TTCKVN: Hệ thống chiến lược chiến thuật, kinh nghiệm chọn lọc cơ hội đầu tư an toàn hiệu quả

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kututu, 15/06/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6524 người đang online, trong đó có 813 thành viên. 12:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 83793 lượt đọc và 898 bài trả lời
  1. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/20120703063324245CA31/cong-ty-chung-khoan-nhan-dinh-thi-truong-ngay-047.chn[/url]

    Chứng khoán Đầu tư Việt Nam-IVS: NĐT đã cơ cấu danh mục thì không vội bắt đáy

    Sau những phiên giao dịch trong phạm vi hẹp với sự cân bằng của cả bên Mua và bên Bán thì phiên ngày hôm nay cho thấy bên Bán đã hoàn toàn áp đảo khi giá đã break ra khỏi vùng gi ằng co và giảm khá mạnh. Biến động giá lớn cộng với khối lượng ra tăng so với các phiên trước đó cho thấy tín hiệu xấu hơn của thị trường khi cầu không đủ mạnh để đỡ giá. Thống kê các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu xấu khi chỉ báo STO và RSI cho tín hiệu giảm giá, dải Bollinger mở rộng và giá đang bám dải dưới trong khi đường MACD ở dưới đường tín hiệu của mình và chỉ báo ADX đang có đấu hiệu tăng cho thấy xu hướng giảm đang mạnh dần.

    Việc CPI ở mức thấp thì thông tin giảm giá xăng theo giá thế giới không hỗ trợ nhiều cho tâm lý giao dịch của NĐT thời điểm hiện tại. Trên thị trường những tin vĩ mô tích cực đã phản ánh vào giá trong khi đó hiện xuất hiện nhiều hơn những tin tiêu cực như xu hướng tăng những yếu tố đầu vào sản xuất như tăng giá điện, nước, than… trong khi lượng hàng tồn kho doanh nghiệp lớn khiến NĐT tỏ ra thận trọng hơn với thị trường. Hiện chỉ số đang giao dịch trong vùng hỗ trợ giá của Vnindex là 410 – 415 và Hnx-index là 68,8 – 70 tuy nhiên với lực cầu khá yếu trong khi lực cung tăng dần thì vùng hỗ trợ nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ. Vì vậy, nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ lệ tiền mặt cao. NĐT đã cơ cấu danh mục thì không vội bắt đáy vì đứng trên quan điểm thận trọng nếu ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ NĐT không bắt đáy sẽ hạn chế được việc bào mòn tài khoản.

    Chứng khoán Dầu khí - PSI: Chờ dòng tiền

    Nếu không có sự cải thiện tích cực từ yếu tố dòng tiền tham gia thị trường thì xu thế giảm điểm có thể sẽ tiếp diễn trên chỉ số HNX-index. Thanh khoản tăng nhẹ trong những phiên giảm mạnh của chỉ số cho thấy áp lực bán giá thấp tăng dần. Phiên hôm nay, HNX-Index đã chính thức mất ngưỡng 70 điểm và xu thế giảm có chiều hướng mạnh lên. Chỉ số sàn Hà Nội có hỗ trợ mạnh ở vùng 65 - 66 điểm và còn cách khá xa mức điểm hiện tại. Đối với sàn HOSE, chỉ số VN-index có khả năng tiếp tục dao động giảm dần quanh vùng 411 điểm, và hỗ trợ cuối cùng của chỉ số VN-index tại mức 394 điểm, tương ứng với mức fibonacci 61,8%
  2. Camarun82

    Camarun82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2008
    Đã được thích:
    335
  3. TuanRD

    TuanRD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))=))=))=)) tự cám ơn nhau à??? Mod khóa rất nhiều nick tự sướng cùng nhóm với nhau topic này sớm muộn cũng lock hết cả lượt [:D]
  4. ronaltis

    ronaltis Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    722
    Không hiểu kututu có quan hệ như thế nào với F319, trong khi các thành viên khác bị nghiêm cấm quảng cáo thì topic này được thoải mái top-up
    ~X
    Một loạt các nick trùng IP address tự sướng với nhau.
    Nản :-"
  5. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
  6. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/20120703042423268CA...-muc-tieu-tang-truong-tu-nay-toi-cuoi-nam.chn


    Trong hai ngày 2-3/7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng ***************, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng 6 trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    Đánh giá công tác chỉ đạo điều hành tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những giải pháp những tháng cuối năm.

