Tuần cuối tháng 3 vượt 1200 thuyết phục múc hàng nào Hot nhất $$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 20/03/2021.

5282 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 19:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 15058 lượt đọc và 68 bài trả lời
  1. HANHDAN

    HANHDAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Đã được thích:
    473
    Ck, P, VNM, thuỷ sản đề cử em chưa tăng ANV
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    FMC EPS gần 5 đang có giá tốt nhất, sau BCQ 1 mục tiêu 5x Em nó đã vượt đỉnh thời đại tăng không đỉnh @};-
    • (*) EPS cơ bản (nghìn đồng):
      4.61
    • EPS pha loãng (nghìn đồng):
      4.61
    • P/E :
      7.90
    • Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
      21.46
    • (**) Hệ số beta:
      0.92
    • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
      360,880
    • KLCP đang niêm yết:
      49,044,000
    • KLCP đang lưu hành:
      58,850,000
    • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):
      2,142.14
    (*) Số liệu EPS tính tới Quý IV năm 2020 | Xem cách tính(**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên | Xem cách tính
    Xem đồ thị kỹ thuật

    [​IMG]
    Last edited: 20/03/2021
    sotochika thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Top 10 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 2 tháng đầu năm
    DNHN - Hai tháng đầu năm nay có 67 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam, so với cùng kỳ năm ngoái có 63 thị trường.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), qua một năm bị dịch COVID-19 chi phối, cơ cấu thị trường tôm xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.

    Có nhiều thị trường tăng nhập khẩu tôm Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với mức tăng đột phá như Australia (115%), Bỉ (139%,) Nga (109%), Chile (352%), Campuchia tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

    Top 10 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay, ngoài các truyền thống như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia,..đã có thêm Hà Lan thế chân cho Singapore, sau khi xuất khẩu sang Hà Lan tăng mạnh 27%, trong khi xuất khẩu sang Singapore giảm lao dốc 97%.

    [​IMG]
    Nguồn: VASEP


    Vị trí trong top 10 thị trường tôm có sự thay đổi bởi sự đột phá trong giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Canada, Đức, Hà Lan (tăng lần lượt 14%, 115%, 14%, 20% và 27%) và sự chững lại của thị trường Nhật, Anh, Hong kong (giảm lần lượt 6%, 75% và 29%)

    Australia vào top 4 thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam

    Đáng chú ý là sự tăng tốc tôm xuất khẩu sang Australia đã đưa thị trường này từ vị trí thứ 10 vào top 4 chỉ sau Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.


    Hai tháng đầu năm 2020 có 35 công ty tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này, sau 1 năm đã có thêm 12 công ty nữa cùng xuất khẩu tôm sang Australia.

    Số doanh nghiệp xuất khẩu tăng cùng với kim ngạch xuất khẩu của các công ty lớn tăng là yếu tố mang lại kết quả khả quan cho xuất khẩu tôm sang Australia.

    Trong đó, riêng Minh Phú đã chiếm 37% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia và có doanh số tăng vọt 159% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ngoài Minh Phú, CASES, Agrex Sài Gòn, SEAVINA, Thủy sản Quang Minh, Thủy sản Hải Sáng, O&H LOONG PTY...trong 2 tháng đầu năm nay còn có Công ty Cp Thực phẩm Sao Ta cũng nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Australia.

    [​IMG]
    Nguồn: VASEP

    Xuất khẩu tôm sang Australia tăng trưởng ngoạn mục chủ yếu nhờ tôm chân trắng, tăng 192% và chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu tôm, trong khi xuất khẩu tôm sú giảm 3,7% và chỉ chiếm 1,4% xuất khẩu, còn lại là các loại tôm khác chiếm 6,5%, giảm 2%.

    Các sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Australia trong 2 tháng đầu năm gồm: tôm thẻ tươi lột vỏ, bỏ đầu, còn đuôi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng PD tươi đông lạnh, tôm thẻ PD/tẩm bột hấp/luộc đông lạnh, tôm sú tươi, đông lạnh...

