TTCK tuần tới diễn biến khó lường ! Liệu có tình trạng bán tháo không ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 21/11/2008.

4708 người đang online, trong đó có 609 thành viên. 22:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 3431 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Nếu mai TT đi lên các pác hãy chú ý nên mua hay bán liệu hàng mua ngày mai có đảm bảo có lãi k hay lại bị mất 20 - 50% .
    Hãy suy nghĩ kỹ trước các QĐ đầu tư TG còn bất ổn rất nhiều nền tảng kinh tế đang bị lung lay sự suy thoái tràn sang các châu lục !...
  2. manhsy

    manhsy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Đã được thích:
    10
    Ngày mai cứ đặt lệnh sớm là mua được thôi ,chắc là caothu2008 mai muốn nhập hàng ,theo tôi nên chọn HA mà giải ngân,HO đợt này sẽ còn bùng nhùng lâu đấy,những mã chủ chốt ở HO bị khoai tây nó sả ngập lụt luôn,không biết khi nào ngừng,làm cho cả sàn tèo theo,hơn nữa các nhà đầu tư sàn HO chán lắm {những người thích ATO với ATC trong thời kỳ này là hỏng}.Phải thi đấu ở HA ,ở đây mới là những người thợ săn thực thụ ,đây cũng là lý do Ha sẽ tiến mạnh, bỏ rơi HO tụt lại phía sau.
    Mấy lời nhí nhố...hì hì...hà hà....
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chứng khoán châu Á ?ođỏ sàn? vì Citigroup





    Ngày 24/11, các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm do những lo ngại liên quan đến số phận của Citigroup.Là ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ xét về mặt tài sản, Citigroup khiến giới đầu tư châu Á gia tăng thêm những nguy cơ về diễn biến xấu đi của khối ngân hàng và cuộc khủng hoảng tài chính có thể tiếp tục lan rộng.

    Tuy nhiên, thông tin mới nhất vừa được công bố cho thấy, Chính phủ Mỹ sẽ bảo lãnh cho lượng nợ xấu địa ốc và các tài sản có vấn đề khác của Ngân hàng Citigroup với tổng trị giá 306 tỷ USD, đồng thời bơm thêm 20 tỷ USD cho ngân hàng này.

    Trong một diễn biến khác, ngày 24/11, cơ quan thống kê Singapore cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 10 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 6,7% trong tháng 9/2008 so với cùng kỳ năm 2007.

    Đáng chú ý là giá phí vận tải và dịch vụ viễn thông tiếp tục giảm 0,2% trong tháng Mười, thấp hơn tháng trước 0,4%.

    Trên thị trường chứng khoán Singapore, chỉ số Straits Times phiên này giảm 38,68 điểm, tương đương 2,33%, chốt ở mức 1.623,42 (tính đến 15g30).

    Thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên đầu tuần cũng mất điểm mạnh, trong đó dẫn đầu là mức giảm của cổ phiếu nhiều hãng sản xuất ôtô, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu Kia Motors tụt giảm 14,5% giá trị.

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI trượt 33,59 điểm, tương đương -3,35%, chốt ở mức 970,14.

    Chứng khoán Trung Quốc cũng đi xuống vì cổ phiếu của nhiều ngân hàng và công ty bất động sản mất điểm với biên độ lớn. Trong đó, cổ phiếu của Merchants Bank giảm 4%, cổ phiếu China Merchants Property Development mất 10%.

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 74,3 điểm, tương đương 3,77%, chốt ở mức 1.895,09.

    Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục giảm 0,25%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,4%.

    Thị trường chứng khoán Nhật nghỉ giao dịch nhân ngày lễ và sẽ mở cửa trở lại vào ngày 25/11.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    24/11: Nhà đầu tư ngoại giảm giao dịch trên 2 sàn, bán vẫn vượt xa mua
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Có lo lắng với dư nợ bất động sản?24/11/2008 09:59

    (Hiện nay, các ngân hàng thương mại được yêu cầu cho vay không quá 70% giá trị tài sản thế chấp so với giá Nhà nước quy định - Ảnh: Việt Tuấn.






    Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục báo cáo về các khoản vay bất động sản trước 21/11.

