TTCK tuần tới diễn biến khó lường ! Liệu có tình trạng bán tháo không ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 21/11/2008.

5717 người đang online, trong đó có 650 thành viên. 21:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3428 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. stocking

    stocking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chú caothu2008 đang chảy máu mũi hay sao mà bài của chú cứ đỏ lòm màu máu thía, hế hế. Anh hy vọng chú không móc ngón út vào mũi chấm máu để viết bài đấy chứ
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Hây a pác này vui tính quá !. Em post lên các TT quan trọng cho các pác chú ý thôi còn việc mua bán là của các pác !
  3. stocking

    stocking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chú caothu2008 đang chảy máu mũi hay sao mà bài của chú cứ đỏ lòm màu máu thía, hế hế. Anh hy vọng chú không móc ngón út vào mũi chấm máu để viết bài đấy chứ

    Châu Âu đang xanh ngắt vào Dow FUT đang +124 do tin CP Mẽo cứu Citi group roài.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    20 tỷ vẫn chưa ăn thua đâu pác mai lại chứng kiến 1 phiên bull đẹp mắt !
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chính phủ Mỹ giải cứu Citigroup


    Chính phủ Mỹ sẽ bảo lãnh cho lượng nợ xấu địa ốc và các tài sản ?ođộc hại? khác với tổng trị giá 306 tỷ USD của Ngân hàng Citigroup, đồng thời "bơm" thêm 20 tỷ USD cho ngân hàng này.

    Đây là kết quả của cuộc họp tìm giải pháp cho số phận của ngân hàng từng một thời lớn nhất thế giới này, kéo dài từ ngày thứ Sáu tuần trước tới đêm Chủ nhật theo giờ Mỹ, giữa Citigroup, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bộ Tài chính Mỹ, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) và các nhà chức trách khác của nước này.

    Động thái giải cứu này là nỗ lực mới nhất của Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến phản công lại cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1930 tới nay.

    Để đổi lấy gói giải cứu này, Citigroup phải ?onhường? cho Chính phủ Mỹ lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá 27 tỷ USD và mức cổ tức 8%. Mức cổ tức này cao hơn mức cổ tức 5% mà Chính phủ Mỹ có được từ các gói đầu tư trong kế hoạch 700 tỷ USD vào các ngân hàng khác thời gian qua. Trước đó, như một phần của Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP), Bộ Tài chính Mỹ đã đầu tư 25 tỷ USD vào Citigroup.

    Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng có được lượng chứng quyền (warrant) trị giá 2,7 tỷ USD để mua cổ phiếu của Citigroup trong tương lai.

    Trong danh mục tài sản xấu trị giá 306 tỷ USD được bảo lãnh này, Citigroup nhất trí sẽ chịu khoản lỗ 29 tỷ USD đầu tiên cộng thêm 10% lượng thua lỗ tiếp theo. Còn lại 90% khoản thua lỗ tiếp theo, Bộ Tài Chính Mỹ sẽ chịu trách nhiệm 5 tỷ USD, FDIC chịu trách nhiệm 10 tỷ USD, và FED ?ogánh? phần còn lại.

    Citigroup sẽ không phải thay đổi ban lãnh đạo, nhưng chấp nhận áp dụng các hạn chế ngặt nghèo hơn đối với lương thưởng cho lãnh đạo và phải điều chỉnh những khoản nợ thế chấp xấu trong danh mục 306 tỷ USD này.

    Gói giải cứu khổng lồ nói trên được Chính phủ Mỹ tung ra cho Citigroup trong bối cảnh tập đoàn này chao đảo vì liên tục thua lỗ, cắt giảm nhân công số lượng lớn, ?oôm? khối lượng tài sản xấu khổng lồ, và giá cổ phiếu gần như ?omất phanh?.

    Tuần trước, giá cổ phiếu của Citigroup sụt tới 60%, làm dấy lên lo ngại rằng các khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng này sẽ rút vốn, khiến tình hình thêm xấu đi. Trong 4 quý vừa qua, ngân hàng 196 năm tuổi này đã thua lỗ tới 21 tỷ USD.

    Việc Chính phủ Mỹ giải cứu Citigroup đã được giới phân tích dự báo từ trước. Đồng thời, số tiền mà Bộ Tài chính Mỹ bơm thêm vào Citigroup lần này hoàn toàn nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát.

    Trong tuyên bố chung công bố sau cuộc họp trên, Bộ Tài chính Mỹ, FED và FDIC cho biết, mục đích của động thái giải cứu này là nhằm tăng cường sự ổn định trên thị trường tài chính Mỹ và đưa nền kinh tế này trở lại với tăng trưởng.

    Từng là ngân hàng lớn nhất thế giới, Citigroup hiện có tài sản 2.000 tỷ USD và hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, giá trị vốn hóa thị trường của Citigroup ở thời điểm đóng cửa thị trường cuối tuần trước chỉ còn có 20 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số các ngân hàng ở Mỹ.
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    1 -2 phiên lên cũng chưa thể nói lên điều gì mới các pác tin TT Sẽ UP mai hãy mua mạnh vào !
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Kể từ khi Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo, có lẽ không có năm nào người trồng lúa lại điêu đứng như năm nay.

