa Bình có nhiều người xuất sắc nhưng may mắn ở đây là tính cách của con tôi rất phù hợp"

    Theo ông Lê Viết Hải, con trai ông - Lê Viết Hiếu giống ông, có thể kế thừa sự nghiệp của ông và văn hóa của Hòa Bình.

    "Tôi nghĩ, văn hóa là cái gốc, nếu không hiểu và không kế thừa văn hóa thì không thể kế thừa doanh nghiệp", ông Lê Viết Hải nói.

    Về năng lực, ông Hải cho rằng con trai vượt trội ông vì được đi học ở nước ngoài, học về quản trị kinh doanh bài bản hơn, còn ông xuất thân từ ngành kiến trúc, chưa được học quản trị kinh doanh. Về kinh nghiệm thì rõ ràng là cần thêm thời gian và ông sẽ giúp con rút ngắn để độc lập được hoàn toàn.

    "Nhưng phải nói là nó rất chủ động đấy, có tố chất rất độc lập, bản lĩnh và khiêm tốn trong suy nghĩ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào tôi đâu. Nó yêu Hòa Bình, yêu từ nhỏ", ông Viết Hải kể.

    Ông nhớ lại ông cho con ra nước ngoài học từ hồi trung học. Khi đó, Viết Hiếu đã nói thế này: "Ba đừng có lo, mai mốt con về nhất định sẽ phục vụ cho Hòa Bình thôi. Nhưng không ỉ thế vào ba, con sẽ tự đi lên. Con đi về nhưng sẽ không ăn trên ngồi trước người ta, cũng sẽ làm cu li thôi. Con đi ra Vũng Tàu tắm 1 tuần để cho da đen đi, để không ai biết là con ông Hải, sau đó làm phụ hồ, làm lao động thực sự rồi đi lên dần bằng chính năng lực của mình".

    Khi về, không còn ngây thơ như hồi nhỏ, 9X nói đi làm ở công ty nước ngoài 2 năm. Đúng 2 năm làm cho Shinhan Bank để học hỏi cách tổ chức quản lý thì ông Viết Hiếu về Hòa Bình làm 4 năm, từ phụ trách phát triển thị trường kinh doanh quốc tế, rồi phụ trách khu vực miền bắc, phó tổng. Vào vị trí Tổng giám đốc là được Hội đồng quản trị chọn chứ không phải cá nhân ông Hải chọn.

    Chủ tịch HĐQT Hòa Bình kỳ vọng người con trai của mình sẽ tiếp tục đưa Hòa Bình phát triển, sẽ viết nên một trang sử mới cho Hòa Bình, đó là Hòa Bình ở thị trường toàn cầu.

    "Ở trong nước, coi như tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình là đưa Hòa Bình thành công ty hàng đầu rồi. Bây giờ sứ mệnh của nó là đưa Hòa Bình thành một công ty có tên tuổi trên thế giới", Chủ tịch HĐQT Hòa Bình nói.

    [​IMG]

    Lê Viết Hiếu kể lại, khi xem xét bổ nhiệm CEO, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị tập đoàn đã đưa ra nhiều phương án, trong đó đã kêu gọi những người nghĩ mình có đủ năng lực và mong muốn ứng cử cho vị trí đó.

    Cuối cùng Hội đồng quản trị chốt lại và chọn ông làm CEO vì có thể gắn bó lâu dài với tập đoàn, xem tập đoàn như gia đình của mình. "Tất nhiên, họ cũng thấy những nỗ lực, cách mà tôi đã xử lý công việc ở các vị trí đã kinh qua tại Hòa Bình. Lúc được đề cử vị trí này, tôi cũng chưa nghĩ là mình đã sẵn sàng. Sau một thời gian củng cố tinh thần, củng cố niềm tin, tôi quyết định nhận trọng trách này và sẽ làm hết sức, không để ai thất vọng", lãnh đạo Hòa Bình nói.

    "Nếu như không thực tế, sẽ không biết công nhân vất vả như thế nào"

    Trước khi đảm nhiệm vị trí cao trong Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, ông Lê Viết Hiếu có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Chuyên viên Tín dụng doanh nghiệp, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.

