TTCK tuần tới diễn biến khó lường ! Liệu có tình trạng bán tháo không ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 21/11/2008.

4355 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 14:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3397 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Bắt đầu từ ngày mai khả năng bán tháo CP vô cùng lớn TT đã kiệt quệ còn ai dám mò đáy không? Ha có thể xuống 50 - 60 ( hoàn toàn có thể ) Ho có thể xuống 180 - 200 hoàn toàn có thể xảy ra . Nhiều CP vẫn còn giá cao hơn rất nhiều khi TT ở vùng đáy 366 tháng 6 vừa rồi . Quí 1 các DN khánh kiệt còn có TT gì đi lên bão hòa .

    -------------

    0 đồng cổ tức: HOSE cảnh cáo Nhiệt điện Phả Lại





    Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) cảnh cáo Nhiệt điện Phả Lại do không công bố kịp thời về những rủi ro tỷ giá đối với chi phí tài chính.

    Ngày 25/11, HOSE đã có công văn số 2544/SGDHCM-NY nghiêm khắc cảnh cáo Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả lại ?" PLPC (mã chứng khoán PPC, sàn HOSE) về việc công bố thông tin không kịp thời.
    Theo HOSE, tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý 3/2008, PLPC đã có thể dự báo cho nhà đầu tư biết chi phí tài chính về việc xác định lại tỷ giá là 584,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã không công bố thông tin dẫn đến gây hiểu lầm cho nhà đầu tư (PLPC báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt trên 793 tỷ đồng mà không có bất cứ thuyết minh nào).

    ?oĐiều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu PPC?, công văn HOSE nhận định.

    Trước đó, ngày 19/11, PLPC có thông báo hoãn thực hiện trả cổ tức đợt 1/2008 do dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không đạt lợi nhuận đủ để chi trả cổ tức.

    Trong văn bản giải trình ngày 21/11, PLPC cho biết nguyên do là những biến động của tỷ giá giữa VND với JPY tăng mạnh, làm tăng chi phí tài chính khi xác định lại khoản vay nợ nước ngoài bằng JPY.

    Theo tính toán và dự báo của PLPC, với ?orủi ro bất khả kháng? từ biến động của tỷ giá, năm nay lợi nhuận còn lại được chia cổ tức dự báo chỉ có 0 đồng (trong khi dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 962 tỷ đồng), nên công ty không được trả cổ tức.

    Trên sàn HOSE, tính đến ngày 25/11, giá PPC đã giảm sàn 4 phiên liên tiếp, từ mức 23.000 đồng/cổ phiếu xuống mức 19.000 đồng/cổ phiếu.
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    27/11: Nhà đầu tư ngoại giảm mua, tăng gấp đôi lượng bán ra trên 2 sàn


    Trên sàn GDCK Tp Hồ Chí Minh, phiên giao dịch sáng nay nhà đầu tư nước ngoài lại giảm mua và tăng gấp đôi lượng bán ra so với phiên giao dịch trước đó.


    Cụ thể, qua phương thức khớp lệnh họ mua vào 52 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 740.370 đơn vị, giá trị là 21,775 tỷ đồng. họ bán ra 54 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng là 2.495.980 đơn vị, giá trị là 86,5 tỷ đồng.
    Các giao dịch thoả thuận của họ vẫn là các giao dịch trong nội khối này.

    Họ thoả thuận mua vào 5 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 639.210 cổ phiếu, giá trị đạt 19,945 tỷ đồng. Các mã được thoả thuận mua gồm: CII (349.210 cp), FPT (20.000 cp), SSI (120.000 cp), TDH (100.000 cp) và VPL (50.000 cp).

    5 mã trên cũng là các mã họ thoả thuận bán ra với khối lượng tương ứng mua vào ở từng mã ngoại trừ VPL được thoả thuận bán ra nhiều hơn (100.000 cp).

    Như vậy trong toàn phiên hôm nay, khối ngoại giảm khối lượng xuống còn 1.379.580 chứng khoán, giá trị đạt 41,72 tỷ đồng. Giảm 37,01% về khối lượng và giảm 62,32% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.

    Họ tăng mạnh bán ra với tổng khối lượng bán trong phiên này là 3.185.190 chứng khoán, giá trị là 111,3 tỷ đồng. Tăng 90,4% về khối lượng và tăng 107,31% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.

