Tự biến mình thành chuyên nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 11/01/2013.

3048 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 02:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 167680 lượt đọc và 1062 bài trả lời
  1. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.700
    Mấy hôm nay, mấy anh em bên vinaphone đang râm ran gắn sao lên ve áo cho nhau, nghe đồn cuối quý 1 là phải học điều lệnh " vì nước quên dân, vì thân phục vụ " =))=))=))
  2. piti_ftu

    piti_ftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Chao anh KQ, em muon hoi ve quyen sach ma anh noi den, em tra tren internet thi co mot vai quyen noi ve noi dung nay, anh co the cho em biet quyen ma anh doc la quyen nao duoc ko? em cam on
    (xin loi vi ko co font tieng Viet :)
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Quyển đầu tiên bạn nên đọc là Tứ diệu đế ( Tứ thánh đế ) và cuốn thứ 2 là Ánh sáng chân tâm ( Life After Life ). Ngoài ra có vô số cuốn sách khác có đề cập đến vấn đề này. Nó dạy chúng ta biết cách khi suy nghĩ về 1 vấn đề gì thì tập trung toàn bộ năng lượng vào vấn đề đó mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì xung quanh tác động. Khi đó năng lượng cao nhất và làm người ta nhìn xuyên suốt các vấn đề.

    Thế nên nếu đọc xong bạn sẽ hiểu tại sao có những người họ nhìn 1 lần là nhớ, nghe 1 lần là không bao giờ quên, nhìn hàng trăm vật tưởng giống nhau họ nhận ngay ra vật có sự khác biệt dù là nhỏ nhất, hàng nghìn thông tin nhiểu loạn họ tìm ngay ra thông tin gốc trong vô số nhiễu đó. Nó gần như là tự nhiên vậy.

    Cách đọc thì mình cũng đã nói 1 lần rồi. Phương pháp đọc sách học thuật khác hoàn toàn với đọc sách giải trí. Đọc sách học thuật cần có ít nhất 4 lần đọc:

    1 - Đọc lần 1 để nhớ tên cuốn sách

    2 - Đọc lần 2 để biết tóm tắt cuốn sách đề cập đến vấn đề gì

    3 - Đọc thuộc nội dung cuốn sách

    4 - Dạy lại người khác để nhớ và biết cách thực hành.
  4. thichquadi

    thichquadi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Đã được thích:
    417
    Rất cảm ơn bác khongquen25 đã share, vào topic của bác em học được nhiều điều,
    nhiều thứ mà bình thường em muốn học nhưng không biết cách tiếp cận nó như thế nào cho hiệu quả
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Giác ngộ nhìn từ cuộc đời và cái chết của Steven Jobs

    Chúng ta ai cũng biết đến những sản phẩm như là huyền thoại của Apple như Ipod, Iphone, Ipad.... nhưng nếu đọc cuộc đời và cái chết của Cái chết của Steve Jobs - chiến lược gia công nghệ - người đã cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc, điện thoại di động và máy tính mới thấy chính Steve Jobs mới là huyền thoại thực sự chứ không phải những sản phẩm kia.

    Trong 1 cuốn tự truyện ngắn ông tiết lộ như sau về cảm nhận về sự giác ngộ và tâm linh:

    Mối lương duyên với Ấn Độ xảy ra khi ông bỏ học giữa chừng vào khoảng những năm 1970.

    Jobs trôi nổi trên đất Ấn vào giữa những năm 70 trong sự tìm kiếm một hướng dẫn tinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Người ta cho rằng ông đã đề nghị đặt tên này với người bạn của mình và cũng là người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, sau một chuyến thăm đến một cộng đồng ở Oregon mà ông gọi đó là một "vườn táo".

    Chàng thanh niên 18 tuổi Jobs đã đến Ấn Độ với một tư duy lập dị cùng với một người bạn, Dan Kottke, sau khi rời bỏ Reed, một trường học nhân văn tư nhân ở Portland, Oregon. Là một sinh viên triết học quan tâm nhiều đến tôn giáo, Jobs đã bỏ học chỉ sau một học kỳ do xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên đã tạo ra nhiều rắc rối trong một trường học dành cho giới giàu có.

    Trong những ngày đầu tiên, ông kiếm sống bằng việc giao lại các chai coca-cola (nhiều người nói rằng ý định chính của ông là để tiết kiệm tiền cho chuyến đi tới Ấn Độ) và đến nhận một bữa ăn miễn phí hàng tuần tại một ngôi đền Hare Krishna ở địa phương.

    Jobs từng nói: "Tôi không có phòng ký túc xá, vì vậy tôi ngủ trên sàn nhà trong phòng của bạn bè, tôi đã giao lại các chai coca-cola để lấy khoản tiền gửi 5 xu để mua thực phẩm và tôi đã đi bộ bảy dặm đến thị trấn mỗi tối chủ nhật để xin một bữa ăn mỗi tuần một lần tại ngôi đền Hare Krishna. Tôi thích thế".

    Ông đã sớm đến với Phật giáo sau khi đến Ấn Độ. Ông cạo đầu, mặc quần áo Ấn Độ và thường thử nghiệm các chất gây ảo giác.

    Tuy nhiên, ông đã đến gặp đạo sư Neem Karori Baba, một tín đồ Hanuman, người đã có một số tín đồ người Mỹ vào những năm 1970 - đã chết trước khi Jobs và người bạn Kottke biến nơi đây thành tu viện khổ hạnh cho ông.

    Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông đã thuật lại một câu chuyện về một cái giác ngộ khác của ông. Jobs đã trích dẫn: "Chúng ta sẽ không tìm thấy một nơi mà chúng ta có thể đi đến để được giác ngộ trong một tháng. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu nhận ra rằng có lẻ Thomas Edison đã làm rất nhiều để cải thiện thế giới này hơn cả Karl Marx và Neem Kairolie Baba cùng hợp sức lại với nhau".

