TT Tích lũy đi lên vượt Đỉnh Thời Đại trong nghi ngờ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 23/02/2021.

5165 người đang online, trong đó có 434 thành viên. 23:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 51598 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    VCBS - Lãi ACB có thể tăng 22%, cổ phiếu vào nhiều rổ chỉ số

    CTCK ước tính ACB có thể lãi trước thuế 11.9761 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 22,6%.
    Nguồn thu từ bancassurance sẽ đóng góp vào nguồn thu phí của ACB.
    Cổ phiếu ACB có khả năng cao được thêm vào các rổ chỉ số VNDiamond vào tháng 4, VN30 vào tháng 6.

    Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo về ACB (HoSE: ACB). Đơn vị này ước tính ACB có thể lãi trước thuế 11.9761 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 22,6% so với năm trước, tương đương EPS đạt 4.353 đồng/cổ phiếu và BVPS đạt 20.665 đồng/cổ phiếu.

    Báo cáo đề cập cùng với xu hướng giảm lãi suất huy động chung của toàn hệ thống, lãi suất huy động niêm yết của ACB giảm 1,25 – 2% trong năm 2020. Lãi suất huy động giảm tác động chậm lên chi phí lãi trong nửa đầu 2020 và bắt đầu có ảnh hưởng lớn vào quý III và quý IV, với tỷ suất chi phí lãi ở mức lần lượt 4,6% và 4,2%.

    [​IMG]

    Lãi suất cho vay hạ chậm hơn so với mức giảm của lãi suất huy động giúp cho biên lãi ròng (NIM) của ACB tăng và là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao của ACB trong quý III và quý IV/2020. VCBS cho rằng sự chênh lệch trong ngắn hạn này sẽ tiếp tục giúp cho ACB có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong nửa đầu năm 2021.

    Tín dụng tăng trưởng của ACB nhanh hơn trung bình ngành với trọng tâm tiếp tục là nhóm khách hàng cá nhân và SME. Hai nhóm này chiếm 93% dư nợ cho vay của ACB cuối năm 2020 và là ngân hàng có cơ cấu khách hàng tương đối tối ưu. ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng của toàn hệ thống trong năm 2020 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ cao trong tương lai. VCBS dự báo tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ đạt 16,1% trong năm 2021. Chi phí vốn có tốc độ giảm mạnh hơn lợi suất sinh lời của tài sản sinh lãi.

    Ngân hàng này cũng hợp tác phân phối bảo hiểm với mức phí trả trước (Upfront) lên tới 8.500 tỷ đồng. ACB có khả năng sẽ ghi nhận phí Upfront trải đều cho giai đoạn 15 năm, tương đương mức lợi nhuận 560 tỷ/năm bắt đầu từ 2021. Khoản phí nhận được tương đương 24% vốn chủ sở hữu và 2,4% lượng vốn huy động của ngân hàng và sẽ giúp làm giảm áp lực tăng trưởng huy động của ACB trong trung hạn và góp phần vào quá trình giảm chi phí vốn.

    [​IMG]
    Dự báo tăng trưởng một số chỉ tiêu của ACB.

    ACB đã dành tháng 12 để thực hiện chuẩn bị triển khai bán bảo hiểm và chính thức bán bảo hiểm theo mô hình nhân viên ngân hàng trực tiếp tư vấn với khách hàng. Ngân hàng đã dành được vị trí số 1 toàn hệ thống trong tháng 1 với doanh thu phí 137 tỷ đồng (tính theo APE – Phí phải đóng tương đương cho cả năm)

    Báo cáo cũng đề cập danh mục trái phiếu Chính phủ của ACB có giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách. Danh mục trái phiếu Chỉnh phủ 69.117 tỷ đồng của ACB có một tỷ lệ lớn được mua từ giai đoạn lợi suất trái phiếu thị trường ở mức cao và giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách ở thời điểm hiện tại. Mức lợi suất ghi nhận của danh mục trái phiếu Chính phủ trong năm 2020 là 4,6% và kỳ hạn trung bình (Duration) khoảng 3 năm, mức chênh lệch giá trị thị trường và giá trị ghi sổ ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

    Cổ phiếu ACB có khả năng cao được thêm vào các rổ chỉ số bao gồm VNDiamond vào kỳ đảo danh mục tháng 4, VN30 vào kỳ đảo danh mục tháng 6 và một số chỉ số khác. Khi đó, các quỹ đầu tư chỉ số neo theo các chỉ số trên sẽ thực hiện mua vào cổ phiếu ACB.

