Tự biến mình thành chuyên nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 11/01/2013.

7789 người đang online, trong đó có 1027 thành viên. 09:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 167648 lượt đọc và 1062 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Phần về nợ xấu em cũng post lại suy nghĩ của em 1 năm về trước nhé. Trên thớt cũng có đấy nhưng em không nhớ chính xác là ở thớt nào.

    Cái này là viết theo yêu cầu của đại ca. Giờ nó hơi lạc hậu vì ngày đó chưa có khái niệm AMC như bây giờ mà là em nghĩ ra hoàn toàn theo suy nghĩ rất chủ quan. Tuy nhiên đọc lại và so sánh với AMC ngày nay do anh Chai và anh BH soạn ra cũng giống phần nào.

    Bác có thể xem lại phần phân loại nợ xấu của các NHTM có vốn nhà nước nhé. Đọc nó tuy chưa chính xác hết nhưng cũng giúp bác thấy có thằng mong có AMC theo dự thảo đang trình nhưng cũng có thằng không muốn.

    Những thằng không muốn thì có thể hình dung hơi giống đá bóng ấy. 1 thằng cứ nghĩ là bị trọng tài SBV xử ép trong khi thằng bên kia biết chắc trọng tài là bên mình rồi. Bác mà có xem bóng đá VN sẽ thấy rất rõ.

    Phần này khá dài nên bác chịu khó đọc nhé:


    Định nghĩa: ( do em định nghĩa )

    Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

    Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.
    Hiện có thể hiểu các khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không trả thì được xét là nợ xấu.

    Nợ xấu chia làm nhóm 3 từ 90 ngày trở lên, nhóm 4 từ 180 ngày và nhóm 5 từ 360 ngày. Nhóm 5 coi như là đã mất khả năng đòi và xác định là mất vốn.

    Nhóm nguyên nhân chủ quan:

    Giai đoạn 2005 - 2010 VN thực hiện chính sách phát triển kinh tế bằng cách cung tiền ồ ạt, thúc đẩy KT bằng tăng cường đầu tư công, thành lập và bơm vốn cho Tập đoàn KTNN.

    Ban đầu chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng trưởng tín dụng phát huy tác dụng làm GDP tăng bình quân 7%/năm và càng ngày VN càng ngộ nhận là chính sách tăng trưởng KT dựa vào tăng trưởng tín dụng là đúng hướng.

    Dựa vào " thành tích" tăng trưởng GDP khoảng 6-8% trong gần 5 năm liên tiếp chính sách tài khóa thả lỏng được cổ vũ. Thực tế GDP của VN đã tăng từ khoảng 70 tỷ $ lên 105 tỷ $ tính đến năm 2011.

    Tuy vậy chính sách này đã bộc lộ tiềm ẩn rủi ro chết người là chính sách tài khóa của Vn luôn đi trước 1 năm theo kiểu đếm cua trong lỗ. Có thể hiểu như sau:

    - VD: Năm 2010 GDP là khoảng 100 tỷ $ do đó lượng tiền VND lưu thông thêm đúng ra chỉ là khoảng 100 x 20.000 tỷ VND = 20.00.000 tỷ( tạm tính giá quy đổi là 1 $ = 20.000 VND ). Nhưng thực tế VND được in và cung ra TT lớn hơn con số này rất nhiều. Giai đoạn đó lượng tiền theo ước đoán lại được cung như sau: Cấp trước 1 năm để có ngân sách hoạt động cho năm sau, cộng thêm dự kiến tốc độ tăng GDP là 7-8% nên cung thêm tiền tương ứng.

    Giả sử năm 2010 là 100 tỷ $ quy đổi thì năm 2011 VN sẽ ước tính GDP là 100 tỷ x ( 100% + 7 % ) = 107 tỷ. Đó còn chưa kể dự phòng.

    Do vậy lượng tiền in và cung thêm của năm 2011 ước tính không chỉ là 20.000 tỷ theo lý thuyết mà sẽ là: 20.000 tỷ + 20.000 x 1,07 = 42.000 tỷ. Con số này đã gấp đôi con số SP thực tế được sản xuất ra.

    Do cung tiền tràn lan nên dòng tiền theo quy luật lập tức tìm đến các kênh đầu tư lớn và ở VN đó là: Vàng, Ngoại tệ, Bất động sản và Chứng khoán.

    + Vàng: VND là đồng tiền yếu nên chỉ có thể tiêu thụ ở VN chứ ra ngoài mảnh đất hình chữ S là vô giá trị nên không thể dùng VND ra nước ngoài mua Vàng

    + Ngoại tệ: Do FDI và kiều hối đổ vào VN giai đoạn đó tương đối ổn định nên thực tế SBV có cơ hội dùng VND mua $ nhưng thực tế VN là nước nhập siêu quá lớn nên lượng $ mua vào chỉ đủ để trả $ nhập khẩu chứ không đủ tích trữ ngoại tệ. USD tích trữ chủ yếu từ bán dầu thô chứ không từ nguồn mua $ từ dân và kiều hối.

