TT Tích lũy đi lên vượt Đỉnh Thời Đại trong nghi ngờ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 23/02/2021.

3427 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 51603 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ngày 24.11, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã tổ chức sự kiện lễ chuyển giao thế hệ lãnh đạo – “Trang sử vàng”. Theo đó, ông Lê Viết Hiếu đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc thay ông Lê Viết Hải. Thời gian bổ nhiệm của ông Hiếu là hai năm. Được biết ông Hiếu sinh năm 1992, là con trai của ông Hải, người sáng lập tập đoàn HBC.
    Trước khi thành tân Tổng giám đốc, ông Hiếu kinh qua các vị trí giám đốc phát triển thị trường nước ngoài và phó tổng giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc của HBC. Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra hồi tháng 6 này cũng đã thông qua việc bầu ông Hiếu vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019-2024.
    Ông Hiếu là cử nhân quản trị kinh doanh chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, đại học Califonia Polytechnic State, San Luis Obispo (Mỹ). Trước khi về HBC vào năm 2016, ông Hiếu từng làm việc tại ngân hàng Shinhan Việt Nam.
    HBC được biết đến là tập đoàn xây dựng có quy mô lớn nhất Việt Nam, sau khi Coteccons quyết định lui khỏi mảng xây dựng.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Việt Nam tăng tốc đón ‘sóng’ FDI, lối đi nào cho các doanh nghiệp nội địa?
    [​IMG]
    Nhà máy Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên. Samsung hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam

    Việt Nam sẽ làm gì để tận dụng cơ hội thu hút nhiều hơn nữa FDI trong năm nay?
    Điểm sáng đầu năm
    Ngay trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, hàng loạt dự án FDI có vốn đầu tư lớn đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1/2021, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, đạt hơn 2 tỷ USD.
    Có thể kể đến Dự án 30 triệu USD do công ty Singapore Lioncore Industries làm chủ đầu tư vừa được trao giấy chứng nhận vào ngày 5/2. Tại Hải Phòng, thành phố này cũng vừa trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án LG Display Hải Phòng với số vốn 750 triệu USD để mở rộng sản xuất các sản phẩm màn hình OLED TV, màn hình LCD...
    Trong tháng 1/2021, Bắc Giang cũng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho bốn dự án lớn, trong đó có Dự án nhà máy Fukang Technology cho đại diện Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd tại khu công nghiệp Quang Châu, với vốn đăng ký đầu tư 270 triệu USD. Đây là một trong những nhà máy sản xuất iPhone, iPad, MacBook cho Apple với quy mô sản xuất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm.
    Một trong những dự án tỷ USD “xông đất” Việt Nam là Nhiệt điện Ô Môn II. Dự án có công suất thiết kế 1.050MW, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,3 tỷ USD, do liên danh Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) thực hiện.
    Theo thống kê, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành, lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư theo Nghị quyết 50-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ban hành vào tháng 8/2019.
    Trao đổi với TG&VN đầu năm Tân Sửu, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết, không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư FDI nói chung đều nhận thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam ổn định hơn so với các nơi khác. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, rút gọn các thủ tục hành chính, giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh… trong thời gian qua đã rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của các doanh nghiệp.
    Cùng với thành công của Việt Nam trong khống chế dịch Covid-19 và ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, là cơ sở để ông Choi Joo Ho tin tưởng, xu hướng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Trường Đại học Fullight dự báo năm 2021, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ khả quan, do sự dịch chuyển đầu tư của chuỗi cung ứng các ngành logistics, ngành thực phẩm chế biến…
    Để sự cộng sinh phát huy hiệu quả
    Để chuẩn bị đón sóng đầu tư mới, ngay từ năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định lập tổ công tác đặc biệt đón “đại bàng” đến Việt Nam, tức là đón những dự án từ các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng. Cùng với đó, Việt Nam cũng cam kết sẽ tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, đổi mới đồng bộ nền kinh tế, phát triển kinh tế số… để cùng các nhà đầu tư phát triển.
    Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tận dụng dòng FDI mới vào đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và chắc chắn trong giai đoạn tới, Chính phủ cũng cần tích cực và khẩn trương xúc tiến các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa. Bởi lẽ, theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chỉ có khoảng 15% các doanh nghiệp tư nhân được điều tra là nhà cung ứng cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Nói cách khác, doanh nghiệp nội địa chưa tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp đa quốc gia.
    Giáo sư Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, lý do chủ yếu vì doanh nghiệp trong nước quá yếu, không đủ năng lực và tiềm năng để doanh nghiệp FDI chọn làm đối tác. Các doanh nghiệp FDI thường tìm những doanh nghiệp nội địa có tiềm năng để chuyển giao công nghệ, mục đích để cung cấp cho họ những sản phẩm trung gian đủ chất lượng với giá thành phù hợp. Nhưng tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nhà nước phần lớn hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng, dịch vụ, tài chính,... còn doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết quá nhỏ, manh mún.
    Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ để doanh nghiệp trong nước tiếp cận được vốn và đất đầu tư, tháo gỡ các rào cản về hành chính, tìm đối tác, phương pháp tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ... để họ có thể trở thành đối tác của các dự án FDI mới.
    Mặt khác, khu vực FDI chiếm tới 20% GDP, khoảng 50% sản xuất công nghiệp và khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Tức là kinh tế Việt đã cộng sinh vào FDI ở mức độ rất cao, cần phải chọn lựa những dự án thật cần thiết.
    Nếu để làn sóng FDI vào Việt Nam một cách tự phát thì có thể gây ra một số bất lợi. FDI từ ngành nào cũng cho phép vào thì sẽ gây ra sự cạnh tranh không cần thiết đối với doanh nghiệp trong nước. Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các nguồn cung cấp khác như điện lực, nước, đất đai... có giới hạn, không thể tăng nhiều trong thời gian ngắn, do đó nếu để các dự án FDI kém chất lượng vào nhiều sẽ làm hạn chế FDI ở những lĩnh vực mà Việt Nam cần ưu tiên.
    Trong nhiều năm qua, phần lớn các dự án FDI vào Việt Nam chỉ tập trung ở các khâu gia công lắp ráp đơn giản, nên nhu cầu nguồn nhân lực chỉ dừng lại ở lao động phổ thông. Vì vậy, để đón được làn sóng đầu tư công nghệ cao đang dịch chuyển, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, cần tính ngay đến một chiến lược phát triển nguồn nhân lực tay nghề cao.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    2 tháng đầu năm 2021: Vốn thực hiện FDI tăng 2%
    16:15 | 26/02/2021


