Tự biến mình thành chuyên nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 11/01/2013.

2837 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 04:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 167680 lượt đọc và 1062 bài trả lời
  1. stock_hn

    stock_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác khongquen25 hơi mất thời gian giải thích với mấy bác hay săm soi VPK rồi. Làm gì mà Tâm sáng thì mình thanh thản. Bác cứ kệ họ đi. CÓ TÂM, CÓ ĐỮC MẶC SỨC MÀ ĂN.

    Mình chỉ cần đưa ra phương hướng HÀNH ĐỘNG và một số CP cụ thể còn ai đu theo cần linh hoạt ra quyết định Mua - bán - cutloss thôi.

    Em thấy dòng tiền đã rút lui trong mấy ngày từ 18-1 đến hôm nay, điểm số cũng giảm đáng kể nhưng cuối phiên hnay HA & HO đều có phần hơi xanh (điểm số và giá CP sấp xỉ hôm qua) do một số trụ kéo vàng hoặc xanh (GAS, OGC, VNM, BVH...), bác có nhận định về TT thời gian tới từ nay đến hết Q1/2013 ntn? Tks
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Khi đã là giao dịch với mục đích thâu tóm DN thì dễ nhận thấy là đắt nó cũng mua, rẻ nó cũng mua và luôn mua ròng rã.

    Tất nhiên bản chất 1 con buôn thì hôm rẻ nó sẽ mua nhiều hơn rồi.

    Vậy ITA có cái gì để nó mua thế?

    Bỏ qua toàn bộ phần ITA là 1 DN đã từng 1 thời hùng mạnh, là KCN lớn tập trung rất nhiều DN chế xuất hàng đầu của Nhật và thu hút FDI khủng thì ai cũng biết rồi nhưng như thế nó phải mua từ lâu chứ sao giờ lại mua khi biết DN và chủ DN đang gặp khó khăn và có ý định bán cái?

    Tại sao nó không chờ ép giá?

    Thực tế ITA cũng có giá giảm kinh khủng trong những năm trước đó nhưng từ năm 2012 thì ITA vẫn loanh quanh giá 1x và dưới 1x nên khả năng xuống giá thêm là không còn nhiều.

    Một điều khách quan là giai đoạn trước ngay cả Tây cũng vỡ mặt với khủng hoảng tài chính ở chính quốc nên có muốn cũng lực bất tòng tâm đấy là chưa kể ở 1 số nước thì cơ hội đầu tư còn lớn hơn đầu tư ở VN nói chung và ITA nói riêng.

    Chỉ cho đến sau mùa chốt NAV của Tây nó mới quay lại múc mạnh. Nó cũng giống như hạn mức tín dụng cho năm TC mới còn dư dả nên nó múc vậy.

    Vậy sao nó chọn ITA ? Ngoài những giá trị DN thuần túy thì còn lý do khác không?

    Đây mới là câu hỏi khó và em dự nó như sau....
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Gần đây chúng ta hay nhắc đến VNM ETF 1 chứng chỉ quỹ niêm yết ở NYSE và đây mới là mục đích chính nó phải có ITA trong tay.

    Tuy hiện nay ITA bị loại ra khỏi VN30 nhưng với Tây nó éo coi VN30 là gì mà nó chỉ quan tâm đến VNM ETF kia kìa. Theo đó mã ITA nó đang nắm giữ 26.952.969 cp tương đương $8.413.513,51 chiếm 2,42% tổng giá trị quỹ. ( tính đến ngày 18/1/2013)

    Thời gian trước đó ITA giá cao nên nó không thể gom nhiều được và cũng chưa đánh theo chỉ số nhưng nay tình hình khác. ITA rất rẻ để mua và phải có ITA mới bổ sung được việc kiểm soát chắc chắn chỉ số này. Chỉ cần bỏ không quá nhiều tiền nó cũng có khả năng nắm được sự biến động ITA trong tay.

    Khi nắm được những cp có quyền sinh sát đối với VNM ETF nó mới yên tâm.

