TTCK chỉ dành cho các tay chơi chuyên nghiệp và đẳng cấp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kututu, 12/03/2010.

3257 người đang online, trong đó có 176 thành viên. 00:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 20708 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán VNS phải giải trình về vụ phong tỏa tài khoản khách hàng ​
    [​IMG]

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa có văn bản yêu cầu Công ty chứng khoán VNS giải trình về việc phong tỏa 60 triệu đồng trong tài khoản mà không được phép của nhà đầu tư.



    Theo thông tin từ SSC, ngày 10/2, cơ quan này đã nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị An, chủ tài khoản chứng khoán số C010016, mở tại công ty chứng khoán VNS về việc công ty này "tự ý trừ tiền" trong tài khoản của bà. Ngày 4/3, SSC đã có văn bản gửi VNS và bà Nguyễn Thị An, cho biết cơ quan này đang xem xét vụ việc, yêu cầu hai bên, đặc biệt là Công ty VNS cung cấp các tài liệu, chứng cứ và giải trình về sự việc.
    Trao đổi với PV, bà Phạm Ánh Hồng, đại diện Công ty VNS khẳng định đã nhận được yêu cầu của SSC. Tuy nhiên, bà Hồng cho biết quan điểm của VNS là muốn giải quyết dứt điểm tranh chấp với nhà đầu tư trước khi giải trình với Ủy ban Chứng khoán (hạn chót mà SSC yêu cầu VNS trả lời là ngày 31/3).
    Đại diện của của VNS một lần nữa khẳng định công ty không hề rút tiền ra khỏi tài khoản của nhà đầu tư mà chỉ "tạm thời phong tỏa để làm rõ sự việc". Tuy nhiên, khách hàng (bà Nguyễn Thị An) vẫn cho rằng công ty đã tự ý trừ tiền của mình khi mà phần vốn khả dụng được hiển thị trên sao kê tài khoản bị hụt mất 60 triệu.
    Để giải quyết tranh chấp, VNS đã sắp xếp một buổi làm việc 3 bên với bà Nguyễn Thị An và bà Đặng Thị Ánh Tuyết (chủ tài khoản C010053) vào ngày 7/3 tại Nghệ An (nơi và An và bà Tuyết cư trú). Tuy nhiên, buổi làm việc đã không diễn ra như kiến do phía VNS không thể tham dự. Nguyên nhân, theo phía VNS giải thích là do “xe của công ty đi tới Ninh Bình thì bị trục trặc nên phải quay về”.
    Đại diện của VNS cho biết dự kiến sắp xếp một buổi làm việc khác vào ngày 14/3 nhưng theo phản ánh của bà Nguyễn Thị An, đến ngày 12/3, lịch hẹn lại được dời tới ngày 17/3.
    Trong khi không hề đề cập đến việc gỡ bỏ phong tỏa đối với tài khoản C010016 cho bà An thì ngày 8/3, Công ty VNS lại gửi văn bản tới bà Tuyết và bà An, yêu cầu hai bên, mà trực tiếp là bà Đặng Thị Ánh Tuyết có trách nhiệm trả lại số tiền 60 triệu đồng bị hụt trong tài khoản C010053. Theo công ty chứng khoán, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là do vào ngày 2/3/2009, bà An có rút từ tài khoản này 60 triệu đồng, nhưng do trục trặc ở khâu chuyển chứng từ giữa đại lý nhận lệnh và bộ phận kế toán giao dịch của VNS dẫn đến việc chưa hạch toán trừ số tiền này khi bà An rút ra.
    Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị An, giải thích này của công ty là không hợp lý vì theo quy trình mà công ty hướng dẫn cho khách hàng, đại lý nhận lệnh vào thời điểm xảy ra vụ việc không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào liên quan đến phần mềm rút - nộp tiền. Yêu cầu rút tiền của khách hàng được fax thẳng cho công ty VNS. Bộ phận kế toán của công ty có trách nhiệm hạch toán và fax báo nợ gửi ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng chuyển tiền.
    Trong văn bản gửi khách hàng, VNS đề nghị bà Đặng Thị Ánh Tuyết chuyển trả lại số tiền 60 triệu đồng cho công ty trước ngày 15/3 để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Sau thời hạn này, nếu bà Tuyết không phản hồi, VNS sẽ gửi công văn tới cơ quan nơi bà Tuyết công tác và chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết. VNS một lần nữa không đề cập tới quyền lợi của bà Nguyễn Thị An, chủ của khoản tiền 60 triệu đồng đang bị công ty phong tỏa.
    Về phần mình, bà An cho rằng việc VNS “quên” hạch toán khoản tiền 60 triệu tại tài khoản C010053, nếu là đúng sự thật, thì đó là sơ suất từ phía công ty. Việc VNS bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách phong tỏa một tài khoản khác, dù chủ tài khoản này được ủy quyền giao dịch (nhưng không sở hữu) tài khoản C010053, là điều khó chấp nhận.
    Trao đổi với báo giới, đại diện của SSC cho biết Ủy ban vẫn đang trong quá trình thu thập chứng cứ để xem xét, giải vụ việc một cách thấu đáo, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán.

