TTF - Vua gỗ hồi sinh - Tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2022-2025

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VmsMobifone, 06/02/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6928 người đang online, trong đó có 927 thành viên. 13:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 548730 lượt đọc và 2424 bài trả lời
  1. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.723
    đúng kế hoạch...đã gom thêm 30% nav và chỉ còn full TTF và rút ra 50% tiền làm việc khác...xong..đỡ mệt đầu lướt lát rồi các cụ TTFer ạ,kè kè... giờ chỉ còn mỗi việc buồn thì vào F chém gió các pic khác cho vui và dĩ nhiên theo sát TTF :D
    thienduonggoitenvvaa83 thích bài này.
  2. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.403
    Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn như Minh Phú, Gỗ Trường Thành, Đồng Tâm… dành 2 năm Covid-19 để đầu tư đổi mới công nghệ, giảm sự phụ thuộc vào lao động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã trở lại quy mô sản xuất như trước dịch chỉ với 2/3 số lao động, trong đó phần lớn là lao động có tay nghề.

    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/d...ep-neu-cham-dua-ra-quyet-dinh-post292512.html
    Thanglinh9097, NongDan123456789vvaa83 thích bài này.
  3. Hoangtrung3

    Hoangtrung3 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2021
    Đã được thích:
    52
    Đợi e nó làm cái tách tay cầm xong là vút thôi, come on
    thienduonggoiten thích bài này.
  4. NongDan123456789

    NongDan123456789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2021
    Đã được thích:
    2.164
    Anhduytsnvvaa83 thích bài này.
  5. NongDan123456789

    NongDan123456789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2021
    Đã được thích:
    2.164
    nói về quản trị doanh nghiệp nếu áp dụng phần mềm công nghệ vào quản lý thì sẽ tạo ra chuỗi gắn kết các bộ phận lại tiết giảm rất nhiều khâu chung gian, thông tin được link với nhau tiên tục. có thể tạo ra kết qua tức thì. giúp BLĐ ra quyết định nhanh chóng.
    Ngoài ra áp dụng công nghệ có thể tiết giảm được rất nhiều chi phí dễ nhìn thấy là chi phí nhân công ( chiếm trong giá vốn hàng bán cảu TTF rất nhiều).

    Tiến sĩ Mai Hữu Tín là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư U&I (Unigroup) do ông sáng lập. Công ty hiện có hơn 60 công ty thành viên, với đội ngũ nhân lực hơn 20.000 người. Ông có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Bỉ và tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Mỹ.
    Hiện ông là Thành viên Ban nghiên cứu Phát triển Tư nhân của Thủ tướng, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, và Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.
    https://vnexpress.net/dao-tao-doanh-nhan-trong-thoi-dai-so-can-luu-y-gi-4436084.html

    --- Gộp bài viết, 09/03/2022, Bài cũ: 09/03/2022 ---
    CHUẨN BỊ HỌP CỔ ĐÔNG TTF.
    CHỐT XONG VỤ MUA 20% CTY NỘI THẤT SINGPOR.
    CÔNG BỐ KẾ HOẠCH THI CÔNG CHUK CHUK
    CÔNG BỐ CHI TIẾT HỢP TÁC TTF - HƯNG THỊNH - ĐỒNG TÂM.
    CÔNG BỐ NHÀ MÁY VÁN ÉP CTCP Central Wood
    .....................
    Last edited: 09/03/2022
  6. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.403
    Uhm bác cầm dài cứ yên tâm , riêng ngày 6/3 TTF tiếp tục có ngày bán hàng kỷ lục với khoảng 14-15 đơn hàng
  7. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.915
    Chiều nay VNI xanh miên man các bác ợ :rolleyes:
    vvaa83nqkhang1410 thích bài này.
  8. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.403
    Ông dinhbg mà comment thì tâm linh lắm
    WanBes thích bài này.
  9. NongDan123456789

    NongDan123456789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2021
    Đã được thích:
    2.164
    BÁN HÀNG THẾ NÀY THÌ NĂM NAY TTF PHÁ MỌI KỶ LỤC RỒI.
    2022 BỦNG NỔ THẬT RỒI, TTF BÙNG NỔ THÌ MỚI ĐÓNG GÓP VÀO TỔNG MỨC XUẤT KHẪU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐẠT 18 ĐẾN 20 TỶ USD TRONG NĂM 2022 CHỨ
  10. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.915
    Lâm nghiệp hướng mục tiêu xuất khẩu 16,3 tỷ USD năm 2022
    Năm 2022, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản 16,3 tỷ USD; tốc độ gia tăng sản xuất lâm nghiệp 102,81%; thu dịch vụ môi trường rừng 2.800 tỷ đồng...

