Tuần cuối tháng 3 vượt 1200 thuyết phục múc hàng nào Hot nhất $$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 20/03/2021.

5282 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 15054 lượt đọc và 68 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    DGC đang điều chỉnh chờ BCQ1 bứt 8x, FPT đang tích lũy vượt đỉnh tiếp @};-
    Lên xong đơ ko cho xuống luôn :D@};-
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Quý 1/2021, lợi nhuận của Vietinbank có thể đạt gần 10 nghìn tỷ đồng
    [​IMG]
    Vietinbank uớc tính lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 là 7.000 - 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 100% so với cùng kỳ. Lợi nhuận này chưa bao gồm khoản phí trả trước của hợp đồng bán bảo hiểm nhân thọ với Manulife.
    Theo thông tin từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), quý 1/2021, Vietinbank uớc tính lợi nhuận trước thuế là 7.000 -8.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 100% so với cùng kỳ. Lợi nhuận này chưa bao gồm khoản phí trả trước của hợp đồng bán bảo hiểm nhân thọ với Manulife. Nếu Bộ Tài chính phê duyệt thương vụ Manulife mua lại Aviva trong quý 1 này, nhiều khả năng Vietinbank sẽ ghi nhận khoản phí của hợp đồng Banca ít nhất là thêm khoảng 1.300 tỷ đồng nữa.
    Thậm chí, theo ước tính của giới chuyên môn, Vietinbank sẽ ghi nhận 1/5 phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm độc quyền được ký kết với Manulife trong năm 2020, trị giá lên đến 1.600 tỷ
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    SSI Research: Lợi nhuận Vietcombank, BIDV có thể tăng 75-85% trong quý I

    Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research có báo cáo cập nhật ngành ngân hàng. Đơn vị này kỳ vọng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác trong quý I, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện. Hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng trích lập dự phòng bao nợ xấu trong quý IV/2020. Tại ngày 31/12/2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trung bình cao nhất 3 năm qua.

    Với các ngân hàng thuộc diện nghiên cứu, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế quý I sẽ tăng 55 -65% so với cùng kỳ 2020. Riêng nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) có khả năng sẽ đạt tăng trưởng 75-85% khi đã tăng trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Các NHTM cổ phần dự kiến tăng lợi nhuận trước thuế 45-55% trong quý đầu năm.

    Theo SSI Research, NIM ước tính ổn định so với quý IV/2020, tăng 15 điểm cơ bản so với quý I/2020. Thu nhập phí thấp ở hầu hết các ngân hàng, ngoại trừ Techcombank, BIDV và VIB. Áp lực trích lập dự phòng thấp so với quý I/2020, ví dụ ở Vietcombank, MB và VietinBank.

    [​IMG]
    Quý I được dự báo là đỉnh tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng so với cùng kỳ 2020. Ảnh: Bảo Linh.

    SSI Research tin rằng quý I sẽ là đỉnh cao của tăng trưởng so với cùng kỳ trong năm 2021, vì các ngân hàng đã ghi nhận nhiều thu nhập bất thường (kinh doanh ngoại hối, kinh doanh trái phiếu….) trong 9 tháng cuối năm 2020.

    Năm 2021, lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng ước tính sẽ tăng 24%, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng 15% và chi phí tín dụng giảm 22 điểm cơ bản.

    Vừa qua, chia sẻ tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết lãi trước thuế quý I ước đạt 7.000-8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife), cao hơn 135-170% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian còn lại của quý, ngân hàng sẽ tiếp tục thống kê số liệu và công bố chính thức ra thị trường. Ngân hàng áp dụng Basel II đầy đủ từ đầu năm.

