TTF - Sự trở lại của một vị Vua - P3: hành trình vượt mệnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi a_muggle, 17/11/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4519 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1237610 lượt đọc và 7039 bài trả lời
  1. minhboca

    minhboca Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2017
    Đã được thích:
    66
    mrhoiKHCNv4 đã loan bài này
  2. Mikimegumi

    Mikimegumi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2021
    Đã được thích:
    61
    bác Tín hát hay quá!
    mrhoi thích bài này.
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
  4. nguyendungct

    nguyendungct Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    2.652
    Chắc phải điều chĩnh Target lại rồi:

    *** Stage 01: 8.x đến cuối tháng 03.21;

    *** Stage 02: 10.x Báo cáo kqkd Q.1 2021, hic.

    Ps: Ko khuyến nghị mua bán.
    Anhbui5, Ruby_nguyenhn, TuanTVN2 người khác thích bài này.
  5. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
    Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản hướng tới mục tiêu 14 tỉ USD
    Chiều 7/1/2012 tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị đồng chủ tri hội nghị.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: mard.gov.vn)

    Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển cho biết, về cơ bản năm 2020 ngành Lâm nghiệp hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao: Năm 2020, cả nước đã trồng được 230.288 ha rừng, đạt 105% so với kế hoạch. Nhờ đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, tỉ lệ che phủ rừng đã không ngừng tăng và đạt 42%. Năm 2020 cả số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2019. Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2020 là 1.513ha, giảm 1.062ha so với năm 2019. Về khai thác gỗ đạt khoảng 30 triệu m3 gỗ, đạt 105% kế hoạch năm, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.

    Trong năm 2020, mặc dù tác động của dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu sản phẩm gỗ và lâm sản, Tổng cục Lâm nghiệp đã luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản để nắm bắt tình hình. Từ đó, đó tham mưu để Bộ NN&PTNT có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời Tổng cục Lâm nghiệp cũng theo dõi và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Qua đó đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng của ngành. Kết quả, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2019, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2019. Ngoài ra, cũng trong năm 2020, cả nước thu được 2.566,8 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, trong đó Quỹ dịch vụ môi trường rừng Trung ương thu 1.604 tỷ đồng, Quỹ địa phương thu 962,1 tỷ đồng.

    Năm 2021, ngành lâm nghiệp đề ra mục tiêu phấn đấu: trồng rừng tập trung 230.000 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất); khoanh nuôi tái sinh rừng 150.000 ha, trồng 200 triệu cây phân tán; khai thác gỗ rừng sản xuất khoảng 32 triệu m3 (rừng sản xuất tập trung 21,5 triệu m3; khai thác cây trồng phân tán, gỗ vườn nhà 5,5 triệu m3; gỗ cao su 5 triệu m3, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 14 tỷ USD, thu dịch vụ môi trường rừng 2.800 tỷ đồng.

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng năm 2020 ngành lâm nghiệp đã phải đối mặt với ba thách thức lớn: Đó là đại dịch COVID-19, đặc biệt là quý 1 và quý 2-2020 khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Bên cạnh đó là tác động của biến đổi khí hậu, sự dị thường của thời tiết suốt từ đầu năm đến cuối năm. Cạnh tranh thương mại toàn cầu khiến xuất khẩu gỗ và đồ gỗ phải cạnh tranh với 2 nước có thị phần lớn nhất là Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đã khống chế được dịch Covid-19; cùng với đó là sự vào cuộc tích cực, chủ động của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản đã phục hồi nhanh chóng, cả năm tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp năm 2020 chính là “cứu cánh” giúp toàn ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, đạt được kim ngạch xuất khẩu đề ra. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp không chỉ giúp nông nghiệp tăng trưởng mà đằng sau đó là thu nhập của người lao động, sinh kế của người trồng rừng.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra những tồn tại, nút thắt để ngành lâm nghiệp giải quyết trong thời gian tới như tỉ lệ che phủ rừng ở 3 khu vực trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên và rừng ven biển vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, địa hình… Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chính sách hỗ trợ còn bất cập nên chưa khuyến khích người dân, kể cả chủ hộ cá nhân hay đơn vị tham gia phục hồi, phát triển rừng.