    Một trong những trọng tâm tại Phiên họp là Chính phủ tái khẳng định, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào.

    Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.

    Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

    Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2012, các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Theo đó, về giá cả, lạm pháp, nhờ thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, quản lý chặt chẽ chi tiêu và giảm bội chi ngân sách nhà nước, cắt giảm vốn đầu tư và đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư công… nên tốc độ tăng giá đã có xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012.

    So với tháng 12/2011, CPI tháng 6/2012 tăng 2,52% so với tháng 12/ 2011 và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là cơ sở để điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.

    Nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm giảm mặt bằng lãi suất như giảm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, liên ngân hàng, trần lãi suất tiền gửi. Từ đầu năm đến nay, sau 3 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động đã giảm từ 14% xuống 9%. Hiện lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12%-13%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác 14%-17,5%... Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

    Về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, do phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 đạt thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nhưng bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý 2 (GDP quý 1/2012 đạt 4%, quý 2/2012 đạt khoảng 4,66%). Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%.

    Trong những tháng đầu năm, ngành công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào và lãi suất ở mức cao, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao… song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp 4 tháng gần đây đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ nét, nhất là công nghiệp chế biến. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định, tăng 3,8%, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 5,8%...

    Về thực hiện mục tiêu bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như, hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; trợ cấp xã hội (thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội); đào tạo nghề cho lao động nông thôn; điều chỉnh mức lương tối thiểu… Ngoài ra, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tiếp tục có chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 21,6%, số người chết giảm 16,7% và số người bị thương giảm 21,6%.

    Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế-xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; chỉ số tồn kho vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng…

    Ổn định kinh tế vĩ mô, nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững

    Nhấn mạnh giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô được coi là yếu tố quyết định, mang tính nền tảng, nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, nhưng phải nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để bảo đảm thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã đề ra.

    Cho biết những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, trong đó có khó khăn về thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo , cao su, cá tra… cùng với đó, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua tái cơ cấu nợ, cho vay mới; có chính sách hợp lý để hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh… đồng thời cũng cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng…

    Khẳng định chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp để giải quyết hàng tồn kho qua xúc tiến thương mại ở cả thị trường ngoài nước và thị trường nội địa.

    Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích sản xuất đối với những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Thực hiện các biện pháp để duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có đóng góp quan trọng thực hiện kế hoạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm như lúa gạo, hải sản, dệt may, giầy dép. Theo dõi sát trị trường ngoại hối, bảo đảm tỷ giá ở mức hợp lý, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

    Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng như tăng cường hoạt động bảo lãnh khoản vay; bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; dành ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều lao động.

    Chung sức, chung lòng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra

    Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều khẳng định sự quyết tâm cao độ trong việc bám sát, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.

    Lãnh đạo các địa phương nhận định, trong những tháng gần đây, nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục; các chỉ số tăng trưởng sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ, tiêu dùng đã đạt mức tăng khá; số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã giảm hẳn, cùng với đó nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu khôi phục sản xuất; công tác bình ổn giá, đưa hàng hóa về nông thôn, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế được thực hiện tốt, mang lại hiệu quả tích cực trong kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

    Lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Gia Lai… đã nêu những kiến nghị, đề xuất của địa phương như đề nghị Chính phủ tiếp tục có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với các địa phương trong tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; chỉ đạo thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế nhưng không làm tràn lan, làm ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát; xem xét việc tạm ứng vốn ngân sách 2013 cho các dự án, công trình cấp bách, có khả hoàn thành trong năm 2012 để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển; kiểm soát, giải quyết tốt vấn đề về nợ xấu ngân hàng; sớm điều chỉnh các tiêu chí về nông thôn mới theo hướng mềm dẻo và linh hoạt hơn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương; hỗ trợ địa phương thực hiện công tác di dân, tái định cư khi xây dựng các dự án thủy điện.

    Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế khả thi để các địa phương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ ngư dân bám biển và làm giàu từ biển; kiểm soát tốt trị trường ngoại hối, bảo đảm tỷ giá ở mức hợp lý.

    Kiên định các mục tiêu đã đề ra

    Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng *************** nhấn mạnh, với nỗ lực chung của cả nước, 6 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra. Những kết quả đạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực đặc biệt là trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; tái cơ cấu kinh tế; bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn.

    Sau khi phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện những tháng đầu năm, Thủ tướng *************** nêu rõ, trong những tháng cuối năm 2012 quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2%-5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại ; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

    Trên tinh thần này, Thủ tướng *************** yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá ; đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của toàn hệ thống nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành tín dụng hợp lý. Chủ động, linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

    Thủ tướng *************** cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tập trung tháo gỡ, hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân cho hết số vốn đã bố trí . Ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.

    Đồng thời, nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu qua các hàng rào kỹ thuật, nhất là kiểm soát, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nông sản. Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để một mặt thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mặt khác kiểm soát chặt chẽ lượng hàng nhập khẩu; thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo.

    Thủ tướng *************** chỉ đạo Bộ Tài c hính tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách; kiểm soát kỹ lại nguồn thu. Giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện chính sách tài khóa một các hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng, nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế; t hực hiện các biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh và kích thích tổng cầu phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Khẩn trương rà soát, xử lý vốn đối ứng nhằm thúc đẩy nhanh các dự án ODA. Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các công trình, nhà máy sử dụng công nghệ cao. Tiếp tục chỉ đạo khẩn trương tính toán, tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

    Thủ tướng *************** cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm kích thích nhu cầu trong nước. Quan tâm hơn nữa tới công tác bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động mất việc từ các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động; dành sự quan tâm thỏa đáng đến công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; đưa bảo hiểm y tế trở thành một trong những chỉ tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế-xã hội vào năm 2013.

    Đồng thời tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cao, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tổn hại sức khỏe của người dân.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng *************** cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp, định hướng thông tin, đối thoại về các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân; thông tin trung thực, khách quan về mọi mặt kinh tế-xã hội nhằm định hướng dư luận xã hội, tạo đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

    Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng; phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước theo cơ chế thị trường; dự thảo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Tờ trình về dự án Luật Phòng chống khủng bố; Tờ trình về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai./.
  7. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/20120703103131575CA31/ptkt-ngay-47-cac-vi-the-mua-can-cho-them-vai-phien.chn

    PTKT ngày 4/7: Các vị thế mua cần chờ thêm vài phiên


    Lực cung thực sự không lớn bởi chỉ cần cầu nhích nhẹ chúng ta đã thấy điểm số tăng trở lại khá lớn. Đà rơi lúc này sẽ phụ thuộc vào sức cầu sẵn sàng dò đáy.
    Diễn biến thị trường

    · Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm có phiên giảm điểm trên cả hai sàn vào ngày hôm nay: VN-Index (▼6,21 điểm), HNX-Index (▼0,88 điểm);

    · Khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng trên cả hai sàn: HOSE (▲33,95%), HNX (▲68,89%);

    · Về khối lượng, khối ngoại mua ròng trên cả hai sàn;

    · BMC, GAS, CII… là những cổ phiếu giao dịch khá tốt vào phiên hôm nay;

    · Sàn HNX có xu hướng phục hồi về cuối giờ sau khi đã phá mốc hỗ trợ 69 điểm trong ngày;