    10 cổ phiếu được NĐTNN giao dịch (khớp lệnh) nhiều nhất trong phiên:


    Trên sàn GDCK Hà Nội, khối ngoại cũng tăng mạnh giao dịch so với phiên trước đó trong đó khối lượng bán ra chiếm chủ yếu trong khi lượng mua vào không đáng kể.

    Cụ thể, khối này mua vào 17 mã với tổng khối lượng đạt 119.200 cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 1,7 tỷ đồng. Giảm 47,51% về khối lượng và giảm 50,83% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.

    Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất bao gồm: KLS (50.000 cp), BVS (21.400 cp), VCG (20.300 cp), CSG (9.000 cổ phiếu)?

    Trong khi đó họ bán ra 22 mã với tổng khối lượng đạt 950.400 cổ phiếu, giá trị đạt 17,57 tỷ đồng. Tăng 103,42% về khối lượng và tăng 58,83% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.
    Các mã cổ phiếu được họ bán ra nhiều nhất bao gồm: KLS (288.600 cp), VCG (170.000 cp), PVI (96.000 cp), BVS (68.300 cp)?Về giao dịch trái phiếu, phiên này khối ngoại không mua vào trái phiếu nào, họ bán ra 6 mã trái phiếu với tổng khối lượng là 5.102.750 trái phiếu, giá trị tương đương 515,41 tỷ đồng.


    Những ngày qua toàn lênh mua -bán của nhà đầu tư nhỏ lẻ . TT hết lực đỡ mua vào của các tổ chức thì lên và hồi phục sao đây
    Mai TT sẽ chính thức vào phiên bán tháo cổ phiếu đó các pác hết mong chờ rồi
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngày 04/12/2008, ngày giao dịch chính thức của cổ phiếu CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE





    Ngày 04/12/2008, cổ phiếu CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE chính thức giao dịch với một số nội dung như sau:

    - Tên chứng khoán: Cổ phiếu CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE

    - Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

    - Mã chứng khoán: VGS

    - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

    - Số lượng chứng khoán niêm yết: 7.000.000 cổ phiếu (Bảy triệu cổ phiếu)

    - Giá trị chứng khoán niêm yết: 70.000.000.000 đồng (Bảy mươi tỷ đồng)- Ngày giao dịch chính thức: Ngày 04/12/2008.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    PVC: Thông báo chấp thuận nguyên tắc niêm yết bổ sung cổ phiếu





    Ngày 27/11/2008, TTGDCK Hà Nội đã có thông báo chấp thuận nguyên tắc Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí - CTCP được niêm yết bổ sung cổ phiếu với những nội dung sau:

    - Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

    - Mã chứng khoán: PVC

    - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

    - Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 2.519.998 cổ phiếu (Hai triệu năm trăm mươi chín nghìn chín trăm chín mươi tám cổ phiếu)- Tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 25.199.980.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ một trăm chín mươi chín triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng).
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Lãi thật, lỗ cũng? thật!





    Kết quả kinh doanh quý III/2008 đã được các công ty niêm yết công bố với nhiều mảng sáng. Điều này cho thấy sức sống tiềm tàng của DN trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đồng thời cũng phần nào làm yên lòng NĐT chứng khoán. Tuy nhiên, trong đợt công bố này, chất lượng của một số báo cáo tài chính (BCTC) lại gợi lên những lo âu?

    Xin được nêu ra 2 trường hợp điển hình là CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC). Mới đây, Thanh tra của UBND TP. HCM đã kết luận BBT công bố thông tin sai lệch, không minh bạch trong BCTC, vi phạm về quản trị công ty...

    Sự việc vừa lắng xuống thì trường hợp của PPC lại nổi lên khi công ty này thông báo tạm hoãn thanh toán cổ tức đợt 1/2008, với tỷ lệ 3% cho những cổ đông đã được chốt ngày 30/10/2008. Lý do đưa ra là bởi khoản nợ vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) của PPC bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động tỷ giá VND/JPY, điều này sẽ làm cho lợi nhuận năm 2008 của PPC có thể không đủ để trả cổ tức theo kế hoạch.

