TT Tích lũy đi lên vượt Đỉnh Thời Đại trong nghi ngờ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 23/02/2021.

3395 người đang online, trong đó có 83 thành viên. 01:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 51603 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Hàng ngon @};-
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021, Bài cũ: 26/02/2021 ---
    TÌnh hình này cuối tuần sau dễ vượt đỉnh @};-
    alisson36 thích bài này.
  2. trandat179

    trandat179 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    2.133
    mua lắm thế, tiền đâu ra mà mua, thích mỗi con HBC
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    1156 nhúng xuống vượt lên là đẹp rồi, các anh chơi quá hay @};-
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021 ---
    LCG đẹp@};-
    Sang tuần bứt tốc 2x sớm thôi@};-
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021 ---
    Danh mục hàng ngon, lựa chọn món @};-
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021 ---
    Sóng dệt may @};-
    Tnn0312 thích bài này.
  4. CRV37

    CRV37 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2017
    Đã được thích:
    520
    HPG sẽ dẫn sóng đợt này
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    HBC Hàng chất lượng cho năm 2021, CTD rút ko làm Xây dựng em nó là vua sớm@};-
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021, Bài cũ: 26/02/2021 ---
    HPG nay công lớn kéo TT, sóng đầu tư công và xây dựng pha này chuẩn @};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tin nóng A Long dành cho cổ đông từ đêm qua @};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chứng khoán HSC muốn phát hành thêm cổ phiếu, dùng gần 1.500 tỷ đồng cho vay margin
    14:50 | 26/02/2021


    Theo kế hoạch, Chứng khoán HSC sẽ phát hành 152,52 triệu cổ phiếu HCM theo tỷ lệ phát hành 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu hiện hữu tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới). Giá chào bán dự kiến là 14.000 đồng/cp. Phương thức chào bán là chào bán cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua.

    Thông tin từ Chứng khoán HSC, giá phát hành 14.000 đồng/cp dựa trên giá trị số sách theo báo cáo tài chính quý IV/2020 tự lập tại ngày 31/12/2020 là 14.557 đồng/cp. Giá trị thị trường giao dịch bình quân của cổ phiếu HCM (từ ngày 30/12/2020 đến 17/2/2021) là 30.123 đồng/cp.

    Với mức giá phát hành 14.000 đồng/cp, Chứng khoán HSC dự kiến thu về 2.135 tỷ đồng. Về mục đích sử dụng, công ty sử dụng 1.495 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ.

    Ngoài ra, Chứng khoán HSC sử dụng 427 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và 213,3 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh.

    Về hoạt động cho vay margin, trong năm 2020, Chứng khoán HSC là đơn vị tăng trưởng mạnh nhất về cho vay ký quỹ.

    Tại ngày 31/12/2020, giá trị cho vay ký quỹ của Chứng khoán HSC là 8.623 tỷ đồng, tăng 3.889 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2019. Đáng chú ý, Chứng khoán HSC có tỷ lệ cho vay margin trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong 20 công ty lớn nhất thị trường, đạt 1,94 lần, gần chạm ngưỡng trần 2 lần theo như quy định.
    --- Gộp bài viết, 26/02/2021, Bài cũ: 26/02/2021 ---
    HCM mai tít rồi 4x nhỉ hay 5x @};-
    Hugomax thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Vietcombank chào bán riêng lẻ 6,5% vốn?

    Tăng vốn là một trong những tờ trình quan trọng được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) trình ĐHĐCĐ diễn ra vào 23/4/2021.

    [​IMG]
    Vietcombank vẫn đang trong lộ trình tăng vốn
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2021 (ĐHĐCĐ). Theo đó, ĐHĐCĐ của ngân hàng này sẽ tổ chức vào 23/4 tại Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, Khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Vietcombank sẽ chốt danh sách cổ đông hưởng quyền tham dự đại hội vào ngày 19/3, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/3.

    Theo thông báo, ĐHĐCĐ Vietcombank năm nay ngoài thực hiện các nội dung thường niên như: cho ý kiến về báo cáo của HĐQT, Ban Điều hành và Ban kiểm soát về hoạt động năm 2020 và định hướng năm 2021; quyết định mức thu lao cho các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) năm 2021, thông qua phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2020… thì sẽ thông qua phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2022.