    + BDS: Dòng tiền lớn được đổ vào BDS do VN là nước nghèo nên quá trình đô thị hóa là tất yếu. Dân ngày càng đổ ra đô thị nên tạo sức ép lên nguồn cung BDS và là điều kiện khách quan để TT BDS bùng nổ.

    + TTCK: tương tự như BDS, cuối năm 2006 đầu năm 2007 VN chính thức vào WTO nên sự hấp dẫn của TTCK đối với NDT ngoại tăng vọt. Họ bắt đầu đổ tiền vào TTCK VN vì đây là TT sơ khai mới nổi.

    Cùng với viêc cung tiền rất lớn từ ngân hàng nhà nước (SBV) thông qua kênh cấp vốn là các NH thương mại 1 bộ phận giới tài chính VN nhận ra cần phải nhanh chóng lợi dụng tình hình là thành lập ngân hàng để trở thành bộ phận trung gian dẫn vốn ngân sách từ SBV ra XH để thu lợi nhuận.

    Do vậy 1 làn sóng thành lập hoặc chuyển đổi Ngân hàng đã hình thành nhờ sự dễ dãi của SBV trong việc cấp phép thành lập NH. Thời điểm đó ngân hàng nhà nước (SBV) hầu như không có chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng nên tăng trưởng TD năm sau luôn cao hơn năm trước.

    Thế nên hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh để tối đa hóa lợi nhuận trong khi năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Thông thường có các kênh chính để đầu tư và cấp tin dụng là:

    Với lượng tiền lớn đổ vào TT BDS, CK lập tức tăng trưởng chóng mặt, giá BDS, CK leo thang theo cấp số nhân chứ không phải vài % .

    Các DN, tập đoàn KTNN và cả các cá nhân vay đã liều lĩnh vay NH với LS cao để đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như CK mà đặc biệt là bất động sản để thu lợi nhuận và rút bớt vốn từ các ngành nghê truyền thống.

    Do tốc độ tăng trưởng và giá của BDS, CK quá nhanh nên các TCTD đã bỏ qua các khâu thẩm định vốn, sẵn sàng huy động từ XH, người dân thậm trí vay lẫn nhau với LS cao để cho các cá nhân, doanh nghiệp vay lại đầu tư vào BDS, CK có nhu cầu vì họ thấy lợi nhuận biên rất cao mà quên đi quản trị rủi ro trên 2 TT này.

    Do vậy 1 tỷ trọng rất lớn nguồn vốn tín dụng đã được các NH và các nhân, tổ chức đổ vào TT BDS và CK.

    Nguồn lực thì hữu hạn nên nguồn vốn đổ vào nơi này thì nơi kia sẽ thiếu và nguồn vốn cho SX CN tiêu dùng bắt đầu khan hiếm trong khi vốn vào BDS và CK tiếp tục tăng cao.

    Để cạnh tranh huy động vốn và cho vay lại các NH liên tục đẩy LS huy động lên cao tạo nên những cơn sốt LS ngắn hạn không tưởng. Có những lúc LS vay qua đêm liên NH chạm tới 40%,

    Nhưng cũng tại thời điểm đó LS trên TG khi bắt đầu vào khủng hoảng KT lại xuống rất thấp. Với Mỹ là 0,75% và Nhật là 0,5%.

    Do sự chênh lệch LS cực lớn giữa Vn và các quốc gia thừa vốn thừa lạm phát khác nên dòng ngoại tệ lập tức đổ sang VN ngay để hưởng LS chênh lệch. Nhiều NH nước ngoài huy động ở nước họ chỉ 0.5% lập tức sang VN bán thành VND để đầu tư BDS, CK hoặc cho các NHTM VN vay lại với LS trên 10%. Nhưng thế họ hưởng không khoảng 9-15% LS.

    Ngược lại nền KT VN không đủ sức hấp thu các nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài lẫn nguồn cung tiền mặt chính từ SBV cực lớn đã đẩy giá BDS, CK tăng phi mã kéo theo toàn bộ CPI tăng phi mã để tạo nên mặt bằng giá tương ứng với 2 TT này.

    Nhưng do TT tăng ảo, không đúng với giá trị thực cộng với điều kiện khách quan là KT TG thực sự đi vào khủng hoảng (thừa) nên giá lĩnh vực BDS và CK lập tức lao dốc.