    Đáng chú ý là ngoài các sản phẩm truyền thống, 2 tháng đầu năm nay Australia nhập khẩu nhiều tôm khô của Việt Nam (giá trị 81 triệu USD), trong khi cùng kỳ năm ngoái thị trường này không nhập tôm khô
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Phát triển Cái Mép - Thị Vải cạnh tranh ngang hàng với Singapore vào năm 2030
    15:47 | 20/03/2021


    Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng còn có những hạn chế, yếu kém nhất định như tầm nhìn chưa theo kịp xu thế phát triển hàng hải quốc tế; kết nối yếu và thiếu về năng lực; thiếu các cơ chế, chính sách đột phá để thúc đẩy kinh tế hàng hải, thúc đẩy trung chuyển và thu hút nguồn lực..

    Bà Rịa – Vũng Tàu xác định sẽ tiếp tục tập trung vào các ngành kinh tế trụ cột là công nghiệp, hệ thống cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó vấn đề khai thác và phát huy hệ thống cảng biển, tăng cường kết nối với TPHCM, tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác trong Vùng Đông Nam Bộ được coi là vấn đề then chốt trong giai đoạn tới.

    Từ Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất tuyến đường bộ Quốc lộ 51, dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải.

    Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng nhằm phát huy được vai trò hệ thống cảng nước sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải, tạo động lực tăng trưởng và nâng cao hiệu quả tăng trưởng chung của toàn vùng.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần có điều kiện đủ để phát triển cảng là hạ tầng kết nối giao thông, thủ tục hải quan, đội tàu đủ mạnh và phương thức giải tỏa hàng hóa.

    Thủ tướng nhất trí với Bộ GTVT ưu tiên nạo vét đoạn luồng từ phao số 0 đến khu bến container Cái Mép đạt độ sâu đến -15,5m cho tàu lớn ra vào thuận tiện. Tổ chức các tuyến đường thủy nội địa kết nối, đặc biệt với đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch hệ thống bến bãi gom hàng, cảng cạn, thực hiện dịch vụ logistic.

    Thủ tướng ủng hộ đề xuất sớm triển khai đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hoàn thành xây dựng cảng Phước An đã được ghi vốn, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đến cảng này.

    Nghiên cứu đầu tư hạ tầng logistics, ưu tiên trung tâm logistics Cái Mép Hạ để thúc đẩy dịch vụ cảng tại Cái Mép. Nghiên cứu xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa kết nối sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép - Thị Vải nhằm kết hợp vận tải giữa hàng không và đường thủy.

    Để thông quan nhanh chóng, thuận lợi đối với khu vực này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm hình thành trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để kịp thời thông quan hàng hóa.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung cao độ và mọi biện pháp phát triển nhanh hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, khả năng cạnh tranh cao hơn nữa để phát triển hệ thống cảng biển và logistic tại Bà Rịa - Vũng Tàu, trước hết là Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 11% sau hai tháng đầu năm
    14:34 | 20/03/2021

    CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa có báo cáo tình hình kinh doanh sau hai tháng đầu năm 2021.

    Trong tháng 2, tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn đã giảm 31% so với tháng 1/2021 đến từ sự suy giảm doanh thu của hầu hết các sản phẩm. Trong đó, doanh thu đến từ sản phẩm chăm sóc sức khỏe giảm mạnh nhất, giảm 51%. Bù lại, doanh thu từ các sản phẩm giá trị gia tăng đã tăng 98%.

    Doanh thu của Vĩnh Hoàn cũng giảm ở hầu hết các thị trường, từ Mỹ, EU cho đến thị trường Trung Quốc. Điều nay được Vĩnh Hoàn giải thích do công suất giảm trong giai đoạn của Tết Nguyên đán.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh tháng 2/2021 của Vĩnh Hoàn so với tháng 1/2021. (Nguồn: Vĩnh Hoàn, Việt hoá: M.H).

    Lũy kế hai tháng đầu năm, tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 11% so với cùng kỳ 2020 chủ yếu do sự tăng trưởng trong hầu hết các dòng sản phẩm: Cá tra (+0,3%), sản phẩm phụ (+83%), sản phẩm chăm sóc sức khỏe (+30%), và sản phẩm giá trị gia tăng (+57% ).



    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh lũy kế hai tháng đầu năm 2021 của Vĩnh Hoàn so với cùng kỳ. (Nguồn: Vĩnh Hoàn, Việt hoá: M.H).