    Vì sao Ngân hàng Nhà nước có động thái này, sau khi đã chính thức báo cáo với Quốc hội khoản vay ở mức 115 ngàn tỉ đồng?

    Báo giới đã phỏng vấn Tiến sĩ Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Theo ông, vì sao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại có yêu cầu này?

    Theo báo cáo, cho vay bất động sản là 115 ngàn tỉ đồng, chỉ chiếm khoảng 9,5% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nợ xấu của thị trường bất động sản vẫn chưa công bố hết, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra lại.

    Việc rà soát lại các khoản vay và các khoản thế chấp cho bất động sản là rất cần thiết. Nếu tốt thì không sao, nhưng ngân hàng nào có vấn đề thì phải có giải pháp để không xảy ra trường hợp đổ bể.

    Yêu cầu của Thống đốc không có nghĩa là tình hình của các ngân hàng xấu, hay cho vay bất động sản xấu, mà là đã đến lúc phải giám sát các khoản vay, sau thời gian lỏng lẻo.

    Điều đáng lo ngại nhất tập trung vào các khoản vay thế chấp, nhưng tỷ lệ này đến nay vẫn chưa được công bố. Liệu nó có cao không trong tổng dư nợ bất động sản?

    Cho vay bất động sản phần lớn dựa trên thế chấp, và với 115 ngàn tỉ đồng này cũng chắc chắn là phải có thế chấp. Tuy nhiên, cái nguy hiểm ở đây là tài sản để thế chấp được định giá thế nào.

    Hiện nay, các ngân hàng thương mại được yêu cầu cho vay không quá 70% giá trị tài sản thế chấp so với giá Nhà nước quy định. Mà giá Nhà nước bao giờ cũng thấp hơn nhiều, hay bằng nửa so với giá thị trường.

    Trong khi đó, tôi biết nhiều ngân hàng chỉ cho vay từ 40 - 50% giá trị tài sản thế chấp căn cứ vào mức giá Nhà nước. Trong khi đó, đến nay những tài sản thế chấp đấy không thể xuống giá đến mức 30 - 40% được. Vì vậy, tôi nghĩ có thể yên tâm với các khoản vay bất động sản.

    Tuy nhiên, cũng cần kiểm tra lại những khoản vay mà vật thế chấp được đánh giá quá cao để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Nhưng tỷ lệ đầu cơ bất động sản là rất cao, lên tới khoảng 80% ở Tp.HCM, và 70% ở Hà Nội, theo Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM và Bộ Tài chính. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào?

    Tôi cho là phải rà soát lại chặt chẽ. Với những người đầu cơ, tôi nghĩ, phải chấp nhận cho họ phá sản vì lợi ích của đất nước và đa số người dân.

    Khi giá cao, có người bỏ túi vài trăm tỉ đồng, Nhà nước không được gì, người dân không được gì. Họ có tiền mua biệt thự, xe hơi, nay tình hình nguy hiểm thì lại kêu lập quỹ cứu bất động sản. Quan điểm của tôi là phản đối lập quỹ này. Nếu cứu họ sẽ lại tạo ra làn sóng tăng giá bất động sản mới, thì đến bao giờ người dân bình thường mới mua được nhà.

    Về phía ngân hàng, tôi cho rằng, họ thu hồi về, bán đi vẫn đảm bảo được các khoản cho vay. Nhiều chuyên gia cho rằng, dư nợ bất động sản khoảng 9,5% tổng dư nợ là chấp nhận được. Cơ sở nào nhận định thế?

    Nói tỷ lệ thế là tốt thì cũng không phải. Vấn đề là có gì đảm bảo phía sau. Nếu 115 ngàn tỉ này có tài sản đảm bảo chắc chắn, thì không có vấn đề gì. Nhưng với những khoản vay được bảo đảm bằng những khoản thế chấp được định giá lỏng lẻo thì cũng là vấn đề.

    Tuy vậy, tôi nghĩ cho vay tới 115 ngàn tỉ đồng, tức 8 tỉ USD là nhiều so với quy mô kinh tế Việt Nam. Lâu nay có nhiều nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh kiểu ?otay không bắt giặc?. Đây là lúc nên kiểm soát chặt chẽ, không nên khuyến khích việc cho vay kiểu này nữa.

