TTN - DN viễn thông vốn hoá 200 tỷ và hợp đồng gần 4000 tỷ đồng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuteo2k, 28/05/2019.

2633 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 02:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 77543 lượt đọc và 562 bài trả lời
  1. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Sau này ae đến TP mới Bình Dương dùng wifi miễn phí nhé :D
  2. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Do dự án rất lớn và quan trọng nên có sự hiện diện cả Chủ tịch, Bí Thư Bình Dương và Tổng giám đốc công ty NTT Nhật Bản, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
    waytosuccess thích bài này.
  3. waytosuccess

    waytosuccess Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2016
    Đã được thích:
    1.681
    Hàng công nghệ ngon TTN, CMT sẽ trở về giá trị thực!!!:drm3
    cuteo2k thích bài này.
  4. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Nói chung làm việc với Nhật thì cực kỳ yên tâm. DN Nhật Bản họ khác Trung Quốc và Hàn Quốc, luôn gắn bó lâu dài và cam kết trong quá trình đầu tư.
    Nói đến DN Nhật Bản tại Việt Nam, chắc ae sẽ hình dung ra ngay Honda, Toyota và tay chơi VEA (ngồi không cũng hưởng cổ tức gần chục k tỷ mỗi năm).
  5. ktytnasun

    ktytnasun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2017
    Đã được thích:
    152
    Lại thở ôxy rồi=)) ít nhất cần có những phiên nổ vol hoặc các phiên vol lớn để xác nhận dòng tiền nhập cuộc k thì chỉ nhỏ lẻ tranh thủ vặt nhau t3 thôi. Dù dự Án nó ngon đấy
    Last edited: 18/06/2019
  6. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    16/08/2017. Trong sự kiện “eData Center – Cách mạng công nghiệp 4.0” được tổ chức tại Bình Dương, Công ty Cổ phần Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT) đã giới thiệu về trung tâm dữ liệu hiện đại của mình và tổ chức hội nghị tri ân khách hàng.
    Đây là sự kiện để VNTT, công ty do Becamex IDC và tập đoàn VNPT thành lập, giới thiệu trung tâm dữ liệu của mình, đồng thời tổ chức gặp gỡ khách hàng đang và sẽ sử dụng trung tâm dữ liệu này.

    Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Bá Thước - Thành viên HĐQT VNTT - cho biết cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến nhiều hiện nay. Trong cuộc cách mạng này, băng thông rộng tốc độ cao, IoT, big data đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi ngành nghề của nền kinh tế. Đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái này chính là trung tâm dữ liệu (Data Center), nơi lưu trữ mọi tài nguyên của nền công nghiệp.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Bá Thước, Thành viên HĐQT VNTT.

    Biết trước xu thế này, ông Thước cho biết công ty mẹ Becamex IDC đã chỉ đạo VNTT thành lập trung tâm dữ liệu tại Bình Dương nhằm phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và các khách hàng trên toàn quốc.

    Giai đoạn này Bình Dương đang xây dựng thành phố thông minh. Đánh giá Bình Dương là một trong các địa phương tốt nhất cả nước về hạ tầng truyền dẫn kỹ thuật số, ông Thước cho rằng đây là tiền đề tốt để xây dựng thành phố thông minh. Song song đó, ông Thước đề xuất xây dựng đô thị thông minh trước hết phải chuẩn hóa dữ liệu, quản lý hành chính xã hội thông minh. Trong quá trình xây dựng này, vai trò của trung tâm dữ liệu là không nhỏ.

    Trình bày trong sự kiện này về data center của VNTT, ông Nguyễn Thanh Khiết - Phó tổng giám đốc VNTT - cho biết trung tâm dữ liệu của công ty là một trong 4 trung tâm dữ liệu lớn của cả nước. Trung tâm này duy nhất thực hiện việc cho thuê phòng riêng cho khách hàng.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thanh Khiết - Phó tổng giám đốc VNTT

    Khu vực phòng cho thuê riêng là bất khả xâm phạm, nhân viên VNTT khi bước vào phải có sự đồng ý của khách hàng. Nơi đây cũng gắn camera theo dõi việc ra vào để kiểm soát.