    Tuy nhiên, VCBS cân nhắc rằng dù có chất lượng tài sản tốt, ACB sẽ vẫn phải chịu rủi ro gia tăng về nợ xấu trong trường hợp dịch bệnh lan nhanh vượt ngoài tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm cuối 2021 dự kiến là 0,7%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu ở mức 155%.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thông tư 120: Diện mạo mới thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG

    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có bước cấp tiến quan trọng, khi Thông tư 120/2020/TT-BTC có hiệu lực vào ngày 15-2, qua đó cho phép được giao dịch trong ngày và bán khống ngay sau Tết Nguyên đán.
    Cởi trói cho bên mua
    Từ ngày thành lập TTCK Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quy định về giao dịch. Trước đây, dù phải thanh toán đủ chi phí ngay khi thực hiện mua cổ phiếu (CP), nhưng bên mua phải nắm giữ CP đến ngày T3 mới có thể giao dịch ở chiều bán ra.
    Sau đó, quy định đã thay đổi và cho đến nay T3 đã được điều chỉnh giảm còn T2, hỗ trợ tăng thanh khoản và vòng quay vốn cho thị trường. Từ ngày 15-2, Thông tư 120 cho phép giao dịch ở chiều bán ra ngay trong ngày vừa mới mua vào.
    Quy định mới này là sự chờ đợi đã từ lâu của thị trường, cởi trói cho phía bên mua, bởi một quyết định mua vào CP đôi khi phải chịu tổn thất rất lớn trong khoảng thời gian chờ CP “về tài khoản”, mà xảy ra sự bất ổn đột ngột của thị trường chung, hay thay đổi đột ngột của chính nội tại CP đó.
    Dù thị trường có quy định giá trần và sàn, nhưng khi có biến cố đột ngột, với quy định T2 như hiện nay nhà đầu tư sau khi mua vào cho đến lúc có thể bán ra, có thể mất hơn 20% nếu giao dịch sàn HOSE và hơn 30% ở sàn HNX.
    Trước mắt theo Thông tư 120, nhà đầu tư cần ký hợp đồng mở tài khoản, hoặc tiểu khoản để quản lý và hạch toán giao dịch trong ngày riêng. Mã chứng khoán nào được giao dịch T0 do quyền chọn của công ty chứng khoán (CTCK) nhà đầu tư đang sử dụng dịch vụ.
    Bởi bên cạnh việc nhà đầu tư phải đủ tiền để thanh toán như thường lệ, CTCK còn phải đảm bảo đủ chứng khoán để chuyển giao trong ngày thanh toán. Việc mua bán T0 vì vậy cũng phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu của CTCK nhà đầu tư đang sử dụng.
    Ngoài sự quản lý và năng lực trực tiếp của CTCK, việc mua bán T0 sẽ không thể thực hiện trong 5 ngày làm việc trước ngày giao dịch cuối cùng thực hiện quyền cổ đông; hoặc khi UBCKNN yêu cầu ngừng giao dịch T0 trong bối cảnh cần ổn định thị trường chung.
    Chấm dứt giao dịch thụ động một chiều
    TTCK ngay sau Tết Nguyên đán, cả phía cung và cầu sẽ có nhiều thay đổi. Đây là bước ngoặt chưa từng có tiền lệ ở thị trường cơ sở, là tiền đề quan trọng cho mục tiêu nâng hạng TTCK của Chính phủ.
    Sau khi mở tài khoản giao dịch bán khống, nhà đầu tư được bán khống CP và chứng chỉ quỹ niêm yết. Mã CP nào được giao dịch T0 tùy vào từng CTCK, còn mã CP nào được phép giao dịch bán khống đầu tiên tùy thuộc vào danh sách công bố bởi UBCKNN, sau đó tùy vào CTCK nhà đầu tư đang giao dịch.
    Như vậy, không phải mã CP nào cũng được phép giao dịch bán khống, một hình thức giao dịch người bán không cần thiết phải thực hiện mua vào CP trước đó, không cần thiết đang nắm giữ CP đó tại thời điểm giao dịch, vẫn có thể tham gia chiều bán ra.