    Điều gì sẽ xảy ra khi thời gian đáo hạn đang đến gần vào dịp cuối năm?

    Cho đến gần đây, giá bất động sản chưa xuống vì các nhà đầu cơ vẫn còn huy động từ các nguồn khác để trả lãi cho các ngân hàng. Nhưng đến thời điểm này và sắp tới thì họ phải có các giải pháp khác để trả nợ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ phải thu về.

    Như vậy, có thể có giải chấp bất động sản.Tư Giang (SGTT)
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngành công nghệ thông tin thế giới xuống dốcĐỨC ANH24/11/2008 15:37 (GMT+7)

    Ngành công nghệ thông tin không thoát khỏi sự càn quét của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay - Ảnh: Reuters.





    Trong hai tuần vừa qua, liên tục các báo cáo từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin cho thấy sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận, lượng bán hàng trong ngành.

    Ngành công nghệ thông tin không thoát khỏi sự càn quét của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Đầu tiên là cú sốc thị trường từ dự báo giảm doanh thu quý 4 của Intel được đưa ra vào ngày 12/11/2008. Công ty đang sản xuất đến 80% lượng chip máy tính trên thế giới này dự báo là doanh thu của mình chỉ đạt trên dưới 9 tỷ USD trong quý 4, giảm khoảng 1 tỷ USD so với mức dự báo được chính hãng này đưa ra vào tháng 10.

    Sự tụt giảm dự báo này nặng hơn nhiều mức mà nhiều nhà đầu tư mong đợi. Việc này đã dấy lên lo ngại là chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu sẽ giảm mạnh hơn nhiều và có thể kéo dài hơn. Ngay sau khi dự báo này được đưa ra, giá cổ phiếu của Intel trên thị trường chứng khoán giảm 7%, xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.

    Đồng thời, hãng này cũng thông báo sẽ cắt giảm ngân sách cho nghiên cứu và phát triển trong quý 4.

    Chỉ một ngày sau khi Intel đưa ra dự báo này, các chuyên gia phân tích thị trường công nghệ thông tin giảm mạnh dự báo doanh số và lượng bán hàng của toàn ngành, đặc biệt là của hai hãng máy tính hàng đầu thế giới là Dell và HP.

    Chuyên gia phân tích Richard Gardner ở Citigroup dự báo thị trường máy tính cá nhân (PC) ở Mỹ trong năm 2009 sẽ giảm 10% so với năm 2008 và thị trường toàn cầu giảm 3%.

    Chuyên gia Chris Whitmore ở Deutsche Bank cũng đưa ra dự báo giảm 5% trên thị trường PC toàn cầu trong năm 2009. Cả hai chuyên gia này đều có chung dự báo ảm đạm về việc giảm giá cổ phiếu của Dell và HP.

    Đặc biệt, Dell bị lo ngại nhất do việc phần lớn khách hàng của họ là các công ty, chính phủ và tổ chức giáo dục ở Mỹ. Giá cổ phiếu của Dell lập tức giảm 4% và HP giảm 2%.

    Trước đó, ngày 6/11/2008, hãng cung cấp thiết bị và giải pháp quản lý mạng Internet hàng đầu thế giới, Cisco System Inc, cũng dự báo doanh thu của hãng trong quý 4 sẽ giảm 5%-10% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [red]Cũng trong ngày 12/11/2008, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất phần mềm và nhà cung cấp ứng dụng dịch vụ trên Internet cũng sụt giảm kỷ lục. Cổ phiếu của Microsoft giảm 2% xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Cổ phiếu của Google giảm xuống dưới mức 300 USD/cổ phiếu lần đầu tiên kể từ 2005.[/red]Trong khi đó, Microsoft lại quyết định một bước đầu tư táo bạo để đón đầu sự trỗi dậy của thị trường một khi kinh tế hồi phục. Ngày 13/11/2008, hãng này tuyên bố sẽ chi 1 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung Quốc trong vòng 3 năm tới. Khoản chi này sẽ bao gồm cả việc đầu tư 300 triệu USD để xây một trung tâm R&D.

