TTCK tuần tới diễn biến khó lường ! Liệu có tình trạng bán tháo không ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 21/11/2008.

5901 người đang online, trong đó có 800 thành viên. 17:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3439 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    22/11/2008 Diễn đan doanh nghiệp

    Đạm rớt theo dầu


    Thị trường phân urê trong nước đang đứng trước nguy cơ dư thừa một lượng lớn do giá phân urê trên thị trường thế giới đang sụt giảm nhanh chóng, song hành cùng với đà tụt dốc của giá dầu

    Sáu tháng trước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị nắm hơn 60% cổ phần của CTCP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM) đã đề nghị các cơ quan hữu trách đánh thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón, đặc biệt là đạm urê. Lý do là để tránh tình trạng các nhà kinh doanh xuất khẩu phân đạm mua từ trong nước hay đã nhập khẩu trước đó với giá rẻ sau đó tái xuất ra nước ngoài để kiếm chênh lệch, dẫn tới khả năng thiếu phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    3 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa trong một ngàyKIỀU OANH
    22/11/2008 15:25



    Ngày 21/11, các nhà chức trách của Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng nữa ở nước này, nâng tổng số ngân hàng bị giải thể tại đây từ đầu năm tới nay lên con số 22.
    Cách đây 2 tuần, tức là vào ngày 8/11, cơ quan chức năng của Mỹ cũng tiến hành các thủ tục để ?oxóa sổ? hai ngân hàng khác.

    Trong số 3 ngân hàng bị đóng cửa ngày 21/11 này, có hai ngân hàng tiết kiệm có trụ sở ở bang California mang tên Downey Savings and Loan Association of Newport Beach và PFF Bank & Trust of Downey, và một ngân hàng ở bang Georgia có tên Community Bank.

    Còn hai ngân hàng bị đóng cửa hôm 8/11 là hai ngân hàng có quy mô tương đối lớn, mang tên Franklin Bank ở bang Texas và Security Pacific Bank cũng ở bang California.

    Ba ngân hàng ?otỷ đô"

    Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS), hai ngân hàng tiết kiệm Downey Savings và PFF Bank có tống số 213 chi nhánh và 2.900 nhân viên.

    Tính tới ngày 30/9, Downey Savings có tổng tài sản lên tới 12,8 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 9,7 tỷ USD. Cũng là một ngân hàng tiết kiệm có quy mô lớn, PFF bank có tổng tài sản 3,7 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 2,4 tỷ USD.

    Theo dàn xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng U.S. Bank có trụ sở ở bang Minneapolis sẽ mua lại hai ngân hàng tiết kiệm này. Theo đó, U.S. Bank sẽ chịu trách nhiệm về khoản thua lỗ 1,6 tỷ USD đầu tiên đối với tài sản của hai ngân hàng này. Đối với phần thua lỗ vượt hơn số này, FDIC cùng U.S. Bank chia sẻ.

    Cũng theo FDIC, U.S. Bank sẽ tiến hành một chương trình điều chỉnh các khoản vay cho khách hàng, tương tự như chương trình mà ngân hàng IndyMac bị FDIC tiếp quản hồi tháng 7 vừa qua đã thực hiện.

    Bị đóng cửa cách đây 2 tuần, Ngân hàng Franklin Bank có tổng tài sản 5,1 tỷ USD và 3,7 tỷ tiền gửi của khách hàng tính tới ngày 30/9 vừa qua.
    Đáng chú ý, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn mẹ Franklin Bank Corp. của ngân hàng này, ông Lewis Ranieri, lại chính là người được coi là cha đẻ của chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc (mortgage backed securities - MBS). Ông Ranieri đã ?ophát minh? ra MBS cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi ông còn là một phó chủ tịch của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.

    Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Prosperity ở bang Texas sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của ngân hàng Franklin Bank và lượng tài sản 850 triệu USD của ngân hàng này. Phần tài sản còn lại của Prosperity sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.

    Hai ngân hàng nhỏ hơn

    Về phần mình, ngân hàng Community Bank có 4 chi nhánh, tổng tài sản 681 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 611,4 triệu USD.

    Theo FDIC, ngân hàng Bank of Essex có trụ sở ở bang Virginia sẽ bỏ ra 84,4 triệu USD để mua lại tài sản của Community Bank và 3,2 triệu USD để có quyền tiếp quản lượng tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng này. FDIC giữ lại phần tài sản còn lại để bán sau.

    Cũng theo số liệu của FDIC, ngân hàng Security Pacific Bank bị đóng cửa cách đây 2 tuần có tổng tài sản 261,1 triệu USD và số tiền gửi của khách 450,1 triệu USD tính tới ngày 17/10.

    Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Pacific Western Bank ở Los Angeles sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại Security Pacific và 51,8 triệu USD tài sản. Số tài sản còn lại của hai ngân hàng này sẽ được FDIC giữ lại để bán sau.