    Điều đáng nói là trước đó không lâu, PPC đã công bố lãi hơn 793 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Được biết, năm 2006 PPC đã vay vốn để xây dựng Nhà máy Phả Lại 2 trị giá trên 50 tỷ JPY với lãi suất 2,7%/năm, lịch trả nợ được chia đều trong 23 năm. Tính đến thời điểm 20/9/2008, Công ty còn nợ gốc với số tiền là 36,2 tỷ JPY. Đáng chú ý là PPC đã xác định và quy đổi khoản nợ gốc theo tỷ giá từ cuối năm 2007 là 142,34 VND/JPY, tương đương 5.153,63 tỷ VND.

    Trong khi đó, nếu tính theo tỷ giá tại thời điểm lập BCTC quý III (30/09/2008) là 154,69 VND/JPY, thì đến thời điểm lập BCTC năm, PPC sẽ phải tính vào chi phí tài chính của năm 2008 với số tiền là 584,2 tỷ đồng.

    Sau khi PPC lập BCTC quý III, tỷ giá JPY từ mức 154,69 VND/JPY lên mức 166,42 VND/JPY vào thời điểm 19/11/2008. Với tỷ giá này, PPC sẽ phải trích một khoản chi phí tài chính để xác định lại khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ là 872 tỷ đồng. Như vậy, Công ty sẽ không có lợi nhuận và đương nhiên không được chia cổ tức.

    Sự việc được cho là bất khả kháng do PPC đã tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, khi chỉ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối năm tài chính.

    Tuy nhiên, theo nhiều NĐT, Ban lãnh đạo PPC đã không làm tròn trách nhiệm khi không công bố ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến lợi nhuận của Công ty và cũng không có biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Mặt khác, theo BCTC thì PPC luôn có một khoản tiền nhàn rỗi khá lớn được gửi tại các ngân hàng và để đầu tư tài chính, trong khi đang phải gánh một khoản nợ vay khổng lồ (!?)

    Ngay sau những thông tin này, ngày 20/11/2008, Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVF1), Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã đăng ký bán tới 1.364.465 cổ phiếu PPC?

    Còn NĐT lại có thêm một nỗi băn khoăn, chẳng hiểu còn DN nào cần phải tính toán lại các khoản lãi của mình thành lỗ hay không?
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngành nhựa và những thách thức





    (Theo CafeF) Ngành nhựa non trẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhựa chịu áp lực cạnh tranh lớn, đầu vào lại phụ thuộc vào sự ?othăng trầm? của giá dầu thế giới.

    Tăng trưởng khá nhưng cũng rất cạnh tranh

    Tại buổi hội thảo ?oTriển vọng và cơ hội đầu tư ngành nhựa? do CTCK Đông Á tổ chức vào ngày 27/11, ông Trịnh Vĩnh Quyền, bộ phận Phân tích đầu tư cho biết: ?oNgành nhựa Việt Nam được đánh giá ngành non trẻ cho nên tốc độ tăng trưởng khá từ 15-20%/năm, một tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP?.

    Thống kê chỉ số chất dẻo bình quân đầu người tại một số nước cho thấy khối lượng tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực, thống kê năm 2000 chỉ số bình quân của thế giới là 36 kg nhựa/đầu người thì Việt Nam chỉ mới đứng ở con số khiêm tốn 12 kg nhựa/đầu người.

    Điều đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành nhựa vẫn còn rất lớn đặc biệt là trong những phân khúc nhựa kỹ thuật cao, composite, nhựa y tế, nhựa vật liệu xây dựng?




    (Nguồn: Triển vọng & Cơ hội đầu tư ngành nhựa, CTCK Đông Á)

    Tuy nhiên, do công nghiệp phụ trợ ngành nhựa chưa hoàn chỉnh: cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị, khuôn mẫu cho ngành nhựa chưa được đáp ứng đủ nên các công ty nhựa Việt Nam chủ yếu sản xuất, gia công sản phẩm từ nhựa chứ chưa có sản xuất được nhiều các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành điện ?" điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy?

    Một thách thức lớn đối với ngành nhựa đó là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc 80-90% nhập khẩu, trong đó nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhựa. Từ đầu năm đến nay, không ít doanh nghiệp nhựa ?olao đao? theo những biến động thăng trầm của giá dầu thế giới.