    Phó tổng giám đốc VNTT cho biết hợp tác cùng VNPT xây dựng trung tâm dữ liệu này, với tốc độ đường truyền đạt 10Gbps và tổng cộng 64 đường truyền. Hệ thống này là khá lớn nhưng vẫn có thể nâng cấp được nữa.

    Ông Khiết cho biết trung tâm dữ liệu của VNTT đáp ứng được tiêu chuẩn cao về an toàn cháy nổ và lụt lội, do được xây dựng ở địa thế thuận lợi trong khu công nghệ cao Mapple Tree của thành phố mới Bình Dương.

    Thành lập từ năm 2008, ngoài trụ sở nằm tại Maple Tree, VNTT còn có các văn phòng đại diện và cung cấp các dịch vụ ICT cho các khách hàng trong các KCN và Đô thị của Becamex và Việt Nam – Singapore, bao gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Dương (VSIP 1,2,2A), Mỹ Phước 1,2,3, Bàu Bàng.

    Các lĩnh vực hoạt động chính của VNTT hiện nay là cung cấp dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin và dịch vụ về điện hạ tầng, điện nhẹ trên địa bàn chủ yếu là các khu công nghiệp.


    Trong những năm gần đây VNTT đã có nỗ lực lớn trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng của mình.

    Từ năm 2013, VNTT bước vào giai đoạn phát triển mới bằng việc đầu tư và đựa vào vận hành khai thác Trung tâm dữ liệu eData Center.

    eData Center đảm bảo đầy đủ những điều kiện tối ưu để cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ ICT theo tiêu chuẩn quốc tế TIA-942/Tier 3, là 1 trong 4 trung tâm dự liệu lớn nhất của Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng.

    Cho tới nay, VNTT eData Center đã tạo được uy tín trên thương trường – đã và đang được các khách hàng lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ lâu dài.

    Các khách hàng lớn của VNTT eData Center thuộc nhiều lãnh vực kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ nội dung, nhà phân phối bán lẻ...

    Là một trung tâm dữ liệu hiện đại, VNTT eData Center đang cố gắng phấn đấu hòa nhịp với sự thay đổi, phát triển cực kỳ mạnh mẽ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 - giai đoạn phát triển sâu rộng của các dịch vụ trên nền điện toán đám mây.

    Những nỗ lực phấn đấu cụ thể của VNTT là việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, thiết lập quan hệ với các đối tác phù hợp và từng bước triển khai những ứng dụng cụ thể.

    Trong sự kiện cũng diễn ra chương trình hợp tác triển khai dịch vụ giữa VNTT và tập đoàn viễn thông NTT (Nhật Bản).

    VNTT và NTT tại Việt Nam – NTT East Vietnam đã thống nhất thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai một số dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud computing).

    [​IMG]
    Lễ ký kết giữa VNTT với Đài phát thanh truyền hình Bình Dương và NTT Việt Nam.

    Là đối tác chính trong quá trình xây dựng eData Center, công ty NT&T - nhà phân phối của Dell EMC - cho phép các tổ chức hiện đại hóa, tự động hóa và đổi mới trung tâm dữ liệu thông qua việc ứng dụng các sản phẩm và giải pháp tiên tiến như: công nghệ hạ tầng hội tụ, giải pháp máy chủ, giải pháp lưu trữ cũng như các công nghệ bảo mật dữ liệu hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin.