    Thông tin đáng chú ý

    Thông tin tích cực

    · Giá xăng bán lẻ bất ngờ điều chỉnh giảm 600đ/l. Đây có lẽ là lần giảm giá bất ngờ nhất với người tiêu dùng nhưng điều này cũng cho thấy Bộ Tài Chính đang dần rút ngắn quãng thời gian điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu quãng thời gian điều chỉnh rút ngắn về từ 7 tới 10 ngày sẽ mang lại nhiều điều lợi: (i) Người tiêu dùng sẽ không phải chịu cảnh tăng mạnh giảm nhẹ và không bị lệch pha với đà tăng giảm của giá dầu thế giới. Điều này sẽ khiến giá cả biến động nhịp nhàng hơn chứ không bị kìm nén như lò xo. Hiện tượng té nước theo mưa sẽ hạn chế hơn và áp lực tới chỉ số CPI sẽ giảm bớt. (ii) Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp. Nếu dự báo tốt và kiểm soát lượng hàng tồn kho một cách hợp lý, các doanh nghiệp sẽ lãi lớn còn trong trường hợp ngược lại có thể lỗ lớn. Hiện tượng đẩy lỗ về người tiêu dùng sẽ không diễn ra;

    · Theo báo cáo của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012, trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 6,84% (tháng 5 tăng 4,47%), tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 7,83%, (tháng 5 là 5,42%). Còn theo UBGS tiền tệ quốc gia thì tín dụng tới ngày 12/06 đã tăng 0,15%. Với việc tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng đã thu hẹp khoảng cách về cung cầu nguồn vốn trở lại. Điều này giúp thanh khoản của hệ thống NHTM bớt căng thẳng hơn;

    Thông tin tiêu cực

    · Theo báo cáo mới nhất của HSBC về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất (PMI) tại Việt Nam thì ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 6. Giá cả đầu ra đã giảm đáng kể do nhu cầu yếu hơn và chi phí nguyên liệu thô giảm. Trong tháng 6, các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm sút với tốc độ nhanh nhất trong bốn tháng qua. Điều này được phản ánh qua sự sụt giảm từ 48,3 điểm trong tháng 5 xuống còn 46,6 điểm trong tháng 6 của chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của HSBC đã được điều chỉnh theo mùa. Như vậy, chỉ số PMI đã cho kết quả dưới mức trung bình 50 điểm trong ba tháng liên tiếp. Sự suy giảm tổng thể các điều kiện kinh doanh đã phản ánh số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 6. Chỉ số này đã giảm trong hai tháng liên tiếp và tháng này đã có tốc độ giảm nhanh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011;

    Phân tích kỹ thuật


    Thống kê trong quá khứ thì theo dạng thức đồ thị:

    · 100% VN-Index có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa vào ngày mai;

    · 80% chỉ số HNX-Index có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và 20% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    Thống kê trong quá khứ theo sự biến động của mẫu hình nến:

    · 56% chỉ số VN-Index sẽ giảm giá và 41% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    · 37% chỉ số HNX-Index sẽ tăng giá và 62% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    Định lượng kỹ thuật (Tỷ trọng tiền mặt/cổ phiếu)

    · HOSE: 47,12%/52,88%;

    · HNX: 43,92%/56,08%;

    VN-Index giảm điểm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ động MA(200). Như vậy, với việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ động MA(200), vùng hỗ trợ tiếp theo là vùng giá 400 điểm theo vùng giá mục tiêu của mẫu hình tam giác mở rộng. Chỉ báo dộ dốc hồi quy tuyến đi xuống sau hai phiên chững lại trong khi đó chỉ báo R-Bình phương tiếp tục tăng cho thấy đà giảm điểm của thị trường hiện tại là khá mạnh. Do dải Bollinger Band thấp chưa mở rộng nên với phiên giảm điểm hôm nay, chỉ số VN-Index đã văng ra ngoài dải Bollinger Band. Thông thường chỉ số thường tăng trở lại để đi vào trong dải trước khi muốn xuống tiếp hay quay đầu đảo chiều trừ khi xu hướng đánh xuống là quá mạnh. Lực cung thực sự không lớn bởi chỉ cần cầu nhích nhẹ chúng ta đã thấy điểm số tăng trở lại khá lớn. Do vậy, đà rơi lúc này sẽ phụ thuộc vào sức cầu sẵn sàng dò đáy. Các vị thế mua cần chờ thêm vài phiên giao dịch trước khi quyết định.