    Trung Quốc là nhánh R&D lớn thứ hai của Microsoft trên toàn cầu, chỉ sau trung tâm R&D ở Mỹ. So với các dự chi èo uột lẻ tẻ do các hãng khác đưa ra trong năm tới, đây là khoản dự chi lớn nhất.
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Rút lui để nghe ngóng





    (Theo Báo Đầu Tư) Trong bối cảnh thị trường khó phục hồi hiện nay, nếu giao dịch chứng khoán phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thì không ít NĐT sẽ bỏ hẳn thị trường để đi tìm... nghề khác.


    Mặc dù có nhiều thông tin hỗ trợ như giá xăng dầu, lãi suất... liên tục giảm, nhưng bước tiến của thị trường chứng khoán trong nước vẫn rất yếu. Có ý kiến cho rằng, đó là do ảnh hưởng của thị trường quốc tế, nhưng thực tế cho thấy, nhiều khi thị trường chứng khoán thế giới lên điểm, nhưng thị trường trong nước vẫn không tăng.

    Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia nhận định, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động chưa mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Vậy nguyên nhân nào khiến chứng khoán trong nước cứ ?ođuối? mãi?


    Theo một số nhà quan sát, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là các nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán. Đến nay, chưa có động thái nào cho thấy các cơ quan quản sẽ cho phép hoãn việc đánh thuế từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

    Điều này có nghĩa là, hơn 1 tháng nữa, những nhà đầu tư bán chứng khoán sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí là 0,1%. Còn nếu không bán chứng khoán mà giữ lại để đầu tư dài hạn để hưởng cổ tức, thì nhà đầu tư sẽ phải trả 5% cho mỗi lần lĩnh cổ tức.



    Trong khi đó, khả năng hồi phục của thị trường là không cao trong trung hạn, bởi diễn biến kinh tế thế giới vẫn rất xấu, dự kiến sẽ khó phục hồi trong 1 - 2 quý nữa. Chính vì vậy, giải pháp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn lúc này là rút lui để tránh thuế.Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, có hai hình thức đóng thuế để nhà đầu tư chọn: đóng trực tiếp 0,1% trên giá trị chuyển nhượng hoặc đóng 20% trên tổng thu nhập chịu thuế.



    Ngoài ra, lợi nhuận của cá nhân tham gia góp vốn cho công ty được chia bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được tính là thu nhập từ đầu tư vốn và phải chịu thuế suất 5%. Nếu là cổ phiếu thưởng cho cá nhân có thành tích xuất sắc thì không tính vào thu nhập từ đầu tư vốn, mà sẽ được cộng chung vào tiền lương để tính thuế.

    Nếu chọn hình thức đóng thuế 0,1% trên giá trị chuyển nhượng thì xem ra khá dễ dàng, thuận tiện cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế. Còn nếu nộp theo hình thức chịu thuế suất 20% tổng thu nhập (mua bán chứng khoán có lãi) thì cuối năm mới quyết toán, nhưng nhà đầu tư phải tạm nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng. Nếu tính cả năm mà đầu tư lỗ thì nhà đầu tư sẽ được hoàn lại số thuế đã tạm nộp.

    Trước hai cách đóng thuế như trên, rất nhiều nhà đầu tư cho rằng, nên chọn cách đóng thuế 0,1% trên giá trị bán chứng khoán, để tránh phiền phức quyết toán thuế cuối năm.



    Tuy nhiên, với các nhà đầu tư ?olướt sóng?, thì việc chọn hình thức đóng 0,1% trên giá trị bán sẽ thiệt hơn những nhà đầu tư dài hạn, do số lần mua bán nhiều và thường xuyên hơn.



    Điều này sẽ loại một số nhà đầu tư ?olướt sóng? khỏi thị trường và đây cũng là điều không có lợi cho thì trường, vì chính những người ?olướt sóng? mới là lực lượng đóng góp nhiều cho sự sôi động thường xuyên của thị trường.

    Nhìn vào diễn biến thị trường trong những phiên giao dịch gần đây, có thể thấy rằng, khối lượng giao dịch rất hạn chế. Điều này được giải thích là do nhiều nhà đầu tư ?olướt sóng? chuyên nghiệp tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng.