    Giá của các loại tài sản như BDS và CK lao dốc quá nhanh nên những tài sản thế chấp bằng đất và CK tại các NH lập tức trở thành dưới chuẩn do trước đó được định giá quá cao.

    Thêm vào đó trước tình hình biến đổi quá nhanh trên TG mà công tác dự báo của VN kém nên CPVN lại lập tức thay đổi 180 độ trong chính sách tín dụng. Liên tục nâng LSCB để kiềm chế lạm phát, thắt chặt cung tiền, tăng dự trữ bắt buộc, bắt mua trái phiếu bắt buộc và hút ròng tiền về khiến dòng tiền rối loạn.

    TT BDS đóng băng và mất thanh khoản trong khi 1 số NHTM trước đó đã huy động ngắn hạn cho vay dài hạn ( cho vay đầu tư BDS ) nên không có khả năng thanh toán tiền ngắn hạn. Điều này buộc các NHTM phải vay lẫn nhau trên TT liên ngân hàng qua đêm và càng làm LS qua đêm, LS ngắn hạn nhảy điên cuồng.

    DN trước đó vay nhiều và cao vì tin rằng tiền vay để đầu tư có thế tạo ra lợi nhuận cao hơn đủ bù chi phí lãi vay và họ chỉ tính được đó là trong ĐK bình thường không có thắt chặt tín dụng.

    DN cho dù muốn hay không muốn cũng phải bắt đầu vay với LS cao từ NH cho dù đó là đầu tư SX hàng cơ bản hay đầu tư vào các tài sản rủi ro bởi lúc này đã hình thành nên mặt bằng LS cho vay rất cao.

    NH thì cũng cho rằng tài sản đảm bảo bằng đất, hàng hóa, dây chuyền của DNó là khi thế chấp có thể giải chấp nếu TT rủi ro.

    Tuy nhiên tốc độ giảm của TT quá nhanh khiến Tài sản thế chấp mất giá nhanh chóng, hàng hóa của DN không tiêu thụ được do lạm phát tăng quá nhanh làm sức mua của TT trong nước yếu, TT quốc tế cũng ở tình trạng tương tự. Do vậy dây chuyền, hàng hóa và mọi tài sản thế chấp của DN khi trước trở nên thấp hơn rất nhiều khoản NH đã cho DN vay. NH bắt đầu siết nợ DN

    Tuy nhiên DN cũng không có cách nào trả nợ được vì càng bị siết nợ, giải chấp tài sản thì DN càng mất phương tiện SX để bán thanh toán các khoản vay. Tất cả thành vòng luẩn quẩn.

    Phân loại nợ xấu:

    Thực ra có 2 loại nợ xấu có nguồn gốc khác nhau.

    Nợ xấu của các Tập đoàn KT Nhà nước: loại này chính là nhiều nhất chiếm trên 50% nợ xấu.

    - Loại nợ xấu do bi chỉ đạo cho vay: Các tập đoàn KT kiểu Vinashin, Vinaline, TKV, EVN, các TCT xây dựng khác... đều được bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp bảo kê để các NHTM nhà nước cho vay. Điển hình là BIDV, VCB cho Vinashin vay.

    Các hồ sơ vay khi trình đến NH đều có chữ viết bên lề hoặc các cuộc gọi trước, chỉ đạo miệng rằng phải cho vay. NH từ chối cũng không được mà cũng chẳng việc gì phải từ chối vì tiền này thực chất của là tiền của SBV rồi thông qua NHTM cho các TCT vay lại. Do vậy cũng chẳng thẩm định làm gì...

    Và tất nhiên các dự án XDCB từ vốn ngân sách thì không thất thoát, thua lỗ mới là lạ. Đây là nguồn gốc nợ xấu đầu tiên và lớn nhất. Tiền NS cho vay số lượng cực lớn nên trong lúc TT CK và BDS đang sôi sùng sục thì nó không đem đi đầu tư mới là lạ. Nghiệp vụ XD kém, phân tích CK kém nên khi có biến động việc mất vốn là điều hiển nhiên.

    - Loại nợ xấu thứ 2 là nợ xấu của DN ngoài quốc doanh. Như nói ở trên các DN khi vay vốn NH thì không thể hình dung ra được chính sách vĩ mô. Họ chỉ xây dựng được kịch bản trong điều kiện chính sách vĩ mô ổn định cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra nên việc vay vốn nhiều, giá cao và không nghĩ đến việc bị ngừng cho vay đột ngột đã làm DN điêu đứng.

