TTF - Sự trở lại của một vị Vua - P3: hành trình vượt mệnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi a_muggle, 17/11/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7164 người đang online, trong đó có 973 thành viên. 10:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 1237460 lượt đọc và 7039 bài trả lời
  1. KHCNv4

    KHCNv4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2018
    Đã được thích:
    1.077
    Haiz, Q1 này hàng TTF xuât khẩu đi Hoa Kỳ vẫn đều như vắt tranh (not vắt chanh):
    [​IMG]
    mrhoi đã loan bài này
  2. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
    Đại hội cổ đông 2021 của TTF sẻ có nhiều tin vui cho các TTFer
    Trong lần dự đại hội cổ đông 2019 của TTF, chủ tịch Mai Hữu Tín đã nêu ra những tàn tích mà người cũ để lại như một vết cắt sâu vào niềm tự hào về 1 trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất cung ứng gỗ trong và ngoài nước, 1 đại gia thực thụ trên thị trường khiến cho ông trùm khét tiếng về bất động sản là Vingroup nhảy vào đầu tư và bao cả đầu ra. Những tưởng đây sẽ là 1 blue-chip mới dẫn dắt cả ngành gỗ thì sau đó 1 vài tháng – E&Y công bố báo cáo tài chính với khoản chênh lệch lợi nhuận lên tới ngàn tỷ, trong cơn bĩ cùng giá cổ phiếu trôi tuột không phanh về mốc 14k, rồi 11k, và ở mức lưng chừng 6-7k hàng loạt ông lớn nhảy vào giải cứu, Quỹ PYN Elite, SAM và U&I…một lần nữa con thuyền đắm này được hy vọng quay về mệnh giá và chờ bàn tay tài ba giải cứu từ nhân vật đình đám đã từng giải cứu thành công Giấy SG và sau đó chuyển nhượng lại hơn 2000 tỷ cho 1 đơn vị nước ngoài.

    Ngay sau khi chính thức cầm lái con tàu đắm TTF – Chủ tịch Mai Hữu Tín đã chỉ ra 5 điểm tàn tích của TTF để đưa lại vị thế dẫn đầu ngành gỗ của TTF:

    Tàn tích 1: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – mặc dù sau đợt kiểm tra rất gắt gao được E&Y và VinGroup đồng loạt tiến hành, thì còn rất nhiều hàng tồn kho khác chỉ là hàng lỗi, hàng không sản xuất được và thậm chí là chỉ bán làm chất đốt, giá trị lên tới hàng trăm tỷ.

    Tàn tích 2: Khoản phải thu hồi từ người nhà của Chủ tịch tiền nhiệm, đây là khoản phải thu hồi đảm bảo sự sống còn của TTF

    Tàn tích 3: Các khoản nợ ngân hàng chưa được xử lý – khả năng dòng tiền ngắn hạn không thể trả vs xử lý sớm các khoản nợ - điều này sẽ làm cho TTF khó khăn hơn nếu muốn huy động vốn để tiếp tục mở rộng và sản xuất

    Tàn tích 4: hàng loạt công ty con hoạt động không hiệu quả, chi phí phát sinh và không tạo ra giá trị cho sản phẩm Core

    Tàn tích 5: Làm sao gia tăng lợi nhuận gộp, đơn giản hiện tại lợi nhuận gộp tương đối thấp do các đơn hàng từ VIN rất thấp và chưa có 1 thị trường bền vững ở nước ngoài (tập trung Châu Âu và Mỹ)

    Thời gian để xóa bỏ các tàn tích này và vươn mình trở lại 1 trong những đơn vị dẫn đầu ngành gỗ phải mất ít nhất 3-5 năm và điều này được cụ thể hóa thông qua một loạt những sự thay đổi từ 2018-2020, điều này căng khẳng định hơn giá trị mà vị chủ tịch mới đã mang lại cho TTF. Trong 3 năm tại vị, vị thuyền trưởng này đã dần xử lý những tàn tích của TTF và chỉ ra 1 con đường kinh doanh kết hợp với 1 ông bầu có tâm khác để năng tầm vị thế của TTF.

    Hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được làm một cách triệt để từ 2018 cho tới 2020, số dự phòng hàng tồn kho tăng từ 300 tỷ 2018, lên 700 tỷ 2019 và về lại mức 300 tỷ 2020, các khoản tồn kho ko bán được hàng được xử lý triệt để và giảm hẳn lượng tồn kho không sử dụng được phản ánh đúng bản chất của HTK.

