TTF - Vua gỗ hồi sinh - Tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2022-2025

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VmsMobifone, 06/02/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6321 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 20:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 548680 lượt đọc và 2424 bài trả lời
  1. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.925
    Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 02/2022 (từ ngày 01/02 đến ngày 15/02/2022)
    Thống kê hải quan23/02/2022 10:40 AM
    Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02/2022 (từ ngày 01/02 đến ngày 15/02/2022) đạt 21,41 tỷ USD, giảm 33,8% (tương ứng giảm 10,92 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 01/2022, chủ yếu do rơi vào kỳ nghỉ Tết.

    Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 02/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/02/2022 đạt 81,69 tỷ USD, tăng 9,8%, tương ứng tăng 7,3 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 56,91 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng tới 3,7 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 24,78 tỷ USD, tăng 17% (tương ứng tăng 3,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong kỳ 1 tháng 02 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 3,9 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,53 tỷ USD.

    Về xuất khẩu:

    Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02 năm 2022 đạt 8,75 tỷ USD, giảm 50,5% (tương ứng giảm 8,93 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 01/2022.

    Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 02/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 01/2022 ở một số nhóm hàng sau: hàng dệt may giảm 1,41 tỷ USD, tương ứng giảm 67,3%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 1,1 tỷ USD, tương ứng giảm 51,1%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,01 tỷ USD, tương ứng giảm 38,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 875 triệu USD, tương ứng giảm 35,2%;...

    Như vậy, tính đến hết 15/02/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 39,58 tỷ USD, tăng 2,7% tương ứng tăng 1,03 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

    Một số nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như: hàng dệt may tăng 478 triệu USD, tương ứng tăng 12,7%; hàng thủy sản tăng 269 triệu USD, tương ứng tăng 33,5%; sắt thép các loại tăng 240 triệu USD, tương ứng tăng 30,9%... Bên cạnh đó có một số nhóm hàng giảm như điện thoại các loại & linh kiện giảm 1,7 tỷ USD, tương ứng giảm 21,7%; giày dép các loại giảm 93 triệu USD, tương ứng giảm 3,7%...

    Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn

    lũy kế từ từ 01/01/2022 đến 15/02/2022 và cùng kỳ năm 2021

    [​IMG]



    Nguồn: Tổng cục Hải quan

    Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 02/2022 đạt 6,71 tỷ USD, giảm 47,7%, tương ứng giảm 6,11 tỷ USD sovới kỳ 2 tháng 01/2022. Tính đến hết ngày 15/02/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 28,77 tỷ USD, giảm 1,3%, tương ứng giảm 367 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

    Về nhập khẩu:

    Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02/2022 đạt 12,66 tỷ USD, giảm 13,6% (tương ứng giảm gần 2 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 01/2022.

    Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 02/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 01/2022 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 373 triệu USD, tương ứng giảm 19,3%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 248 triệu USD, tương ứng giảm 23,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 240 triệu USD, tương ứng giảm 6,7%...

    Như vậy, tính đến hết 15/02/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 42,11 tỷ USD, tăng 17,5% (tương ứng tăng 6,27 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

    Một số nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng gần 2,4 tỷ USD, tương ứng tăng 29,7%; vải các loại tăng 533 triệu USD, tương ứng tăng 36,8%; sắt thép các loại tăng 426 triệu USD, tương ứng tăng 37%; hóa chất tăng 327 triệu USD, tương ứng tăng 42,8%...

    Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn

    lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/02/2022 và cùng kỳ năm 2021

    [​IMG]

    Nguồn: Tổng cục Hải quan

    Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,65 tỷ USD, giảm 11,4% (tương ứng giảm 1,1 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 01/2022. Tính đến hết ngày 15/02/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 28,14 tỷ USD, tăng 16,9% (tương ứng tăng 4,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 66,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

    Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 năm 2022 sẽ được phổ biến từ ngày 18/3/2022.
    NongDan123456789mrkiem thích bài này.
  2. mrkiem

    mrkiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2017
    Đã được thích:
    722
    tôi mất hàng 15.6 rồi
  3. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.925
    Hàng này đem bán thật phí quá cụ :x
    thienduonggoiten, mrkiemNongDan123456789 thích bài này.
  4. ngmtinh

    ngmtinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2018
    Đã được thích:
    1.061
    Không phí đâu, xuống dưới 15 bác ấy vào lại.
    thienduonggoiten thích bài này.
  5. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.925
    5 hiệp hội bắt tay để xuất khẩu gỗ bền vững
    Nhằm mục tiêu phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 - 20 tỷ USD… mới đây, 5 hiệp hội ngành gỗ đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam.
    Nhiều thuận lợi để ngành gỗ tăng trưởng bứt phá

    Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 01/2022 đạt 1,55 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng 12/2021 và tăng 14,3% so với tháng 01/2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng 12/2021, tăng 6% so với tháng 01/2021. Mặc dù trong tháng 01/2022 hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bị gián đoạn do bắt đầu tuần nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh.

    [​IMG]
    Nhiều thuận lợi để ngành gỗ tăng trưởng bứt phá trong năm 2022
    Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới hầu hết các thị trường chính đều tăng trong tháng 01/2022, trong đó dẫn đầu là thị trường Hoa Kỳ đạt 928,2 triệu USD, tăng 11% so với tháng 12/2021 và tăng 12,8% so với tháng 01/2021; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 153 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 12/2021 và tăng 16,3% so với tháng 01/2021; Trung Quốc đạt 134,4 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 12/2021, tăng 27% so với tháng 01/2021…

    Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nhận định, năm 2022 nhiều thuận lợi để ngành gỗ tăng trưởng bứt phá, nhờ kinh tế toàn cầu dần phục hồi tăng trưởng sau đại dịch Covid-19, ngành xây dựng tại nhiều thị trường hoạt động mạnh thúc đẩy nhu cầu về đồ nội thất tăng. Đồng thời, sự chủ động về công nghệ sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu nhờ việc tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy gỗ và sản phẩm gỗ.