    NT&T và Dell EMC hi vọng sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với VNTT để cung cấp một nền tảng tin cậy cho các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới môi trường công nghệ thông tin với việc xây dựng một môi trường điện toán đám mây lai, hay dễ dàng đổi mới kinh doanh với những ứng dụng điện toán đám mây và các giải pháp xử lý dữ liệu lớn.
    --- Gộp bài viết, 19/06/2019, Bài cũ: 19/06/2019 ---
    [​IMG]
  7. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    TTN giá bn thì hợp lý:
    (1) Giá tối thiểu (floor value) theo t là 20k/cp do mua giá này nhà đầu tư đã hưởng cổ tức ngang = so với lãi suất ngân hàng hiện tại.
    (2) Với LN core khoảng 50 tỷ/năm hiện tại và tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm P/E hợp lý cho ngành viễn thông ít bị ảnh hưởng chu kỳ kte là 10-15 => gtri hợp lý hiện tại là 500-750 tỷ. Tuy nhiên phải cộng thêm lợi nhuận 1 lần từ nhượng quyền cho liên doanh với NTT khoảng 1000- 1500 tỷ.
    Vậy gtri vốn hóa hợp lý của TTN là 1500-2250 tỷ đồng, tương ứng là giá bn ae tính hộ

    TTN sẽ về giá trị thực
  8. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Cuộc đua sôi động trên thị trường viễn thông
    Thứ Sáu, 25/01/2019, 03:53:15
    Mặc dù không còn phát triển bùng nổ như trước, nhưng năm 2018 ngành viễn thông vẫn giữ được mức tăng trưởng khá về doanh thu, tiếp tục đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do tác động kéo dài từ hàng loạt chính sách được ban hành trong năm 2018, cạnh tranh trên thị trường viễn thông năm 2019 dự báo tiếp tục sôi động, nhất là cuộc chiến giành thị phần giữa các “ông lớn”.

    [​IMG]
    Giới thiệu những tính năng, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.

    Phát triển nhiều mặt

    Năm 2018 tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành viễn thông Việt Nam, khi thị trường đã ở trạng thái bão hòa, nhiều dịch vụ truyền thống nguy cơ suy giảm,… Không những vậy, đây còn là năm chứng kiến nhiều biến động của thị trường dưới tác động của hàng loạt chính sách quản lý lớn được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, bao gồm: Kế hoạch tập trung xử lý triệt để tình trạng sim rác, kế hoạch chuyển đổi mã mạng hay triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số,… Trong bối cảnh khó khăn như vậy, ngành viễn thông vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, tổng số thuê bao điện thoại cả nước ước đạt 129,9 triệu, tăng 2,3%, trong đó số thuê bao di động đạt 125,6 triệu, tăng 3,8% so với năm 2017. Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2018 là khoảng 15 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 6%.

    Đóng góp vào thành công chung này, trước hết phải kể đến Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến 25% so thực hiện năm 2017. Đây là năm thứ năm liên tiếp VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 24,7%. Một trong ba ông lớn khác là Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan 7,5% so với cùng kỳ. Riêng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), dù có tổng doanh thu hợp nhất và lợi nhuận giảm so năm 2017, nhưng vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1, đóng góp tới 60% tổng doanh thu, hơn 70% tổng lợi nhuận và hơn 70% số tiền nộp ngân sách của toàn ngành viễn thông. Đồng thời, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng đầu về giá trị ở Việt Nam, với mức định giá 3,178 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2017.

    Trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, năm 2018 cũng chứng kiến bước tiến vượt bậc của các doanh nghiệp ngành viễn thông trong việc thích nghi và tận dụng cơ hội từ xu thế chuyển đổi số đang lan rộng khắp toàn cầu. Một số doanh nghiệp tiên phong như VNPT, Viettel,… đã chuyển đổi hiệu quả từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống đơn thuần sang nhà cung cấp dịch vụ số, tập trung xây dựng các giải pháp, dịch vụ số theo mô hình hệ sinh thái dựa trên các nền tảng số như Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, vạn vật kết nối,… Thêm nữa, các doanh nghiệp này cũng đã làm chủ nhiều công nghệ chủ đạo hiện nay của thế giới như trí thông minh nhân tạo (AI), Blockchain, điện toán đám mây,… và đang chuyển sang bước ứng dụng để phát triển các giải pháp cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam. Có thể nói, doanh thu từ mảng dịch vụ số hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp, nhưng dự báo, đây sẽ là lĩnh vực trụ cột, đóng vai trò quyết định giúp các doanh nghiệp cũng như đất nước bắt kịp đà phát triển của thế giới trong tương lai.