    Năm 2021, ngân hàng đặt mục tiêu tín dụng tăng 6-12% và huy động tăng 8-12%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. VietinBank lên kế hoạch lợi nhuận tăng 16-18%.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    FPT phiên sáng 22/3 canh 79, DGC canh 70 ngon@};-
    --- Gộp bài viết, 22/03/2021, Bài cũ: 22/03/2021 ---
    PE thị trường Việt Nam chỉ bằng 1/2 Thái Lan
    21/03/2021

    - Tuần cơ cấu ETFs, khối ngoại đã bán ròng tiếp hơn 3.000 tỷ đồng. VN-Index dù vậy vẫn tăng nhẹ hơn 1%. Hiện mức PE của thị trường Việt Nam mới chỉ đạt 18,4 lần trong khi thị trường Thái Lan là 36,5 lần.

    [​IMG]
    xgameno1alisson36 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tăng cao
    Theo IMF, năm 2021 kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 5,5%, riêng Trung Quốc tăng 8,1%, Hoa Kỳ tăng 5,1% dẫn đến nhu cầu dầu khí, cao su… tăng phi mã.

    cao su giảm 6 JPY so với hôm qua đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2021, còn 263 JPY/kg, kỳ hạn tháng 7/2021 ở mức 265,1 JYP/kg
    Trên sàn Thượng Hải, giá cao su hôm nay đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2021 giao dịch ở mức 15.210 CNY/tấn, giảm 55 CNY so với hôm 18/3, kỳ hạn tháng 7/2021 ở 15.255 CNY/tấn.
    Tuy nhiên, tham chiếu cho toàn thị trường Châu Á sẽ khả quan hơn sau khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kế hoạch dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở khu vực Tokyo.
    Xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng trưởng mạnh cả khối lượng lẫn kim ngạch
    Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 3/2021 đạt 65.634 tấn, trị giá 113,83 triệu USD. So với 15 ngày đầu tháng 3/2020 tằng 118% về lượng và tăng 161,9% về trị giá. Cộng dồn từ 1/1 - 15/3 đạt 360.271 tấn trị giá 592,40 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 62,7% về lượng và tăng 106% lần kim ngạch.
    Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 2/2021 tăng 0,9% so với tháng 1/2021 và tăng 10,9% so với tháng 2/2020 lên mức 1.623 USD/tấn.
    Trong tháng 1/2021, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 67,08% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 127,33 nghìn tấn, trị giá 201,01 triệu USD, tăng 102,6% về lượng và tăng 121% về trị giá so với tháng 1/2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,45% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 126,63 nghìn tấn, trị giá 199,91 triệu USD, tăng 51,05% về lượng và tăng 55,13% về trị giá so với tháng 1/2020.
    Tại Việt Nam, cây cao su đang trong thời kỳ thay lá nên giá thu mua mủ cao su chưa có nhiều biến động.
    Ngày 20/3, giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
    Trong tháng 2/2021, giá thu mua mủ nước tại vườn của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng tăng nhẹ 5 đồng/ TSC so với cuối tháng 1/2021, ở mức 340 đồng/TSC; giá thu mua mủ nước tại nhà máy ở mức 255 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 1/2021.
    Ông Lê Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết: “Giá thu mua cao su của VRG sẽ biến động theo thị trường thế giới, nếu thị trường thế giới tăng thì giá thu mua cao su của VRG sẽ được điều chỉnh tăng, khi thị trường thế giới giảm thì VRG giảm theo”.
    Trong nước, mùa cạo mủ cao su năm 2021 còn 1 tháng nữa sẽ bất đầu, với các tín hiệu tích cực từ thị trường thế giới, mang đến cho người trồng cao su niềm hy vọng mùa cao su năm nay thắng lợi sau thời gian bà con khó khăn do giá mủ khá thấp.
    Theo nhiều nông dân trồng cao su tại tỉnh Phú Yên, mùa cao su năm 2020 thương lái thu mua mủ cao su với giá 12.000 đồng/kg đối với mủ nước, nên người trồng cao su đã có lãi. Trong khi từ năm 2019 về trước, giá mủ cao su chỉ dao động từ 8.000-10.000 đồng, người nông dân không có lãi, cộng với ảnh hưởng mưa bão làm cao su gãy đổ dẫn đến mất sức, sản lượng mủ thấp nên bà con phải bỏ ra nhiều chi phí chăm sóc cũng như trồng mới.