    Rào cản gia nhập ngành ở mức độ trung bình, quy mô vốn đầu tư không cao, lại thu hồi vốn nhanh, năng suất cao tạo nên một động cơ khuyến khích nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập ngành. Thống kê cho thấy có khoảng 2.000 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 80%) ngành nhựa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Tuy nhiên mặt trái của việc doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ cao trong ngành đó là công nghệ lạc hậu do thiếu đầu tư, chịu áp lực lớn về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau đã rất lớn, thời gian tới theo lộ trình gia nhập WTO áp lực từ bên ngoài được dự báo sẽ lớn hơn khi các tập đoàn sản xuất lớn của châu Âu và Trung Quốc tham gia vào ngành, đặc biệt trong những phân khúc nhựa kỹ thuật cao đòi hỏi công nghệ hiện đại.

    Nhìn từ hai ?ođại gia? NTP và BMP

    CTCK Đông Á đã chọn hai ?ođại gia? Nhựa Tiền Phong (NTP) và Nhựa Bình Minh (BMP) để phân tích bởi vì nhiều lý do. Đây là hai công ty sản xuất nhựa xây dựng chiếm đa số thị phần cả nước, NTP chiếm 24%, BMP chiếm 20%, tăng trưởng doanh thu bình quân từ 25-30%/năm cao hơn hẳn so với bình quân nhóm ngành (20-25%/năm).

    Nếu xét về quy mô và hiệu quả thì NTP xếp thứ nhất với chiến lược kinh doanh dẫn đầu thị trường, khai thác thế mạnh độc quyền dựa trên phân khúc đã được xác định ở khu vực phía Bắc là các công trình an sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua kênh phân phối chủ lực đấu thầu là chủ yếu.

    Còn BMP xếp thứ hai về quy mô và hiệu quả. Mạng lưới tiêu thụ của BMP lại tập trung tại khu vực phía Nam và miền Trung nên phân khúc thị trường chủ lực là người dùng cuối thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối là chủ yếu với một chính sách giá cạnh tranh hơn bởi vì phải quan tâm đến người dùng cuối.

    Khi được hỏi về thách thức từ việc xâm nhập thị trường trong thời gian sắp tới từ các doanh nghiệp bên ngoài khi rào cản gia nhập ngành thấp thì ông Quyền nhận định rằng do đặc thù các sản phẩm nhựa xây dựng (cồng kềnh, tốn nhiều chi phí để vận chuyển) nên khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong dài hạn là rất thấp.

    Một thách thức khác của hai ?ođại gia? ngành nhựa được ông Quyền đề cập đến đó là chi phí đầu vào liên tục biến động mạnh (theo biến động của giá dầu) đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của hai công ty này.
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Nhà đầu tư có rời bỏ thị trường?





    Chưa có động thái nào cho thấy các cơ quan quản lý sẽ cho phép hoãn việc đánh thuế từ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Như vậy, chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi là NĐT nhiều khả năng sẽ phải "gánh" thêm một khoản chi phí bằng 0,1% cho mỗi lần giao dịch. Còn nếu không bán chứng khoán mà giữ lại để đầu tư dài hạn để hưởng cổ tức, thì nhà đầu tư sẽ phải trả 5% cho mỗi lần lĩnh cổ tức.

    Trong khi đó, trong trung hạn khả năng hồi phục của thị trường không cao, bởi diễn biến kinh tế thế giới vẫn rất xấu, dự kiến sẽ khó phục hồi trong 1 - 2 quý nữa. Chính vì vậy, nhiều khả năng, giải pháp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn lúc này là rút lui để tránh thuế. Điều này sẽ loại một số nhà đầu tư ?olướt sóng? khỏi thị trường và đây cũng là điều không có lợi cho thị trường, vì chính những người ?olướt sóng? mới là lực lượng đóng góp nhiều cho sự sôi động thường xuyên của thị trường. Nhìn vào diễn biến thị trường trong những phiên giao dịch gần đây, có thể thấy rằng, khối lượng giao dịch rất hạn chế. Điều này được giải thích là do nhiều nhà đầu tư ?olướt sóng? chuyên nghiệp tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng.