    6 mục tiêu, 7 giải pháp của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025
    Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD năm 2022
    Hành lang pháp lý đầy đủ giúp ngành lâm nghiệp phát triển bền vững
    Ngành lâm nghiệp cần có kịch bản trước những khó khăn

    [​IMG]
    Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu kết luận tại Hội nghị Triển khai công tác Lâm nghiệp 2022.

    Năm 2022, ngành lâm nghiệp có ba nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Một là chủ trì xây dựng 8 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó 6 văn bản thuộc chương trình chính thức. Hai là triển khai xây dựng hiệu quả các chương trình, đề án trọng điểm như Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025...

    Ba là thực hiện các chỉ tiêu được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao như: Duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, tốc độ gia tăng sản xuất lâm nghiệp 102,81%; trồng rừng tập trung 244.000 ha, trồng 121,6 triệu cây phân tán; đạt giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản 16,3 tỷ USD; khai thác gỗ 31,5 triệu m3; thu dịch vụ môi trường rừng 2.800 tỷ đồng, diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90.000 ha.

    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai công tác Lâm nghiệp 2022 diễn ra vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh tới vấn đề quy hoạch lâm nghiệp. Theo ông, quy hoạch lâm nghiệp trước đây chủ yếu là phân loại, quản lý 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Nhưng hiện nay, trên quan điểm phát triển lâm nghiệp thành một ngành kinh tế, quy hoạch cần gắn với chuỗi giá trị, tích hợp với quy hoạch của các ngành khác, nhằm phát huy tối đa giá trị đất sử dụng.

    "Các quy hoạch phải gặp nhau ở một điểm, từ quy hoạch cấp Trung ương đến địa phương", ông Trị nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp hưởng ứng Tết Trồng cây 2022 tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ hôm mùng 6 Tết. Ảnh: Bá Thắng.

    Vào tháng 4/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định 536/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nhấn mạnh tới việc bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu, xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp.

    Trên cơ sở đó, cùng với sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, năm 2021 ngành lâm nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 15,87 tỷ USD; thu dịch vụ môi trường rừng được 3.153 tỷ đồng... giúp đa dạng nguồn thu từ rừng.

    Tuy nhiên, lâm nghiệp là một trong số những ngành có nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với việc thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, ngành còn Nghị định 83, Nghị định 118 của Chính phủ quy định, hướng dẫn về công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như tái cơ cấu hệ thống.

    Cam kết đồng hành, và gửi chi tiết những văn bản hướng dẫn về địa phương, để các bên cùng tích hợp đa giá trị, Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị nói: “Chúng ta cần kiên định với những vấn đề đã được quy hoạch".

    Song song với quy hoạch, ngành lâm nghiệp còn nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030 đã được phê duyệt trong Quyết định 523/QĐ-TTg. Trong đó, 3 điểm mới cần chú ý là: Chuỗi sản xuất lâm nghiệp, chuyển dịch lâm nghiệp thành một ngành kinh tế và nâng cao chất lượng rừng.

    Quy hoạch và phát triển rừng là hai "xương sống" của nhóm nhiệm vụ thứ hai của ngành lâm nghiệp - triển khai xây dựng các chương trình, đề án trọng điểm. Nhằm thực hiện chính xác, chi tiết và kịp thời, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra lại từng điểm nghẽn khi triển khai từng hoạt động trong thực tiễn.

    [​IMG]
    Lực lượng kiểm lâm kiểm tra thực địa. Ảnh: NNVN.

    Với quan điểm, lấy giá trị xuất khẩu làm bàn đạp thúc đẩy các chỉ tiêu khác của ngành, phát triển đa dạng nguồn thu từ rừng, Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị các địa phương cho ý kiến thảo luận về các Nghị định 118, Nghị định 83 để hạn chế thấp nhất vướng mắc khi triển khai thực hiện. Ông cũng khuyến cáo, địa phương cần căn cứ tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch sát thực tiễn khi tham gia các chương trình, đề án, đặc biệt là quy hoạch cây mắc ca sắp tới.

    "Ngành lâm nghiệp cần tránh tư duy đề xuất manh mún, nhỏ lẻ, mà phải tập trung giải quyết vấn đề một cách tổng thể. Muốn vậy, chúng ta cần đánh giá và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, ứng dụng nhiều hơn nữa khoa học, công nghệ", ông Trị chia sẻ.

    Cả nước hiện có 167 khu rừng đặc dụng gồm: 34 vườn quốc gia; 56 khu dự trữ thiên nhiên; 14 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 54 khu bảo vệ cảnh quan; 9 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Ngoài ra là 216 an quản lý khu rừng phòng hộ.

    360 trong 383 đơn vị này đã hoàn thành và đang xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp..

    Bạn đang đọc bài viết Lâm nghiệp hướng mục tiêu xuất khẩu 16,3 tỷ USD năm 2022 tại chuyên mục Lâm nghiệp của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.

    Bảo Thắng​
    ThachLuuMoc122021, vvaa83nqkhang1410 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này