    Có nghĩa, cung cầu thị trường được cởi trói cho cả bên mua khi họ có thể bán ra ngay khi đánh giá CP không còn hấp dẫn, và cả bên bán khi họ cũng có thể nhảy tăng sức cung bất cứ lúc nào. Chấm dứt thời kỳ giao dịch thụ động chỉ có một chiều, vốn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
    Cung cầu đổi mới
    Nếu nhìn vào độ cao của VN Index hiện nay đang dao động trên ngưỡng 1.000-1.200 điểm, niềm vui T0 có vẻ nhỏ hơn so với sự xuất hiện của phe bán khống. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, phe bán khống chính là lực lượng sẽ tăng lực cầu khi họ đóng vị thế để chốt lời hoặc cắt lỗ.
    Từ đó, những điểm hỗ trợ mạnh của CP sẽ gia tăng lực cầu, và nhìn về trung, dài hạn tạo cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững. Có thể nói, bán khống sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những CP có nội tại cơ bản tốt, có xu hướng tăng trưởng trong dài hạn. Thiếu hoạt động bán khống, thị trường rất khó khăn tăng trưởng trong dài hạn, thông thường cứ tăng lên rồi giảm xuống.
    Một lợi ích rất rõ khác giao dịch T0 và bán khống mang lại, là gia tăng thanh khoản cho thị trường. Mặc dù gần đây hệ thống giao dịch thường xuyên không đáp ứng khi thanh khoản đạt trên 16.000 tỷ đồng. Sự gia tăng tiếp tục này có thể là thử thách mới khi hệ thống giao dịch tiên tiến hơn đến cuối năm 2021 mới có thể được đưa vào sử dụng.
    Song giao dịch bán khống bên cạnh những lợi ích cho CP cơ bản tốt trong dài hạn, lại là mối đe dọa cho những CP tăng trưởng nóng, đặc biệt là nóng hơn so với sức tăng của yếu tố cơ bản, và kỳ vọng tăng trưởng trong ngắn hạn. Bởi phe “short sell” luôn săn tìm những “miếng mồi” ấy.
    Bán khống thực sự hữu ích trong việc giữ dòng tiền ở lại với thị trường. Có những thời điểm thị trường tăng áp sát 1.200 điểm, rất khó để tìm ra vài CP tốt với mức giá phù hợp để mở vị thế.
    Vì thế, dòng tiền kinh nghiệm thường từ chối những phần lợi nhuận nóng, đi ra khỏi thị trường chờ quá trình điều chỉnh cầm tiền mặt và chờ đợi một thời điểm khác. Nguyên nhân cũng là vì chỉ tham gia được chiều mua, trong khi bị động ở chiều bán do quy định T2 và bán khống. Điều đó thường gây ra hiện tượng thanh khoản giảm khi giá tăng cao.
    Mặc dù chưa được giao dịch bán khống kiểu “Naked short selling - bán khống không cần đảm bảo” như những thị trường phát triển, bán khống có đảm bảo hỗ trợ không những cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà cả khối tạo lập thị trường, đặc biệt hỗ trợ cho những CTCK, khối tự doanh gia tăng dịch vụ để phát triển lợi nhuận.
    Bên cạnh đó, bán khống cũng là dịch vụ tài chính nhiều thử thách cho cả khối quản trị rủi ro trong các CTCK. Bởi biên độ lỗ của hoạt động bán khống là vô biên, một CP khi giảm tối đa chỉ có thể giảm giá về zero, hoặc hủy niêm yết. Trong khi ở chiều tăng, đơn cử như CP Apple, Tesla… chiều lỗ cho phe bán khống dường như vô biên.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Hòa Bình trúng thầu dự án ngay đầu năm Tân Sửu
    22/02/2021 16:15 HOSE: HBC) vừa nhận được thư thông báo trúng thầu dự án mới tại Nam Từ Liêm, Hà Nội với giá trị hợp đồng gần 200 tỷ đồng.

    Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm Tân Sửu, Tập đoàn Hòa Bình đã nhận được tin trúng thầu dự án mới. Theo đó, Trường THCS Lê Quý Đôn – Tây Đô thuộc Trường Đại học Phenikaa đã giao cho Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình làm Nhà thầu chính dự án Xây dựng Trường Tiểu học, THCS và THPT tại Hà Nội.

    Dự án gồm khối tiểu học 5 tầng và khối THCS và THPT 7 tầng trên tổng diện tích đất 6.6ha. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 03/2021 với tiến độ đề ra rất gấp – hoàn thành chỉ trong vòng 4 tháng.

    https://image-*********-vn.cdn.ampproject.org/i/s/image.*********.vn/2021/02/22/HBC-tung-thau-du-an-dau.jpg
    Phối cảnh Trường Đại học Phenikaa
    Đây là dự án đầu tiên Tập đoàn Hòa Bình hợp tác cùng Tập đoàn Phenikaa. Phenikaa là Tập đoàn kinh tế Việt Nam thành lập vào năm 2010, hoạt động chính trong các lĩnh vực cốt lõi: Công nghệ, Công nghiệp, Giáo dục đào tạo & Nghiên cứu khoa học.

    Cùng với đó, ngay trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, tại Hà Nội, Hòa Bình cũng đã cất nóc hai dự án lớn an toàn, theo đúng tiến độ yêu cầu và đạt chất lượng cao. Cụ thể, công ty cất nóc dự án Tòa nhà Văn phòng Vinfast của Tập đoàn Vingroup vượt tiến độ 33 ngày. Đây là tòa tháp nổi bật, cao nhất của đại dự án Vinhomes Ocean Park với quy mô 3 tầng hầm và 45 tầng cao. Tiếp đó ngày 05/02/2021 (nhằm ngày 24 tết), Hòa Bình cất nóc dự án Khách sạn cao cấp Four Seasons – Khách sạn 6 sao đầu tiên tại Hà Nội với quy mô 5 tầng hầm ở độ sâu 22m và 8 tầng nổi thi công theo biện pháp full top - down.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tham vọng chữ ‘EP’ của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
    Với mục tiêu biến lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp trở thành 1 trong 3 mũi nhọn cốt lõi, hiển nhiên tham vọng của Hòa Bình không đơn giản chỉ dừng lại ở việc thi công, xây dựng lắp đặt công trình nhà máy KCN thuần túy.

    [​IMG]

    Mũi chiến lược quan trọng của Hòa Bình

    Xưa nay, mỗi khi nhắc tới Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, người ta thường liên tưởng tới một nhà thầu thi công xây dựng dân dụng hàng đầu Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quốc tế và thắng thầu nhiều dự án của các tập đoàn bất động sản lớn như VinGroup, Novaland, Keppel Land, Sun Group,… Cũng vì thế, giới đầu tư phần nào bất ngờ khi Hòa Bình đã đề ra chiến lược kinh doanh năm 2020 với 3 mũi nhọn: Khu công nghiệp (KCN), hạ tầng giao thông và đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý khi Hòa Bình đặt mục tiêu mảng xây dựng KCN cùng với xây dựng dân dụng sẽ đóng góp 60-65% trong cơ cấu lợi nhuận năm 2020.

    So với mảng xây dựng dân dụng (cao tầng) vốn được tạo dựng bằng uy tín từ suốt nhiều năm, thì lĩnh vực xây dựng KCN của Hòa Bình dường như mới mẻ và mờ nhạt. Có chăng, giới đầu tư thường sẽ nhắc đến việc Hòa Bình từng thi công dự án nổi danh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (Dung Quất, Quảng Ngãi).