    Nội dung phương án tăng vốn chưa được ngân hàng thông báo. Tuy nhiên, nhiều khả năng, ngân hàng sẽ trình cổ đông tăng vốn bằng chia cổ tức (bằng tiền mặt, cổ phiếu thưởng) và tiếp tục đề ra phương án phát hành riêng lẻ.

    Tại ĐHĐCĐ năm 2020, cổ đông Vietcombank đã thông qua phương án tăng vốn giai đoạn 2020-2021. Theo đó, ngoài tăng vốn bằng chia cổ tức, ngân hàng cũng dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán ( khối lượng phát hành tối đa là 241.077.034 cổ phiếu).

    Mục tiêu chào bán riêng lẻ 6,5% vốn được Vietcombank đưa ra từ năm 20219, song đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

    Năm 2020, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 23.045 tỷ đồng, giảm 0,3% so với năm 2019. Tính đến 31/12/2020, tổng huy động vốn của ngân hàng tăng 4,9% so với 2019, tín dụng tăng 13,95% so với 2019 – cao nhất trong số các ngân hàng thương mại nhà nước. Không chỉ tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh mà các hoạt động ngoài lãi cũng tăng trưởng rất tốt. Thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng chiếm 49,8% thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tăng 10,7 điểm % so với năm 2019.

    Mặc dù tín dụng và các hoạt động phi tín đụng đều tăng trưởng mạnh nhưng sở dĩ lợi nhuận năm 2020 của Vietcombank không tăng trưởng, ngoài lý do giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng còn do ngân hàng này nâng dự phòng rủi ro lên mức kỷ lục: 19.344 tỷ đồng. Năm 2021, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 6%; huy động vốn thị trường 1 tăng 8%, tín dụng tăng khoảng 12%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, NIM 3,1% và lợi nhuận trước thuế tăng 12%, tương đương lên 25.200 tỷ đồng.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ngành Giao thông vận tải ưu tiên hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
    Thứ Sáu, 26/02/2021 14:54
    Năm 2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao gần 43.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong đó lấy đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Để hoàn thành, Bộ đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án giao thông phải hoàn thành kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng tháng, từng quý năm này trước ngày 5/3

    Vốn đầu tư công giải ngân như thế nào?

    Mục tiêu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công đang được Bộ GTVT đẩy nhanh ngay từ những tháng đầu năm, không chỉ tại những án đang triển khai thi công, mà tại tất cả các dự án chuẩn bị khởi công xây dựng. Ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, Bộ đang triển khai xây dựng 44 dự án. Trong năm 2021, dự kiến hoàn thành 24 dự án và khởi công 19 dự án. Riêng trong 2 tháng đầu năm, đã khởi công 2 dự án cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và hoàn thành dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

    Còn theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), đến thời điểm này, Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước 36.536/42.995 tỷ đồng (đạt 85%), còn lại khoảng 6.459 tỷ đồng tạm thời chưa giao kế hoạch chi tiết do phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giao kế hoạch năm. Năm 2021, Bộ GTVT đặt mục tiêu lọt top đầu giải ngân vốn đầu tư công trong các bộ, ngành Trung ương, thông qua việc sớm hoàn thành tiến độ đấu thầu, điều chỉnh thiết kế, dự toán, quyết toán, giải phóng mặt bằng... các dự án đã và đang triển khai, đảm bảo không để dồn kế hoạch giải ngân vốn vào cuối năm.

    [​IMG]
    Dự án nâng cấp tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2021.
    Đơn cử, tại dự án nâng cấp tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp (tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng) đi xuyên 4 tỉnh miền Tây (Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau), được khởi công tháng 2/2020, dự án là 1 trong 14 dự án giao thông cấp bách của Bộ GTVT đang được rốt ráo triển khai thi công. Dự án hiện đã đạt khoảng 84% tiến độ. Ông Nguyễn Chung Khánh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư) khẳng định, dự án sẽ thảm xong bê tông nhựa lớp trên toàn tuyến, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2021, trước một tháng so với kế hoạch giải ngân của Bộ GTVT giao.