    Do vậy nó cần có ITA với tư cách như 1 cổ đông lớn để nó bảo đảm chắc chắn mọi động thái của DN không gây bất ngờ và bất lợi cho chỉ số này. Tất nhiên nếu DN làm ăn có lãi thì càng tốt nhưng nếu có làm ăn thua lỗ cũng có khả năng tham gia điều tiết để đảm bảo VNM ETF luôn trong tầm kiểm soát.

    Khi VNM ETF nó kiểm soát được nó mới sinh lãi thật sự trên NYSE và kêu gọi được thêm vốn nếu giá trị quỹ này gia tăng giá trị.

    Do vậy bài toán của Tây ở đây nó hơi khác chúng ta. Chúng ta chỉ gói gọn trong phạm vi mảnh đất hình chữ S chứ Tây nó kiểm soát VNM ETF và kiếm tiền ở New York.

    Khi nào nó thấy đủ lợi nó bán toàn bộ cả phần niêm yết ở NYSE và giải tán VNM ETF, Khi đó nó sẽ bán ròng ITA hay bất cứ CP nào cho 1 bọn khác nếu bọn đó quan tâm và lại vào làm vòng khác.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    1 VD sinh động khác cho bài toán toàn cầu của Tây: Hutchison Telecom

    Chắc ai từng làm viễn thông như em còn nhớ bọn Hutchison Telecom khi bọn này đến đầu tư mạng VT di động cùng với Vietnammoblie phải không?

    Khi đó nó rót vào hơn 270tr $ chiếm 45% trong cái liên danh BCC này. Nhưng sau vài năm mạng này lỗ chổng vó tại TT Việt Nam thì đa số người ngoài cuộc cười bọn Hutchison Telecom ngu. Đầu tư vào 1 năm đã đi mất 50% giá trị. Sự thật có phải thế không?

    Hoàn toàn không phải.

    Nó tham gia mạng di động ở VN với 2 mục đích.

    1. Kinh doanh Thông tin DD ở VN
    2. Tham gia chiến lược PR toàn cầu để bán Cp trên sàn HK ngay sau đó.

    Mục tiêu 1:
    Nếu thắng thì quá tốt. Nếu thua thì chỉ cần thu về càng nhiều càng tốt và chấp nhận ở mức 50%. Sự thật nó cũng mất 50%.

    Mục tiêu 2:
    Với việc đưa tin Hutchison Telecom thuộc tập đoàn Hutchison Whampoa (Hồng Kông) đã khai trương thành công mạng di động CDMA công nghệ cao ở VN nước có tốc độ tăng trưởng thuê bao nhanh thứ 2 châu Á và thứ 2 TG là 1 tin cực tốt để PR cho tập đoàn mẹ. Khi đó Hutchison Whampoa công bố tin nó có hàng trăm triệu thuê bao ở những TT sôi động nhất TG là TQ, Hồng Công, Việt Nam, Ấn Độ, Sri lan ca, Isarel, Thái lan và Indo....

    Với tin PR này giá của Hutchison Whampoa với mã SEHK : 2332 niêm yết tại sàn Hanseng và cũng lưu chiểu tại sàn NYSE. Giá cp của tập đoàn mẹ tăng chóng mặt. Với hàng tỷ cp niêm yết trên 2 sàn HK và NY nó thu được khoản lợi nhuận khổng lồ những năm 2009 -2010.

    Như vậy cuộc chiến toàn cầu của nó rất khác chúng ta. Chúng ta rồi sẽ thấy rất nhiều thương vụ tương tự như thế và nó sẵn sàng thí tốt ở VN miễn sao thắng ván cờ lớn toàn cầu.

    Do vậy khi xem Tây nó mua cp nào thì phải xem thẳng chủ nó đang niêm yết ở đâu. Khi thằng chủ bỏ tiền mua 1 cp ở VN nó không chỉ đơn thuần đánh ở TTCK VN mà tầm của nó chính là nơi thằng bỏ tiền đang niêm yết. Trường hợp của ITA chính là thằng VNM ETF niêm yết ở NYSE.
  5. Mr4046

    Mr4046 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Hình như câu chuyện về Hutchison này là anh nghe ai đó kể lại hả ;)
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Không cái này anh đi hội thảo cơ hội đầu tư TT VT VN hồi đó do 1 thằng tư vấn đầu tư của MỸ nó dạy.