    Thực tế, Hòa Bình đã tham gia vào lĩnh vực xây dựng KCN từ năm 1997 đến nay, khởi đầu với dự án Cảng cá Vũng Tàu. Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư, ông Hồ Ngọc Phương, Phó Tổng giám đốc Công nghiệp Hòa Bình cho biết, trước đây khi chưa có Khối công nghiệp riêng, mảng xây dựng KCN được tích hợp và đi liền cùng lĩnh vực xây dựng dân dụng. Từ giai đoạn 2017 đến nay, Hòa Bình đã thực hiện nhiều dự án KCN như: Nhà máy Nitori Bà Rịa – Vũng Tàu (Doanh thu 200 tỷ đồng), nhà máy gang thép Hòa Phát Dung Quất (DT 1.800 tỷ), nhà máy sản xuất bán gạo Want – Want (DT 500 tỷ đồng); còn trước đó là một số dự án quy mô, như: Nhà máy sản xuất may mặc Esquel ở tỉnh Hòa Bình (DT 180 tỷ đồng), nhà máy ******* ở Hà Tĩnh (DT 1.500 tỷ đồng),….

    Do đó, việc thành lập Khối công nghiệp (Nghị quyết HĐQT số 19/2020/NQ-HĐQT.HBC ngày 9/7/2020) và bổ nhiệm Phó giám đốc khối công nghiệp (ông Hồ Ngọc Phương) là những bước đi cho thấy Hòa Bình định hướng phát triển mảng xây dựng KCN một cách chiến lược và bài bản.

    Tham vọng chữ E và P của Hòa Bình

    “Triển vọng lĩnh vực khu công nghiệp tại Việt Nam được giới chuyên gia nhận định khả quan nhờ vào nhiều yếu tố, như: Đại dịch COVID-19 thúc đẩy động lực dịch chuyển công xưởng ra khỏi Trung Quốc, chiến tranh thương mại trở thành mối lo của các nhà sản xuất tại Trung Quốc, hay Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam,… Tất cả những điều này là động lực thúc đẩy Hòa Bình quyết định lựa chọn phát triển mảng xây dựng KCN một cách chiến lược và bài bản”, ông Hồ Phương chia sẻ.

    Giới đầu tư đánh giá cao nước đi phát triển mảng xây dựng KCN của Hòa Bình. Bởi, lĩnh vực này vừa theo kịp xu thế đất nước đón luồng vốn FDI, vừa tận dụng được những thế mạnh nội tại của Tập đoàn.

    Một ưu thế đáng chú ý của xây dựng KCN là yếu tố dòng tiền. Với mảng dân dụng, cần phải bán được nhà mới có thể thanh toán cho nhà thầu, do đó sẽ khó tránh được việc phát sinh công nợ do các vấn đề từ phía chủ đầu tư. “Mảng xây dựng KCN của tập đoàn thời điểm hiện tại có thể không tạo doanh thu tăng trưởng đột biến (so với mảng xây dựng dân dụng), nhưng dòng tiền sẽ ổn định và đều. Các chủ đầu tư dự án khu công nghiệp đã có sẵn nguồn vốn, nguồn tài chính, cái họ cần là nhà thầu thi công xong càng sớm càng tốt để bắt tay vào sản xuất”, ông Hồ Phương nói.

    Dù vậy, đưa mảng xây dựng KCN trở thành một mũi chiến lược quan trọng đồng nghĩa tham vọng của Hòa Bình sẽ không dừng lại ở xây dựng nhà máy KCN đơn thuần.

    Hợp đồng EPC (tiếng Anh: Engineering, Procurement and Construction) là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ (E) thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; (P) cung ứng vật tư, thiết bị; và (C) thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

    Hiện tại, những gì Hòa Bình thực hiện mới dừng ở thi công xây dựng hạng mục công trình (bê tông, cốt thép,..). “Chữ C” này chiếm một phần nhỏ chừng 1/8 – 1/6 tổng mức đầu tư một dự án. Nếu chỉ dừng lại ở đây, khối lượng công việc thi công không nhiều, và rõ ràng doanh thu, lợi nhuận công ty khó có sự tăng trưởng đột biến.