    Trong 2 tháng đầu năm 2021, có nhiều tín hiệu tích cực trong thu hút, thực hiện vốn FDI. Đáng lưu ý, vốn thực hiện các dự án FDI đã tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
    Hơn 2 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong tháng 1Việt Nam “hút” gần 2,02 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2021
    Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, có 126 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 74,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]
    Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
    Vốn đăng ký mới giảm do trong cùng kỳ năm 2020 có Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư đăng ký mới 2 tháng đầu năm 2021 sẽ tăng 82,6% so với cùng kỳ 2020.

    Về vốn điều chỉnh, có 115 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.

    Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 445 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ.

    Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 2 tháng đầu năm, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 đã ảnh hưởng tới tình hình cấp mới/điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam cũng làm ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng dự án của các nhà đầu tư. Vì vậy, số dự án cấp mới, điều chỉnh vốn cũng như góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là số dự án điều chỉnh vốn giảm song quy mô vốn điều chỉnh tăng (từ 4,2 triệu USD/lượt trong 2 tháng năm 2020 lên gần 14 triệu USD/lượt trong 2 tháng năm 2021), làm tăng tổng vốn đầu tư điều chỉnh lên gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

    Trong bức tranh thu hút FDI, trong 2 tháng đầu năm 2020, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 153 triệu USD.

    Theo đối tác đầu tư, đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 1,64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hoa Kỳ,…

    Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 43 tỉnh, thành phố, trong đó Cần Thơ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,31 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 918 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Giang đứng thứ ba với gần 573 triệu USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh,…
  4. GSharp

    GSharp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2016
    Đã được thích:
    739
    Sao bơm HBC lắm thế
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
  6. GSharp

    GSharp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2016
    Đã được thích:
    739
    Nhịp này 17 lên 25 nhé
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tổng 9x nó máu lắm giờ vị trí thứ nhất rồi khi CTD bỏ bạn chơi ! Hà cớ gj ko lên 7-8 X trong 2 năm tới nhỉ@};-
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Nhờ đâu Việt Nam được nâng hạng quyền lực mềm toàn cầu?
    Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu năm nay...
    [​IMG]Việt Nam xếp thứ 47 trong top 100 quốc gia có chỉ số quyền lực mềm cao nhất thế giới - Ảnh: Shutterstock
    NGỌC TRANG
    20:53 GMT+7 - Thứ Sáu, 26/02/2021

    Theo báo cáo Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu (Global Soft Power Index Report) năm 2021 của Brand Finance, xếp hạng quyền lực mềm của Việt Nam tăng từ vị trí 50/60 lên 47/100 quốc gia được xếp hạng.

    Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu năm nay.

    PHÁT HUY TỐT MỌI KHÍA CẠNH CỦA QUYỀN LỰC MỀM

    Brand Finance, hãng tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, đánh giá Việt nam đã phát huy tương đối tốt tất cả các khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu đất nước.

    "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020-2030 nhằm nâng cao giá trị và xếp hạng thương hiệu quốc gia, đồng thời đặt mục tiêu đưa hơn 1.000 sản phẩm trở thành thương hiệu mạnh quốc gia", ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành của Brand Finance tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thông tin.

    "Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và hoàn tất quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Điều này giúp Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế toàn khu vực và liên khu vực, trở thành động lực cho hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia này", ông Samir Dixit cho biết.

    Cơ quan quản lý chương trình "Giá trị Việt Nam" (Vietnam Value), thuộc Bộ Công Thương đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực thông qua tư vấn phát triển doanh nghiệp, thiết lập hệ thống thông tin, cập nhật kiến thức xây dựng thương hiệu.

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tập trung xây dựng và quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam trên thị trường nước ngoài; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt dựa trên uy tín chất lượng, sản xuất thân thiện với môi trường và tính chuyên nghiệp, từ đó góp phần củng cố vị thế của thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

    "Tất cả những sáng kiến và nỗ lực này đã giúp nâng cao nhận thức của công chúng, người tiêu dùng quốc tế và khách hàng về Chương trình và các sản phẩm Vietnam Value thông qua các kênh truyền thông trong nước và quốc tế", đại diện Brand Finance nhận xét.

    Theo đại diện của Brand Finance, nhờ những nỗ lực của chương trình "Giá trị Việt Nam", ngành công nghiệp thực phẩm chế biến hiện đóng góp tới 17 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam, trong khi ngành công nghiệp may mặc đóng góp hơn 22 tỷ USD.

    "Những đóng góp kinh tế này vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng chung, danh tiếng và góp phần quan trọng vào quyền lực mềm của Việt Nam", ông Samir Dixit cho biết.

    [​IMG]
    Việt Nam đứng thứ 47 trong top 100 quốc gia có chỉ số quyền lực mềm cao nhất thế giới năm 2021 - Nguồn: Brand Finance

    Theo ông Dixit, trong thời đại ngày nay, phương thức quản trị quyền lực mềm truyền thống thông qua các cá nhân nổi bật và ngoại giao chính trị không còn phù hợp. Quyền lực mềm giờ đây tổng hợp nhận thức của tất cả các bên liên quan, có thể là người tiêu dùng, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, nhà đầu tư, lãnh đạo của các quốc gia khác.

    Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ 21 bao gồm sự hợp tác bền vững giữa các bên liên quan và mối tương quan giữa nhận thức về thương hiệu quốc gia với các thương hiệu trong nước. Điều này là động lực giúp nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia ở cả bên trong lẫn bên ngoài.

    Trong khối ASEAN, Singapore có xếp hạng quyền lực mềm cao nhất, ở vị trí thứ 20. Tiếp đến là Thái Lan, Malaysia, Indonesia với xếp hạng lần lượt là 33, 39 và 45. Xếp sau Việt Nam (vị trí 47) là Philippines (53), Campuchia (89) và Myanmar (90).

    5 MỤC TIÊU NÂNG CAO QUYỀN LỰC MỀM CỦA VIỆT NAM

    Trả lời phỏng vấn của Brand Finance, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sức mạnh mềm của Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ sự kế thừa và phát huy những giá trị của chính mình - bao gồm lịch sử, truyền thống, văn hóa hào hùng và chính sách đối ngoại yêu chuộng hòa bình - mà còn là sự phát triển và tối ưu hóa vị thế cũng như lợi thế mới của mình.


    "Trong bối cảnh khó khăn của năm 2020, việc Việt Nam thực hiện thành công 'vai trò kép', vừa là Chủ tịch ASEAN, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là minh chứng cho việc vận dụng hài hòa sức mạnh mềm trong quan hệ ngoại giao đa phương và song phương của Việt Nam", ông Đào Bá Phú cho biết.