    Vào ngay trang chủ của hutchison telecom thấy giờ nó vẫn PR tin này ngay ở trang nhất đấy.http://www.hutchison-whampoa.com/en/businesses/hat.php

    Chú không nhớ ngày trước FPT nhà chú nhờ thằng BILL Gates nó sang thăm mà bán được tới 660k và PR rằng FPT sẽ thành MS thứ 2 ở châu Á hay sao?

    PR thì nó bất chấp hết
  7. Mr4046

    Mr4046 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Em tham gia trực tiếp vụ này.
    Đây là 1 trong những thất bại hiếm hoi của Hut.
    Còn vụ giá CP lên là tác dụng "phụ" thôi và hoà chung với xu hướng đỉnh cao của bong bóng CK trên toàn thế giới giai đoạn đó.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Thế ngày đó có khi đụng nhau mà không nhớ. Anh khi đó là bên anh Lãng chứ không bên Hanel đâu.

    Giờ bên chú thuê chính cái trụ sở đó thành FPT arena ở Thái Hà đó
  9. rooney1

    rooney1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    2.293
    Bác phân tích hay quá, nhưng em thắc mắc 1 điều. Ở VN nó thua khoảng 125tr $, nó làm như vậy khoảng 10 nước thì nó thua khoảng 1 tỷ $ (cứ cho là có những nước khác có thể nó thắng hoặc ko thua nhiều như vậy), vậy khoản lỗ này so với khoản lãi của cổ phiếu tập đoàn mẹ mang lại thì thế nào bác???? :-??
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Vietnam Today - VNM tỏa sáng cứu chỉ số VN-Index

    Quan điểm kỹ thuật: Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang trong phiên ngày mai và lực cung có thể yếu dần tại ở các mã giảm trong phiên hôm nay vì vùng giá đã về mức hỗ trợ mạnh của nhịp điều chỉnh. Đồ thị giá biến động hẹp cùng với thanh khoản giảm, đây là tín hiệu cảnh báo nhịp điều chỉnh có thể sẽ nhanh chóng kết thúc trong những phiên tới. Do đó, các nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp giảm điểm nhẹ về gần các mức hỗ trợ 430 – 435 của VN-Index và 58.5 của HNX-Index trong phiên ngày mai để xem xét giải ngân. Vui lòng xem báo cáo chi tiết tại đây.

    Thị trường phục hồi dù yếu. Hai sàn mở cửa với tâm lý cải thiện nhờ tin kết quả Quý 4 tích cực từ các ngành khác nhau được công bố hôm trước – CSM (ngành ô tô và phụ tùng), SBT (ngành đường), PNJ (ngành hàng tiêu dùng cá nhân) và đặc biệt là VNM (ngành thực phẩm & đồ uống), mã có mối quan tâm đặc biệt của thị trường Việt Nam. Dù trong phiên đôi lúc giảm nhiệt nhưng cả hai chỉ số đã cắt được đà giảm điểm 4 phiên liên tục để tăng nhẹ 0,1% lên ngưỡng 443 điểm đối với VN-Index và 59,6 điểm đối với HNX-Index. VNM đóng cửa tăng 1,6% và đóng góp 0,6 điểm vào chỉ số VN-Index. Mã này cũng là một trong những mã được giao dịch nhiều nhất trong phiên ngày Thứ Tư xét về giá trị giao dịch.

    Tuy nhiên, xét về tổng thể thì lực cầu thị trường vẫn yếu. Tổng thanh khoản trên cả hai sàn giảm 30% với sàn HNX giảm nhiều hơn sàn HSX (giảm 37%). Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HSX, nhưng giá trị phiên ngày Thứ Tư chỉ bằng 1/10 so với một tuần trước và bằng 1/6 giá trị giao dịch trung bình hai ngày qua. Nhìn chung mức tham gia của khối ngoại vào thị trường cũng giảm đáng kể xét về giá trị giao dịch, đặc biệt trên sàn HNX.