    Lý giải về điều này, ông Viết Hiếu cho biết ông được tiếp xúc với môi trường xây dựng từ khi còn nhỏ, có cơ hội nhìn thấy người công nhân, nhìn thấy anh kỹ sư, nhìn thấy điều kiện làm việc ở công trường. Nếu như bản thân không có thực tế thì sẽ không hiểu được người ta vất vả như thế nào. Ý tưởng hồi xưa ông muốn làm công nhân một thời gian sau khi học ở nước ngoài về là vì vậy.

    Năm 2012, ông Hiếu thực tập ở một công trường xây dựng của Hòa Bình khoảng ba tháng.

    "Lên công trường, tôi đi theo các kỹ sư, được các anh chỉ cho đọc bản vẽ, chỉ cho từng loại thép, cách dựng giàn giáo, cách làm cốt pha... Trải nghiệm đó tạm đủ để tôi hiểu công việc trên công trường. Nhưng tôi nghĩ trước khi trở thành người của Hòa Bình, mình phải làm việc cho một doanh nghiệp FDI để học hỏi kinh nghiệm quản lý. Bởi khi thực tập tại Hòa Bình, tôi vẫn là người trong nhà, mọi người đối xử với tôi với tư cách là con của Chủ tịch Lê Viết Hải, nên tôi không cảm nhận được đúng nghĩa một nhân viên", ông Hiếu chia sẻ với Doanh nhân Sài Gòn.

    Khi học hỏi được cách quản trị của doanh nghiệp nước ngoài, ông Hiếu cho rằng hiểu nhiều hơn về chuyên nghiệp hóa, quốc tế hóa.

    "Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải muốn đưa Hòa Bình ra làm ăn ở nước ngoài. Và cách tốt nhất muốn đưa tập đoàn ra nước ngoài là phải học hỏi cách làm việc từ những công ty nước ngoài", ông Hiếu nói thêm.

    Bản thân ông Hiếu học tài chính, nên muốn hiểu hơn về quản lý, sử dụng tài chính của các công ty đa quốc gia. Ông Hiếu làm việc trong một ngân hàng, cụ thể là trong khối cho vay doanh nghiệp. Từ đó, học hỏi được rất nhiều về cách đầu tư tài chính.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    Chờ tây bán hết đánh lên là đẹp @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    Cho chúng nó xả 2 tỷ $ giá thấp @};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bảy điểm sáng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm

    03/03/2021
    Những tác động của “làn sóng” Covid-19 thứ 3 tới nền kinh tế Việt Nam có vẻ không như lo ngại, song những rủi ro, bất định ở phía trước vẫn còn rất lớn.

    [​IMG]
    Tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020, Chỉ số Sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) là điểm sáng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Đức Thanh
    Những điểm sáng quan trọng

    Khi “làn sóng” Covid-19 thứ 3 nổ ra ngay trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nỗi lo nền kinh tế sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng lại dấy lên. Song dường như, những tác động của làn sóng này tới nền kinh tế Việt Nam đã không quá lớn như lo ngại. Cũng là nhờ sự vào cuộc hiệu quả, quyết liệt và kịp thời của các ngành, các cấp trong phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh.

    Bởi thế, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày hôm qua (2/3), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra tới 7 điểm sáng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm.

    Điểm sáng đầu tiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đó là kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Tháng 2/2021, do là tháng Tết, số ngày làm việc ít hơn, lại cộng thêm với những ảnh hưởng của Covid-19, nên sản xuất công nghiệp đã giảm tới 7,2% so với cùng kỳ. Nhưng nếu tính chung, thì Chỉ số Sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 6,2% của 2 tháng đầu năm ngoái.

    “Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm tăng 5,49%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52% (cùng kỳ tăng 5,4% - PV); không xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá bất hợp lý đối với hàng hóa phục vụ Tết, nhất là sản phẩm nông, lâm, thủy sản”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

    Không chỉ vậy, điểm sáng của nền kinh tế còn được thể hiện ở việc thị trường tiền tệ, tín dụng trước, trong và sau Tết Nguyên đán tương đối ổn định. Tương tự, mặc dù tháng 2/2021 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán, song tình hình đăng ký doanh nghiệp vẫn cho thấy một số chuyển biến tích cực.