    Giá lúa vụ hè thu 2007 tại ĐBSCL cực điểm có lúc lên đến 6.000-6.2000 đồng/kg, nhưng từ khi có lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo giá lúa trên thị trường trong nước bắt đầu giảm dần.

    Đầu vụ hè thu 2008, giá lúa trên thị trường dao động 4.700-4.800 đồng/kg, lúc đó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cố gắng mua lúa giúp nông dân có lãi từ 40% trở lên, tính ra cũng tương đương 5.000 đồng/kg.

    Nông dân tin tưởng doanh nghiệp sẽ thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, có rất nhiều người đã không bán khi lúa mặc dù lúc đó trên thị trường giá lúa đang giao động ở mức 4.500-4.600 đồng/kg.

    Với hy vọng giá lúa sẽ trở lại thời hoàng kim như cuối vụ xuân hè 2007/2008, thế nhưng giá lúa trên thị trường cứ thế rơi dần, nhưng khi có chỉ đạo mua gạo tạm trữ của Chính phủ thì giá lúa có nhích lên vài trăm đồng, nhưng sau đó lại tiếp tục rớt.

    Cho đến nay giá lúa từ 5.800-6.000 đồng/kg cuối vụ xuân hè đã rơi ?otự do? đến vụ thu đông chỉ còn 2.700 đồng/kg đối với lúa thường và 3.200 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao.

    Giá lúa thấp, thị trường lúa gạo cứ liên tục đóng băng khiến cho nhiều nông dân muốn bán lúa hè thu cũng không bán được.

    Đến nay khi ĐBSCL thu hoạch lúa thu đông, thì lúa hè thu vẫn còn tồn đọng một lượng khá lớn mà không thương lái nào dám mua vì sợ ?ocoi? không tới, mua nhầm lúa ẩm vàng thì lỗ to, để giải phóng kho nhiều nông dân chấp nhận bán lúa hè thu với giá 2.400-2.500 đồng/kg để nghiền thức ăn gia súc.

    Theo ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, để giải quyết bài toán lúa, gạo tồn đọng trong nước, Chính phủ phải đẩy mạnh mua gạo tạm trữ quốc gia và dự trữ lưu thông, tăng cường xúc tiến thương mại, tăng cường đàm phán để ký các hợp đồng ở cấp Chính phủ.

    Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp mua 300 ngàn tấn gạo tạm trữ, nhưng nếu không có chính sách cụ thể đi kèm thì rất khó cho doanh nghiệp, trong khi kho của các doanh nghiệp đang tồn hơn 800 ngàn tấn.

    Hiện tại, bà con nông dân ở khu vực ĐBSCL đang tranh thủ thu hoạch lúa thu đông để kịp làm đất xuống giống vụ đông xuân theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.

    Năng suất lúa vụ thu đông năm nay bình quân 5-5,5 tấn/ha, năng suất này được xem là khá tốt, thế nhưng hầu hết nông dân đều ngán ngẩm bởi giá lúa trên thị trường đang xuống quá thấp. Giá thành sản xuất 1 kg lúa từ 3.000-3.200 đồng/kg, bán lúa với giá 2.700 đồng/kg, không lỗ mới lạ.




    Được caothu2008 sửa chữa / chuyển vào 00:49 ngày 25/11/2008
  8. hotvitlon007

    hotvitlon007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác này nhận định như thánh, mời Bác nhận định tiếp hết tuần này luôn để em còn biết đường dánh chứ tt này khó phán đoán quá
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Sẽ có phiên xả hàng mạnh hãy chú ý xem các pác !
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    25/11/2008 17:15
    (HNMO) - Hệ thống tài chính ngân hàng Hoa Kỳ lâm vào tình trạng khủng hoảng từ giữa năm 2007 và đỉnh điểm là tháng 9 năm 2008 sau đó lan sang các nước ở châu Âu, châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế lớn như: Anh, Đức, Nga, Nhật?kéo theo những hệ lụy lớn cho nền kinh tế thế giới.

    Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nói riêng cũng chịu những tác động không nhỏ. Có thể nói, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến nông nghiệp Việt Nam thể hiện trên nhiều phương diện, rõ rệt nhất là ảnh hưởng đến xuất khẩu nông, lâm sản, kế đến là sản xuất, đầu tư và hệ lụy tất yếu là việc làm, thu nhập của người nông dân bị suy giảm.



    Nhằm tìm các biện pháp vượt khó, đảm bảo phát triển nông nghiệp ổn định, ngày 25-11, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã tổ chức Hội nghị ?oĐánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nông nghiệp-nông thôn Việt Nam?.



    Tác động trên nhiều phương diện

    Những tác động đến xuất khẩu nông sản bắt đầu bộc lộ từ giữa tháng 9-2008 khiến hầu hết các mặt hàng đều có số lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm so với các tháng trước đó. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp&PTNT cho biết: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10-2008 đạt trên 1,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 9 và ước tháng 11 đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12% so với tháng 10. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của tháng 11 đã giảm gần 32% so với tháng 7 (tháng đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 1,75 tỷ USD).