    Trong phiên ngày Thứ Tư cả hai chỉ số đều có lúc gần chạm các ngưỡng hỗ trợ 430-435 điểm và 58,5 điểm. Đây là các ngưỡng hỗ trợ mạnh và chúng tôi cho rằng nhiều khả năng sau vài phiên đi ngang sắp tới hai chỉ số sẽ tăng trở lại từ các ngưỡng này.

    Sẽ công khai thông tin về nợ công Việt Nam. Bộ Tài chính cho biết sẽ sớm phát hành báo cáo chứa các thông tin liên quan đến tình trạng nợ hiện tại của Việt Nam trong nỗ lực cải thiện tính minh bạch. Theo số liệu mới nhất cho năm 2011, tổng nợ công quốc gia là 1.392.000 tỷ đồng, tương đương 54,9% GDP. Phần nợ của Chính phủ chiếm gần 79%, hay 1.096.000 tỷ đồng, bao gồm 429.000 tỷ đồng từ trái phiếu nội tệ và 667.000 tỷ đồng từ các khoản nợ quốc tế như trái phiếu, ODA, và các gói vay ưu đãi. Nợ Chính phủ bảo lãnh chỉ là 285.000 tỷ đồng hay 20,4% tổng nợ công. Phần còn lại là những trái phiếu địa phương. Hiện chỉ có TPHCM và Đà Nẵng phát hành trái phiếu địa phương.

    Vinamilk (VNM) báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 tốt nhờ giá nguyên liệu giảm, chúng tôi hạ khuyến nghị xuống THÊM VÀO do đà tăng giá cổ phiếu gần đây. Trong năm 2012, Vinamilk đạt doanh thu 26.800 tỷ đồng (tăng 22,8%) và lợi nhuận trước thuế 6.900 tỷ đồng (tăng 39,6%). Lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch công ty đã đề ra 22,4% và vượt dự báo của chúng tôi 10% nhờ giá nguyên liệu quốc tế giảm 20% so với năm 2011. Biên lợi nhuận gộp đạt 33,7% cao hơn 3,2% so với năm 2011. Với số dư tiền và tương đương tiền trong tay hiện tại là 5.000 tỷ đồng, chúng tôi tin rằng VNM vừa có thể đáp ứng các khoản đầu tư cần thiết cho năm 2013 (chúng tôi ước tính khoảng 811 tỷ đồng) vừa có thể chia cổ tức cao hơn mức 3.000 đồng/cổ phiếu đã được phê duyệt tại ĐHCĐ thường niên năm 2012.

    VNM hiện đang giao dịch tại mức PER trượt là 14,0 lần và mức PER năm 2013 là 13,4 lần. Cổ phiếu đã tăng giá 14% so với lúc chúng tôi ra báo cáo lần đầu hồi tháng 12/2012. Do đó, tại mức giá hiện tại 98.000 đồng/cổ phiếu thì tỷ lệ tăng giá của VNM chỉ còn 7% so với giá mục tiêu của chúng tôi và chúng tôi hạ khuyến nghị từ MUA xuống còn NẮM GIỮ.

    Vinacafe - doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh nhờ các sản phẩm mới và giá nguyên liệu giảm. Vinacafe đạt danh thu 2.100 tỷ đồng (tăng 33,4%) và lợi nhuận ròng 304 tỷ đồng (tăng 44) trong năm 2012, vượt kế hoạch điều chỉnh của công ty 10%. Giá nguyên liệu giảm đã giúp biên lợi nhuận gộp tăng lên đến 27,6% tương đương tăng 2,9% so với năm 2011. Các sản phẩm mới tung ra thị trường đã đóng góp đáng kể vào kết quả lợi nhuận Quý 4/2012, trong đó doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 728 tỷ đồng (tăng 55,7% so với Quý 3) và 151 tỷ đồng (tăng 210% so với Quý 3).