    Hay tại 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông: Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu được chuyển đổi từ phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công, ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về chuyển đổi phương thức cuối năm 2020, Bộ GTVT đã yêu cầu đơn vị chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục để triển khai dự án. Ông Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 cho biết, 2 dự án này hiện đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh phù hợp với phương thức đầu tư công sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, dự kiến khởi công trong quý II/2021 theo mục tiêu Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu.

    Ngoài ra, Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến độ triển khai 8 dự án thành phần vốn đầu tư công thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc-Nam để có thể đưa vào khai thác trong năm 2022...

    Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Chính phủ vừa ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản và giải ngân vốn đầu tư công. Do đó, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiên cứu, áp dụng vào thực tế và xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng tháng, từng quý.

    Quy trách nhiệm người đứng đầu



    Đặt mục tiêu sớm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021, nhưng ngành GTVT còn không ít việc phải làm. Ông Nguyễn Danh Huy khẳng định, năm 2020, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công bộc lộ không ít bất cập như: Nhiều dự án chưa dự báo nhu cầu vốn sát thực tế thực hiện; chưa cập nhật tiến độ nhập dự toán, phân bổ chi tiết vốn giao; chưa kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn từng dự án phù hợp với tiến độ triển khai... dẫn đến việc giải ngân chậm, dồn vào cuối năm.

    Vì vậy, năm 2021, Vụ Kế hoạch đầu tư tham mưu Bộ GTVT giao chi tiết kế hoạch năm cho các dự án ngay sau khi đảm bảo điều kiện, thủ tục giao vốn; tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình phân bổ, thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; điều chỉnh chi tiết kế hoạch vốn từng dự án, nhất là dự toán chi đến từng gói thầu; tăng cường giám sát thực hiện đầu tư các dự án, đặc biệt là giám sát hiện trường các dự án trọng điểm và dự án có tiến độ giải ngân chậm để kịp thời xử lý.

    “Lãnh đạo các ban quản lý dự án, đơn vị chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT và các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước về tính chính xác của các thông tin, số liệu và kết quả thực hiện kế hoạch giải ngân,” ông Nguyễn Danh Huy khẳng định.

    Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, năm 2021, Bộ GTVT tiếp tục đặt mục tiêu lọt tốp đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Để đảm bảo kế hoạch giải ngân này, Bộ GTVT sẽ gắn trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, nếu kết quả giải ngân không đạt yêu cầu sẽ không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ...
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Những bước đường tái cấu trúc

    Chủ tịch Hòa Bình cho rằng đại dịch Covid-19 là một thách thức rất lớn song cũng là một cơ hội để tập đoàn tập trung vào công cuộc tái cấu trúc, nhằm chuẩn bị cho sự bứt phá ở giai đoạn tiếp theo.

    Hiện, Hòa Bình đang trong quá trình “lột xác” để vươn ra quốc tế, sau khi đã trở thành “gã khổng lồ” của ngành xây dựng Việt Nam. Nội dung tái cấu trúc của Hòa Bình khá đa dạng nhưng tập trung vào các nhóm: tái cấu trúc dịch vụ, sản phẩm, thị trường; tái cấu trúc mô hình kinh doanh; tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nhân sự; đầu tư nghiên cứu phát triển…

    Cụ thể, đối với nhóm dịch vụ, sản phẩm và thị trường, năm 2020, trước sự chững lại của mảng xây dựng nhà ở dân dụng cao tầng, Hòa Bình đã phát triển thêm sản phẩm dịch vụ của mảng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

    Về trình độ phát triển, trải qua các vai thầu phụ, thầu chính, hiện tại Hòa Bình đang là tổng thầu thiết kế thi công (Design & Build) và nuôi tham vọng trở thành tổng thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction).

    Về công nghệ, bên cạnh việc phát triển các hệ thống quản lý nội bộ, Hòa Bình đang mở rộng quy mô của ứng dụng mô hình BIM (Building Information Modeling) vào thiết kế, quản lý xây dựng. Hiện tỷ lệ dự án áp dụng BIM đã lên tới 30%.