    Theo ông Phú, Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, với tỷ trọng thương mại trên GDP tăng từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% năm 2019. Dù đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động bị ngưng trệ và GDP sụt giảm vào đầu năm 2020, Việt Nam vẫn nằm trong một số ít nền kinh tế đạt tăng trưởng GDP dương gần 3% trong năm qua.

    Đại diện Bộ Công thương cũng nêu 5 mục tiêu nhằm nâng cao quyền lực mềm của Việt Nam trong thập kỷ tới.

    Thứ nhất là cần định hướng chiến lược thúc đẩy quyền lực mềm một cách hệ thống và dài hạn trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

    Thứ hai là cần nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo - từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

    Thứ ba, tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.

    Thứ tư, công tác ngoại giao cần tập trung vào nâng cao năng lực và khẳng định vai trò "nòng cốt, dẫn dắt, trung gian" trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

    Thứ năm, ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.

    Bên cạnh việc xây dựng và phát huy sức mạnh mềm, Việt Nam cũng cần củng cố và hoàn thiện sức mạnh cứng để tạo ra sức mạnh tổng hợp - "sức mạnh thông minh" - thể hiện vị thế địa chiến lược và địa kinh tế mới của quốc gia, Đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.
    Last edited: 26/02/2021
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Giai đoạn 2021-2030: Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm
    Vững vàng đi qua năm 2020 với nhiều biến động chưa từng có trong lịch sử, Việt Nam bước sang giai đoạn 2021 – 2030 với nhiều dấu ấn, thế và lực có nhiều chuyển biến. ...
    [​IMG]Ts. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiếnlược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
    TRẦN HỒNG QUANG (*)


    Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2021-2030 có nhiều nội dung đổi mới, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

    Với quan điểm, Việt Nam tập trung phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; tập trung xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 -2030 đã khái quát mức độ phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam phấn đấu ngang tầm khu vực và thế giới.

    BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

    Trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Trong đó, GDP/người giá thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD, năm 2020, GDP/người đã đạt 3.521 USD. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. GDP/người giá thực tế đạt khoảng 7.500 USD. Hướng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

    Để hiện thực hoá các mục tiêu chiến lược kể trên, dự thảo cũng chỉ ra ba đột phá chiến lược có tính lâu dài, quan trọng trong 10 năm tới (2021-2030).

    Thứ nhất, đột phá về thể chế. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và hội nhập. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường.



    Thứ hai, đột phá nguồn nhân lực. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam.

    Thứ ba, đột phá về hạ tầng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn và hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

    Cho đến thời điểm năm 2020, giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người của Việt Nam ước khoảng 900 USD/người. Dự kiến, chỉ tiêu này sẽ tăng lên đạt mức 2.000 USD/người vào năm 2030, khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp (công nghiệp mới nổi).

    Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), nước công nghiệp (công nghiệp mới nổi) có tiêu chí giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người từ 1.000 - 2.500 USD hoặc giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 0,5% tổng giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu. Trong khi để trở thành nước công nghiệp phát triển, phải đạt giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người trên 2.500 USD hoặc GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương trên 20.000 USD.

    ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CHÍNH

    Để hoàn thành mục tiêu chiến lược đề ra, ba phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ được tập trung triển khai.

    Thứ nhất, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo… Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp.



    Thứ hai, phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro cho việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới. Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số. Bên cạnh đó, lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hình thành Hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài.

    Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Ngoài ra, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước. Tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia. Đặc biệt, phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế.

    Thêm vào đó, chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu, quan trọng nhất. Hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, kết nối chặt chẽ, hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước.

    [​IMG]


    [​IMG]




    (*): Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư
    Mhoang79 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ngân hàng tăng tỷ trọng CASA

    Theo thống kê của Người Đồng Hành, trong năm 2020, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong cơ cấu tiền gửi khách hàng tại 23/25 ngân hàng đã được nâng lên. VietBank và Kienlongbank là 2 đơn vị giảm tỷ lệ CASA lần lượt 1 và 2 điểm phần trăm, xuống 3% và 4%. Đây cũng là 2 trong 3 ngân hàng có chỉ tiêu này thấp nhất hệ thống, sau BacABank ở mức 2%.

    Trái với 3 ngân hàng trên, phần lớn các nhà băng đều đẩy mạnh hút CASA với tốc độ cao hơn tăng trưởng tiền gửi chung. Techcombank là ngân hàng cải thiện lớn nhất trong năm 2020. CASA của đơn vị này tăng 62%, cao gấp 3 lần so với mức tăng tiền gửi, chỉ 20%. Tỷ trọng CASA nâng từ 33% lên 44% với hơn 122.972 tỷ đồng.