    KDC (Công ty Cổ phần Kinh Đô) đặt kế hoạch đầy tham vọng cho năm 2013 – Sau khi công bố kết quả lợi nhuận sơ bộ năm 2012 của KDC là 4.293 tỷ đồng doanh thu và 398 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hôm nay Công ty đã công bố kế hoạch năm 2013 là 6.000 tỷ đồng doanh thu (tăng 40% so với năm 2012) và 630 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 22%). Thừa nhận rằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 40% là đầy tham vọng, CFO của Công ty, Kelly Wong giải thích rằng 25% trong tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sẽ đến từ các sản phẩm cốt lõi hiện nay của công ty, và phần còn lại là do các sản phẩm mới như các sản phẩm Glico (bánh mỳ que Pocky), một sản phẩm thiết yếu (đang được phát triển) và các sản phẩm mới từ sữa. Được biết, sản phẩm thiết yếu mới đã đi vào giai đoạn thử nghiệm thị trường, và dự kiến sẽ được tung ra vào Quý 2/2013. KDC hy vọng sản phẩm mới này sẽ tận dụng tối đa được kênh phân phối của Công ty, và góp phần mang về doanh thu quanh năm, không giống như sản phẩm bánh Trung Thu, vốn mang tính thời vụ.

    Chúng tôi cho rằng kết quả Quý 1/2013 của KDC sẽ cao hơn Quý 1/2012, do cầu phục hồi và năm nay Tết Nguyên Đán muộn hơn năm ngoái. KDC cho biết tính đến ngày 23/01/2013, doanh thu của Công ty đã cao hơn 10% so với kế hoạch dịp Tết (3.800 tấn bánh kẹo), tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

    JVC (Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật) công bố kết quả lợi nhuận năm 2012 cao hơn mục tiêu. Theo báo cáo Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) đã đạt 172 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái) và 762 tỷ đồng doanh thu (tăng 26%). Cổ phiếu của JVC hiện đang giao dịch tại ngưỡng PE khá thấp là 4,2 lần so với EPS năm 2012 là 4.856 đồng, trong khi mức PER trung bình của ngành y tế Việt Nam là 6,6 lần.

    Những động thái đầu tiên hỗ trợ nhà ở xã hội

    Đại diện cho phía các ngân hàng thương mại, BIDV gần đây đã công bố gói hỗ trợ tín dụng trị giá 30.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2013-2015 dành cho cả người mua nhà có nhu cầu thực và chủ đầu tư.

    Tổng trị giá gói hỗ trợ cho người mua là 19.500 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng là dành cho năm 2013. Đối tượng là những người có thu nhập dưới mức trung bình, những người chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích dưới 8m2/ đầu người hoặc nằm trong diện tái định cư nhưng vẫn chưa được giao nhà. Loại nhà ở được xem xét là bất động sản có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và có diện tích dưới 70m2. Tỷ lệ vay tối đa là 85% (ở Việt Nam thông thường là 70%) với thời hạn thanh toán tối đa là 15 năm và lãi suất bằng 90% lãi suất thông thường của BIDV.

    Tổng giá trị gói hỗ trợ cho chủ đầu tư là 10.500 tỷ đồng. Các chủ đầu tư đủ điều kiện là các chủ đầu tư nhà ở xã hội với giá sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Tỷ lệ vay tối đa là 70% với thời hạn vay là 36 tháng (60 tháng đối với các trường hợp đặc biệt) và được áp dụng lãi suất ưu tiên đến hết năm 2015.

    Trong khi đó, UBND TP. HCM đã thông qua việc tăng quỹ nhà ở xã hội thêm 16.000 căn, trong đó có khoảng 15.500 căn được mua lại từ các nguồn thương mại và phần còn lại của nguồn cung nhà ở xã hội hiện có. Vẫn chưa rõ phương thức các chủ đầu tư sẽ tham gia vào việc bán nhà cho UBND cũng như lịch trình của chương trình này.

    Chúng tôi cho rằng chương trình tiên phong của BIDV cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngành bất động sản trong thời gian gần đây và vì vậy sẽ có tác động tích cực về mặt tâm lý đối với các nhà đầu tư. Về tác động trực tiếp lên các mã bất động sản được niêm yết, chúng tôi cho rằng quyết định của UBND TP. HCM có thể sẽ có ảnh hưởng lớn hơn khi các chủ đầu tư nhà thuộc phân khúc trung bình và giá rẻ có thể tham gia vào chương trình này nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho.

Chia sẻ trang này