    Dây chuyền, công trường đang đầu tư bị dừng lại trong lúc hàng hóa tồn kho lại không tiêu thụ được, chi phí đầu vào ngày càng cao do giá nguyên, nhiên liệu tăng( điện, than, xăng, gas, nhân công... ) đã làm khó khăn chồng chất khó khăn. LS không cố định mà liên tục tăng cao trong khi vốn lưu động không có đã làm DN chết dần. Không có vốn tiếp thêm thì ngừng SX và chết ngay, nhưng vay vốn với giá cao ngất ngưởng cũng chết dần. Đa phần DN đã chọn cách thứ 2 là chấp nhận vay vốn cao hơn nữa để ... chết dần...

    Thực tế hiện nay:

    Hiện nay theo nhiều cách tính khác nhau thì có các tỷ lệ nợ xấu ở NH khác nhau tuy nhiên ở DN thì là duy nhất bởi DN chắc chắn không có khả năng trả nợ.

    - Nếu chỉ căn cứ vào thời hạn quá mà không trả được nợ thì chắc chắn nợ xấu phải trên 15%. Nhưng nếu xét từ lý do cho vay như các loại chỉ đạo ở trên thì có thể thấp hơn vì NH có thể nói tôi cho vay đó là theo chỉ đạo mà theo chỉ đạo thì không xét theo tiêu chuẩn về thời gian được. Những con số này thực sự rất khó chính xác.

    Tuy nhiên có thể nói bình quân nợ xấu khoảng 10% dự nợ là con số tương đối chấp nhận được lúc này.

    Nếu 10% này là nợ xấu và có nguy cơ mất vốn thì theo quy định an toàn tổ chức tín dụng thì NH buộc phải trích lập 100% dự phòng khoản 10% nợ xấu này, như thế vốn khả dụng sẽ giảm ít nhất 10% cho đến khi xóa được nợ.

    Nếu 10% này được xác định mất thì để xóa được 10% mất này phải mất 5 năm mỗi năm LS cộng thêm 2% hoặc 3,3% nếu định 3 năm xóa được nợ xấu.

    Hiểu theo cách đó thì từ nay trở đi chênh lệch giữa huy động vào và cho vay ra phải là 2% hoặc 3,3% tùy theo cách muốn xóa nợ xấu để trở thành an toàn tín dụng theo chuẩn.

    Ví dụ hiện đang huy động vào 10% thì cho vay ra ít nhất phải là 10% + 2% + % vận hành ( thường là 3% ) = tối thiểu 15% trong 5 năm liên tiếp. Do vậy nếu không có nguồn nào khác thì NH phải cho vay ra hiện nay là 15% là hợp lý và không thể thấp hơn. Nếu thấp hơn thì thời hạn phải kéo dài hơn tương ứng.

    Tuy nhiên có NH hiện dám tuyên bố cho vay dưới 15% thậm trí 12% là vì sao?

    Có thể suy luận theo 2 hướng:

    1 - Nó được SBV tái cấp vốn giá rẻ dưới 10% rất nhiều , ít nhất là 7% thì mới dám cho vay ra 12%. Ví dụ BIDV, CTG, VCB và ARG được tái cấp vốn năm 2013 trước cả năm. Bên cạnh đó nó được chấp nhận xóa các khảon nợ do chỉ đạo Cp ở trên. Được biết ARG đã mất tới 35K tỷ do nợ xấu và các chi nhánh ở phía Nam của Arg hầu như đã mất thanh khoản vào cuối năm 2010 nhưng nhờ được bơm vốn khẩn cấp nên không những vẫn trở lại hoạt động năm 2011 mà năm 2012 còn được xếp vào nhóm 2 ( hạn mức tăng trưởng tín dụng 15% ). Tóm lại nhóm các NH TM nhà nước mất thì lại được cấp, nợ xấu nhóm cho vay các TCT nhà nước chắc chắn sẽ được xóa trắng )

    2 - Nó là NH ngoại vì như nói ở trên LS ở nước ngoài chỉ là 0.5% nên quy đổi từ ngoại tệ sang VND vẫn thừa sức cho vay ở mức 12%

    Hoặc có 1 cách tiểu xảo hơn là tuy tuyên bố cho vay 12% nhưng tỷ lệ cho vay 12% cực nhỏ và không đáng kể sơ với tỷ lệ 15-18% phổ biến. Cái này hơi giống kiểu 1 cửa hàng tuyên bố giảm giá 50% nhưng thực ra họ chỉ giảm duy nhất có 1 mặt hàng 50% còn tất cả các mặt hàng khác vẫn giữ nguyên giá cũ.

    Hiện nay có thông tin bên lề cho biết để giải quyết bài toán nợ xấu SBV dùng cách sửa văn bản. Văn bản này sẽ đưa ra tiêu chuẩn mới về nợ xấu và tỷ lệ an toàn tín dụng. Theo đó có thể dự đoán với văn bản sửa này nó sẽ xóa đi các tiêu chuẩn nợ cũ và vô hình chung xóa các nợ cũ cho NH để các NH đủ tiêu chuẩn cho vay trở lại.