    Techcombank từ vị trí thứ hai vươn lên dẫn đầu về tỷ lệ CASA, vượt qua 2 ngân hàng tiếp theo là MB và Vietcombank với 37% và 30%.

    Năm 2020, CASA của MB tăng gần 25% so với cuối năm 2019, lên 115.194 tỷ đồng, trong khi tiền gửi khách hàng chung tăng 14%. Vietcombank ghi nhận tăng trưởng CASA 17%, ở mức 307.026 tỷ đồng, trong khi quy mô tiền gửi tăng 11% lên hơn 1 triệu tỷ đồng.

    [​IMG]
    CASA tại các ngân hàng Việt Nam. Đơn vị: tỷ đồng, %.

    Vietcombank, MB và Techcombank là 3 ngân hàng cạnh tranh trong nhóm đầu với cuộc đua CASA. Techcombank, với chính sách “zero fee”, miễn phí toàn bộ giao dịch trực tuyến cho khách hàng cá nhân, từ năm 2016 và mở rộng cho khách hàng doanh nghiệp từ năm 2018, đóng góp vào việc nâng tỷ trọng CASA nhân đôi trong 5 năm qua. MB cũng triển khai chương trình chuyển tiền miễn phí qua ứng dụng online.

    Gần đây, Vietcombank cũng công bố chương trình nhằm thu hút tiền gửi không kỳ hạn, 4 gói dịch vụ gồm VCB-Eco, VCB-Plus, VCB-Pro và VCB-Advanced, với các chính sách miễn phí giao dịch trực tuyến khác nhau.

    Như gói VCB-Eco, người dùng nếu duy trì số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng từ 2 triệu đồng trở lên sẽ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank, nhưng tính phí nếu chuyển tiền ngoài hệ thống Vietcombank. Với các gói VCB-Plus, VCB-Pro và VCB-Advanced có thêm một số ưu đãi khác với yêu cầu đảm bảo số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng trong tài khoản trên 4 triệu đồng, 6 triệu đồng và 10 triệu đồng trở lên.

    Chứng khoán Bản Việt (VCSC) từng nhận định trong khi các ngân hàng tích cực thu hút lượng CASA bán lẻ, Vietcombank tạo ra sự khác biệt khi tập trung vào huy động CASA từ doanh nghiệp, đây là phương thức khá khó khăn để ngân hàng tiếp tục mở rộng, khi đã chiếm thị phần lớn nhất trong mảng này. Tuy nhiên với động thái mới đây, Vietcombank cũng cho thấy định hướng tăng CASA ở khách hàng cá nhân.

    VCSC dự báo tỷ lệ CASA của Vietcombank sẽ duy trì ở mức 31% huy động khách hàng trong 2020-2021.

    Trong nhóm giữa của danh sách, các ngân hàng khác đều nỗ lực tăng tỷ trọng CASA. MSB nâng từ 20% lên 26%, trong khi ACB tăng từ 18% lên 21%. Phần lớn có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu từ 12% đến 15%, có thể điểm tới như Eximbank, VPBank, Sacombank, VIB… Một số đơn vị có tỷ lệ CASA dưới 10% như SHB, NCB, NamABank…

    Trong xu hướng phát triển của ngân hàng bán lẻ, tăng CASA trở thành chiến lược của nhiều ngân hàng, giúp có được nguồn vốn rẻ, cải thiện thu nhập lãi thuần và cạnh tranh lại suất cho vay.

    CEO Nguyễn Đức Vinh của VPBank trong buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích từng đưa việc tăng CASA trở thành mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, để giảm chi phí vốn bằng cách đẩy mạnh số hóa phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng.

    Mặt khác, các chính sách đi kèm để hút CASA như miễn phí chuyển tiền, miễn phí giao dịch online… cũng thu hút được lượng khách hàng mới tới ngân hàng cùng với dòng tiền nhàn rỗi. Nền tảng khách hàng sẽ là cơ sở để các nhà băng có nguồn thu nhập từ các hoạt động khác, bù đắp việc hy sinh phí giao dịch.

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 làm thay đổi hành vi khách hàng, giao dịch online, thanh toán điện tử trở thành xu hướng chính, những ngân hàng phát triển hệ thống công nghệ tốt, đi kèm với miễn phí giao dịch sẽ hút được khách hàng.

Chia sẻ trang này