    Cụ thể, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng đạt trên 8.000 doanh nghiệp, cao hơn so với mức trung bình khoảng 7.300 doanh nghiệp trong các tháng Tết giai đoạn 2016 - 2020. Tháng 2/2021 cũng ghi nhận hơn 4.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi chỉ có gần 7.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, giảm 19,8% so với cùng kỳ.

    “Điều này phản ánh niềm tin và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phục hồi của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

    Các điểm sáng khác được Bộ trưởng chỉ ra, đó là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt kết quả ấn tượng, xuất siêu 1,29 tỷ USD.

    Trên thực tế, xuất nhập khẩu - bất chấp Covid-19 - vẫn luôn là điểm sáng của nền kinh tế. Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong thương mại hàng hóa thậm chí luôn được các chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế đánh giá cao, gọi là cú “lội ngược dòng” so với thế giới.

    Báo cáo Chính phủ khi đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, không phải chỉ có 8, mà có tới 10/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra. Trong đó, có thêm 2 chỉ tiêu đạt và vượt, một trong số đó là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7% (con số báo cáo cuối năm 2020 là khoảng 1% - PV).

    Hai tháng đầu năm nay, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu còn lớn hơn thế: ước đạt 95,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu tăng tới 23,2% - một kết quả tích cực trong “thời Covid-19”.

    Ngoài các điểm sáng này, trong báo cáo trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhấn mạnh việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tiếp tục được thúc đẩy, với con số ước giải ngân tính đến hết tháng 2/2021 là 23.480 tỷ đồng, đạt 5,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    Một điểm sáng khác, đó là đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tiếp tục có chuyển biến tích cực. Đây được coi là một động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

    Trong khi đó, điều quan trọng là, cân đối ngân sách Trung ương và địa phương được đảm bảo. Số liệu cho thấy, thu ngân sách nhà nước 2 tháng qua đạt 21,3% dự toán, tăng 0,6%, trong khi tổng chi đạt 12,3% dự toán, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Chi ngân sách nhà nước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã đáp ứng được các nhiệm vụ cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách đón Tết cổ truyền.

    Vẫn thắc thỏm nỗi lo vì Covid-19

    Kinh tế 2 tháng đầu năm vẫn diễn biến tích cực. Mặc dù vậy, trên thực tế, các yếu tố bất định, rủi ro vẫn hiện hữu. Rủi ro lớn nhất, bất định lớn nhất, đó chính là dịch bệnh Covid-19 ngày càng khó đoán.

    Tuy nhiên, ở góc độ lạc quan, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện Công nghệ tài chính (Đại học Kinh tế TP.HCM) khi trao đổi với báo giới đã đánh giá cao năng lực chống dịch của Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả việc điều hành nền kinh tế.

    “Nếu như trước đây, chúng ta phong tỏa cả nền kinh tế, thì bây giờ, Chính phủ phong tỏa cục bộ, chủ yếu phong tỏa những điểm có dịch và làm quyết liệt chỗ đó”, ông Bảo nói.

    Đây là cách làm đã được Chính phủ áp dụng ngay từ đợt dịch Covid-19 thứ hai, bùng phát bắt đầu ở Đà Nẵng từ tháng 7/2020. Cách khoanh vùng theo từng “đốm lửa” của Chính phủ đã giúp kiểm soát dịch bệnh tốt, mà hạn chế được những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đó cũng chính là lý do khiến kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởng quá lớn từ đợt dịch thứ 3.

    Tuy vậy, các thành viên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày hôm qua vẫn không khỏi lo lắng, khi vẫn có những ca lây nhiễm xuất hiện trong cộng đồng. Đặc biệt, các biến chủng mới tiếp tục xuất hiện trên thế giới, có thể tác động tới tốc độ lây nhiễm của dịch và hiệu quả phòng, chống của vắc-xin.

    Do vậy, quan điểm thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như của các thành viên Chính phủ, là cần tiếp tục tập trung, cảnh giác cao độ; chủ động, quyết liệt, thần tốc hơn nữa trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nước và từ bên ngoài để bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội.