    Hiểu theo cách đó là tiền thất thoát cũng chẳng đi đâu cả vì dù có thất thoát thì nó cũng ở đâu đó trên đất VN này.

    Tất nhiên việc xóa nợ xấu sẽ không diễn ra đại trà mà sẽ có phân loại nhưng phân loại theo ý kiến chủ quan của 1 số người có thẩm quyền.

    Miễn giảm hay xóa sẽ là 1 dựa trên 1 cơ chế xin - cho tinh vi. Nhiều NH, DN muốn xin cũng không được vì chiếu lệnh ban chết thì phải chết và quyền duy nhất sẽ là : tạ ơn vua ban chết!

    Giải pháp:

    Bản chất nền KTVN có 2 loại hình DN chính là DNNN và DNTN:

    - DNTN được ví như là nhỏ lẻ , giống đàn gà thả vườn tự bới rác, tìm giun, tìm thức ăn chứ không phải gà nuôi ăn cám do nhà nước cung cấp. Loại này không bao giờ béo tốt nhưng sức đề kháng tốt do tự phải bươn trải. Con nào chẳng may ăn phải thức ăn độc thì chết nhưng đa phần thì không mà chỉ có gầy hay béo do khu vườn đó thế nào mà thôi. Tất nhiên khu vườn đó chính là môi trường pháp lý của NN tạo ra

    - DNNN: là loại gà Công nghiệp. Loại này sẽ béo tốt nếu cho ăn thật nhiều, thật đầy đủ với điều kiện đủ tiền mua thức ăn cho nó. Tuy nhiên hiện nay thức ăn thì đắt mà thịt thì rẻ nên lỗ chổng vó. Hơn nữa loại này sức đề kháng cực kém, thiếu thức ăn hay chi mưa gió 1 chút là ốm bệnh, chết hàng loạt ngay.

    Do vậy có các giải pháp như sau:

    - Giải pháp Tự sinh, tự diệt

    Giải pháp này thực chất là không làm gì cả nghĩa là không đưa thêm giải pháp nào để tình hình thêm xấu hơn.

    Nếu áp dụng giải pháp này thì mọi DN dù là TN hay NN đều bị cắt nguồn thức ăn cả nó sẽ phải thành gà thả vườn hết. Khi thả vào vườn thì quy luật sinh tồn sẽ phát huy tác dụng. Con nào khỏe sẽ tìm được thức ăn và tranh ăn cả với con cùng đàn. Tuy nhiên có thể mỗi con mỗi góc nếu TT đủ lớn còn nếu không chúng tranh ăn đánh nhau là điều hiển nhiên. Gà CN khi đó cũng thành gà vườn và phải tự chạy lung tung kiếm thức ăn hết. Nếu chủ đàn gà có tiền thì thỉnh thoảng ném nắm thóc vào vườn cả đàn sẽ tranh nhau. Con nào khỏe ăn nhiều, con nào yếu ăn ít, con nào yếu quá không có ăn và chết.

    Sau một thời gian đàn gà chắc chắn sẽ ít đi rất nhiều nhưng còn lại toàn gà vườn tinh ranh, chỉ hơi có động sẽ biết chạy, chỉ hơi có mùi sẽ biết tìm đến nguồn thức ăn.

    - Giải pháp can thiệp:

    Đối với DN ( con nợ ):

    - Phải làm sao giảm hàng tồn hay nói cách khác là giúp DN bán được hàng tồn để lấy tiền tái hoạt động SX. Tất nhiên hàng tồn này kể cả bán hết cũng không trả đủ nợ nhưng nếu trả nợ hết DN cũng không còn vốn để SX và vòng tròn luẩn quẩn lại xảy ra với DN.

    Đối với NHTM( chủ nợ ):

    Như đã nói ở trên trong số các NHTM có 2 loại nợ xấu. Là nợ do chỉ đạo buộc phải cho vay và nợ xấu do liều lĩnh huy động giá cao kỳ hạn ngắn và cho vay kỳ hạn dài nên dẫn đến mất thanh khoản. Do mất thanh khoản nên chính NHTM lại phải vay ngắn hạn LS còn cao hơn trên TT liên ngân hàng dẫn đến đang là chủ nợ lại thành con nợ.

    Do vậy cần phân loại nợ xấu để xử lý.

    Đối với nợ xấu kiểu chỉ đạo phải cho vay thì chỉ có CP và SBV mới có quyền xóa nợ vì các khoản vay đó ngay từ khi cho vay đã biết ngay là nợ xấu rồi. Do vậy xóa nợ loại này thì chỉ có cách ra văn bản chỉ đạo mà thôi. Văn bản kiểu gì thì chỉ CP, bộ TC và NHNN nghĩ ra được thôi.