  2. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    hiều cổ đông đăng ký bán hết số cổ phiếu hiện đang nắm giữ nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.



    Lịch sự kiện
    IHK: Ngày giao dịch đầu tiên 1,7 triệu cổ phiếu của CTCP In Hàng Không trên UPCoM
    BTW: Ngày giao dịch chính thức 9,36 triệu cổ phiếu của CTCP Cấp nước Bến Thành trên UPCoM
    TBC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010
    ACB: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2009 (15%)
    VGS: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010
    C92: Ngày giao dịch chính thức 510 cổ phiếu niêm yết bổ sung
    Tin công ty
    HAG – Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Hoàng Anh Gia Lai đã ký hợp đồng bán khoảng 400 nghìn tấn quặng sắt cho phía Trung Quốc trong năm 2010 với mức giá giao ngay.Việc bán quặng sắt dự kiến làm lợi nhuận quý 3/2010 của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tăng thêm ít nhất khoảng 600 tỷ đồng Việt Nam. Ngoài số quặng này, trong năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán 1 triệu tấn quặng sắt cho Trung Quốc. HAG cũng thông báo, lợi nhuận trước thuế quý 1/2010 của Hoàng Anh Gia Lai có thể tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009 và lên mức 700 tỷ đồng nhờ việc bán căn hộ.
    FPT - CTCP FPT - Năm 2010, Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ít nhất 20% so với năm 2009. Nhìn nhận trước khả năng NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2010, FPT đã chủ động các nguồn vốn và phát hành thành công 1.800 tỷ đồng trái phiếu từ năm 2009.
    VNM - CTCP Sữa Việt Nam - Dự kiến trong năm nay VNM sẽ duy trì mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 30%. Dự kiến trong tháng 3/2010, VNM sẽ chính thức đưa nhà máy mới sản xuất đồ uống vào hoạt động để tăng doanh thu từ nước ép trái cây, trà thảo mộc, và sữa đậu nành.
    TLT - CTCP Gạch men Vigracera Thăng Long - Năm 2010 Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 6,368 tỷ đồng. Về công tác đầu tư, năm 2010, TLT có kế hoạch khảo sát, thiết kế lập Dự án san nền với toàn bộ diện tích đất của Công ty, để thực hiện nhượng, bán 9 héc-ta đất chưa xây dựng cho Tổng công ty Viglacera.
    HOM - CTCP Xi măng Hoàng Mai - Thông qua một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2010, Công ty đặt kế hoạch sản lượng xi măng tiêu thụ 1.875.000 tấn, tổng doanh thu 1.625 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 165 tỷ đồng và cổ tức ở mức 13%. Dự kiến, 15/4 tới, Công ty sẽ họp ĐHCĐ để thông qua các chỉ tiêu này.
    SHI - CTCP Tập đoàn Sơn Hà – Dự kiến phát hành 10 triệu cp để tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng trong quý 2 tới. Theo đó, SHI sẽ phát hành để chào bán cho các cổ đông hiện hữu 3 triệu cp với giá 12,000 đồng/cp và tỷ lệ thực hiện 5:1. Đồng thời, chào bán 3 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược với giá 14,000 đồng/cp. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành bán đấu giá 4 triệu cp cho các nhà đầu tư khác với mức giá khởi điểm không thấp hơn giá bán cho cổ đông chiến lược.
    LSS - CTCP Mía đường Lam Sơn - Trong niên vụ năm 2010 - 2011, Công ty sẽ tăng diện tích trồng mía thêm 2.000 héc-ta so với niên vụ vừa qua, nên ước sẽ tăng sản lượng mía nguyên liệu khoảng trên 25% so với niên vụ trước, đạt hơn 1 triệu tấn. Việc trồng mía nguyên liệu cho Công ty đang được triển khai và dự kiến cuối tháng 3 này sẽ kết thúc.
    HLA - Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu - Ngày 3-3, công ty đã khởi công xây dựng nhà máy thép trên diện tích 20 héc ta tại khu công nghiệp An Phú Thạnh, tỉnh Long An.
    CIC - CTCP Đầu tư và Xây dựng COTEC - COTECIN - Được tiếp tục làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng chung cư tái định cư tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân
    VC2 - CTCP Xây dựng số 2 - HĐQT công ty thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2009 bằng tiền mặt tỷ lệ 18%. Nguồn tiền thanh toán cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế năm 2009 của công ty. Cổ tức được chi trả vào tháng 4/2010 sau khi công ty hoàn tất thủ tục chốt danh sách cổ đông hưởng quyền.
    Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ
    TRC - CTCP Cao su Tây Ninh - Từ ngày 18/01 đến 02/02, bà Lưu Thị Quí, vợ ông Nguyễn Văn Bấc - Thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán hết 5,000 cp đang nắm giữ.
    TTF - CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - Tổ chức Aureos South - East Asian Fund L.L.C. thông báo đã bán xong 290,000 cp TTF từ ngày 26/02. Kết thúc giao dịch, tổ chức này còn nắm giữ 792,298 cp TTF, chiếm tỷ lệ 3.86 % tổng số cổ phiếu TTF đang lưu hành.