    Dù những tác động không quá lớn, song rõ ràng, ở một góc độ nào đó, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Các con số được viện dẫn, đó là doanh thu lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu du lịch lữ hành giảm sâu, lên đến 62,1% so với cùng kỳ; hoạt động vận tải, hàng không bị tác động nghiêm trọng. “Đây là những ngành, lĩnh vực cần sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói như vậy.

    Các điểm đáng lưu ý khác của nền kinh tế, đó là xu hướng giá cả tăng trở lại. Hơn thế, điều quan trọng, đó là tuy đã có những chuyển biến tích cực trong tháng 2/2021, song tình hình đăng ký doanh nghiệp vẫn cho thấy tác động dai dẳng của Covid-19.

    Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 2 tháng đầu năm 2021 tăng 4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 8% của năm 2020. Trong khi đó, số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm 8,4%. Hơn thế nữa, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức cao. Trong 2 tháng đầu năm, đã có hơn 21.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 34% so với cùng kỳ, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong các ngành dịch vụ, du lịch.

    “Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, chưa ‘đóng cửa’ doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ.

    Đó cũng là nguyên nhân mà trong chiều ngày 1/3 và cả ngày 2/3, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các cuộc gặp để lắng nghe doanh nghiệp nói về những khó khăn, vướng mắc của mình. Năm ngoái, khi Covid-19 bùng phát, cũng đã có những cuộc gặp như vậy được tổ chức, để từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

    Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát; tập trung hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, chú trọng phát triển thị trường trong nước; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu; đẩy mạnh thu hút hiệu quả, có chọn lọc đầu tư nước ngoài…

    Đây chính là những “cỗ xe” quan trọng thúc tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhắc đến những “giải pháp khác biệt” mà Việt Nam cần thực hiện. Đó là làm sao đưa các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy các ngành nghề mới phát triển, chứ không chỉ là chính sách hỗ trợ, giải cứu doanh nghiệp.

    Quan điểm này có lẽ cũng liên quan đến các đề xuất về việc phải thúc đẩy phát triển kinh tế số, con “mã” thứ ba của nền kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vừa chính thức được ban hành, quan điểm thúc đẩy phát triển kinh tế số cũng đã được nhấn mạnh. Đây chính là một động lực tăng trưởng mới và quan trọng của nền kinh tế.

    Tuy nhiên, trước khi thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, điều mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đó là cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc đẩy mạnh việc hợp tác, đàm phán mua vắc-xin và nghiên cứu vắc-xin trong nước; đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng vắc-xin, đặc biệt đối với các khu vực, đối tượng ưu tiên. Kiểm soát tốt dịch bệnh là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để Việt Nam vượt qua nỗi thắc thỏm vì Covid-19, từng bước phục hồi kinh tế.



    Bình luận về những con số mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trong 2 tháng đầu năm 2021, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định, dù đợt dịch Covid-19 vừa qua có diễn biến phức tạp, song về cơ bản, Việt Nam vẫn đang kiểm soát được tình hình và cũng đã không xảy ra đứt gãy cả cung và cầu như một năm trước. Chính vì thế, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn tích cực, trong đó có xuất nhập khẩu.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    Múc mạnh thôi @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    HAP 4000 tỷ làm điện kinh rồi đây @};-
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đang nghiên cứu gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân


    Kỳ Thành 02/03/2021
    Bối cảnh phòng dịch Covid-19 năm 2021 đã khác so với năm ngoái, do đó cần đánh giá các giải pháp sao cho đúng, cho trúng; rà soát các đối tượng để chính sách đi đúng chỗ, khả thi.
    TIN LIÊN QUAN
    Trao đổi về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế thứ hai tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch Covid-19.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những báo cáo sơ bộ trước khi trình Chính phủ, trong đó khẳng định do tác động của dịch bệnh, doanh nghiệp và người dân tiếp tục gặp phải một số khó khăn, việc tiếp tục nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ là cần thiết.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Trần Quốc Phương
    Thứ trưởng Trần Quốc Phương phân tích, trong công tác phòng chống dịch, các giải pháp về giãn cách xã hội, phong tỏa cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giao thương, giao dịch về mặt kinh tế. Đầu năm 2021, tác động này rất khác so với năm 2020, do các nước trên thế giới và ở Việt Nam đồng loạt áp dụng chính sách phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường toàn cầu.