    “Trong 1-3 năm tới, một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tôi là nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ, xây dựng nguồn lực cơ sở hạ tầng để đi đến tương lai tập trung vào mảng công nghiệp nặng, đủ năng lực thực hiện chữ ‘E’, ‘P’, và đi vào thay thế các nhà thầu ngoại quốc ở thị trường công nghiệp nặng. Riêng thị phần đó, giá trị sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Đây mới là những nhân tố tạo ra đóng góp lợi nhuận lớn hơn nữa cho tập đoàn”, ông Phương chia sẻ.

    Trong tương lai, Hòa Bình sẽ tham gia siêu dự án nhà máy ở Thừa Thiên Huế. Đây là dự án có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, dự kiến sẽ khởi công xây dựng quý I/2021.

    Hòa Bình đã làm việc một thời gian dài với chủ đầu tư dự án nhà máy này. “Tham gia dự án với vai trò thầu phụ, chúng tôi nhìn nhận đây là cơ hội lớn cho tập đoàn. Bởi ngoài câu chuyện doanh thu và lợi nhuận, đó còn là kinh nghiệm chúng tôi có thể học hỏi và tích lũy”, ông Phương nhận định.

    Dù vậy, để cụ thể hóa những tham vọng của mình, Hòa Bình sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Mà ở đó, một trong các vấn đề nhà đầu tư quan tâm nhất là nguồn lực tài chính của Hòa Bình.

    Việc nới lỏng tín dụng, chấp nhận thu hồi công nợ chậm hơn, giãn tiến độ thu nợ, của Hòa Bình từng được đánh giá cao. Đây là một nét hấp dẫn của Hòa Bình, cho thấy chính sách sẵn sàng hợp tác, đồng hành cùng chủ đầu tư. Mặt khác, nó cũng tạo ra sự tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian dài.

    Đi kèm với đó, công nợ khách hàng cũng tăng trưởng tương ứng và ít nhiều gây khó khăn cho dòng tiền hoạt động, yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy, để cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng KCN, Hòa Bình sẽ dùng nguồn vốn vay, phát hành cổ phần hay sẽ tiếp tục nới lỏng tín dụng?

    Ông Hồ Phương nhận định, với hạn mức cho vay tín dụng lên đến 13.000 tỷ, Hòa Bình rõ ràng vẫn còn nhiều nguồn lực để thực hiện tham vọng, cũng như đảm bảo dòng tiền lưu chuyển trong quá trình hoạt động.

    Mặt khác, ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Hòa Bình đã thông qua phương án phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, thời hạn 5 năm. Trước đó, Hòa Bình đã có thỏa thuận hợp tác cùng các quỹ Hàn, dự phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (khoảng 1.200 tỷ đồng).

    “Ngoài tiền, vốn huy động, nguồn lực quan trọng nhất của chúng tôi là hệ thống, quy trình được tích lũy qua nhiều năm hoạt động. Hòa Bình có tiềm lực về máy móc, các hệ thống, quy trình chặt chẽ, con người của Hòa Bình cũng được đào tạo bài bản về thi công xây dựng, cũng như tư duy tối ưu hóa biện pháp thiết kế thi công”, ông Phương nói.

    Với định hướng chiến lược hợp lý và rõ ràng, Hòa Bình nắm trong tay nhiều lợi thế để trở thành một “case-study” thú vị, một khi hiện thực hóa được các dự án hiện tại. Chia sẻ với Tạp chí Nhà Đầu tư, Giám đốc một công ty chứng khoán nhìn nhận, “Trong 2 năm tới, khi pháp lý các dự án bất động sản được tháo gỡ, tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát,…, HBC sẽ là một cổ phiếu thú vị trên thị trường”.
  5. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Khát vọng đưa ngành xây dựng Việt Nam 'xuất ngoại'
    Tăng cường xuất khẩu ngành xây dựng sẽ đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đưa xây dựng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm đòn bẩy cho Việt Nam vươn lên một tầm cao mới. Đó là chia sẻ tâm huyết của ông Lê Viết Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tại Hội nghị gặp gỡ với Thủ tướng ngày 26/12/2019.

