Từ ngày 04/7: Cánh cửa địa ngục lại rộng mở

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi laiser, 06/04/2009.

8303 người đang online, trong đó có 1111 thành viên. 15:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2396 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. laiser

    laiser Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Mày là 1 con chó ghẻ
    Như như chó

    Đồ con lợn

    ****** là chó ****** là lợn chơi nhau đẻ ra loại như mày

    http://ttvnol.com/profile.aspx?id=489763


    Cái bác daithandieu này chửi e dã man quá nhưng chửi tục kiểu này nghe trẻ con quá. Thấy dân chứng khoán lắm mưu nhiều kế mà chửi kiểu này thì ...các bác tự luận và nâng cao quan điểm nhé
    à mà cái này là gửi vào tin nhắn nhé. Tài thế




    Được laiser sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 06/04/2009
  2. hungvdhn

    hungvdhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2007
    Đã được thích:
    0
    ngungu chửi bậy quá.
    But:
    Tớ bảo đảm với Suggar rằng ngày mai không có việc gì xảy ra.
    Cuối cùng vẫn xanh như thường.
  3. laiser

    laiser Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Có thể bác đúng tí ti nhưng ngày kia và 1 số ngày kế tiếp thì sao nhỉ ?

    Ai muốn lên nào ghi danh ra đây e chúc phúc cho mà vựot cạn
  4. luzter

    luzter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2008
    Đã được thích:
    3
    bác cứ tuyên bố thế làm e sợ bỏ mie, dưng mà e để ý thị trường cứ bão bùng mưa to gió lớn là toàn 2 màu xanh với tím toàn phần, giai đoạn này bác có nói gở thì tiền vẫn đổ vào chứng ầm ầm cả thui
  5. luzter

    luzter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2008
    Đã được thích:
    3
    cho e tí sao cho may mắn đê
  6. XimangSaiSon

    XimangSaiSon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Quý I/2009: Một số nhóm ngành có lợi nhuận ổn định





    Quý I/2009 đã khép lại với các khó khăn chồng chất của DN trong nước, hệ lụy từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong bức tranh chung ảm đạm, theo dự báo từ bộ phận phân tích của CTCK Vincom, SMES, Bản Việt, vẫn có một số nhóm ngành có lợi nhuận ổn định, dù kết quả kinh doanh sụt giảm hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn chưa phản ánh hết ?osức khỏe? và tiềm năng tăng trưởng thực sự của DN trong dài hạn.

    Ngành điện

    Đây là ngành nghề có hoạt động ổn định nhất. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho DN sản xuất điện, trong đó thủy điện được ưu tiên phát điện do hiệu suất sử dụng và chi phí thấp hơn nhiệt điện. Dù chưa đàm phán thành công với EVN về hợp đồng tăng giá điện, nhưng theo chu kỳ kinh doanh hàng năm, quý I vẫn là quý mà VSH đạt hiệu quả cao do trữ lượng tích nước ở các hồ chứa dồi dào. PPC là DN đặc thù với khoản vay nợ lớn bằng yên Nhật (JPY). Nếu tỷ giá JPY/VND tăng 1 đồng thì Công ty sẽ phải trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá khoảng 36 tỷ đồng. Tỷ giá JPY/VND ngày 31/3/2009 là 184,66, trong khi kết thúc năm tài chính 2008, tỷ giá này là 184,96, do đó trong quý I/2009, PPC không phải trích lập thêm (việc trích lập này không làm thay đổi dòng tiền của PPC).

    Ngành than

    Đây là ngành mang tính chất đặc thù, các công ty khai thác than và bán cho đối tác được Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam chỉ định. Đặc trưng của ngành than là tỷ lệ lợi nhuận biên ổn định do sản phẩm đầu ra được bao tiêu 100% và chi phí ít thay đổi qua từng năm. Các công ty ngành than chỉ cung cấp dịch vụ khai thác, không có quyền sở hữu mỏ. Lợi nhuận của các công ty cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất khai thác, quản lý chi phí, các rủi ro hỏng hóc dẫn đến dừng khai thác. Đa số nhóm cổ phiếu ngành than (NBC, THT, TC6, TCS, TDN, HLC) đều có doanh thu và lợi nhuận ổn định. Giá bán than có xu hướng đi lên trong quý I là lý do để kỳ vọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận của các DN. Nhưng trên TTCK thời gian qua, các nhà ĐTNN có xu hướng bán ra cổ phiếu ngành than. Một trong những lý do là ngành này có tỷ lệ phân phối lợi nhuận sau thuế không hợp lý khi các quỹ khen thưởng phúc lợi thường chiếm tới 30% (khoản này không thuộc cổ đông phổ thông).