    Với thị trường tiêu thụ, nếu so với cùng kỳ năm 2020, thì thị trường Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng đến ba chữ số, thị trường EU tăng trưởng 21% và thị trường Mỹ giảm nhẹ 1%.

    Đầu năm 2021, Vĩnh Hoàn đã hoàn thành thủ tục mua lại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang, với tỷ lệ sở hữu là 51,29%.

    Xét trong tháng 2/2021, theo danh mục sản phẩm, doanh thu từ bánh phồng tôm của Sa Giang chiếm 83%, các sản phẩm từ gạo chiếm 16% trong tổng doanh thu tháng của Sa Giang.

    Còn theo thị trường xuất khẩu, doanh thu tại thị trường châu Âu chiếm 47% tổng doanh thu của Sa Giang, trong khi tỷ lệ trong nước là 49%.

    [​IMG]
    Doanh thu của Sa Giang tháng 2/2021 (tỷ đồng). (Nguồn: Vĩnh Hoàn).

    Đánh giá về triển vọng năm 2021, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định nhu cầu cá tra sẽ sớm trở lại tại các thị trường chính của Vĩnh Hoàn gồm Mỹ, châu Âu và Trung Quốc nhờ vắc xin COVID-19 được triển khai sớm tại các nước này.

    Mặc dù lượng xuất khẩu có thể trở về mức trước dịch, giá xuất khẩu khó tăng mạnh do niềm tin tiêu dùng chậm phục hồi, khiến khách hàng ngần ngại đặt hàng lượng lớn.

    Trong khi đó, giá cá nguyên liệu có thể sẽ tăng mạnh trong nửa đầu năm do thiếu nguyên liệu, báo cáo của VDSC cho hay.

    Trong nửa cuối năm, giá bán sẽ phục hồi dần khi niềm tin tiêu dùng trở lại và giá nguyên liệu cũng giảm dần do nông dân thả nuôi nhiều trong nửa đầu năm.

    Do cá mua ngoài chiếm 40% tổng nguồn cá nguyên liệu của Vĩnh Hoàn, nên VDSC dự báo biên lợi nhuận gộp cá tra có thể sẽ thu hẹp trong nửa đầu năm và phục hồi dần trong nửa cuối năm.

    Bù lại, mảng collagen-gelatin hiệu quả cao được kỳ vọng giữ mức tăng trưởng hai chữ số, ít nhất là trong trung hạn, sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng ổn định lợi nhuận tổng thể.

    Sau khi thâu tóm Sa Giang, VHC mới đây đã mua lại và góp vốn 70 tỷ đồng vào một công ty chuyên sản xuất nước trái cây và bảo quản rau củ quả là Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thành Ngọc (TNG Foods).

    Trong năm 2021, Chứng khoán VNDirect kỳ vọng Vĩnh Hoàn sẽ đa dạng hóa hơn nữa danh mục sản phẩm và mở rộng sản xuất sang các lĩnh vực khác.