    Bộ trưởng ghi nhận và biểu dương những đóng góp của ngành lâm nghiệp năm 2020, đồng thời mong muốn năm 2021, ngành lâm nghiệp tiếp tục phấn đấu các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, trong đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác trồng rừng vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa góp phần đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, đưa ngành lâm nghiệp của đất nước tiếp tục phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người trồng rừng.

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp sớm hoàn thiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đồng thời, tổng kết 10 năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; hoàn thiện Đề án Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, trên cơ sở bảo vệ bền vững môi trường rừng…

    V.A (mard.gov.vn)
    nguyendungct thích bài này.
  6. Ruby_nguyenhn

    Ruby_nguyenhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    847
    Con đường về mệnh không còn xa:-*
    WanBes, mrhoi, nguyendungct1 người khác thích bài này.
  7. minhboca

    minhboca Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2017
    Đã được thích:
    66
    Bác vào FB a Tín nhé. a Quyet đã ghé thăm. Biết đâu đã và đang lái TTF
    mrhoi thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.946
    Quĩ mới của Đài Loan sắp giải ngân vào TTCK Việt Nam:))
    https://vietnambiz.vn/mot-quy-moi-tu-dai-loan-sap-giai-ngan-vao-ttck-viet-nam-20210316171355355.htm
    KHCNv4 thích bài này.
  9. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.985
    "Xuất khẩu gỗ: Vẫn có cơ hội cán mốc 14 tỷ USD

    Là điểm sáng XK trong năm 2020 với kim ngạch XK đạt 12,5 tỷ USD trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với các vụ kiện, nhiều chuyên gia nhận định, mục tiêu kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ 14 tỷ USD không phải là thách thức lớn nếu nhìn vào thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới.

    Giá trị thương mại đồ gỗ thế giới ước khoảng 450 tỷ USD/năm, trong đó khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ nội thất bằng gỗ, trong khi kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu nên các DN có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Bên cạnh các thị trường truyền thống có giá trị XK cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc thì một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Độ, UAE…

    Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) nhận định, năm 2021 triển vọng thị trường gỗ khá tốt. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ còn lớn vì các công trình dân dụng đang tiếp tục được triển khai.

    Thêm vào đó, việc chuyển đổi số qua nền tảng Hope từ năm 2020 đã giúp DN có những đơn hàng dài hơi. Đó là chưa kể loạt hiệp định thương mại đã và đang thực thi như EVFTA, CPTPP… sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực hơn trong thời gian tới. Thực tế, ngay từ thời điểm cuối tháng 10/2020 nhiều DN gỗ đã đàm phán được những đơn hàng lớn, với giá trị cao cho năm 2021.".

    https://cafef.vn/du-bao-lac-quan-ve-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-nam-2021-202102072048168.chn
    Last edited: 16/03/2021
    KHCNv4 thích bài này.
  10. dihockhongdanhban

    dihockhongdanhban Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2020
    Đã được thích:
    1.678
    Cụ Tuấn với cụ gì tên viết tắt bằng chữ cái viết hoa là cùng đội à cụ, sao các cụ hay spam mấy cái tin cũ thế. Bớt nói chuyện cũ đi được không hai cụ ơi, nếu không có gì mới về Ttf thì hãy để pic này trôi đi. Mấy tin về xuất khẩu gỗ, tiềm năng, Casadora, về a Tín thì mọi người đọc cả nghìn lần rồi.
    Ở đối diện cổng phụ TTF có quán cháo lòng rất ngon, các cụ qua đó ăn cháo lòng trộn giá nhé. 10k mỗi bát.
    vincile24, KHCNv4, Anhduytsn3 người khác thích bài này.
    mrhoi đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này