    Ngành dược

    Hiệu quả hoạt động của các DN ngành dược phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu mà các DN dược trong nước sử dụng phần lớn phải nhập khẩu. Trong quý I, giá nguyên vật liệu đầu vào tùy từng loại có tăng, có giảm, nhưng tổng thể không tạo áp lực mạnh đến tình hình sản xuất, kinh doanh của DN như nửa đầu năm 2008. Về sản phẩm đầu ra, giá bán của các DN đã được cam kết giữ ổn định và chịu sự bình ổn giá của Chính phủ. Nhân tố có khả năng tác động mạnh đến lợi nhuận của DN là tỷ giá. Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá USD/VND trong dự liệu của các DN nên khó có khả năng lợi nhuận của IMP, DHG suy giảm.

    Ngành xây dựng và vật liệu xây dựng

    Đây là ngành được kỳ vọng phục hồi đầu tiên sau giai đoạn suy thoái do được hỗ trợ trực tiếp từ gói kích cầu của Chính phủ. Mặt bằng giá mới của nguyên vật liệu xây dựng đã được hình thành trong quý I. Một số DN có hoạt động sản xuất trực tiếp tới những sản phẩm được kích cầu như chung cư giá rẻ, cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi. Đặc thù của ngành là phần lớn doanh thu được ghi nhận vào quý IV. Tuy nhiên, một số DN có doanh thu và lợi nhuận rải đều vào các quý, có sản phẩm đặc trưng, phù hợp với phân khúc tiêu thụ của thị trường hứa hẹn mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định trong quý I/2009 như XMC, VCS, SCJ, BCC, BTS.

    Ngành ngân hàng

    Quý I, hoạt động của hệ thống ngân hàng không gặp khó khăn như năm 2008. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều bình ổn, các NHTM được hưởng lợi từ chính sách bù lãi suất của Chính phủ. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng không nhiều, trong khi tính đến ngày 26/3 đã có 178.722 tỷ đồng được giải ngân theo chủ trương này. Điều này có thể được nhìn nhận theo hướng một số khoản nợ xấu của ngân hàng đã được đảo nợ. Như vậy, một số khoản trích lập dự phòng nợ xấu có khả năng được hoàn nhập. Điều này về lâu dài gắn với rủi ro của cả hệ thống, nhưng ngắn hạn có thể làm lợi nhuận của ngân hàng khả quan hơn. Thị trường vàng vừa qua biến động mạnh cũng mang lại thu nhập cho một số ngân hàng có dịch vụ kinh doanh vàng.

    Ngành hàng tiêu dùng

    Đối với nhóm ngành đang lấy thị trường nội địa làm mục tiêu này, hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm. Có lẽ, những công ty như Vinamilk không gặp nhiều khó khăn, nhưng các DN sản xuất bánh kẹo, đồ uống có quy mô nhỏ? sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Lý do chính là người tiêu dùng thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng do thu nhập giảm. NĐT nên đặt niềm tin vào các công ty có quy mô lớn, thị phần cao, thương hiệu mạnh?

    Nhóm cổ phiếu có tính chất đặc thù

    Trên HOSE và HASTC có những công ty có thể được đưa vào các nhóm đặc biệt, như các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Vinaconex, Petrolimex? Việc kinh doanh được dựa vào công ty mẹ (vốn là những tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước) sẽ mang lại cho công ty con những lợi thế nhất định.
  7. laiser

    laiser Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Đã được thích:
    0

    Định tại nhân-Thành tại thiên


    Chuẩn cực chuẩn

    Trời thương thế đủ rồi

    Tham là trời thu lại hết
  8. hungvdhn

    hungvdhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Mỗi trận đều là chung kết .
    Ngày sau chúng ta lại tính tuỳ theo tính khí của TT.
  9. nq9630

    nq9630 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Đã được thích:
    8
    Jật cái tít - hãi vãi máu mắt