    BVS - CTCP Chứng khoán Bảo Việt - Bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Võ Hữu Tuấn – Phó Tổng giám đốc đã bán xong 33,100 cp từ ngày 28/01 đến 28/02. Sau giao dịch, bà Huệ còn giữ 20 cp BVS.
    CDC - CTCP Chương Dương - Ông Nguyễn Văn Đạt - Thành viên HĐQT đã bán xong 20,000 cp CDC tính đến ngày 26/02, qua đó làm giảm số cổ phiếu CDC do ông Đạt nắm giữ xuống còn 290,293 cp.
    TKU - CTCP Công nghiệp Tung kuang - Bà Ngô Thị Ngọc Quyên, vợ ông Liu Chien Lin không bán được cổ phiếu nào trong 175,000 cp đăng ký bán từ 26/01 đến ngày 26/02. Hiện tại, bà Quyên vẫn còn nắm giữ 175,000 cp TKU.
    VE1 - CTCP Xây dựng điện Vneco 1 - Bà Nguyễn Thị Bích Hường, người có liên quan đến ông Vũ Danh Khánh - Kế toán trưởng đã bán 8,100 cp VE1 từ ngày 13/01 đến 13/02. Số cổ phiếu sau khi giao dịch của bà Hường là 60 cp.
    VSC - CTCP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex - CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã mua 2,000 cp VCS và bán 310,700 cp này trong thời gian từ ngày 07/12/2009 đến 26/02/2010. Kết thúc giao dịch, SSI còn nắm giữ 807,937 cp VCS, chiếm 5.386% tổng số cp VCS đang lưu hành.
    Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ
    ACL - CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang - Từ ngày 05/03 đến 05/04, ông Trần Tuấn Khải, con ông Trần Văn Nhân - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán hết 400,000 cp để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Cùng thời gian này, bà Trần Thị Vân Loan - Tổng giám đốc ACL đăng ký mua thêm 400,000 cp nhằm nâng số lượng nắm giữ lên 1,069,000 cp.
    BT6 - CTCP Bê Tông 620 Châu Thới - Từ ngày 08/03 đến 08/05, ông Diệp Vĩnh Bình - Thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán hết 7,320 cp BT6 đang nắm giữ. Trước đó, ngày 28/012, ông Bình đã đăng ký bán số cổ phiếu trên nhưng giao dịch bất thành do không đạt được giá mục tiêu.
    CTG - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - Từ ngày 08/03 đến 07/05, Lê Anh Tuấn, em ông Lê Đức Thọ - Phó Tổng giám đốc đăng ký bán hết 2,400 cp để chi tiêu gia đình.
    PHT - CTCP Sản xuất &Thương mại Phúc Tiến - Từ ngày 05/03 đến 05/05, ông Nguyễn Anh Quang, anh ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán hết 20,000 cp PHT do ông này sở hữu nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.
    DCC - CTCP Xây dựng Công nghiệp - Descon - Từ ngày 08/03 đến 08/05, ông Nguyễn Phan Vỹ - Thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán 85,600 cp trong tổng số 125,600 cp DCC đang nắm giữ nhằm cân đối nhu cầu tài chính cá nhân. Trước đó, ngày 15/02, ông Vỹ đã giao dịch bán bất thành số cổ phiếu này. Cũng trong thời gian này, bà Nguyễn Thị Quỳnh Thoa, người có liên quan đến ông Vỹ đăng ký bán hết 26,400 cp DCC đang sở hữu.
    S12 - CTCP Sông Đà 12 - Đăng ký bán hết tổng cộng 352,320 cp SCC của CTCP Xi măng Sông Đà (HNX: SCC); SDS của CTCP Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (HNX: SDS) và STP của CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà (HNX: STP). Cụ thể, S12 đăng ký bán hết 150.000 cp SCC; 100.000 cp SDS và 102.320 cp STP từ ngày 04/03 đến ngày 03/05.
    KKC - CTCP Sản xuất Kinh doanh Kim Khí - Ông Phạm Văn Miên - Phó Tổng Giám đốc đăng ký bán 60.000 cp trong 60.077 cp KKC từ ngày 04/03 đến ngày 04/05.
    TKC - CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa Ốc Tân Kỷ - Bà Trần Thị Cẩm Vân đăng ký bán 50,000 cp từ ngày 04/03 đến ngày 04/05. Hiện tại, bà Vân đang nắm giữ 403,400 cp TKC.
    ICG - CTCP Xây dựng Sông Hồng - Ông Nguyễn Văn Hiến - Trưởng BKS đăng ký bán 13,100 cp trong số 26,313 cp ICG do ông này sở hữu, với thời gian giao dịch từ 05/03 đến 05/04.
    PAN - CTCP Xuyên Thái Bình - Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, người có liên quan đến bà Hà Thị Thanh Vân - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 14,500 cp trong 17,500 cp PAN đang nắm giữ. Thời gian giao dịch của bà Hạnh được tính từ 08/03 đến ngày 08/04.
    S96 - CTCP Sông Đà 9.06 - Ông Phạm Trung Kiên - Thành viên BKS đăng ký bán 38,000 cp trong số 78,065 cp S96 đang sở hữu, với thời gian giao dịch từ 04/03 đến ngày 04/04.
    SSM - CTCP Chế tạo kết cấu thép VNECO,SSM - Ông Lê Minh Phụng - Thành viên BKS đăng ký bán 2,000 cp trong 2,006 cp SSM mà ông này nắm giữ. Thời gian đăng ký giao dịch từ 04/03 đến ngày 02/04.
    PVX - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Ông Hứa Xuân Nam - Thành viên BKS đăng ký bán hết 5,000 cp PVX do ông này sở hữu từ ngày 04/03 đến ngày 10/03.
  3. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    hân sự ngành chứng khoán đang có chuyển biến, theo đó, nhân sự từ những công ty nhỏ sẽ đổ dần về những công ty lớn.



    Trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán tại TPHCM nhận định.
    Theo vị này, các công ty chứng khoán lớn đang ráo riết tuyển thêm nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao với nhiều đãi ngộ hấp dẫn. “Trong thời gian tới, sẽ có một làn sóng chuyển công ty của các nhân viên môi giới chứng khoán”, vị này cho hay.
    Một chuyên gia trong ngành chứng khoán giải thích, sở dĩ có tình trạng này la do các công ty chứng khoán muốn tăng thị phần môi giới;đồng thời 3 công ty lớn là Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC), Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI)cũng muốn giữ thị phần của mình.
    Ông Nguyễn Hồng Nam, Giám đốc điều hành của SSI, cho biết: "SSI luôn muốn giữ vị thế và hướng đến việc tăng thị phần. Thu hút và tuyển dụng nhân viên giỏi là chính sách xuyên suốt của công ty trong thời gian qua".
    Nhân viên của một công ty chứng khoán lớn ở TPHCM, cho biết anh vừa chuyển sang công tykhác sau tết. “Làm việc ở các công ty chứng khoán lớn thì áp lực cũng lớn hơn nhưng mức lương cao và một số ưu đãi khác đã thu hút tôi”, anh giải thích.
    Mở rộng mạng lưới hoạt động như mở thêm chi nhánh, văn phòng giao dịch... cũng là nguyên nhân khiến các công ty chứng khoán tăng cường tuyển dụng sau tết. Theo đại diện của Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC), HSC vừa mới mở thêm chi nhánh hồi đầu năm nay nên việc tuyển dụng thêm nhân sự là điều tất yếu.
  4. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Trái phiếu Samurai là các chứng khoán nợ được phát hành bằng đồng yên tại Tokyo và phải tuân thủ các quy định của Nhật Bản. Tổ chức phát hành là các doanh nghiệp hoặc chính phủ ngoài Nhật Bản.



    Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), tổ chức tháng trước vừa bảo lãnh cho Philippines phát hành 100 tỷ yên (1,1 tỷ đôla) trái phiếu Samurai, đã liên hệ với Việt Nam và Mông Cổ để đàm phán các vụ phát hành tương tự.
    “Việt Nam đang nghiêm túc cân nhắc chuyện tham gia thị trường trái phiếu Samurai với sự bảo đảm từ phía chúng tôi,” Phó Giám đốc bộ phận Tài chính Châu Á và Châu Đại Dương của JBI C, ông Hiroki Sekine nói.
    Ngân hàng này cũng đang làm việc với Mông Cổ, dù vậy theo lời ông Sekine, “sẽ mất thời gian vì JBIC phải nghiên cứu kỹ hồ sơ tín dụng của nước này”.
    Ngày 23/02, Philippines phát hành trái phiếu 10 năm định giá bằng đồng yên để bù đắp cho ngân sách đang ngày càng thâm thủng. JBIC bảo lãnh tới 95% khoản vay này.
    Năm ngoái, JBIC cũng hỗ trợ phát hành trái phiếu bằng đồng yên cho Indonesia, Mexico và Columbia sau khi tuyên bố khởi động chương trình hỗ trợ trị giá 500 tỷ yên để giúp các nước đang phát triển tại Châu Á giảm chi phí lãi vay khi tín dụng toàn cầu đóng băng.
    Lượng phát hành trái phiếu Samurai năm ngoái giảm 43% còn 1,3 nghìn tỷ yên sau khi Lehman Brothers Holdings Inc. trở thành tổ chức đầu tiên tại Mỹ mất khả năng thanh toán đối với loại chứng khoán nợ này.
    Chênh lệch lợi suất của trái phiếu Samurai so với trái phiếu chính phủ Nhật có cùng thời gian đáo hạn đã giảm còn trung bình 1,55% so với mức đỉnh 5,03% giữa thời khủng hoảng tín dụng.
    “Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm những dự án thích hợp với thể thức cho vay của chúng tôi”, ông Sekine nói.
    Việt Nam đã phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu 10 năm hồi tháng 1 để huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng nhằm hỗ trợ tăng trưởng khi nền kinh tế đang phải đối phó với tiềm ẩn gia tăng lạm phát và thiếu ngoại tệ.
  5. akay_bupbe

    akay_bupbe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Đã được thích:
    19


    Đọc bài thơ này hay quá, nghe phảng phất chút gì đó của "Đánh thức tiềm lực", "Nhìn từ xa...Tổ quốc",... của cụ Nguyễn Duy=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Nói tóm lại là: Em rất kết bài thơ này, cũng kết luôn bác[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Biên độ phá giá của 29 công ty thủy sản Việt Nam ở mức trung bình giảm từ 4,57% từ đợt xem xét trước, xuống 2,5%.



    Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết Bộ Thương mại Mỹ vừa thông báo kết quả sơ bộ về việc xem xét hành chính lần thứ 4 thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Có 29 doanh nghiệp được giảm thuế xuống còn 2,89%.
    Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết trong đợt thông báo này của Bộ Thương mại Mỹ biên độ phá giá của 29 công ty thủy sản Việt Nam ở mức trung bình giảm từ 4,57% từ đợt xem xét trước, xuống 2,5%. Riêng một trong 2 bị đơn bắt buộc là Công ty thủy sản Minh Phú nhận mức thuế cao nhất: 3,27% và bị đơn còn lại, Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang Seafoods có mức thuế thấp nhất là 2,5%.
    Đây là kết quả của đợt xem xét hành chính từ ngày 1-2-2008 đến 31-1-2009. Kết quả này thay đổi theo từng năm, tính dựa trên giá bán tôm sang thị trường Mỹ trong năm đó, và biên độ phá giá cho từng công ty được tính dựa trên con số trung bình của biên độ phá giá các bị đơn bắt buộc, ở đây là 2 công ty Minh Phú và Nha Trang Seafoods.
    Theo ông Hòe, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tôm sang thị trường Mỹ vẫn chưa bị tính thuế chống bán phá giá cho đến khi phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng, sau 90 ngày sau kết quả sơ bộ lần thứ 4 này.
    Ông Ngô Văn Ích, Giám đốc Công ty Nha Trang Seafoods, cho biết: “Với mức giảm 2,07% giữa 2 lần xem xét hành chính của Bộ Thương mại Mỹ, tôi hy vọng khi phía Mỹ ra quyết định cuối cùng sẽ đạt mức thuế thấp nhất, có thể là 0%”
    Kết quả sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam giai đoạn từ ngày 1-2-2008 đến 31-1-2009

    Nhà sản xuất/nhà xuất khẩu Biên độ phá giá trung bình (%) Minh Phu Corp 3,27 Nha Trang Seafoods 2,50 BacLieuFis 2,89 CP Vietnam 2,89 Cadovimex-Vietnam 2,89 Cafatex Corp 2,89 Camranh Seafoods 2,89 Camimex 2,89 CATACO 2,89 CAFISH 2,89 COFIDEC 2,89 Cuu Long Seapro 2,89 Seaprodex Danang 2,89 Gallant Ocean Vietnam 2,89 Grobest & I-Mei Industrial (Vietnam) Co., Ltd 2,89 Incomfish 2,89 Kim Anh Co.Ltd 2,89 Minh Hai Jostoco 2,89 Sea Minh Hai 2,89 SEAPRIMEXCO 2,89 Ngoc Sinh Seafoods 2,89 Nha Trang Fisco 2,89 Phu Cuong Seafood Processing and Import-Export Co., Ltd. 2,89 Phuong Nam Co.ltd 2,89 Fimex VN 2,89 Stapimex 2,89 Thuan Phuoc Seafoods and Trading Corporation 2,89 UTXI 2,89 Viet Foods Co., Ltd. (Viet Foods) 2,89 Viet Hai Seafood Co., Ltd. 2,89 Vinh Loi Import Export Company (Vimexco) 2,89 Mức thuế cho các công ty khác của Việt Nam 25,76
  7. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Múc ngay các CP thuỷ sản , ăn lồi mồm toác mỏ
  8. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu các bác con hàng sẽ ăn 500% trong uptrend
    Thuỷ điện Nậm Na 3 dự kiến thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư gần 2.500 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hợp đồng thi công công tác bê tông khoảng 600 tỷ đồng.

    Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải và CTCP Sông Đà 4 ( MCK: SD4) , thuộc Tổng Công ty Sông Đà ký kết hợp đồng thi công công trình Thuỷ điện Nậm Na 3.
    Công trình Thuỷ điện Nậm Na 3 được xây dựng trên sông Nậm Na, đoạn qua huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu do Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải làm chủ đầu tư và CTCP Sông Đà 4 là nhà thầu.
    Thuỷ điện Nậm Na 3 có diện tích lưu vực 6.703 km2, diện tích hồ chứa 34,25 triệu mét khối, có công suất lắp máy 84 MW, công suất đảm bảo là 13,5 MW. Công trình có tổng mức đầu tư gần 2.500 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hợp đồng thi công công tác bê tông khoảng 600 tỷ đồng với các hạng mục chính gồm: Cụm đầu mối, đập tràn xả lũ, nhà máy, kênh dẫn ra…
    Thuỷ điện Nậm Na 3 dự kiến thực hiện từ nay đến tháng 10/2013. Khi hoàn thành, mỗi năm nhà máy cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia trên 350 triệu kWh điện, phục vụ phát triển kinh tế xã hội chủ yếu cho tỉnh Lai Châu.


    Chỉ có múc và múc
  9. caspercar

    caspercar Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2010
    Đã được thích:
    0
    =))
  10. dpdp11

    dpdp11 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    14
    Vâng, đợi tin vui của bác. Mai mà ngon cơm là em nhậu bét nhè mừng tin thắng trận... [r2)]

Chia sẻ trang này