    Đối với nợ xấu NHTM cho DN vay mà không thu đòi được:

    Không thể phủ nhận lỗi đầu tiên chính là ở chính ngân hàng TM này mà cụ thể ở bộ phận tín dụng và quản trị rủi ro. Do vậy việc cơ cấu hay sát nhập những NH yếu kém cũng là việc phải làm.

    Cho phép NH lớn mạnh mua lại chính NH nhỏ vì thực chất việc vay trên TT liên ngân hàng chính là tiền của NH lớn.

    Việc NH lớn mua lại NH nhỏ để trừ đi khoản NH nhỏ đã vay thực chất cũng là hình thức xóa nợ.

    - Chấp nhận hoãn, giãn nợ cho DN để DN có tiền tái hoạt động SX và sẽ trả dần khi SX được khôi phục và có lãi.
    Đối với CP và NHNN:

    - Mua hàng tồn cho các DN, tập trung hàng cơ bản. Không nhất thiết phải bơm tiền qua NHTM mà có thể lập 1 đơn vị chuyên trách mua hàng trực tiếp cho các DN và bảo lãnh tiền bán hàng tồn của DN không bị NHTM siết nợ ngay mà được tái đầu tư SX cho DN

    - Chỉ đạo các NHTM khoanh nợ cho các DN có khả năng tái sản xuất nếu bán được hàng tồn.

    - Có thể CP mua lại nợ xấu của 1 số DN then chốt ảnh hưởng lớn đến XH và quy đổi thành tỷ lệ cổ phần ở DN có nợ đó. Khi TT thuận lợi sẽ tiến hành thoái vốn. Bài học điển hình là Mỹ mua Gerenal Motor. GM năm 2009 đã phá sản và CP Mỹ đã mua nợ 7,9 tỷ nợ của GM để giúp GM có thể hoạt động. Sau 2 năm tái cấu trúc GM đã trở lại thành Cty Sx ô tô lớn nhất TG và cổ phần của CP Mỹ giá 7,9 tỷ đã tăng thành 16 tỷ và bán thành công. VN hiện đã có DATC và SCIC nên có thể xem xét mua 1 số DN có nợ xấu nhưng không phải mua tất cả mà mua các DN nhiều lao động và có khả năng phục hồi hoặc sự đổ vỡ của nó kéo theo hàng loạt DN khác.

    Tóm lại giải pháp quan trọng nhất và cấp thiết nhất không phải là giải quyết nợ xấu ở nhóm NH mà phải xử lý hàng tồn ở DN. Đây mới là con nợ gốc và cũng chính là đối tượng có khả năng xử lý đến gốc của vấn đề

    Chỉ khi DN có khả năng SX và KD trở lại mới tạo ra công ăn việc làm, thu nhập và khi bắt đầu có lãi mới trả được nợ. Quá trình này phải vừa nhanh để DN còn đang sống trước khi nó chết hẳn. Bởi ai cũng biết để tạo ra 1 DN thì chính đầu tư ban đầu mới là tốn kém nhất chứ không phải là vận hành khi đã SX ổn định.

    Nếu để 1 thế hệ DN bị xóa sổ, nhân sự bị mất thì tạo lại, đào tạo lại là rất lâu và tốn kém.

    Để xử lý hàng tồn thì NH có thể xử dụng phương án trợ giá bán cho DN, trợ giá mua cho khách hàng bên cạnh các chính sách về thuế ( Thuế DN và VAT ). VD:

    - Nếu mua lúa: NH trợ giá cho DN thu mua thêm 200 VND. Ví dụ nếu cần 6000 VND để mua 1 kg lúa tạm trữ thì DN chỉ cần trả nông dân 5800 còn NH hỗ trợ 200.

    - Nếu mua xi măng thì cty Hoàng Thạch muốn bán giá 13 triệu/tấn thì chỉ bán 12.900 tấn còn NH sẽ trả cho HT 1 triệu. Như vậy khách hàng chỉ phải trả 12.9 triệu/tấn. Còn Hoàng Thạch vẫn thu được 13 triệu còn NN bù lỗ 1 triệu. Như thế Hoàng Thạch bán được xi măng, người dùng mua được xi măng rẻ 1 triệu. NN mất 1 triệu

    Các hình thức khác tương tự.

    Đặc biệt phải hỗ trợ kích thích cầu TT BDS. Cách làm cũng như trên:

    Giả sử 1 CT BDS muốn bán 18tr/m2 để thu hồi vốn nhưng không thể bán được vì dân chỉ chấp nhận mua 16Tr/m2. Giải pháp sẽ là: Cty sẽ bán ra giá 17tr/m2. Nhà nước bù cho 1Tr. Còn dân mua giá 17Tr.