    Mà địa ngục cho chim lợn hay bìm bịp
  10. XimangSaiSon

    XimangSaiSon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sớm hơn





    ?oĐáy suy giảm kinh tế của VN có thể là quý 1 và một phần quý 2-2009. Nếu kinh tế thế giới chưa hồi phục thì kinh tế VN vẫn có tăng trưởng nhờ giải pháp kích cầu nội địa? - đó là nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Ông Nghĩa nói:

    - Quý 1-2009 kinh tế hầu hết các nước phát triển tiếp tục giảm mạnh. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng kịch bản cho sự phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ ít theo hình chữ L mà có thể theo hình chữ U, thậm chí hình chữ V nếu các gói cứu trợ của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn. Cũng đã xuất hiện những dấu hiệu của quá trình phục hồi. Giá dầu sau thời gian giảm đã có xu hướng tăng. Đồng USD (để thanh toán dầu mỏ) khá vững cho thấy mức tiêu thụ dầu đang có dấu hiệu phục hồi.

    Giá cổ phiếu ngân hàng sau gần một năm giảm mạnh đã dần tăng lên trong hơn một tháng qua. Tín dụng sau năm tháng đóng băng đã có dấu hiệu tăng, đặc biệt trong ba tháng qua đã bùng nổ (từ 21,5%-26,5%). Thất nghiệp vẫn cao nhưng tốc độ tăng đã giảm mạnh. Thị trường lao động đang tái cấu trúc, di chuyển mạnh từ khu vực công nghiệp chế biến sang dịch vụ, nông nghiệp. Các thị trường mua lại, sáp nhập và phát hành cổ phiếu lần đầu có dấu hiệu phục hồi, chứng tỏ nhà đầu tư trên thế giới đang dần lấy lại niềm tin về triển vọng kinh tế trong trung hạn.

    * Vì sao có nước phải sử dụng gói cứu trợ tài chính nhưng có nước như VN chỉ sử dụng gói kích thích kinh tế?

    - Các nước bị tổn thất trực tiếp từ khủng hoảng tài chính thường sử dụng hai gói: một là gói cứu trợ tài chính và hai là gói kích thích kinh tế. Gói cứu trợ tài chính thường là bơm tiền vào khu vực ngân hàng và các tập đoàn bảo hiểm dưới hình thức cho vay hoặc mua lại các tài sản xấu. Gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu vào đầu tư công, tài trợ an sinh xã hội và tạo việc làm mới.

    Ở các nước đang phát triển không chịu tổn thất trực tiếp từ chứng khoán xấu thường chỉ áp dụng gói kích thích kinh tế với cách làm đa dạng như: mở rộng đầu tư công; giảm, giãn thuế; tài trợ xã hội... Các gói kích thích kinh tế đều phải đảm bảo ba nguyên tắc chi tiêu nhanh; đúng đối tượng làm tăng cầu; ngắn hạn, nghĩa là chỉ áp dụng và hoàn tất trong thời gian ngắn. Cho đến nay số tiền cứu trợ và kích thích kinh tế được công bố lên tới gần 4.000 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm tới trên 2.500 tỉ USD. Lần đầu tiên trong lịch sử các chính phủ vì sự sống còn của nền kinh tế và việc làm của cộng đồng đã ra tay cứu trợ khu vực tư nhân.

    * Cũng có lo ngại về hậu kích thích kinh tế như lạm phát cao. Theo ông, tiêu chí nào để đánh giá gói kích thích kinh tế đó thành công?

    - Thành công và hiệu quả thế nào thì chưa có tiền lệ để so sánh. Nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo suy thoái kinh tế có thể bị chặn đứng, nhưng phục hồi và phát triển một cách lành mạnh thì còn tùy những hành động kế tiếp. Thậm chí nếu không cải tổ căn bản được hệ thống tài chính thì thế giới sẽ phải đối phó với chính cuộc khủng hoảng loại này sau năm năm nữa... (theo lời của bà Thủ tướng Đức Merkel).

    Ông Bernanke - chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - cũng khẳng định việc cải tổ căn bản khu vực ngân hàng chính là cách duy nhất để phục hồi kinh tế toàn cầu. Ông cũng nhấn mạnh các siêu ngân hàng (megabank) chính là oan hồn từ các cuộc khủng hoảng trước đây đang quay lại bóp cổ các nền kinh tế cả lớn lẫn bé.