    Thách thức hiện hữu

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2019 sẽ tiếp tục là một năm đầy sôi động của thị trường viễn thông. Tác động của những chính sách đã ban hành trong năm 2018, nhất là dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số chắc chắn sẽ tạo nên những chuyển biến lớn về thị phần giữa các nhà mạng. Theo thống kê không chính thức, đã có hàng nghìn thuê bao tham gia sử dụng dịch vụ này và con số sẽ còn gia tăng gấp nhiều lần. Điều đó khiến các nhà mạng phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm giữ vững thị phần, đòi hỏi phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, xây dựng các gói cước phù hợp từng đối tượng khách hàng,… Bên cạnh đó, cuộc cách mạng số dù đang mang lại không ít cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức. Với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của công nghệ, các doanh nghiệp phải luôn chủ động đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển để vươn lên đi đầu trong xu thế công nghệ mới, nhờ đó có thể bắt kịp và khai thác hiệu quả các cơ hội to lớn do cuộc cách mạng số mang lại.

    Theo kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp sớm triển khai thử nghiệm công nghệ 5G ngay trong năm nay. Cùng với dịch vụ chuyển mạng giữ số, nếu các nhà mạng triển khai 5G có hiệu quả sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng và mở rộng thị phần. Nhưng quá trình làm chủ công nghệ mới, nhất là phải cân đối hiệu quả đầu tư cho 5G trong bối cảnh hạ tầng 4G mới xây dựng và triển khai, chưa thể thu hồi vốn, cũng sẽ là bài toán đầy thách thức đối với mỗi nhà mạng. Quan trọng hơn, hiệu quả của 5G phụ thuộc rất nhiều vào hành động từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, dù 4G đã được triển khai gần hai năm qua, nhưng vẫn chưa đạt được chất lượng và hiệu quả tối ưu do việc cấp phép băng tần vẫn gặp nhiều vướng mắc trong thủ tục đấu thầu. Những khó khăn này cần sớm được tháo gỡ để tài nguyên băng tần được sử dụng một cách hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng mạng 4G hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mạng 5G trong thời gian tới.
  9. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    CHAEBOL” ĐẤT THỦ HAY CÒN GỌI ÔNG VUA ĐẤT BÌNH DƯƠNG

    Có lẽ mọi người cũng đã quen thuộc với Cái Tên Becamex Bình Dương khi sở hữu 28 công ty thành viên ,đây là một trong những Tập Đoàn Lớn Nhất Việt Nam

    Becamex Vsip chiếm 16% diện tích khu công nghiệp Việt Nam

    Becamex hiện nay đã vươn vòi “Bạch Tuột ” mọi lĩnh vực như thể thao,khách sạn,khu công nghiệp ,bất động sản,giáo dục,y tế,giao thông công cộng,công viên

    -Bất động sản: TDC,Setia
    Becamex,Becamex Tokyu
    -Khu công nghiệp: Becamex Vsip,Becamex Warburg
    -Y Tế: Bệnh Viện Mỹ Phước và Bệnh Viện Quốc Tế Becamex
    -Thể Thao: Bóng Đá,Quần Vợt,Cầu Lông
    -Công Viên: Midori Park và Công Viên Tp mới Bình Dương
    -Vật liệu xây dựng: xi măng becamex, đá, gạch, bê tông becamex..
    -Công nghệ cao thì có vntt
    -Giao thông thì có ijc ( chuyên về đường bot), becamex tokyu (xe buýt)
    -Giáo dục thì có đại học quốc tế miền đông, ngô thời nhiệm
    -Dược Becamex
    -Thương Mại và Nghĩ Dưỡng:Hotel Becamex,Trung Tâm Thương Mại Becamex