    Câu chuyện của Tập đoàn Apple và câu chuyện làm giàu từ giẻ rách của ông đã đủ vững chãi để kể tiếp câu chuyện đằng sau sự thành công lớn này, một chiến thắng từ nơi không ngoảnh lại. Và cũng đã không ngoảnh lại nhìn vào Ấn Độ. Khi toàn bộ ngành công nghiệp CNTT - từ IBM cho đến HP đều quan tâm đầu tư ở Thung Lũng Silicon của Ấn Độ, thì Jobs đã không quan tâm nhiều đến việc thâm nhập vào đất nước này.

    Ngoài mối quan tâm lớn về Phật giáo, Jobs đã không có góc mềm nào dành cho Ấn Độ. Có thể ông đã thất vọng bởi sự nghèo đói và hỗn loạn mà ông đã chứng kiến ở đây. Ông đã trở lại Mỹ và thành lập công ty mà ông muốn. Có lẽ ông đã tìm thấy sự giác ngộ thực sự của riêng ông trong các sản phẩm mà ông đam mê.


    Nhưng đó chưa phải là phần làm nên huyền thoại về ông mà chính đoạn sau cùng của cuộc đời ông mới làm nên điều đó. Điều này ông không tiết lộ mà chính chúng ta phải đọc và tìm hiểu.

    Đó là từ khi ông bị mắc bệnh ung thư. Thông thường nếu 1 người bình thường mắc căn bệnh này thì họ thường hoảng loạn rồi bi quan, rồi thanh thản, hối hận, luyến tiếc .... các trạng thái đó liên tục xảy ra và điều người ta thường nhớ nhất đó là làm gì cho người thân sẽ ở lại.

    Cái này em vừa tận mắt chứng kiến khi người thân trong gia đình vừa ra đi cũng vì ung thư máu.

    Nhưng Stven Jobs thì khác vì ông đã ngộ được ý nghĩa cuộc sống. Nên cho dù sống hay chết hay tiếp tục sống sau cái chết ông đều bình thản và sắp đặt mọi việc như chưa có điều gì xảy ra. Sức lao động và sáng tạo của ông không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và như chúng ta thấy các sản phẩm ông để lại cho đời giai đoạn cuối đều là những kỳ quan của công nghệ.

    Hơn thế nữa ông còn để lại cả 1 triết lý và chiến lược phát triển của Apple trong cả giai đoạn tiếp theo nhưng vấn đề là những người tiếp quản có được sự linh cảm như ông không mà thôi.

    Thế nên đọc cuộc đời Jobs hay đọc Tứ diện đế thì cũng như em chia sẻ ở trên là như chúng ta bước vào 1 cuốn sách lớn.

    Lần đầu chúng ta không thể học thuộc và càng không thể áp dụng nhưng điều chúng ta biết là "tên cuốn sách" mà thôi.

    Chắc đến đây nhiều bác sẽ trả lời được câu hỏi mà mình thắc mắc: Thằng cha KQ25 này viết ở F319 có mục đích gì ! .... =))=))=))
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    @ Dammecks96:

    Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn (BKC)-mẹ: Riêng quý 4, BKC đạt 17 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21,6% so với cùng kỳ. Do bán hàng dưới giá vốn nên công ty lỗ gộp 3,38 tỷ đồng quý 4 và lỗ sau thuế 5,63 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 1,77 tỷ đồng.
    Luỹ kế năm 2012, BKC lỗ sau thuế 15,5 tỷ đồng, cùng kỳ lài 8,14 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, lỗ chưa phân phối là 7,08 tỷ đồng.

    Đại ca thấy chưa? Không phải ngẫu nhiên em nhắc đại ca rời khỏi BKC. Bọn lỗ lũy kế là không có vị gì hoặc là cuộc chiến quá trường kỳ không dành cho NDT nhỏ lẻ.

    Hôm thấy nó lên sát 8 em vẫn kiên quyết nhắn đại ca là xuống đi đừng luyến tiếc nó.
  7. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Nếu đã đọc tứ diệu đế thì nên đọc luôn Bát chánh đạo,Lý nhân duyên(12 nhân duyên),Lý như huyễn...luôn cho chọn bộ đi bác
  8. bybynhoc

    bybynhoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2009
    Đã được thích:
    81
    Bác KQ chém thị trường hôm nay cho nhỏ lẻ bọn em với [r2)]
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Em chẳng trả lời các bác rồi hay sao?

    Khi TT rơi về 44x thì giảm tiếp rất khó nhưng lên còn khó hơn. Nó sẽ cứ lình xình vài phiên chờ xu hướng mới.

    Với vùng giá này cơ hội hầu như không có, nếu tăng cũng chỉ đủ bù phí GD mà thôi.

    Nếu TT ở vùng 430 cơ hội thực sự mới đến.

    Lên thì nó bán, xuống thì nó mua nhưng biến động giá và dòng tiền chưa đủ tạo trend mới.

    Rất khó có thể tìm ra mã cá biệt giai đoạn này. Ai tìm ra mà có logic thì là siêu cao thủ còn không thì ăn may.

    Nguy cơ lớn hơn cơ hội nên em chỉ vào cực ít và không dám manh động.

    Bác nào bản lĩnh thì cứ tự tin mà giao dịch thôi. Em không khuyến nghị gì cả
  10. Mr4046

    Mr4046 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Phải có xả thì mới có nạp.
    Xả để biết điều chỉnh khi nạp và xử lý.
    Nói chung cứ phải đi nhiều thì mới nhanh lên level được -> Muốn nên sự nghiệp lớn ta phải năng la cà :))

Chia sẻ trang này