    HNX-Index tiếp giảm điểm và đã có lúc xuống thấp hơn mốc 69 điểm (Hỗ trợ động MA(200)) nhưng cầu tăng nhẹ trở lại vào cuối phiên khiến chỉ số đóng cửa vẫn nằm trên mốc hỗ trợ MA(200). Với phiên giảm điểm hôm nay, chỉ số RSI bắt đầu tiến sát tới vùng quá bán trong khi đó chỉ báo tâm lý chạm ngưỡng bi quan tiêu cực (Ngưỡng mà thị trường thường đảo chiều tăng giá trở lại). Với những gì đã diễn ra, chúng tôi hy vọng ngày mai chỉ số HNX-Index có thể phục hồi nhẹ trở lại và ngưỡng hỗ trợ 69 điểm vẫn được duy trì.
  8. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/2012731555289CA31/nhung-sep-chung-khoan-gap-hoa-vi-don-bay-tai-chinh.chn

    Chủ tịch, tổng giám đốc, thành viên HĐQT lừng lẫy một thời với đòn bẩy tài chính thì mất chức, bị bắt, truy nã. Còn sếp chứng khoán không dùng nay ung dung với lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.
    Tháng 11/2011, thị trường OTC rúng động trước vụ lừa đảo tài chính của nữ đại gia, thành viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) – bà Huỳnh Thị Huyền Như. Với mối quan hệ sẵn có và cam kết trả lãi khủng lên tới 7% một tháng trong thời điểm thị trường chứng khoán trầm lắng kéo dài, bà Như đã huy động được nhiều nhà đầu tư góp vốn cho mình nhằm thực hiện dịch vụ đáo nợ ngân hàng, đồng thời đầu tư chứng khoán, bất động sản, chi tiêu cá nhân.

    Sau một thời gian trả lãi sòng phẳng, người phụ nữ này biến mất cùng số tiền nợ được đồn đoán lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ngay sau khi nữ đại gia bị tạm giữ để điều tra, Chứng khoán Phương Đông lập tức tổ chức ĐHCĐ bất thường để miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của bà này.

    Gần đây nhất, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Liên Việt (LVS), người đã từ nhiệm trước đó một năm, bị bắt theo đơn tố cáo của HĐQT LVS. Trong thời gian còn tại chức, ông Hoàng Xuân Quyến đã ký kết trái phép một số hợp đồng nhận thế chấp cố phiếu OTC để khách hàng vay tiền với giá trị lớn, vượt quá quyền hạn mà HĐQT cho phép. Sau vụ việc trên, LVS đã miễn nhiệm đối với ông Quyến, thay thế toàn bộ Ban điều hành, tăng cường giám sát, tinh giảm biên chế để đưa hoạt động trở lại ổn định.

    Cũng liên quan đến việc vay nợ và dẫn tới thua lỗ, cuối năm 2011, ông Trương Duy Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành (HASC) biến mất cùng khoản nợ lên tới hơn 100 tỷ đồng. Trước đó, từ năm 2009 đến 2011, ông Trương Duy Sơn đã vận động nhà đầu tư, mà chủ yếu là các nhân viên công ty mở tài khoản giao dịch và thành lập nhóm VIP1, giao cho ông này trực tiếp đặt lệnh. Quá trình kinh doanh, ông Sơn đã thua lỗ hơn 144 tỷ đồng.

    Để bù đắp khoản lỗ trên, Chủ tịch HASC đã chỉ đạo nhân viên lập khống chứng từ nhằm cân đối lệnh mua bán, dùng tài liệu này vay ngân hàng hơn 115 tỷ đồng, chi trả các khoản lỗ và tiếp tục kinh doanh. Khi không còn khả năng thanh toán, vị này bỏ trốn.