    Năm 2021, các giải pháp về phòng chống Covid-19 đã có sự thay đổi, cập nhật và tiến bộ hơn. Đặc biệt là Việt Nam đã có những điều chỉnh rất phù hợp với tình hình, gắn với mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Đối tượng bị tác động trong xã hội cũng có sự thay đổi so với thời điểm trước đây, thị trường trong nước dần được khôi phục.

    Các đối tượng bị ảnh hưởng nặng đã thu hẹp lại, gồm ngành du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch như lữ hành, khách sạn, lưu trú, ăn uống… Ngoài ra có một số doanh nghiệp vận tải, trong đó có vận tải hàng không.

    Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn tới các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, trong đó có lưu ý một số nội dung, nhất là đánh giá tác động của dịch bệnh đối với các hoạt động thuộc từng lĩnh vực; đánh giá các giải pháp sao cho đúng, cho trúng; rà soát các đối tượng để chính sách đi đúng chỗ, khả thi; nguồn lực ở đâu và thực hiện như thế nào.

    Về mặt tiến độ, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, nghiên cứu, có tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế trước khi báo cáo Chính phủ, ông Phương cho hay.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    Xanh chuẩn Bác nhiều em TK tím @};-
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    Chơi dài xxx TK phải có HAP, HBC, PET trong TK @};-
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Giá thép vọt lên cao nhất 10 năm, đồng tăng mạnh, vàng "nhảy múa" liên tục
    THỨ 4, 03/03/2021

    Trưa 3/3, giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải tăng vọt hơn 5% lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ.

    [​IMG]
    Giá thép trên thị trường Trung Quốc mấy tuần gần đây liên tục tăng mạnh do vào mùa xây dựng và lo ngại sản lượng giảm do chính sách bảo vệ môi trường.

    Trưa 3/3, giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải tăng vọt hơn 5% lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đạt 4.894 CNY (757,13 USD)/tấn. Chỉ vài giờ trước đó, giá có lúc tăng 5,6%, lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2011.

    Thép cuộn cán nóng - dùng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng - trưa nay cũng tăng 4,3% lên kỷ lục 5.067 CNY/tấn; riêng thép không gỉ giảm 1,4% xuống 14.795 CNY/tấn.

    Giá thép tăng kéo giá các nguyên liệu sản xuất thép tăng theo, với quặng sắt tăng 2,9% lên 1.166 CNY/tấn, than luyện cốc tăng 6% lên 1.522 CNY/tấn, than cốc tăng 2,1% lên 2.552 CNY/tấn.

    [​IMG]

    Bộ Thương mại Trung Quốc đã cam kết sẽ giảm sản lượng thép thô trong năm nay, trong bối cảnh tỉnh Hồ Bắc đã cảnh báo ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng. Thành phố Đường Sơn - nơi sản xuất thép chính của Trung Quốc, mới đây đã yêu cầu đóng cửa khẩn cấp 7 lò luyện thép vào ngày 10/3.

    Bên cạnh đó, cuộc họp sắp tới của Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng các sản phẩm thép trong ngắn hạn.



    Giá các kim loại công nghiệp khác cũng đang đồng loạt tăng. Đáng chú ý, giá đồng đã tiến sát mức cao nhất khoảng 10 năm.

    Theo đó, đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn London phiên vừa qua tăng 2,3% lên 9,250,5 USD/tấn, gần sát mức 9,617 USD/tấn của tuần trước (mức cao nhất 10 năm). Kim loại dùng nhiều trong lĩnh vực điện và xây dựng này trước đó đã tăng 15,5% trong tháng 2/2020 do dự báo giá tăng thúc đẩy hoạt động mua đầu cơ, trong bối cảnh lượng tồn kho còn thấp.

    "Triển vọng giá đồng rất lạc quan", ngân hàng Goldman Sachs cho biết, và dự báo năm 2021 thị trường thế giới sẽ thiếu hụt 327.000 tấn đồng, mức thâm hụt nhiều nhất trong vòng chục năm trở lại đây.