    [​IMG]
    Dự án Emprie City do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình làm tổng thầu

    Từ thầu phụ tới tổng thầu
    Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành xây dựng, ông Lê Viết Hải nhận định sau thời gian dài bị chiến tranh tàn phá với hậu quả nặng nề, công cuộc tái thiết đã không được thuận lợi trong thời kỳ bao cấp với nhiều sự bất cập khiến nền kinh tế nước ta đã kiệt quệ, lại càng trì trệ và khó khăn hơn. Nhưng, điều kiện vô cùng bất lợi đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển bùng nổ của ngành xây dựng Việt Nam khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới. Bù đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng trong thời gian quá dài là hàng ngàn dự án hiện đại được xây mới với tốc độ chóng mặt bởi rất nhiều nhà thầu quốc tế mà đối tác là những nhà thầu nội. Từ vai thầu phụ, các doanh nghiệp Việt chuyển sang đối tác liên danh và đến nay đã rất thành công trong vị trí tổng thầu nhiều công trình qui mô lớn có yêu cầu kỹ mỹ thuật cao. Ngành xây dựng trong một thời gian ngắn đã tạo nên một năng lực cạnh tranh vượt trội.

    [​IMG]

    Dự án The Peak Midtown do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình làm tổng thầu

    “Ông trùm xây dựng” cho biết thành lập đúng vào thời kỳ đổi mới, Hòa Bình không chỉ hình thành một đội ngũ nhân lực hùng hậu, làm chủ công nghệ để đưa ra nhiều cải tiến xuất sắc mà còn là đơn vị tiên phong đưa ngành xây dựng Việt Nam ra nước ngoài. Việc này, sẽ mở ra một thị trường có quy mô gấp hàng trăm lần thị trường trong nước, đưa xây dựng sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn là phương cách hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, đảm bảo chúng ta luôn có được cơ hội để tiếp thu và tích hợp kịp thời tinh hoa của cả thế giới. “Chỉ vài năm trước, những dự án quy mô lớn đòi hỏi kỹ - mỹ thuật cao như nhà cao tầng, cầu dây văng, hầm đường bộ, nhà ga sân bay quốc tế... là thị trường của nhà thầu ngoại. Nếu bây giờ doanh nghiệp xây dựng chúng ta không tích cực và chủ động ra ngoài học hỏi để luôn có sự tiến bộ kịp với thế giới thì tình trạng “Dự án siêu sao chê nhà thầu nội” có thể sẽ lặp lại trong tương lai” – ông Hải cảnh báo và nói thêm: Phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn giúp cung cấp việc làm ổn định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng khi thị trường trong nước bão hoà hoặc có biến động. Mặt khác, chuỗi cung ứng phụ trợ có liên quan như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, các dịch vụ tư vấn thiết kế, tài chính, đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển… sẽ phát triển mạnh mẽ.

    “Tôi xin nhấn mạnh mục tiêu của chúng ta là xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp tức là tổng thầu xây dựng chứ không phải là xuất khẩu lao động xây dựng. Cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về sự vượt trội trong ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ và quản trị” – ông Hải nhấn mạnh.

    Đấu thầu quốc tế : Nhà thầu nước ngoài phải liên danh trong nước
    Để ngành xây dựng ra biển lớn, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Bình đã nêu ra một số kiến nghị. Cụ thể, đối với những dự án quy mô lớn (như dự án đường cao tốc và đường sắt Bắc - Nam, dự án tàu điện ngầm thủ đô Hà Nội và TP.HCM, sân bay Long Thành...) nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là bình đẳng, cùng quản lý điều phối toàn dự án chứ không theo mô hình phân chia hạng mục công việc, hạng mục công trình, hoặc thầu chính - thầu phụ. Điều này không chỉ giúp Chính phủ giảm được gánh nặng về vốn mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng trong nước có cơ hội học hỏi để có thể làm chủ công nghệ ngay sau khi được cùng quản lý điều phối dự án với nhà thầu nước ngoài ở gói thầu đầu tiên. Từ đó, nhà thầu trong nước có đủ khả năng làm tổng thầu để triển khai tiếp các gói thầu còn lại mà không phụ thuộc vào nhà thầu ngoại với cái giá phải trả nhiều khi lên đến gấp đôi gấp ba.