    Sau hàng loạt những vụ việc này, các công ty chứng khoán liên quan đều lỗ nặng. ORS có kết quả kinh doanh âm tới 40 tỷ đồng, LVS kết thúc năm 2011 với mức lỗ hơn 15 tỷ đồng. HASC lỗ trước thuế và sau thuế 37,7 tỷ đồng trong khi năm 2010 vẫn lãi hơn 12 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2011, HASC có khoản tiền gửi ngân hàng hơn 11 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 150 tỷ đồng thì lỗ lũy kế đã lên tới hơn 120 tỷ, tương đương 80%.

    Từng một thời lừng lẫy trên thị trường nhờ vào chủ trương mạnh tay cho vay, đưa đòn bẩy tài chính lên cao nhất khối công ty chứng khoán, Công ty chứng khoán Sacombank (SBS) và Công ty chứng khoán Thăng Long (TLS) hiện cũng phải nếm trái đắng vì nợ xấu và thua lỗ. Sếp của 2 công ty này cũng lần lượt ra đi. Trong khi Chủ tịch SBS Nguyễn Hồ Nam và ban lãnh đạo nói lời chia tay sau nhiều năm gắn bó thì Tổng giám đốc Lê Đình Ngọc của TLS cũng phải từ nhiệm.

    Khác với những công ty trên, mạnh tay việc siết chặt các quy định cho vay và sử dụng đòn bẩy tài chính khiến hoạt động môi giới tưởng chừng bế tắc, Chứng khoán Kim Long (KLS) có lúc chịu khoản lỗ lên tới hơn 100 tỷ đồng. Thậm chí, HĐQT đã dự kiến bỏ nghiệp vụ môi giới và lưu ký chứ kiên định không dùng đòn bẩy tài chính. Lúc đó, Chủ tịch HĐQT KLS - ông Hà Hoài Nam bị chê là "dở hơi" và "không thức thời"

    Thế nhưng, cuối năm 2011, trong khi các sếp chứng khoán khác đau đầu vì nợ xấu, lỗ nặng thì những chính sách từng bị đánh giá "không thức thời" giúp KLS đạt mức lợi nhuận gần 200 tỷ đồng, thuộc nhóm công ty chứng khoán có lãi cao nhất thị trường và là tổ chức tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất với tỷ lệ gần 200%.

    Thực tế, thời điểm mà các công ty lao đao cũng là lúc thị trường chứng kiến đợt suy giảm cực mạnh của chứng khoán Việt Nam với việc chỉ số Vn-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Khi đó, Chủ tịch của KLS, ông Hà Hoài Nam chia sẻ: “Theo tính toán của chúng tôi, để đạt được doanh thu môi giới khoảng 100 tỷ đồng thì phải đổ vào đó vài nghìn tỷ đồng để luân chuyển, mà cái đó quá rủi ro”.
  9. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/2012070309153378CA32/pho-wall-se-khong-con-la-trung-tam-tai-chinh-cua-nuoc-my.chn

    Phố Wall sẽ không còn là trung tâm tài chính của nước Mỹ?


    Các ngân hàng đầu tư lớn nhất New York đang dịch chuyển phạm vi hoạt động từ phố Wall sang các vùng có chi phí rẻ hơn ở khắp nước Mỹ, đe dọa nguồn thu thuế của New York trong dài hạn.
    Theo James Malick, đối tác tại Boston Consulting Group, những nơi như New York hay London vẫn sẽ là các trung tâm tài chính. Tuy nhiên, mọi thứ đang trở nên khó khăn và một lượng lớn việc làm sẽ bị dịch chuyển khỏi các khu vực này. Ngoài mức thuế cao, các ông chủ còn đối mặt với giá bất động sản và nhân công quá cao so với mức trung bình của cả nước.

    Theo Malick, một vài bộ phận cần phải ở lại nước Mỹ, tuy nhiên, chúng không cần phải được đặt ở New York hay gần với khách hàng. Hầu hết các ngân hàng lớn đều đang gặp phải tình trạng doanh thu sụt giảm và ngày càng bị áp đặt nhiều qui định khắt khe. Do đó, nhu cầu dịch chuyển tăng cao hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng.