    Do đó, nếu như tới đây, hoạt động giao dịch của nhà đầu tư còn phải gánh thêm một khoản chi phí nữa thì rất có thể, một số nhà đầu tư sẽ phải bỏ hẳn thị trường để đi tìm... nghề khác.
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    0 đồng cổ tức: Rủi ro bất khả kháng?





    Lợi nhuận dùng trả cổ tức của Nhiệt điện Phả Lại có thể là 0 đồng. Đó là rủi ro bất khả kháng trước biến động của tỷ giá?

    Ngày 19/11 vừa qua, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (một blue-chip trên sàn HOSE, mã PPC) đã có cuộc họp quan trọng, đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là những ảnh hưởng từ rủi ro tỷ giá và kế hoạch trả cổ tức.

    Biến động tỷ giá ?ogọt? lợi nhuận

    Cũng trong ngày 19/11, Nhiệt điện Phả Lại (PLPC) đã có thông báo về việc hoãn chưa thực hiện trả cổ tức đợt 1/2008 do dự báo kết quả sản xuất kinh doanh năm nay không đạt lợi nhuận đủ để chi trả.

    Đáng chú ý là riêng về lợi nhuận, PLPC là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế thuộc nhóm dẫn đầu trên sàn, xét về giá trị tuyệt đối, đã vượt kế hoạch năm sau 9 tháng đầu năm.

    Cụ thể, tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý 3/2008, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này đạt trên 793 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch năm.

    Về nguyên do hoãn trả cổ tức, theo giải trình của PLPC, là xuất phát từ khoản vay nợ nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2008.

    Năm 2006, PLPC vay lại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoản vay bằng JBIC là vốn vay xây dựng Nhà máy Phả Lại 2 với giá trị trên 50 tỷ JPY, lãi suất 2,7%/năm, lịch trả nợ được chia đều trong 23 năm.

    Năm 2007, theo thỏa thuận đạt được với EVN, PLPC đã trả trước một khoản trị giá 9 tỷ JPY, trong 3 năm từ 2006 đến 2008 theo lịch trình trả nợ PLPC đã thanh toán trả trên 4 tỷ JPY, tính đến thời điểm 30/9/2008, số nợ gốc còn lại là 36,2 tỷ JPY.

    Theo quy định, khoản nợ gốc trên PLPC đã xác định và quy đổi theo tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2007 với 142,34 VND/JPY, tương đương với 5.153,63 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, do biến động mạnh của tỷ giá, vượt ngoài tầm dự báo của PLPC và ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh dự kiến của cả năm 2008 (theo quy định, chưa phản ánh trong báo cáo tài chính quý 3/2008).

    Theo tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng thiết bị máy móc, công suất khả dụng và lịch phát điện 3 tháng cuối năm 2008, mức lợi nhuận trước thuế của PLPC dự kiến sẽ đạt 962 tỷ đồng; chi phí tài chính cho việc xác định lại tỷ giá là 584,2 tỷ đồng; tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 497,8 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp miễn giảm không được chia cổ tức là 269,3 tỷ đồng và lợi nhuận còn lại được chia cổ tức là 228,5 tỷ đồng.

    Trong đó, chi phí tài chính cho việc xác định lại tỷ giá nói trên (584,2 tỷ đồng) được xác định theo tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính 30/9/2008 là 154,69 VND/JPY. Nếu mức tỷ giá này được giữ nguyên đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm, PLPC sẽ phải tính vào chi phí tài chính năm 2008 với số tiền là 584,2 tỷ đồng (số chênh lệch này sẽ phát sinh một khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại với giá trị là 120 tỷ đồng).

    Như vậy, lợi nhuận PLPC có thể trả cổ tức là 228,5 tỷ đồng, tương đương 7% vốn điều lệ và đạt gần 50% so với kế hoạch.