    Phải thu: Cổ đông cũ Võ Trường Thành và Võ Diệp Tuấn đã trả lại hơn 57 tỷ và 15,4 tr (75 tỷ) theo giá hiện tại để khắc phục hậu quả và xử lý các khoản phải thu khác thu về hơn 150 tỷ.

    Sáp nhập Sứ Thiên Thanh & là đối tác Ý: Đây là một nỗ lực thay đổi của TTF, với sư ra mắt thương hiệu Casadora TTF sẽ tham gia phân khúc đồ gỗ cao cấp phong cách Ý phục vụ giới thượng lưu Việt Nam và bên cạnh đó xuất khẩu, tính tới nay đã có 4 nhà máy ra đời và xuất xưởng, nỗ lực chinh phục 2 thị trường rất khó tính là Châu Âu và Mỹ.

    Như vậy sau 3 năm lời hứa Mai Hữu Tín đã xử lý hầu hết toàn bộ những tàn tích của chế độ cũ và còn thương vụ cuối cùng là Xử lý các khoản nợ.

    What’s next: TTF có về mệnh & và mơ ước doanh nghiệp tỷ đô ngành gỗ, làm một so sánh nhanh các mã gỗ khác trong ngành: PTB, An Cường (chưa IPO), và GDT thì rõ ràng TTF không phải là tay mơ, chờ các vị ở nhà ga kế tiếp 12.X và chuẩn bị cho sóng thần 4x trong 2 năm tới.
    Last edited: 09/03/2021
  3. dihockhongdanhban

    dihockhongdanhban Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2020
    Đã được thích:
    1.678
    Bài này trước cũng có bác nào đăng bên F.247, sau bài đó TTF bị đạp sấp mặt.
    Lần này hy vọng chưa úp bô.
    mrhoi, Hieubui2111TuanTVN thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
    Thời thế đã thay đổi rồi
    mrhoi thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
  5. Nhatnguyettinhminh

    Nhatnguyettinhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    186
    Em thấy cứ lúc nào hô hào nhiều, lạc quan hưng phấn nhiều là y như rằng ăn bô
    mrhoiKHCNv4 thích bài này.
  6. KHCNv4

    KHCNv4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2018
    Đã được thích:
    1.077
    Đúng là thời kỳ đầm lầy thì thị trường đỏ như hôm nay là sàn rồi.
    Nhưng nay TTF đã hồi sinh mạnh mẽ, Mr. Tín xác định: "Kế hoạch 10 năm tới đây là thập kỷ nhảy vọt, đưa Gỗ Trường Thành trở thành doanh nghiệp gỗ hàng đầu Asean cả về công nghệ, sản lượng, doanh thu, nhất là thị trường đồ gỗ nội thất". Trước mắt Q1/2021, là quý đầu tiên của thập kỉ ấy !
    TuanTVN thích bài này.
    TuanTVN đã loan bài này
  7. StockThatKho

    StockThatKho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2021
    Đã được thích:
    1.038
    Nguy cơ xuống upcom là lại chạy rẽ đất.
    mrhoi thích bài này.
    mrhoiKetSat đã loan bài này
  8. sieuga6996

    sieuga6996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2019
    Đã được thích:
    2.232
    Đừng nhìn quá khứ, hacy nhìn hiện tại. Cứ mỗi tháng xuất khẩu đều đều (chưa kể các đơn hàng trong nước) thì ....toang.
    mrhoi thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
  9. totdototden

    totdototden Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    8.897
    https://cafef.vn/xuat-khau-go-va-san-pham-go-khoi-sac-ngay-tu-dau-nam-20210204085423403.chn
    Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khởi sắc ngay từ đầu năm

    04-02-2021 - 15:39 PM | Thị trường


    [​IMG]
    Xưởng sản xuất gỗ của công ty CP Vinafor Saigon
    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 1/2021 ước đạt hơn 1,2 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt hơn 973, 673 triệu USD, tăng 9,11% so với tháng 1/2020. Đây đều là đơn đặt hàng từ quý 3, 4/2020.


    Trong năm 2020, dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề đối với ngành gỗ trong tháng 4 và tháng 5/2020, do thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, các đơn hàng bị trì hoãn, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ rất khó khăn. Hàn Quốc và Hoa Kỳ khởi xướng điều tra bán phá giá đối với gỗ dán của Việt Nam.