    Dư địa cho phát triển ngành gỗ Việt Nam là rất sáng. Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends - cho hay, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ để chế biến ra các sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gỗ nguyên liệu là một trong những cấu thành quan trọng nhất trong mỗi sản phẩm, với giá trị chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Tỷ trọng này tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra. Nguyên nhân là bởi đại dịch làm tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu và tăng cước vận chuyển. Với chi phí vận chuyển ở mức vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đây là tín hiệu cho thấy giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.

    Đại dịch Covid-19 xảy ra là đứt gãy chuỗi cung, gây ra tình trạng khan hiếm container rỗng. Điều này làm chi phí vận chuyển đường biển quốc tế tăng phi mã. “Giá cước vận chuyển và giá gỗ tăng làm cho ngành gỗ Việt Nam giảm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế”, ông Tô Xuân Phúc nhận định.

    Theo ông Lê Xuân Quân- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, ngành gỗ của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng, đối tác toàn cầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp ngành gỗ cần phải nỗ lực, sáng tạo nâng cao công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm, chú trọng tới xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cần chủ động ngăn ngừa giả mạo xuất xứ, bởi các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Canada… rất khắt khe về gian lận thương mại và trốn thuế.

    Nhằm hỗ trợ ngành gỗ phát triển một cách bền vững và tăng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ, ông Lê Xuân Quân cũng kiến nghị các Bộ, ngành chức năng tạo kênh liên kết, để kết nối các hãng tàu lớn trong và ngoài nước với nhau nhằm ổn định giá cước vận chuyển trong xuất nhập khẩu để giảm chi phí logistics. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bền vững, liên kết giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ. Tổ chức liên kết tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp nhằm đáp ứng cho ngành.

    Và cái “bắt tay” của 5 hiệp hội

    Nhằm mục tiêu phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 - 20 tỷ USD… 5 hiệp hội ngành gỗ gồm: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA); Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA); Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác.

    Theo đó, các hiệp hội thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước; giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và hình ảnh, chất lượng, mẫu mã các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế, cùng nhau xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam.

    Bên cạnh đó, cùng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam thông qua việc hợp tác, liên kết hình thành và phát triển một khu lâm nghiệp công nghệ cao ở phía Nam trở thành một trung tâm đồ gỗ liên vùng có quy mô và năng lực sản xuất, chế biến, thương mại đồ gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương dựa trên sự liên kết hợp tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong cả nước, vận dụng những thế mạnh của các địa phương đi tiên phong, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định và một số tỉnh thành khác.

    Đáng chú ý, trong thỏa thuận hợp tác này, 5 hiệp hội đã cùng nhau “bắt tay” và phối hợp chặt chẽ các bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp rộng lớn nhằm đề ra những định hướng và giải pháp hiệu quả, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, loại bỏ những doanh nghiệp gian lận, làm ăn phi pháp. Đây là hành động thiết thực nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thương mại, góp phần bảo vệ các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản….

    Cùng với cái “bắt tay” của 5 hiệp hội, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, tạo nguồn gỗ nguyên liệu trong nước phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu sẽ trực tiếp góp phần thúc đẩy ngành phát triển bền vững trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ chế, chính sách về liên kết chuỗi và về đất đai cần có những thay đổi theo hướng tạo môi trường thúc đẩy hình thành liên kết, cởi trói và giải phóng tiềm năng về đất đai thông qua các mô hình liên kết.

    Bên cạnh đó, việc siết chặt kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu, quản lý và minh bạch hóa thị trường nội địa sẽ giúp giảm lượng cung gỗ rủi ro nhập khẩu, từ đó tạo cơ hội cho các nguồn gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm cả gỗ tạo ra bởi các mô hình liên kết phát triển. “Các cơ chế chính sách này sẽ tạo ra động lực nhằm giúp ngành gỗ giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm cả nguồn gỗ rủi ro. Các giải pháp này cũng trực tiếp thúc đẩy mở rộng các diện tích rừng chất lượng cao tại Việt Nam trong tương lai”, ông Tô Xuân Phúc chia sẻ.

    Nguyễn Hạnh
    Tags: TTF sẻ tăng bền vững
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    Giấc mơ 1 tỷ USD, từ hoang tàn đại gia ngành gỗ tìm lại đỉnh cao
    https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh...-go-tim-lai-dinh-cao-tu-hoang-tan-816449.html
    vvaa83thienduonggoiten thích bài này.
  6. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Tôi có một tin quan trọng của TTF mà chưa tiện post lên cho anh em nắm giữ CP.
    Ai thích thì cứ bán ra
    NongDan123456789 thích bài này.
  7. Luckizme

    Luckizme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2021
    Đã được thích:
    27
    Tin tốt hay tin xấu vậy bác?
  8. NongDan123456789

    NongDan123456789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2021
    Đã được thích:
    2.164
    vvaa83, thienduonggoitenTuanTVN thích bài này.
  9. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Tin tốt chứ bác
    Luckizme thích bài này.
  10. thienduonggoiten

    thienduonggoiten Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2017
    Đã được thích:
    521
    TTF nay có khi nào lại gánh còng lưng VNI ko nhỉ, kaka.
    HHH0WanBes thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này