    Về tình hình kinh doanh, VNDirect dự phóng năm 2021, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn sẽ đạt 8.524 tỷ đồng, lợi nhuận ròng vào khoảng 899 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và tăng 27% so với năm 2020.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản
    [​IMG]
    Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản.
    Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho hay, tháng 1/2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 165,03 nghìn tấn, trị giá 106,99 tỷ Yên (tương đương 997,9 triệu USD), giảm 4,8% về lượng và giảm 16,9% về trị giá so với tháng 1/2020. Tháng 1/2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cá ngừ và trứng cá, trong khi giảm nhập khẩu tôm, mực, bạch tuộc... so với cùng kỳ năm 2020.
    Tháng 1/2021, Trung Quốc, Chile, Nauy, Việt Nam, Thái Lan là các thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản trong tháng 1/2021, đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 9,17 tỷ Yên (tương đương 85,5 triệu USD), tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021.
    Riêng đối với mặt hàng tôm, số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho hay, trong tháng 1/2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam về trị giá, nhưng là thị trường lớn nhất tính theo lượng, đạt 4,9 nghìn tấn, trị giá 42,6 triệu USD, tăng 25,6% về lượng và tăng 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
    Sản phẩm thủy sản tươi sống và chế biến muốn được nhập khẩu vào Nhật Bản cần phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đối với thủy sản nuôi trồng, cần đảm bảo quá trình nuôi trồng thủy sản không sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp bị cấm theo quy định của Nhật Bản, và đáp ứng quy định về dư lượng kháng sinh. Đối với các nhà xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, con đường thâm nhập thị trường phổ biến nhất thường là thông qua một công ty thương mại nhập khẩu của Nhật Bản. Các công ty thương mại nhập khẩu trong ngành thủy sản sẽ phân phối sản phẩm thủy sản tới các nhà bán lẻ hoặc tới các chợ bán buôn tập trung.
    Một số nhà xuất khẩu nước ngoài cũng đã thành lập công ty nhập khẩu của riêng họ tại Nhật Bản, tuy nhiên họ gặp phải trở ngại trong việc tìm ra con đường riêng để tiếp cận tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
    Một trong những thách thức lớn hiện nay của các nhà chế biến thủy sản Nhật Bản là việc phải đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thủy sản ổn định. Do vậy xuất khẩu và gia công xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn còn tiềm năng lớn để tiếp tục mở rộng và phát triển.
  7. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.711
    Đóng nến tháng VNI trên 1210...
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 2/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong bối cảnh Covid-19 bùng phát làn sóng mới ở Việt Nam, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những dấu hiệu đáng mừng trong 2 tháng đầu năm.

    Theo đó, nông nghiệp được mùa, được giá. Đặc biệt, xuất nhập khẩu trong 2 tháng đạt gần 96 tỷ USD, tăng gần 25%, trong đó xuất khẩu tăng hơn 23%. Xuất siêu 1,3 tỷ USD. Tình hình doanh nghiệp cũng có một số dấu hiệu tích cực. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 4%, số vốn đăng ký tăng tăng hơn 52%.


    Các chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2021 ghi nhận: Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,15% so với cùng kỳ năm trước...

    Dự báo, dịch Covid-19 sẽ vẫn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới trong ít nhất nửa đầu năm 2021 và cho đến khi việc tiêm chủng vắc xin được phổ biến rộng rãi. Do vậy, Chính phủ Việt Nam thống nhất duy trì chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và giá cả nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    ĐHCĐ Mộc Châu Milk (MCM): Nâng mức chia cổ tức lên 2.500 đồng/CP, cố gắng niêm yết trên HOSE vào năm 2022