    Căn cứ các chỉ tiêu lợi nhuận trên, theo điều lệ của công ty (tạm ứng cổ tức đợt 1 vào tháng 10 nếu có lợi nhuận), tại phiên họp ngày 7/10/2008, Hội đồng Quản trị PLPC đã quyết nghị chi tạm ứng cổ tức cho mỗi cổ đông hiện hữu theo danh sách chốt ngày 30/10/2008 với mức 300 đồng/cổ phiếu.

    Tuy nhiên, chỉ trong hơn một tháng qua, tình hình tỷ giá biến động mạnh, ảnh hưởng đến khả năng chi trả cổ tức của PLPC. Cụ thể, tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố từ mức 154,69 VND/JPY tại thời điểm 30/9 vọt lên 166,42 VND/JPY vào ngày 19/11. Theo PLPC, với việc mất giá của VND so với JPY hiện nay sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của công ty trong năm 2008.

    Nếu mức 166,42 VND/JPY hiện nay duy trì đến hết năm, tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2008, PLPC sẽ phải trích một khoản chi phí tài chính để xác định lại khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm với số tiền lên tới 872 tỷ đồng.

    Theo đó, PLPC tính toán lợi nhuận còn lại được chia cổ tức dự báo chỉ có? 0 đồng (dự báo: lợi nhuận trước thuế 962 tỷ đồng, chi phí tài chính cho xác định lại tỷ giá 872 tỷ đồng, tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 150 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 240 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp miễn giảm không được chia cổ tức 269,3 tỷ đồng).

    Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp của PLPC không có lợi nhuận trong việc sản xuất kinh doanh năm 2008 thì không được trả cổ tức.

    Rủi ro bất khả kháng?

    Ngày 19/11, Hội đồng Quản trị PLPC đã họp và quyết nghị việc hoãn trả cổ tức đợt 1/2008 và ghi nhận danh sách cổ đông đã được chốt tại thời điểm ngày 30/10/2008 đến khi kết thúc năm tài chính 2008.

    ?oChúng tôi cam kết nếu có đủ lợi nhuận, trường hợp JPY giảm giá so với VND, công ty sẽ tiến hành chi trả theo danh sách chốt ngày 30/10/2008 với mức cổ tức đã thông báo 3%?, ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc PLPC, cho biết.

    Báo cáo giải trình của PLPC cũng giải thích rằng ?ođây là một rủi ro bất khả kháng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới và tình hình lạm phát của nền kinh tế nước ta, dẫn đến VND bị mất giá so với JPY và nằm ngoài khả năng dự báo của chúng tôi?.

    Đáng chú ý là trong năm 2008, PLPC cũng đã chủ động đàm phán với một số đối tác để ký hợp đồng mua một khoản bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá cho khoản nợ vay. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các bản chào bảo hiểm rủi ro về tỷ giá chưa bảo vệ khỏi việc ảnh hưởng bởi những biến động về tỷ giá như đã đề cập ở trên.

    PLPC cho rằng đó là rủi ro bất khả kháng và mong các cổ đông chia sẻ những khó khăn trong điều kiện hiện nay.
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Dự thảo Nghị định Tập đoàn kinh tế nhà nước: Càng bàn càng... rối

    Lao Động số 272 Ngày 24/11/2008 Cập nhật: 8:55 AM, 24/11/2008

    Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để quản lý và giám sát tốt vốn đầu tư nhà nước.
    (LĐ) - Dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ nhiều tháng nay. Nhưng tới nay, vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ngay cả sự cần thiết ban hành nghị định này.
    Càng bàn càng rối

    Ngay từ đầu tháng 8, khi dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước đã có hai luồng ý kiến ngược nhau. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên ban hành nghị định này. Cơ sở cho ý kiến này là Luật DNNN tới đây (1.7.2010) sẽ hết hiệu lực. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước cần được điều chỉnh bởi Luật DN năm 2005. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, nếu ban hành một Nghị định chỉ dành riêng cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ không có tính chất tổng quát.

    Luống ý kiến thứ hai cho rằng, vẫn cần phải có một nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thứ nhất, đây sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý chủ sở hữu Nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước mà bản thân các TĐ cũng đang mong muốn.