    [​IMG]

    Dự án Vincity Ocean Park do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình làm thầu chính

    Song song, Việt Nam cần một cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài (các tòa đại sứ, tổng lãnh sự, các tham tán kinh tế, tham tán thương mại, đại diện các tổ chức phi chính phủ...) để thu thập thông tin về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng và điều kiện thuận lợi, qua đó cung cấp thông tin, giới thiệu đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.

    "Khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế, Chính phủ nên quan tâm đưa vào điều khoản cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác, cũng như bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại. Một điều khoản nên quan tâm nữa đó là doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công khi đưa vào nước sở tại. Hiệp định cũng cần có điều khoản tránh đánh thuế hai lần đối với doanh nghiệp Việt.

    Cũng như các ngành nghề khác, doanh nghiệp ngành xây dựng cần được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước thục hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà nước như toà đại sứ, toà tổng lãnh sự... Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tư nhân giao dự án đầu tư ở nước ngoài cho doanh nghiệp xây dựng trong nước. Đồng thời sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở Hải ngoại để tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.

    “Cần có chính sách phù hợp để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao về từng loại công trình, từng hạng mục công tác để tạo nên những doanh nghiệp xây dựng có đẳng cấp quốc tế. Cuối cùng, phải truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển toàn diện ngành xây dựng cùng các chuỗi cung ứng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Không chỉ những người chủ doanh nghiệp các ngành sản xuất công nghiệp mà cả chủ doanh nghiệp xây dựng cũng nên có tư duy toàn cầu” - ông Lê Viết Hải đề xuất.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Lãi suất sẽ giảm và ổn định ở mặt bằng thấp?

    Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu, đề cập kỳ vọng lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp bởi 3 yếu tố. Thứ nhất, các ngân hàng trung ương (NHTW) được dự báo duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong khoảng thời gian dài. Thứ hai, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giảm lãi suất huy động, tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.

    Cuối cùng, theo VCBS, xu hướng tăng của lãi suất huy động những năm trước chủ yếu đến từ việc huy động nhằm đáp ứng các chỉ số an toàn và cạnh tranh thu hút khách, cũng như có nguồn lực cho vay tín dụng. Sang năm 2021, dưới động thái điều hành của NHNN, cùng mục tiêu tín dụng tập trung vào chất lượng, xu hướng tăng lãi suất huy động khó có thể trở lại.

    [​IMG]
    VCBS cũng kỳ vọng tiếp tục có một phần tiền gửi dịch chuyển sang các kênh đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn, đây tiếp tục được xem là động lực tăng trưởng nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp đối với nhà đầu tư cá nhân.

    CTCK cũng cho rằng mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay (tính chung cho cả năm) để hỗ trợ tăng trưởng có thể đạt được nhờ dòng tiền đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho thanh khoản và lãi suất huy động ổn định ở mặt thấp đủ lâu.

    Lãi suất huy động được dự báo giảm 50 điểm cơ bản so với cuối năm 2020 và sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Lãi suất cho vay có thể giảm 30-50 điểm cơ bản do độ trễ giữa giảm hai loại lãi suất sẽ mất ít nhất 6 tháng, thậm chí dài hơn
  8. Zack_alex

    Zack_alex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    537
    Sao Hbc hnay yếu vậy các bác :(
    BigDady1516 thích bài này.
  9. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871
    Bổ sung siêu cổ phiếu VOC, LCG nhé bác !
    BigDady1516Tnn0312 thích bài này.
  10. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.468
    Lcg ngon thật.
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này