    Tuy nhiên, từ cuối tháng 6/2020 ngành gỗ đã bứt phá và tăng trưởng mạnh mẽ. Thành công của ngành gỗ trong năm 2020 là nhờ sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, và doanh nghiệp đã tận dụng tốt việc cắt giảm thuế từ các FTA đã ký kết để tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và thị phần tại các nước nhập khẩu.

    Nhờ vậy mà năm qua ngành gỗ vẫn tăng trưởng tốt với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, vượt mục tiêu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN-PTNT) đề ra.

    HOA KỲ NHẬP KHẨU 7,16 TỶ USD SẢN PHẨM GỖ TỪ VIỆT NAM TRONG NĂM 2020

    Trước đây, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu của Việt Nam. Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm số 1 của Việt Nam, tăng trưởng 34,33% so với năm 2019, và Việt Nam cũng là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ trong năm 2020, chiếm 37,2% thị phần của Hoa Kỳ.

    Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 7,16 tỷ USD, tăng 34,33% so với năm 2019.

    Trong 3 thị trường xuất khẩu chính có 2 thị trường tăng và 1 thị trường giảm. Cụ thể, thị trường Hoa Kỳ đạt 7,16 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2019; Nhật Bản đạt 1,29 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2019; Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.

    Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ, tuy nhiên do căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, và đại dịch Covid-19 mà thị phần và giá trị sản phẩm gổ của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm mạnh chỉ đạt 3,84 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ 2019. Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 11,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019, và doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng lấp vào chỗ trống do Trung Quốc để lại.


    Theo Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) Hoa Kỳ, năm 2021 thị trường nhà ở gia đình tại Hoa Kỳ đạt khoảng 1,134 triệu ngôi nhà, trong năm 2022 đạt 1,165 triệu ngôi nhà; năm 2023 đạt 1,210 triệu ngôi nhà. Thị trường nhà ở Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh, kéo theo nhu cầu về đồ nội thất gia đình tăng trong năm 2021 và những năm tới. Đây là cơ hội lớn cho các thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ, trong đó có Việt Nam.

    XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ SẼ ĐẠT 20 TỶ USD VÀO NĂM 2025

    Giá trị thương mại đồ gỗ và đồ nội thất bằng gỗ toàn cầu khoảng 430 tỷ USD, trong đó có khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ gỗ. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.

    Việt Nam đang đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản và Việt Nam đã hình thành được hệ thống doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, đủ sức phát triển sâu ngành công nghiệp chế biến lâm nghiệp. Bên cạnh các thị trường truyền thống có trị giá xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, ngành gỗ Việt Nam cũng có một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Độ…

    Ngoài gỗ và sản phẩm từ gỗ thì Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: Gỗ ghép thanh, ván dán, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất, ngoại thất,… Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.

    Liên tục trong nhiều năm qua xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam luôn tăng trưởng hai chữ số, cùng với việc trải qua năm 2020 đầy khó khăn mà ngành gỗ vẫn phát triển 16,2% thì mục tiêu 20 tỷ USD có thể đạt được vào năm 2025 hoặc sớm hơn.

    "Cách đây 10 năm không ai dám nghĩ Việt Nam xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản đạt 10 tỷ USD. Mục tiêu đến 2025 xuất khẩu đạt 20 tỷ USD gỗ, sản phẩm gỗ, lâm sản là trong tầm tay, thậm chí còn có thể cao hơn nữa". một chuyên gia trong ngành nhận định.
  10. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
    Đơn hàng cải thiện, sản xuất gia tăng
    Tác giả Hải Yến / baodautu.vn

    2 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam bận rộn ngay từ đầu năm nhờ vào lượng đơn đặt hàng mới từ nhiều thị trường lớn được cải thiện.
    Sản xuất bận rộn

    Nhiều ngành công nghiệp chính yếu của Việt Nam bận rộn ngay từ đầu năm khi số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 2/2021.

    Dữ liệu công bố tháng 2 của IHS Markit (Công ty chuyên cung cấp các thông tin, phân tích và các giải pháp quan trọng cho các ngành và thị trường lớn) cho thấy, mức cải thiện tích cực trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Theo IHS Markit, đà tăng của số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục được duy trì, trong khi sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tiếp tục tăng.

    Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, từ đó giúp cải thiện các điều kiện kinh doanh tổng thể. Như vậy, đây là tháng thứ 6 liên tiếp, Việt Nam có số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới được hỗ trợ khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại cùng những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thị trường quốc tế cải thiện.

    Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, Andrew Harker, cho rằng, Việt Nam thành công trong việc kiểm soát Covid-19 và nếu lần này tiếp tục thành công, lĩnh vực sản xuất hy vọng tiếp tục tăng trưởng.

    Xuất khẩu sụt giảm gần 6 tỷ USD trong năm 2020, dệt may và da giày đang có sự khởi sắc trở lại trong 2 tháng đầu năm với kim ngạch xấp xỉ 8 tỷ USD, bất chấp khoảng thời gian này có gần chục ngày nghỉ Tết.

    Phân tích kỹ hơn, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, xuất khẩu hàng dệt và may đạt 4,76 tỷ USD, tương đương cùng kỳ, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 15,4% đã cho thấy sự phục hồi.

    Tuy vậy, khởi sắc ấn tượng hơn cả lại là đồ gỗ, khi xuất khẩu 2 tháng ghi nhận 2,45 tỷ USD, tăng 51%, trong đó sản phẩm gỗ đạt 1,954 tỷ USD, tăng tới 66%. Sản xuất gỗ nhận thêm nhiều đơn hàng trong cả năm 2020 trong khi nhiều ngành giảm tốc vì dịch bệnh và tiếp tục ghi điểm về sản xuất, xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021.

    Số lượng đơn đặt hàng mới tăng là nhân tố chính dẫn đến sản lượng tăng trở lại và các công xưởng, nhà máy sáng đèn nhiều giờ trong ngày. IHS Markit do đó đã dự báo sản xuất công nghiệp Việt Nam tăng 6,8% trong năm nay.

    Doanh nghiệp tuyển thêm lao động

    Sản xuất được cải thiện, đơn hàng gia tăng đã kéo theo nhu cầu lớn về lao động. Ra Tết, nhiều doanh nghiệp đã công bố tuyển dụng thêm lao động nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất.

    Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa thông tin, với 200 doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn tỉnh, sử dụng gần 100.000 lao động, dệt may đang chịu cạnh tranh lao động với các ngành sản xuất khác như điện tử, giày dép, hàng tiêu dùng…

    Khu vực đóng đô nhiều doanh nghiệp dệt may lớn của cả nước với hàng loạt KCN tại Bình Dương cũng trong dòng chảy tiếp nhận lượng đơn hàng tăng trở lại, từ đó kích cầu sản xuất, xuất khẩu .

    Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM (AGTEX) thông tin, nhiều doanh nghiệp trong các KCN tại đây đã có đơn hàng đến hết tháng 6, một số DN có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8. Riêng May Sài Gòn 3 đã ký đơn hàng quần jeans, kaki xuất sang Nhật đến hết quý II. Saigon Garmex, Việt Tiến... cũng có đơn hàng tốt.

    “Việt Nam đang có lợi thế là lao động ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, nên các nhà mua hàng yên tâm đặt hàng trở lại, thêm cả đơn hàng mới, thuận lợi cho doanh nghiệp nhấn ga sản xuất”, ông Hồng nhận định.

    Theo khảo sát xu hướng tuyển dụng mới nhất của ManpowerGroup Việt Nam, đối với 442 đại diện doanh nghiệp thuộc 16 ngành nghề khác nhau trên toàn quốc hồi tháng 1/2021 ghi nhận, các doanh nghiệp trong nước thuộc nhiều ngành nghề khác nhau dự đoán nhu cầu tuyển dụng sẽ phục hồi.

    Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết xu hướng tuyển dụng trong nửa đầu năm 2021 được dự đoán sẽ tăng cao hơn so với hai quý cuối năm 2020. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 56% doanh nghiệp có ý định gia tăng hoạt động tuyển dụng, và 37,3% cho biết, vẫn duy trì số lượng nhân viên hiện tại. Chỉ có 6,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ giảm tuyển dụng.

    Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự, ManpowerGroup Việt Nam cho rằng, với việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ và ý thức chấp hành chống dịch tốt của người dân, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực với nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng.

    Thêm nữa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ về Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm trong nước.

    Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm 2021 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm trước tăng 7,1%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,3% (cùng kỳ năm trước tăng 7%).

    Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất kim loại tăng 30,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 21,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 17,5%; khai thác quặng kim loại tăng 14,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,9%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 10,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 10,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,1%.

    Nguồn: Bộ Công thương

    TIN BÀI LIÊN QUAN
    mrhoitotdototden thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này