    Do đó, nếu như tới đây, hoạt động giao dịch của nhà đầu tư còn phải gánh thêm một khoản chi phí nữa thì rất có thể, một số nhà đầu tư sẽ phải bỏ hẳn thị trường để đi tìm... nghề khác.

    Theo ông Lê Trung Thành ?" Phó trưởng bộ môn TTCK, Trường ĐH KTQD cho biết, thời điểm này nên giãn thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán vì 2 lý do: thứ nhất, tình hình thị trường lúc này không thuận lợi, chẳng nhà đầu tư nào có lời, việc xác định lãi, lỗ để đánh thuế bây giờ còn chưa rõ ràng, thứ hai, việc đánh thuế sẽ không khuyến khích thêm nhà đầu tư, vì thế giãn thuế là việc làm cụ thể, thiết thực của Chính phủ hỗ trợ nhà đầu tư.

    Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp. Khi thị trường khởi sắc, 0,1% thuế sẽ không nhà đầu tư nào phản đối, song ở thời điểm đặc biệt này, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang rất bi quan, đã lỗ lại phải chịu thuế là điều bất công đối với họ. Vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Vai trò đó đang suy giảm nghiêm trọng trong thời điểm này, nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường, đánh thuế một cách tận thu với những bất hợp lý như trên sẽ làm nản lòng những nhà đầu tư còn ở lại và không khuyến khích nhà đầu tư mới đến với thị trường,nguồn thu không được nuôi dưỡng, doanh nghiệp niêm yết khó huy động vốn. Khi ấy chính ngân sách Nhà nước lại thiệt.

    Trong bối cảnh thị trường suy giảm, việc trả cổ tức bằng tiền mặt là rất quý đối với nhà đầu tư, nhưng cũng khiến họ lo lắng. Với cách làm hiện nay, sang năm 2009, không ít doanh nghiệp sẽ đứng trước khó khăn: bị thiếu vốn lưu động và phải vay ngân hàng. Nếu lãi suất ngân hàng cao, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu huy động vốn được hay không? Tương lai của doanh nghiệp đi về đâu, nếu thiếu tiền để hoạt động? Việc trả cổ tức cao và sớm như hiện nay các doanh nghiệp cần đưa thông điệp cụ thể để nhà đầu tư yên tâm. Và thay vì chạy ngắn hạn lãnh đạo doanh nghiệp nên ưu tiên phát triển bền vững và có tầm nhìn xa hơn.
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    27/11/2008 Phân tích - Nhận định N/A ÐTCK

    --------------------------------------------------------------------------------
    Góc khuất của ?olàn sóng? chia cổ tức 2008





    Làn sóng công ty niêm yết công bố tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ khá cao trước năm tài khóa 2008 kết thúc tiếp tục lan rộng. Thông điệp từ các công ty gửi đi là quyền lợi của cổ đông được quan tâm khi giá cổ phiếu giảm sâu. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, xu hướng trên cũng gây ra nhiều quan ngại.

    Mùa cổ tức đến sớm

    Tính đến ngày 25/11, CTCP May Phú Thịnh - Nhà Bè (NPS) đã có phiên tăng trần thứ 8 liêp tiếp, sau khi NPS bất ngờ công bố tỷ lệ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2008 lên tới 40% mệnh giá. Ngay sau khi thanh toán cổ tức đợt 2 cho cổ đông vào ngày 19/11, chỉ sau đó hơn 1 tuần, ngày 28/11, CTCP Khoáng sản Bình Định (BMC) lại chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 3 với tỷ lệ 10%, nâng mức tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2008 lên tới 30%. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sau khi tạm ứng cổ tức đợt 1 lên tới 25%, dự kiến trả cổ tức đợt 2/2008 thêm 15%.

    Tiếp nối truyền thống những năm trước, nhóm cổ phiếu ngành cao su và thủy sản có mức chi trả cổ tức khá cao, dù tình hình sản xuất năm 2009 của 2 ngành đặt ra nhiều quan ngại. CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) công bố trả cổ tức đợt 1/2008 lên tới 25% mệnh giá; CTCP XNK Cửu Long An Giang (ACL) qua 2 đợt chi trả, tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt đã lên tới 35%; CTCP XNK Bến Tre (ABT) sẽ trả cổ tức đợt 3 vào ngày 25/12 tới với tỷ lệ 10%, nâng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt cả năm 2008 lên 40%. Thậm chí, CTCP Containe Việt Nam (VSC) còn xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc trả cổ tức năm 2008 với tỷ lệ lên tới 50%. Sau khi đã trả 35% cổ tức, ACL còn dự định trả tiếp 25%...