    * Theo ông, đã thấy đáy suy giảm kinh tế của VN và khi nào nền kinh tế sẽ phục hồi?

    - Quý 1-2009 tăng trưởng kinh tế VN là 3,1%, thấp nhất kể từ mười năm qua. Xuất khẩu, công nghiệp là những khu vực suy giảm tăng trưởng mạnh nhất. Theo dự báo của một số bộ, tăng trưởng quý 2 có thể đạt 4-4,5%, quý 3: 5-5,5% và quý 4: 5,5-6%. Tính chung cả năm tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức trên dưới 5%. Nếu tăng trưởng kinh tế hằng quý như dự báo trên, điều đó đồng nghĩa với việc đáy suy giảm kinh tế nước ta có lẽ là quý 1 và một phần quý 2.

    Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm (chưa chạm đáy), kinh tế VN vẫn có thể phục hồi tăng trưởng sớm hơn. Tăng trưởng đó dựa vào lĩnh vực có tốc độ tăng cao như xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ do được kích cầu nội địa và do xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như nông sản, khoáng sản.

    Cũng có thể VN sẽ gặp một điểm đáy nữa nhưng không quá sâu vào quý 1-2010 nếu kinh tế thế giới chưa phục hồi. Đáy này ?onông? hay ?osâu? sẽ tùy vào việc Hoa Kỳ có thành công với gói kích thích kinh tế 1.000 tỉ USD hay không.

    * Các chuyên gia đang khuyến cáo kích thích kinh tế phải gắn liền với cơ cấu lại nền kinh tế. Theo ông, để làm được việc này phải có giải pháp gì?

    - Gói kích thích kinh tế của VN khá lớn, vào khoảng 6 tỉ USD, bằng 7,5% GDP năm 2008 gồm: đầu tư công; giảm, giãn thuế; tài trợ lãi suất 4% cho vay vốn lưu động; chi an sinh xã hội. Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp cũng được xem là một chính sách kích cầu quan trọng. Các danh mục kích thích kinh tế được triển khai khẩn trương, đặc biệt là tài trợ lãi suất và giảm, giãn thuế. Gói đầu tư công về cơ bản đã phân bổ xong nguồn tiền. Gói tài trợ an sinh xã hội đã thực hiện được một phần và sẽ tiếp tục các bước còn lại như điều chỉnh lương, bảo hiểm thất nghiệp, tài trợ việc làm...

    Tuy nhiên, việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp triển khai rất chậm, cần tiếp tục điều chỉnh. Gói tài trợ lãi suất 4% chỉ áp dụng cho vốn lưu động, trong khi đây là cơ hội tốt nhất để đổi mới công nghệ, kỹ thuật với giá rẻ và trả chậm nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh tốt hơn trong trung hạn. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ, kiểm định an toàn thực phẩm, dược liệu, môi trường và hiện đại hóa các trung tâm nghiên cứu đào tạo; khuyến khích doanh nghiệp tranh thủ đổi mới công nghệ.

    Ở VN, bài học về tận dụng cơ hội của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 để phát triển Viettel và VN Airlines là một ví dụ. Đó cũng là lý do Chính phủ quyết định mở rộng đối tượng được tài trợ lãi suất, gồm các dự án đầu tư với thời gian hai năm để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Cũng không nên chỉ giới hạn tài trợ phát triển công nghệ cao vì thực tế đổi mới công nghệ phải gắn với toàn dụng lao động và cân nhắc chiến lược về lợi ích - chi phí theo nguyên tắc cạnh tranh.

    * Kích thích kinh tế có thể tăng bội chi ngân sách, theo ông, nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ thế nào?

    - Để kích thích kinh tế đương nhiên phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường và sẽ tìm cách giảm dần khi kinh tế phục hồi. Singapore trong nhiều năm qua có ngân sách cân bằng (thâm hụt bằng 0) nay cũng phải chấp nhận mức thâm hụt lên tới 6,5% GDP.

    VN cũng phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách thêm vài phần trăm so với hiện hành và giảm dần trong chu kỳ sau. Nguồn bù đắp thâm hụt chủ yếu sẽ là trái phiếu (nội tệ, ngoại tệ) huy động từ nội địa. Tình hình này cho thấy trước mắt Chính phủ có thể huy động đủ lượng tiền cần thiết cho kích cầu mà không phải vay từ bên ngoài.

Chia sẻ trang này