    Theo ông Trang Hiếu Dũng, Trung tâm tư vấn chính sách thì xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân là do sức cầu tại các thị trường tiêu thụ lớn nhất nông, lâm, thủy sản của Việt Nam bị suy giảm như: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản; do khả năng thanh toán quốc tế bị hạn chế; do suy giảm đầu cơ của các quỹ. Mặc khác, trong thời gian qua, các nước xuất khẩu nông sản lớn trên thị trường thế giới có các mặt hàng nông sản mũi nhọn là gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, đều cạnh tranh trực tiếp với nước ta như: Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Braxin, Colombia?đều đã giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng USD từ mức 13% đến 33%, trong khi đó con số này ở Việt Nam chỉ ở mức 5% đã đẩy xuất khẩu nông sản của nước ta vào thế khó cạnh tranh hơn.



    Việc giảm giá một số vật tư nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là một tín hiệu đáng mừng cho nông dân nhưng việc giảm giá quá nhanh làm cho một số doanh nghiệp đã nhập hoặc ký hợp đồng nhập một khối lượng lớn vật tư, phân bón trước đó bị lỗ nặng nề.



    Khủng hoảng kinh tế cũng đã làm cho cầu giảm, thị trường tiêu thụ bị co hẹp, nông sản ứ đọng, giá hầu hết các nông sản (lúa gạo, cà phê, cao su) giảm không kích thích nông dân sản xuất. Hơn thế do hàng hóa không tiêu thụ được, doanh nghiệp và nông dân thiếu vốn sản xuất. Đặc biệt là nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện vẫn còn tồn kho một lượng khá lớn lúa hàng hóa trong khi nhu cầu nhập khẩu của các khách hàng truyền thống như Philipine, Inđonesia bị giảm do các nước này tăng cường sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.



    Ngoài ra, các mặt hàng cao su, cà phê cũng trong tình trạng tương tự, hiện nay đang là vụ thu hoạch mủ cao su và cà phê, lượng hàng hóa nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm nên giá trong nước cũng giảm mạnh. Nhiều hộ trồng cao su tiểu điền, nuôi cá tra, nuôi tôm đang rất khó khăn do không thể trả nợ ngân hàng, thiếu vốn để tiếp tục duy trì sản xuất.




    Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm nông nghiệp Việt Nam gặp khó



    Không những vậy, hiện nay trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có khoảng 954 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (824 dự án nông, lâm nghiệp và 130 dự án thủy sản) với nguồn vốn đầu tư khoảng 4.654 triệu USD. Tuy nhiên việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang bị suy giảm do các nhà đầu tư nước ngoài thiếu hụt nguồn tài chính để thực hiện dự án. Tuy vốn cam kết lớn nhưng lượng vốn thực hiện giảm do ngân hàng thắt chặt cho vay và khó huy động được các nguồn vốn khác. Không chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mà đầu tư trong nước cũng sụt giảm do các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn hoặc chờ đợi tình hình.



    Các hiệp hội, tập đoàn đang "gồng mình chống đỡ"

    Trong vài tháng qua, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo, cà phê, đến cao su, điều? đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.



    Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hộ Gỗ cho biết: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng tới sản phẩm gỗ ở 4 lĩnh vực. Nếu như mọi năm, các đơn đặt hàng tính đến thời điểm tháng 9 hoặc tháng 10 đã đạt khoảng 70-80% cho năm sau, nhưng năm 2008 chưa đạt được 30%. Bên cạnh đó, do thị hiếu người tiêu dùng cũng đã bị giảm vì giá sản phẩm gỗ cao khiến nhiều làng nghề gặp khó khăn trong sản xuất. Ngoài ra, các mặt hàng nội thất xuất khẩu cũng đang bị giảm dần do thị trường lớn là Hoa Kỳ đang hạn chế nhập khẩu. Cũng do cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay không đầu tư hoặc đầu tư ít cho sản xuất do sản phẩm không bán được. Vì vậy, việc sản xuất của những doanh nghiệp này chủ yếu nhằm mục đích duy trì và bảo toàn vốn. Cũng theo ông Quyền thì hiện nay các doanh nghiệp gỗ đang phải xác định lại kế hoạch và định hướng sản xuất mặt hàng nào là chủ yếu để đưa ra tỷ lệ phát triển phù hợp. Đồng thời các doanh nghiệp phải liên kết lại để nhận đơn hàng mới nhằm tránh rủi ro.



    Có lẽ mặt hàng chịu tác động mạnh chính là cao su khi theo dự báo của các chuyên gia kinh tế giá dầu thô có khả năng tiếp tục giảm sẽ kéo theo giá cao su xuống mức rất thấp. Theo Tập đoàn Cao su Việt Nam thì cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có tác động rất lớn đối với ngành cao su. Mặc dù doanh thu năm nay tăng nhưng lợi nhuận lại giảm ảnh hưởng đến đời sống của công nhân. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, Tập đoàn đang hạn chế tối đa các mức đầu tư, tiết kiệm mọi chi phí để đảm bảo vốn.

Chia sẻ trang này