    Trong tháng còn lại của năm 2008, dự báo làn sóng trả cổ tức bằng tiền mặt sớm với tỷ lệ cao sẽ còn tiếp tục lan rộng.

    Chính sách cổ tức nào hợp lý?

    Theo thông lệ, trước khi kết thúc năm tài khóa, các công ty chỉ tạm ứng một khoản nhỏ cổ tức cho cổ đông. Sau khi có báo cáo kinh doanh đã qua kiểm toán và họp ĐHCĐ, các công ty niêm yết mới thực hiện việc chi trả cổ tức trên diện rộng. Đối với công ty sản xuất - kinh doanh có lãi thì phần lợi nhuận sau thuế được chia làm 2 phần: một phần để trả cổ tức cho cổ đông, phần thứ hai để cấp vốn cho các dự án đầu tư hoặc mở rộng sản xuất. Câu hỏi đặt ra là mỗi phần chiếm tỷ lệ bao nhiêu, ưu tiên trả cổ tức cho cổ đông hay dành nhiều hơn cho cơ hội đầu tư? Theo CTCK Kim Eng, chính sách cổ tức phụ thuộc vào một số yếu tố của công ty: lượng tiền mặt sẵn có; cơ hội tái đầu tư; cơ cấu cổ đông và mức vay nợ?

    Trước khi quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt, công ty niêm yết phải có đủ lượng tiền mặt từ hoạt động sản xuất - kinh doanh để chi trả cổ tức. Nếu không, việc trả cổ tức dù gửi đi thông điệp về triển vọng tích cực của công ty, đáp ứng sự mong mỏi của cổ đông, cuối cùng cũng phải đánh đổi bằng việc công ty phải vay mượn nhiều hơn và gánh chịu các chi phí tài chính cao hơn trong tương lai. Theo thông lệ, công ty có thu nhập cao nhưng kém ổn định thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn công ty có thu nhập ổn định. Một công ty tăng trưởng cao nhưng có thể có tỷ lệ trả cổ tức thấp, vì công ty giữ lại phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư vào các dự án tiềm năng. Việc chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt có thể là tín hiệu cho thấy, nhiều công ty không có các dự án đầu tư mở rộng. Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt cao hiện nay là chính sách thuế đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

    Bộ phận phân tích của CTCK Vincom trong một báo cáo đánh giá về xu hướng trả cổ tức của các công ty niêm yết cũng nêu một số quan ngại. Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn như hiện nay, việc huy động vốn ngắn và trung hạn là không hề dễ. Việc các doanh nghiệp chạy đua trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới. Báo cáo tài chính quý III cho thấy, nhiều doanh nghiệp có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu trên 150%, nhưng vẫn tạm ứng cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt với tỷ lệ cao. Các doanh nghiệp này khi cần vốn để tài trợ cho hoạt động của mình sẽ phải tìm đến nguồn vốn vay có chi phí cao hơn và do vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp. Phân tích của CTCK Vincom chỉ ra, để chi trả được mức cổ tức như đã công bố, sẽ có doanh nghiệp phải bán đi một số tài sản tài chính, thậm chí sử dụng cả nguồn vốn vay trong lúc chưa thu hết được tiền phải thu từ khách hàng?