    Becamex còn hợp tác rất nhiều với những tập đoàn hàng đầu thế giới như Warburg pincus (Mỹ) , Sembcorp(Singapore), Setia (Malaysia), Ntt, Tokyu,Mitsubishi(Nhật), Brian port ,Philip (Hà Lan)

    BECAMEX LUÔN LUÔN ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN VÌ MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG
  10. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa NTT Vietnam và VNTT
    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Cty CP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT - Đơn vị thành viên của Tổng Cty Becamex) và NTT Viet Nam Corporation (NTT - Nhật Bản).

    [​IMG]
    Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VNTT và NTT.

    Theo nội dung bản hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 bên thì đây là một dự án chung mới của cả hai Cty cung cấp các dịch vụ Wi-Fi trên nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cho các doanh nghiệp, xây dựng thiết bị đường cáp quang và cung cấp dịch vụ đường truyền cáp quang, cung cấp các giải pháp ICT dựa trên kinh nghiệm, năng lực thực tế của NTT EAST tại Nhật Bản.

    Thông qua dự án hợp tác giữa VNTT và NTT Việt Nam sẽ tập trung vào việc thực hiện đề án “Thành phố thông minh” của tỉnh Bình Dương bằng cách cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông và ICT theo kế hoạch phát triển đô thị của Becamex IDC và các Cty liên quan.

    Ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Becamex IDC cho biết: Theo tiêu chí của Diễn đàn hiệp hội các thành phố thông minh (ICF), Bình Dương cần phải xây dựng hạ tầng cáp quang Internet băng thông rộng làm tiền đề triển khai các giải pháp ICT. Đây là dự án mà Becamex IDC đã giao cho VNTT hợp tác với NTT Vietnam thực hiện với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.

    Việc hợp tác lần này sẽ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển dịch vụ chất lượng Nhật Bản, tạo ra không gian phát triển hài hòa giữa công nghiệp – đô thị - dịch vụ, với một số mục tiêu cốt lõi như: Hệ thống cáp quang băng thông rộng sẽ phủ sóng khắp các khu vực trọng điểm tại các KCN và đô thị của Bình Dương để nâng cao tỷ lệ người dân ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật, mở rộng kinh doanh đem lại đời sống ngày một sung túc; Dự án này sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn, giảm thiểu thời gian lưu kho, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên IT, tiến tới hình thành một mạng lưới Logistic thông minh, giảm tải cho hệ thống đường bộ từ Bình Dương ra các cảng trung chuyển quốc tế; An ninh đô thị cũng được tăng cường thông qua hệ thống camera Wifi rộng khắp;

    Hệ thống cây xanh toàn thành phố sẽ được quản lý, theo dõi và chăm sóc từ xa bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo; Giao thông công cộng sẽ được điều hành dựa trên những dữ liệu thời gian thực; Hệ thống quan trắc môi trường; Hệ thống đồng hồ điện/nước thông minh được triển khai dựa trên công nghệ Internet vạn vật…

    [​IMG]
    Các bên ký kết bản ghi nhớ xây dựng DC thứ 2 tại Bình Dương.

    Trước mắt, dự án sẽ được thử nghiệm mô hình giáo dục thông minh vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống Becamex IDC và trường Đại học quốc tế miền Đông nhằm mang đến một phương cách giảng dạy sinh động, trực quan, giúp tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như góp phần vào sự thành công của khu đô thị khoa học và công nghệ.

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Minh Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đánh giá cao vai trò và mối quan hệ hợp tác giữa VNTT và NTT Việt Nam trong việc tham gia cụ thể hóa một nội dung thiết yếu của Đề án “Thành phố thông minh Bình Dương”; đồng thời mong muốn lĩnh vực công nghệ quan trọng này sẽ được các ngành, các doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện để đầu tư phát triển; góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên địa bàn; đặc biệt là với xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ trang này