    Những bang ?ođiểm nóng?

    FDIC cho biết, vụ đóng cửa Community Bank sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC hao hụt từ 200 - 240 triệu USD, vụ giải thể Franklin Bank sẽ ?ongốn? mất 1,4 - 1,6 tỷ USD, còn vụ đổ vỡ của Security Pacific sẽ gây thiệt hại cho FDIC khoảng 210 triệu USD. Tuy nhiên, cũng giống như trong các vụ đổ vỡ ngân hàng khác, đây được xem là giải pháp ít tốn kém nhất.

    Tính tới thời điểm này, đã có 5 ngân hàng ở bang Califonia và 3 ngân hàng ở bang Georgia trong tổng số 22 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ năm nay - một hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Hai bang này nằm trong số những bang có giá nhà đất sụt giảm mạnh nhất ở Mỹ.

    Theo OTS, hai ngân hàng tiết kiệm lớn bị đóng cửa của bang California đều chịu nhiều tác động xấu từ sự sụp đổ của thị trường cho vay địa ốc. ?oViệc đóng cửa hai ngân hàng tiết kiệm này một lần nữa phản ánh tác động to lớn của sự căng thẳng trên thị trường địa ốc ở California?, Giám đốc OTS, ông John Reich, nhận xét.
    Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong trong các ngân hàng bị đóng cửa trên bị mất đồng nào trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng ATM, thẻ ghi nợ? trong thời gian cuối tuần.

    Các thủ tục đóng cửa đều được tiến hành vào ngày cuối tuần, để các chi nhánh của các ngân hàng này mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.

    Cũng trong ngày 21/11, Văn phòng Giám sát Tiền tệ của Mỹ (OCC) đã mở rộng đối tượng được phép mua lại các ngân hàng đổ vỡ. Theo đó, các nhóm nhà đầu tư tư nhân cũng được phép tham gia vào hoạt động này, thay vì chỉ các ngân hàng như trước đây.

    (Theo CNN, AP)
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Cố đông DPM phản ứng khoản chi 100 tỷ cho từ thiện



    (Theo Báo Đất Việt ) Gần đây, không ít nhà đầu tư phản ứng khá gay gắt việc Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (DPM) quyết định trích 100 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) để làm công tác từ thiện. Họ cho rằng, việc làm này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn bộ cổ đông DPM.






    Đây là chủ trương hết sức ý nghĩa, nhưng việc chi đột xuất một khoản tiền lớn như vậy, theo nhiều nhà đầu tư, không phù hợp với thời điểm khó khăn hiện nay.

    DPM có lý do khi đề xuất chi 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế làm từ thiện do nhận được nhiều lợi nhuận từ chính sách ưu đãi của Nhà nước về giá khí nguyên liệu đầu vào trong 3 năm sau cổ phần hoá và thuế thu nhập doanh nghiệp một số năm sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng, việc làm trên gây ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn bộ cổ đông DPM.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), khi DPM thực hiện cổ phần hoá, toàn bộ nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu DPM phải tham gia đấu giá. Những chính sách ưu đãi như trên được công bố công khai trong bản cáo bạch và nằm trong phuơng án đấu giá của nhà đầu tư. Nếu không có chính sách ưu đãi thì lợi nhuận của DPM thấp, tức là giá đấu thấp, còn nếu có chính sách ưu đãi thì lợi nhuận cao, kéo theo giá bán (do nhà nước định giá) và giá đấu thành công phải cao. Như vậy, các cổ đông DPM hoàn toàn không đuợc hưởng ưu đãi gì từ Nhà nước.

    Theo tính toán của VAFI, khi DPM thực hiện IPO, các nhà đầu tư mua đấu giá với mức bình quân là 55.000 đồng một cổ phiếu. Thậm chí, sau cổ phần hoá, nhiều người phải mua theo giá thị trường ở mức phổ biến từ 70.000 đến 90.000 đồng một cổ phiếu. Hiện giá cổ phiếu DPM giao động trong khoảng 42.000 đồng.

    Về phía PVN thì ngược lại, do là cổ đông lớn của DPM nên PVN không phải tham gia đấu giá như nhà đầu tư DPM. Tức là giá vốn đầu tư của PVN chỉ dưới 20% giá vốn mua theo thị trường. Ngoài ra, PVN còn được hưởng lợi lớn từ hoạt động cổ phần hoá DPM. Việc bán 35% vốn của DPM đã mang lại khoản chênh lệch lớn so với giá vốn đầu tư ban đầu.

    Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm cho thấy, DPM đạt trên 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là khoản lợi nhuận rất lớn nhưng chỉ có pháp nhân doanh nghiệp và cổ đông PVN mới thật sự hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh có lãi. Còn những nhà đầu tư dài hạn vào DPM lại đang gặp thua lỗ từ 35 đến 70% giá vốn đầu tư do giá cổ phiếu DPM liên tục tụt giảm. Do vậy, chỉ có PVN là đối tượng duy nhất được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi. Trong khi đó, giá trị tài sản của nhà đầu tư vào cổ phiếu của DPM đang ngày càng ?otoi tóp? nhưng vẫn ?omang tiếng? là được hưởng chính sách ưu đãi.
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Không nằm ngoài vòng xoáy

    Theo GS-TS Nguyễn Mại, cần đánh giá đúng tác động của cuộc khủng hoảng đối với VN, không nên và không được phép đưa ra những nhận xét thiếu tính khoa học, cho rằng tác động "không lớn lắm", nhằm trấn an dư luận.

    Trong đợt khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997, chúng ta cũng từng đánh giá VN nằm ngoài vòng xoáy, do đó không chủ động đề ra giải pháp hữu hiệu, hậu quả nặng nề là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút trong 5 năm, từ 1998-2004.

    VN cần xem xét khách quan tình hình đất nước, trong đó có hoạt động tín dụng NH, nhất là những khoản tín dụng đối với thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bất ổn, hậu quả khó lường.

    Trong khi chưa thoát khỏi tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng giảm thì cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ như một đòn thứ hai giáng vào nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK từ tháng 9 bị giảm, nhất là XK sang Mỹ. Nhiều DN vốn đã gặp khó khăn do chi phí vay vốn cao quá mức bình thường, nay lại đối đầu với cuộc khủng hoảng. Hệ thống NH đứng trước nguy cơ tiền ẩn lớn.

    Môi trường đầu tư đang xấu đi do 2 yếu tố: Về kinh tế thì tăng trưởng đang giảm, lạm phát cao, XK giảm, thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị giảm, tiêu dùng trong nước thu hẹp... Về xã hội, hàng nghìn người LĐ mất việc, chưa năm nào đình công xảy ra nhiều như năm nay.

    GS-TS Nguyễn Mại cho rằng, vốn FDI và VN sắp tới sẽ giảm. Trước trạng thái mới của thị trường thế giới, các NĐTNN sẽ phải đánh giá lại chiến lược của họ. Nhiều dự án đã cấp phép sẽ dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện được.
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Mối lo từ các tập đoàn


    Nhà đầu tư đầy lo âu.
    GS-TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng đánh giá rằng, tác động của cuộc khủng hoảng đối với VN là trực tiếp chứ không phải là gián tiếp. Nợ nần, thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch là những điều đầu tiên mà VN có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính.

    Ông Thơ liên hệ tình trạng thiếu kiểm soát đối với các tập đoàn ở Mỹ - một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng - với tình hình ở VN: "Các tập đoàn nhà nước VN tất nhiên cũng không là ngoại lệ, có điều mức độ nguy hiểm hơn nhiều, do mọi người vẫn hoàn toàn thiếu thông tin về hoạt động của các tập đoàn".

    Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, một đại biểu công bố dữ liệu tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao ở các DNNN: Lilama vay gấp 21 lần trên vốn chủ sở hữu, Vinashin 22 lần... Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho các tập đoàn, trong khi các DNVVN khó tiếp cận nguồn vốn.

    "Chừng nào các tập đoàn VN chưa chính thức được kiểm toán quốc tế và công khai cho người đóng thuế biết tiền của mình sử dụng ra sao, thì chừng đó những hậu quả khó lường có thể xảy ra, nếu như chạm phải chỉ một cơn bão nhẹ từ cuộc khủng hoảng..." - ông Thơ cho biết.
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
  8. manhho102

    manhho102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ bác hoàn toàn.

    Việc cho rằng "Việt nam chỉ bị ảnh hưởng nhẹ", hoặc "gián tiếp"... thực chất là những phát ngôn vô trách nhiệm.

    Các nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình thôi.
  9. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    trời...bác này tin nhiều quá, nhưng không có quan điểm của mình, ?
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Về quan điểm của tôi: TTCK là bên kỳ vọng và bên chán nản nhưng liệu để TT phát triển ổn định lúc đó đầu tư đâu có muộn ; Tình hình vẫn còn nhiều bất ổn phía trước ,TTCK chưa thể hồi phục ngày 1 ngày 2 được phải có thời gian ít nhất là 6 tháng đến 1 năm có thể lâu hơn nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái với diễn biến ngày càng mạnh và ran rộng khắp các châu lục .
    Còn việc đầu tư mỗi người có quan điểm khác nhau . Tôi tham khảo các TT trên TT đại chúng để cùng các pác tham khảo và nhận định .
    Hôm qua chứng khoán mỹ đi lên lên chr là phiên bull vì CK mỹ đã xuống quá sau 2 - 3 ngày trước . CKVN cũng thế thôi pphiên thứ 2 sẽ là phiên BULL của CK VN vì qua 1 tuần sụt giảm sẽ có nhiều pác mắc bẫy tăng gia với khối lượng kỷ lục vào thứ 2 tuàn tới .

Chia sẻ trang này