    [​IMG]
    ĐHCĐ trực tuyến Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, mã chứng khoán MCM - UPCoM) sáng 20/3 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu doanh thu thuần 3.066 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế 318,5 tỷ đồng, tăng 13,5% so với 2020.
    Tăng mức chia cổ tức
    Tại Đại hội, với nội dung dự kiến chia cổ tức năm 2021 ở mức 2.000 đồng/CP, cổ đông Lê Nhân Đức đã cho rằng mức chia này chưa hợp lý bởi trong khi doanh thu và lợi nhuận năm 2021 đều dự kiến tăng nhưng tỷ lệ chia cổ tức lại thấp hơn 2020 (2.500 đồng/cổ phiếu).
    Trả lời thắc mắc trên, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch hội đồng quản trị Mộc Châu Milk cho biết: "Công ty đã tăng vốn từ 600 tỷ đồng lên hơn 1.000 tỷ đồng nên tính ra cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu cũng là cao. Tuy nhiên sau khi bàn lại thấy đề xuất của cổ đông cũng hợp lý và nguồn tiền Công ty vẫn dồi dào nên chúng tôi quyết định giữ cổ tức 2.500 đồng/cổ phiếu như năm 2020".
    Về kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE, theo bà Liên, sau 2 năm giao dịch trên UpCoM, Mộc Châu Milk sẽ cố gắng hoàn thiện mọi điều kiện để đưa cổ phiếu MCM lên niêm yết trên sàn HOSE. Được biết cổ phiếu MCM đã giao dịch trên UPCoM từ giữa tháng 12/2020.
    [​IMG]
    Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Mộc Châu Milk
    Trả lời thắc mắc của cổ đông về Dự án sinh thái trang trại Mộc Châu Milk đang đầu tư sẽ cho thuê nghỉ dưỡng hay bán bất động sản, ông Trịnh Quốc Dũng - Thành viên HĐQT MCM cho biết, quy mô của dự án này là 4 ngàn con bò với diện tích 175 ha.
    Theo ông Dũng, Dự án này theo quy hoạch và định hướng xây dựng thiên đường bò sữa Mộc Châu với trang trại hiện đại, đàn bò được chăm sóc đúng chuẩn cũng với xây dựng cảnh quan và tiện ích du lịch. Dự án này sẽ đưa hình ảnh của Mộc Châu Milk lên tầm cao mới không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
    “Với dự án này chúng tôi chỉ tập trung cho sản xuất và du lịch chứ không cho thuê hay kinh doanh bất động sản. Chúng tôi chỉ sử dụng đất để phát triển các ngành nghề kinh doanh cốt lõi”, ông Dũng nhấn mạnh.
    Được biết, trang trại sinh thái bò sữa Mộc Châu đã được sự đồng thuận của tỉnh nhưng do dự án nằm ở vùng đệm quốc gia nên phải xin điều chỉnh quy hoạch (có những dự án phải đến 2025 mới đi vào hoạt động).
    Trước đó tại Đại hội Vilico chiều ngày 19/3, bà Mai Kiều Liên cũng đã chia sẻ thêm về định hướng phát triển Mộc Châu Milk. Theo bà Liên, MCM là thương hiệu 60 năm có sự nhận biết thương hiệu trên thị trường. Năm qua kết quả kinh doanh của Mộc Châu khả quan hơn.
    "Chúng tôi dự kiến xây dựng dự án tham quan du lịch các trang trại bò sữa và nhà máy là 1 dự án tương đối lớn thuê thiết kế của công ty nổi tiếng về du lịch, nhưng chúng ta đang vướng ở vấn đề đất đai vì quy hoạch đất đai phải chuyển đổi mục đích. Tuy nhiên, trong vòng 5 tới Mộc Châu sẽ biến thành thủ phủ du lịch và chăn nuôi bò sữa hiện đại. Đó chính là tương lai của Mộc Châu. Các hộ chăn nuôi hiện nay chúng tôi cũng đang giúp tăng năng suất tăng thu nhập, các nông hộ sẽ có cải tiến về quy trình chăn nuôi theo mô hình đại VNM đang áp dụng”, bà Liên cho biết.
    Tạm thời VNM chưa tăng thêm tỷ lệ sở hữu tại MCM
    Trả lời câu hỏi của cổ đông Khải Nguyễn về việc VNM có dự tính tăng thêm sở hữu của MCM, Bà Liên cho biết, trong thời gian tới, nếu không có nhu cầu về vốn thì VNM sẽ không tăng thêm, nhưng trong 3-5 năm tới thì kế hoạch có thể sẽ khác. Hiện sau khi tác cấu trúc, sở hữu của VNM tại MCM là xấp xỉ 50%.
    Với thắc mắc của cổ đông Trung Kiên Nguyễn về quan hệ thị trường giữa MCM và VNM liệu có cạnh tranh, bà Liên cho biết, trong năm qua, cả 2 công ty chủ yếu tương trợ nhau. VNM hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm giúp cho MCM phát triển tốt hơn. “Chúng tôi không cạnh tranh với nhau mà chỉ hỗ trợ nhau cùng phát triển”, bà Liên khẳng định.
    Chia sẻ về chiến lược để đẩy mạnh tăng trưởng cũng như mở rộng thị phần của MCM trong thời gian tới bà Liên cho biết, tăng thị phần là mục đích của tất cả các công ty trên thị trường, có tăng thị phần mới tăng trưởng bền vững.
    "Với MCM, chúng tôi cũng đã có những chỉ tiêu cụ thể. Ngoài những chiến lược về tăng trưởng, mở rộng thị phần, MCM cũng đã áp dụng chương trình hoạch định kế thừa - đây là tiêu chuẩn vàng cho tất cả các doanh nghiệp khi muốn phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ thuê công ty tư vấn rà soát lại những nhân sự có khả năng để đào tạo cũng như thu hút thêm nhân tài cho MCM. Kế hoạch này sẽ làm dài hạn để MCM phát triển hơn”, bà Liên nói.
  10. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.246
    Vua tôm Minh Phú quá mạnh so với phần còn lại
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này