    Thể hiện tình trạng thiếu cung, "giá đồng các kỳ hạn 3/6/12 tháng đã tăng lên 9.200 USD - 9.800 USD/10.500 USD/tấn," Goldman Sachs cho biết.

    Nhôm cũng theo xu hướng tăng, phiên vừa qua thêm 4,3% (tăng nhiều nhất kể từ tháng 10/2018) lên 2.219,50 USD/tấn, cao nhất gần 2 năm rưỡi. Citi dự báo giá nhôm sẽ tiếp tục tăng lên 2.350 USD/tấn năm 2020 và 2.500 USD/tấn năm 2023.

    Các kim loại cơ bản khác cũng tăng trong phiên vừa qua. Theo đó, kẽm tăng 1,1% lên 2.847 USD/tấn, nickel tăng 0,2% lên 18.715 USD/tấn, chì tăng 0,2% lên 2.077 USD/tấn và thiếc tăng 3,8% lên 24.345 USD/tấn.


    "Xu hướng (giá kim loại) rất tích cực", nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank nhận định.

    [​IMG]

    Đáng chú ý, giá vàng đang biến động rất mạnh. Chiều 2/3, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 8,5 tháng tại 1.706,7 USD/ounce do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì cao. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, giá hồi phục nhanh để kết thúc phiên tăng 0,8% lên 1.736,46 USD/ounce (vàng giao ngay) và tăng 0,6% lên 1.733,6 USD/ounce (vàng kỳ hạn tháng 4/2021), khi chỉ số dollar index đã giảm 0,3% sau khi đạt mức cao nhất gần 4 tuần so với các đồng tiền đối tác chủ chốt.

    Tiếp tục biến động mạnh, sáng 3/3 giá vàng lại đi xuống bởi dự báo lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ còn tăng nữa trong bối cảnh các chương trình kích thích kinh tế làm cho vàng thỏi trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đến trưa 3/3, giá vàng bật tăng trở lại, ở mức 1.734,26 USD/ounce (hợp đồng giao ngay) và 1.732 USD/ounce (kỳ hạn tháng 4/2021),

    [​IMG]

    Các nhà phân tích đang theo dõi sát tình hình của gói kích thích của Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD - sẽ được đưa ra Thượng viện Mỹ bàn trong tuần này. Trong khi đó, vàng tiếp tục chịu tác động từ diễn biến thị trường tài chính, nhất là tỷ giá USD và lợi suất trái phiếu Mỹ.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    NÓNG! Ít nhất 10 quả rocket dội thẳng xuống căn cứ không quân Mỹ ở Iraq
    Chuyên mục: Tin quốc tế
    [​IMG]
    Ít nhất 10 quả rocket đã bắn vào căn cứ không quân Ain Al Asad của Mỹ, tại phía Tây Iraq. (Nguồn: AP)

    Ít nhất 10 quả rocket đã bắn vào căn cứ không quân Ain Al Asad tại phía Tây Iraq, nơi các binh sỹ Mỹ và nước sở tại đồn trú.
    Nguồn tin an ninh cho biết, đến nay chưa ghi nhận thương vong. Đây là vụ tấn công rocket lần thứ hai ở Iraq trong tháng này.
    Một quan chức Bộ Tư lệnh chiến dịch Baghdad nói với Reuters rằng, khoảng 13 tên lửa được phóng đi từ một vị trí cách khoảng 8 km (5 dặm) với căn cứ, ở tỉnh Anbar.
    Trước đó, ngày 16/2, một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các lực lượng do Mỹ lãnh đạo ở miền Bắc Iraq đã giết hại một nhà thầu dân sự và làm bị thương một quân nhân Mỹ.
    Mỹ sau đó đã tiến hành cuộc không kích vào một căn cứ của dân quân thân Iran ở Syria mà Washington tuyên bố là đáp trả cuộc tấn công trên.
    Vụ tấn công diễn ra chỉ 2 ngày trước khi Giáo hoàng Francis đến thăm nước này, bất chấp tình hình an ninh đang xấu đi ở một số vùng của đất nước vốn đã xảy ra vụ đánh bom liều chết lớn đầu tiên ở Baghdad trong 3 năm.

Chia sẻ trang này