    Về thị trường, Hòa Bình đang dần vươn tay ra thị trường quốc tế, gồm cả xây dựng lẫn kinh doanh địa ốc. Cụ thể, về xây dựng, Hòa Bình đã thi công tại các thị trường Malaysia, Myanmar, Kuwait…; về kinh doanh địa ốc, Hòa Bình đang hợp tác với một đơn vị để triển khai dự án nhà ở cao tầng tại Canada.

    Đối với việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh, Hòa Bình đang trù bị kế hoạch thoái vốn tại hàng loạt công ty con. Song song với đó, tập đoàn sẽ xem xét sáp nhập các công ty có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp. Hòa Bình cũng sẵn sàng tham gia liên kết với các công ty chuyên sâu khác để mở rộng lợi thế cạnh tranh.

    Theo Chủ tịch Lê Viết Hải, vừa qua, Hòa Bình đã mua bán, sáp nhập thành công Công ty Cổ phần 479, chuyên ngành thi công xây dựng cầu đường, cảng sông, cảng biển, công trình thủy lợi ở Việt Nam, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình.

    Ngoài ra, Hòa Bình còn có kế hoạch mua một công ty tại Romania để biến đơn vị này thành công ty con. Nếu thành công, Hòa Bình sẽ trở thành công ty xây dựng số 1 tại Romania đồng thời nuôi tham vọng thành công ty xây dựng số 1 Đông Âu, xa hơn là định hướng xuất khẩu dịch vụ xây dựng sang các nước EU.

    Đối với việc tái cấu trúc tài chính, Hòa Bình dự tính sẽ lấy nguồn từ việc thoái vốn khỏi các công ty con cộng thêm các nguồn lực khác để tài trợ cho hoạt động M&A.

    Chủ tịch Hòa Bình cho biết trước đây tập đoàn thường tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu, nhưng nay sẽ chuyển sang phát hành trái phiếu chuyển đổi.

    Hiện, Hòa Bình đang từng bước cân đối nợ vay cả ngắn và dài hạn. Được biết nợ vay của Hòa Bình tại ngày 30/6/2020 đã lên tới hơn 5.000 tỷ đồng (ngắn hạn 4.939 tỷ đồng, dài hạn 165 tỷ đồng).

    Đáng chú ý, thông qua hợp tác với Infinity Blockchain Group, Hòa Bình đã giới thiệu quỹ đầu tư Hòa Bình Infinity, mục tiêu là quản lý các nguồn quỹ, vốn và khởi tạo các công cụ quản lý tài chính hiệu quả theo đặc thù của ngành xây dựng để mở rộng kinh doanh và phát triển thị trường nước ngoài.

    Về thu hồi nợ, Hòa Bình đã lập hẳn một ban chuyên môn đảm nhiệm công tác này do tổng giám đốc làm trưởng ban. Theo báo cáo hợp nhất 6 tháng, khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Bình là 10.611 tỷ đồng. Ông Lê Viết Hải kì vọng việc đôn đốc thu hồi nợ sẽ mang về cho tập đoàn “vài nghìn tỷ” để hoạt động kinh doanh.

    Đối với việc đầu tư nghiên cứu phát triển, Hòa Bình đang chuẩn bị đầu tư trung tâm sáng tạo Hòa Bình tại khu công nghệ cao TP. HCM. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng cho biết sẵn sàng chi tiền để mua bản quyền sáng chế, công nghệ mới, vật liệu mới…

    Những bước đường tái cấu trúc nói trên chắc chắn sẽ hao tốn một nguồn lực không hề nhỏ của Hòa Bình. Tuy vậy, đó gần như là con đường phải đi, khi phương thức cũ và các yếu tố nội tại không còn phù hợp trong tình hình mới, nhất là khi thị trường xây dựng trong nước đã chạm ngưỡng bão hòa.

    Ông Lê Viết Hải tỏ ra khá tự tin khi nói về việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Năm ngoái, nói với VietnamFinance, ông đã bày tỏ: “Tôi cho rằng nếu biết làm đúng cách, xây dựng sẽ là ngành có lợi thế cạnh tranh rất lớn của Việt Nam và Việt Nam sẽ có thể trở thành một quốc gia nổi tiếng về xây dựng”.

    “Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hoàn toàn có thể đi ra thế giới…”, ông Hải nhấn mạnh thêm.

Chia sẻ trang này