    Những vị trí không cần nhiều kỹ năng đã được chuyển đến các văn phòng ở nước ngoài, các vị trí cấp cao đòi hỏi nhiều kỹ năng vẫn được giữ lại ở khu vực New York. Trong khi đó, các bộ phận như kế toán, hỗ trợ giao dịch và pháp lý, nhân sự đang được dịch chuyển đến Salt Lake City, Bắc Carolina và Jacksonville.

    Garry Douyon yêu thích công việc hỗ trợ giao dịch và quan hệ khách hàng tại RBS có trụ sở đặt tại Stamford với mức lương 100.000 USD/năm. Tuy nhiên, khi công ty này quyết định chuyển về Salt Lake City và mức lương chỉ có 60.000 USD, anh cho biết mình không có quá nhiều sự lựa chọn. Sau khi nghỉ việc ở RBS, anh cùng với 4 người nữa thành lập một công ty năng lượng ở Brooklyn. “Tôi thích RBS nhưng nhà ở và con cái của tôi đều ở đây,” anh cho biết.

    Sự dịch chuyển này có ảnh hưởng to lớn đến nguồn thu thuế và nền tảng kinh tế của New York bởi đây là ngành đóng góp lượng thuế khổng lồ cho thành phố. Năm ngoái, tới 14% doanh thu thuế của New York đến từ ngành tài chính.

    Sau khi đạt mức đỉnh 213.000 việc làm vào tháng 8 năm 2007, số lượng việc làm trong ngành tài chính chứng khoán ở New York đã giảm mất 15%. Mặc dù đã tăng lên gần đây, số lượng việc làm vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước khủng hoảng. Trong khi đó, ngược lại, có thêm 1.300 việc làm mới được tạo ra ở Delaware và 2.600 việc làm ở Arizona.

    Chính quyền liên bang không theo dõi số liệu ở các bang Utah, Bắc Carolina và Florida cũng như các bang khác. Tuy nhiên, xu hướng được phản ánh rõ rệt thông qua số liệu từ các công ty. Kể từ cuối năm 2009, số nhân viên của Deutsche Bank tại New York đã giảm từ 7.400 xuống còn 6.900 trong khi tại Jacksonville lại tăng từ 600 lên 1.000 người. Credit Suisse đã giảm 500 việc làm tại New York trong suốt 4 năm qua nhưng lại tăng thêm 450 việc làm ở Bắc Carolina. Năm 2011, Bank of New York đã cắt giảm 350 việc làm ở New York và thuê thêm 150 nhân viên ở Lake Mary.

    Mặc dù New York vẫn giữ được vị thế là trung tâm tài chính và vẫn chiếm tới 24% số lượng việc làm trong ngành tài chính của nước Mỹ, các văn phòng địa phương cũng ngày càng trở nên quan trọng khi thực hiện các công việc phức tạp trước đây thường gắn với phố Wall và những vùng lân cận như Jersey City và Stamford. Xu hướng này cũng trùng với xu hướng rời thung lũng Silicon đến Portland, Ore và các thành phố thuộc bang Texas của các công ty công nghệ.

    Văn phòng tại Jacksonville của Deutsche Bank được mở ra vào năm 2008 và được sử dụng như một trung tâm dịch vụ hậu cần. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, số lượng nhân viên IT, pháp chế và hỗ trợ giao dịch đã tăng lên đáng kể. Thậm chí, trong thời gian gần đây, một số nhà giao dịch còn có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng tại đây. Chi phí và thuế ở mức thấp chính là nguyên nhân gây ra xu hướng này.

    Theo nhận định của Gary Cohn, Chủ tịch của Goldman Sachs, bằng việc chuyển dịch phạm vi hoạt động ra khỏi các trung tâm tài chính như New York, London, Tokyo và Hong Kong, ngân hàng này có thể tiết kiệm được từ 40% đến 75% chi phí liên quan đến nhân sự. Trong năm 2011 và những tháng đầu năm nay, 1/3 số nhân viên mới của Goldman làm việc tại các thành phố như Utah, Salt Lake City, Dallas và cả Bangalore của Ấn Độ cũng như Singapore. Trong khi đó, số nhân viên tại khu vực New York vẫn không thay đổi so với cuối năm 2009.
  10. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này