    Thứ hai, đối tượng áp dụng là những Tập đoàn kinh tế nhà nước quan trọng mà chủ sở hữu nhà nước rất cần thiết phải quản lý và chi phối nhằm phục vụ cho các mục tiêu an ninh, KTXH, an ninh kinh tế quốc gia. Do đó, cần có một khung pháp lý để quản lý và giám sát các hoạt động những đối tượng này.

    Quan trọng là giám sát thế nào

    Xung quanh Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước, có ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi là làm thế nào để quản lý và giám sát tốt vốn đầu tư nhà nước. Bởi theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Đầu tư tài chính (VAFI), hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại nhiều tập đoàn hiện nay không cao gây nên một sự lãng phí lớn.

    Theo ban soạn thảo nghị định về TĐKTNN, việc quản lý, điều hành cụ thể trong các Tập đoàn kinh tế sẽ do các DN hình thành nên TĐ tự quyết định theo phương thức điều hành, quản lý thông qua Cty mẹ, qua hình thức đầu tư... Đối với việc giám sát các TĐ, Thủ tướng sẽ quy định cho các tổ chức, cá nhân thực hiện...

    Ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 4 TCty chuyển thành TĐ sau 3 năm thí điểm. Bên cạnh đó, cũng đã có thêm một số hồ sơ của các TCty xin được chuyển sang hình thức TĐ. Do đó, hoàn thiện cơ chế họat động cho các đối tượng này là điều cần làm dù các văn bản pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ và còn chạy theo thực tiễn.

    Lưu Thuỷ
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chạy theo ngắn hạn





    Một loạt doanh nghiệp niêm yết cũng như chưa niêm yết cấp tập hoàn thành thủ tục để trả cổ tức trước ngày 1/1/2009, thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực và theo đó, nhà đầu tư chứng khoán phải nộp thuế thu nhập. Điều này tạo ra mùa cổ tức đến sớm và xôm tụ với mức trả khá cao tại nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, phía sau đó là không ít hệ lụy.

    Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Sacombank cho biết, hàng năm việc trả cổ tức của doanh nghiệp thường chậm trễ, kéo dài từ năm này sang năm sau. Thậm chí, đợt 1/2007 nhưng đến nửa cuối năm 2008 mới trả. Vậy nhưng, cho dù năm 2008 chưa kết thúc, nhiều doanh nghiệp đã trả cổ tức đợt 2. Chẳng hạn, ABT trả 30% (đợt 1: 15%), SCJ trả 25% (đợt 1: 15%); ACB trả 25% (đợt 1: 10%)?

    Trong bối cảnh thị trường suy giảm, việc trả cổ tức bằng tiền mặt là rất quý đối với nhà đầu tư, nhưng cũng khiến họ lo lắng. Liệu lãnh đạo doanh nghiệp (chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc), những cổ đông lớn vì lợi ích của mình (nắm lượng cổ phiếu lớn) mà ra quyết định chi trả cổ tức một cách vội vã (né thuế). Năm 2008 là năm làm ăn khó khăn, nhiều doanh nghiệp trả cổ tức cao và sớm hơn thông lệ là điều không bình thường. Theo cách làm "truyền thống", số lợi nhuận làm ra, sau khi trích lập các khoản dự phòng, nộp vào các quỹ, doanh nghiệp sẽ tính toán để lại một phần làm vốn sản xuất - kinh doanh cho năm sau, còn lại chi trả cổ tức. Với cách làm hiện nay, sang năm 2009, không ít doanh nghiệp sẽ đứng trước khó khăn: bị thiếu vốn lưu động và phải vay ngân hàng. Nếu lãi suất ngân hàng cao, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu huy động vốn được hay không? Tương lai của doanh nghiệp đi về đâu, nếu thiếu tiền để hoạt động?

    "Cùng với việc trả cổ tức cao và sớm như hiện nay, các doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp cụ thể để nhà đầu tư yên tâm. Bởi nếu không, nó cũng giống như việc bán ra cổ phiếu của các thành viên HĐQT. Nhà đầu tư có quyền đặt vấn đề: thay vì chạy theo ngắn hạn, lãnh đạo doanh nghiệp nên ưu tiên phát triển bền vững và có tầm nhìn xa hơn", giám đốc một CTCK có địa chỉ tại Hà Nội cho biết

Chia sẻ trang này