    Nhận cổ tức bằng tiền mặt cũng giống như việc lấy tiền từ túi trên bỏ xuống túi dưới của nhà đầu tư, nhưng đặt ra tác động xấu với khả năng làm tăng rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
  9. Drtungbo

    Drtungbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    6.546
    Hôm nay góp ý với cao thủ tiếp một điểm là nên lập riêng một cái topic cho post các tin tức liên quan đến thị trường trong nước chứ không nên post tràn lan như thế này, lạc đề với cái tên topic nữa, còn có thêm nhận định phân tích hay không thì tuỳ. Ngoài ra thì nên dùng phông chữ chuẩn thông thường (size = 2) cho các tin tức copy về, chỗ nào thấy cần chú ý thì có thể bôi đậm, đổi màu, high light hoặc cho size lớn hơn chứ cứ như này thì các máy dùng độ phân giải thấp đọc được 1 trang chắc toi đặc
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Cặp hiện tượng: Bất động sản sốt giá và ngân hàng suy sụp27/11/2008 10:48 (GMT+7)Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Tình hình dư nợ của lĩnh vực bất động sản năm 2008 thấp hơn năm 2007 và vẫn còn tương đối an toàn.



    Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng ngân hàng gặp khó khăn sau mỗi giai đoạn bất động sản sốt giá.
    Tại các nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào ngân hàng do thị trường vốn chưa phát triển cao - như Việt Nam hiện nay và Thái Lan năm 1997, cặp hiện tượng này dễ thấy và chu kỳ ngắn hơn

    Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1/11/2008, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: ?oCuối tháng 9/2008, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 115.000 tỉ đồng (gần 6,9 tỉ USD), tương đương 9,15% tổng dư nợ và ở dưới mức 10% như vậy là tương đối an toàn, và còn thấp hơn so với năm 2007 là 11%?.
    Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác nhận: ?oVừa qua các ngân hàng có mạnh tay cho vay bất động sản và chúng tôi có chấn chỉnh kịp thời?.

    Trên trang web của Bộ Xây dựng tuần rồi có tin Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng, do có những đặc điểm khác so thị trường Mỹ và chưa có khung pháp lý về ?ochứng khoán hoá? bất động sản nên các ngân hàng không phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp, nên chưa có những rủi ro do ?ochứng khoán hoá? bất động sản gây nên. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

    Những thông tin trên có nghĩa là, tình hình dư nợ của lĩnh vực bất động sản năm 2008 thấp hơn năm 2007 và vẫn còn tương đối an toàn. Và vì những đặc thù riêng của cơ chế điều hành vĩ mô và cơ cấu thị trường bất động sản Việt Nam cho nên hiện tượng vỡ nợ lớn và tạo nên làn sóng vỡ nợ bất động sản hiện vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.

    Sau sốt giá bất động sản là sự cố ngân hàng

    Suốt 40 năm qua, trên thế giới, cặp hiện tượng này luôn kề cận nhau.

    Giữa thập niên 80 tại Mỹ, hệ quả của logic ?oai làm nấy chịu? là 747 định chế tiết kiệm và cho vay phải giải thể. Đầu thập niên 90 tại Nhật, hàng nghìn công ty xây dựng và bất động sản bị giải thể, nhiều ngân hàng lớn bị thua lỗ rất lớn và mất vai trò ngân hàng lớn nhất thế giới.

    Cuối năm 1997, tại Thái Lan, hầu hết các công ty tài chính bị giải thể hoặc sáp nhập và những ngân hàng lớn phải co cụm lại. Giờ đây, nhiều ngân hàng lớn và thâm niên thuộc loại top 10 của Mỹ đã không còn và nhiều ngân hàng lớn tại châu Âu cũng như vậy.
    Ngân sách nhà nước tại các quốc gia trên cũng gánh trả theo logic ?oquýt làm cam chịu?, nhưng là trả sau. Ngoài ra, đa số người dân bình thường và nhất là những gia đình mới, có nhu cầu thật sự về nhà ở, đã không thể trả nổi mức tăng giá quá cỡ. Điều này không những đã thu hẹp sức phát triển kinh tế nhà ở, còn làm méo mó sự phát triển tự nhiên của nếp sống gia đình mới.

    Ngân sách Nhà nước đã phải chính thức hoặc âm thầm gánh trả qua phần thất thu thuế. Và quỹ dự trữ quốc gia cũng bị bào mòn bởi đầu tư (đầu cơ) ở thị trường bất động sản và sự mạnh tay tài trợ của hệ thống ngân hàng cho thị trường này.


    Quả bom đáo hạn nguy hiểm 115000 tỷ đổng ( có nguy hiểm ) tương đương 6 tỷ đô la sắp phát nổ . Vì sao TT lài èo uột đến vậy ???

Chia sẻ trang này