    -Cty BDS bán 17tr/m2 và lỗ 1Tr/m2 nhưng bán được hàng tồn

    - Khách hàng mua được 17tr/m2 rẻ được 1tr/m2 so với giá ban đâu

    - Nhà nước bù cho DN BDS 1Tr/m2

    Như thế cả 3 đều lỗ nhưng ở mức chấp nhận được để tái SX và đợi TT hồi phục.

    Đồng thời phải chuyển ngay TT BDS mua bán đầu cơ sang TT BDS cho thuê. Hạ giá BDS đến mức có thể cho đại đa số mua thì rất lâu nhưng có thể phát triển TT cho thuê ở các khu Đô thị lớn thì có thể. Nếu 1 căn chung cư 60m2 được cho thuê ở giá 1,5-2tr/tháng và loại 100m2 ở mức giá 4-5tr thì sẽ giải quyết được phần nào hàng tồn.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    [COLOR="Red"]Các bác chú ý là phần trên em viết cách đây 1 năm nên 1 số con số không cập nhật và mình em viết trong 2 ngày nên cũng sơ sài thế thôi. Chỗ nào chưa chính xác các bác cứ ném đá thoải mái.

    Sau 1 năm nhìn lại thì thấy chính sách của anh Chai có vẻ hơi giông giống nhỉ. Cũng có đơn vị mua nợ ngày đó em cứ nghĩ là DACT chứ không biết nó thành AMC.

    Cũng có các bài hạ chuẩn như em dự và khi em viết những dòng trên thì anh Chai, anh Ọe mới nhận chức được 1-2 tuần...=))=))=))

    [/COLOR]
  3. ceomeo243

    ceomeo243 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    108
    Tưởng bác Hiển xung phong thông báo nợ xấu đầu tiên, ai dè mấy bố kễnh này đã nhanh chân chiếm ghế rồi :))
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Giờ quay lại chuyện vốn ngoại vốn Nhật.

    Hôm trước có bác hỏi CTG và hôm nay CTG cũng khớp kinh khủng gần 1M. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao cuối năm ngoái CTG bị bán ròng tới 5M trong khi hôm nay lại mua ròng gần 1M?

    Không lẽ nó thay đổi quan điểm sau có 2 tuần?

    Bác nào giải thích thử?

    VNM ETF đã thoái sạch vốn khỏi CTG, KBC và KLS

    Quỹ đã dùng tiền bán các cổ phiếu trên để mua mạnh một loạt cổ phiếu như PPC, ITA, STB...

    Đến ngày 28/12, quỹ Market Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) đã thực hiện thoái hết vốn khỏi 3 cổ phiếu CTG, KBC và KLS theo như kết quả review của rổ chỉ số Market Vectors Vietnam Index.

    Qua đó, quỹ đã bán toàn bộ 23 triệu CTG, 9,8 triệu cổ phiếu KBC và 9,6 triệu cổ phiếu KLS. Ban đầu, CTG là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ.

    Số tiền bán các cổ phiếu trên đều được dùng để mua thêm các cổ phiếu khác trong danh mục.Về số lượng, được mua thêm nhiều nhất là PPC (7,5 triệu cổ phiếu), ITA (6,6 triệu cổ phiếu), STB, PVS, PVF cũng được mua thêm trên 4 triệu cổ phiếu môi mã.


    Đoạn này cũng đủ giải thích sao Tây tăng mua ITA rồi nhé. Thực sự nó không chỉ mua ITA mà nó còn mua nhiều mã có trong VNM ETF nhưng vì bác ấy quan tâm chỉ ITA nên mới nghĩ vậy.

    Do đó hôm trước em giải thích vụ ITA rồi.

    Vậy em đố bác nào giải thích được sự vô lý nhưng có lý của vụ mua ròng CTG hôm nay.
  5. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Ý bác là việc CTG cuối năm ngoái và hôm nay đều vì BID ?
  6. aoluahadong

    aoluahadong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Đã được thích:
    78
    Vậy là khả năng trôi cái AMC là gần như chắc chắn rồi. Đến lúc này thì em có thể khẳng định với các cụ là game lớn chuẩn bị bắt đầu. Toàn bộ ĐV và quần chúng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Thời cơ đã đến rồi, ...chuẩn bị toàn quốc kháng chiến nào...

    Có thể em sẽ phải có kế sách cụ thể cho game lớn này...nhưng phải ngâm cứu viết lách cho nó đàng hoàng khăn quàng vào cổ cái đã...
  7. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Thực ra vụ chấm mút CTG nó có hơi hướng của chính trị khá nhiều. BOJ của Nhật trước đây nó chấm VCB, nhưng vì một vài lý do nào đó nên nó chuyển sang CTG. Lão ABE sang lần này không hề đi vì mục đích kinh tế đơn thuần, (Giáo chủ sau đó đi châu Âu cũng không vì kinh tế đơn thuần.) Nhưng ở tầm vĩ mô, chính trị sẽ được cài cắm vào kinh tế, một cách nhẹ nhàng, tế nhị. CTG chính là NH được chỉ định đứng ra làm "giao liên" cho việc này.

    BIDV thì bọn tư bản nó sợ chết khiếp, nó kinh ba đời nhà nó. Hầu như không có thằng tư bản nào dám dính sâu vào BIDV!
  8. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130

    Với việc giới hạn room để vừa rồi bán cho Nhật Lùn , Quĩ mỹ không tác động được nhiều lên chỉ số thông qua CTG nên ETF thải CTG ra khỏi rổ vì mục đích là kiếm tiền từ VNM niêm yết bên Tây. ETF thải loại vì lợi ích nhỏ nhưng Nhật lùn lại rất thèm
    Nếu ACm thành lập thì CTG rất lợi khi tiếp cận với nguồn vốn rẻ . Nhật lùn sẽ tăng tỉ trọng từ 20 % lên 30 % và có chân trong HDQT CTG và nắm được đường đi của dòng vốn sau khi acm thành lập . Thêm vào đó BIVD sắp niêm yết cũng là thằng hưởng lợi từ ACB. Nhật lùn đầu tư rất nhiều vào VN nhưng nếu nó nắm được đường đi của dòng tiền tại CTG, BIVD, VCB coi như nắm được điều hành tiền tệ của VN cũng như giám sát được dòng vốn đầu tư vào VN thông qua điều hành vĩ mô. Chúng nó cáo hơn nhiều bọn khác đừng hòng có chuyện tham nhũng nổi vốn của chúng nó .Nhập văn bản tđiện thoại nên trình bầy tí tẹo thế thôi
  9. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Bác kq thấy thế nào về nhận xét của em
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Bác trả lời đúng mất rồi.

    Theo em tư duy kinh doanh của người Nhật là rất cẩn thận, tỉ mỉ và tính dài hạn. Nó khác 1 số quỹ của Đài đánh theo kiểu sát thủ.

    CTG, VCB, BVH và sau này là BIDV đều là đối tượng của các Banks Nhật. Nhật, Trung, Hàn đều có kiểu chung là KT-CT gắn chặt với quyền lực nhà nước thông qua các DN lớn.

    Khi mua Cp của các Banks có yếu tố nhà nước ở VN nó tính rất khác kiểu đầu tư các quỹ phương Tây. Nó chưa thèm tính đến thị giá CP đắt hay rẻ để bán khi TTCK lên hay xuống mà nó luôn tính rất dài theo kiểu quản trị ngân hàng.

    Cái nó nhìn thấy ở 4 banks này chính là tiềm năng các tập khách hàng là DN nhà nước mà 4 banks này độc quyền cung cấp.

    Ai đã từng làm ODA đặc biệt qua kênh JICA và ADB đều thấy chỉ có các banks có yếu tố nhà nước mới được chỉ định cung cấp tín dụng và giải ngân vốn ODA.

    Với việc TQ - Nhật thực sự mâu thuẫn thì chuyện Nhật hướng đầu tư lớn sang Indo, Thái, Miến và VN là hiển nhiên.

    Tất nhiên quy mô vốn Nhật sang VN còn cực lâu mới bằng Thái nhưng việc xuất khẩu vốn giai đoạn tới của Nhật sang VN tăng mạnh là tất yếu.

    Nền KT nhật ngoài chủ đạo là XK hàng hóa còn có 1 chiến lược quốc gia là XK vốn thông qua ODA, FDI, mua trái phiếu nước thứ 2 ....

    Do vậy việc Tây nhả lại room ở CTG là cơ hội lớn để các Quỹ đầu tư của Nhật mua. Em đoán lần này mua qua cửa SSI với thằng Nomura ở 1C Ngô Quyền.

    Mua trên sàn có cái lợi riêng của nó so với mua cp lớn để thành cổ đông chiến lược. Nhưng thế nào nó cũng mua thêm theo thỏa thuận.

    Tóm lại nó mua là mua kỳ vọng tập khách hàng DN nhà nước của CTG và các banks nhà nước.

    Với động thái này thì nó tác động đến nhóm ngành nào nhìn rõ như ban ngày rồi.

    Tình hình này rất dễ đánh khi Tết ra.

    Nhưng như em dự tháng 6 mới là tháng bắt đầu những hậu quả của chính sách vĩ mô VN tác động tiêu cực.

    CPI cao thì thấy rồi nhưng đó chưa phải là hết đâu. Cứ chờ xem nhưng đó là 5 tháng nữa.

Chia sẻ trang này