    Kinh tế toàn cầu hồi phục đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng mạnh
    Có nhiều dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ tăng mạnh mẽ, do nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau khi dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát bằng vaccine.
    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,5%, riêng hai nền kinh tế lớn nhất Thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt sẽ tăng 8,1% và 5,1% trong năm 2021. Điều này thể hiện rõ qua việc tăng giá phi mã của các mặt hàng nguyên liệu như cao su, dầu khí, đậu nành, lúa mì… trên các sàn giao dịch hàng hóa toàn cầu.
    Trong báo cáo tháng 2/2021, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong tháng 2/2021 có khả năng giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 897.000 tấn, dựa trên các ước tính sơ bộ. Ngược lại, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2 vừa qua đang trở nên sôi động, được ANRPC ước tính là tăng 47,5% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 1,103 triệu tấn.
    [​IMG]
    Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết, sản lượng và doanh số bán ô tô của nước này trong tháng 01/2021 đạt lần lượt đạt 2,388 triệu chiếc và 2,503 triệu chiếc, tăng 34,6% và 29,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng giảm là 15,9% và 11,6% so với tháng 12/2020. Bộ này cũng đã ban hành thông báo về “Hướng dẫn thúc đẩy tiêu thụ ô tô trong lĩnh vực thương mại" và "Kinh nghiệm và thực tiễn của một số địa phương” nhằm tận dụng triệt để các chính sách tiêu thụ ô tô hiện có, phát triển lưu thông ô tô theo chuỗi, thúc đẩy tiêu thụ ô tô tại thị trường Trung Quốc. Cần lưu ý, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hơn 90% cao su từ Việt Nam.
    [​IMG]
    Sri Trang (SET), nhà sản xuất cao su Thái Lan đã dự báo, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020.
    Giám đốc điều hành của SET, ông Veerasith Sinchareonkul nhận định nhu cầu cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ hồi phục mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Cũng theo ông Veerasith, nền kinh tế cùng ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đã thúc đẩy giá cao su tự nhiên tăng lên. Nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch Covid-19 bùng phát đang đẩy giá cao su tăng lên.
    xgameno1hazefx thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Làm sao để Cái Mép - Thị Vải thành cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045?
    Thủ tướng nhấn mạnh "trước hết phải đưa Cái Mép - Thị Vải cạnh tranh ngang hàng với Singapore vào năm 2030 và trở thành đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào 2045"...
    [​IMG]Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng hàng không Long Thành là 2 công trình quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Ảnh: VGP
    TIẾN DŨNG
    - Chủ Nhật, 21/03/2021

    Trong chuyến kiểm tra cụm cảng nước sâu Cái Mép -Thị Vải lớn nhất cả nước ngày 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó bàn về định hướng phát triển cảng biển nói chung và cảng Cái Mép nói riêng thời gian tới.

    THÁO GỠ VƯỚNG MẮC VỀ HẠ TẦNG

    Bà Rịa Vũng Tàu được xác định là cửa ngõ vươn ra biển lớn của khu vực Đông Nam Bộ (là khu vực đầu tàu kinh tế của Việt Nam, đóng góp đến 33% GDP của cả nước) và của Việt Nam, hội nhập trực tiếp với các tuyến biển xa xuyên đại dương.

    Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò là cảng trung chuyển quốc tế.

    Cùng với cảng biển Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thành hai cực quan trọng về phát triển cảng biển của Việt Nam với những lợi thế rất lớn như vừa có điều kiện tự nhiên phát triển cảng, vừa có hậu phương cảng lớn.

    Từ hai cảng biển này đã hình thành hành lang kinh tế quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước (Hà Nội và Tp.HCM) và kết nối quốc tế với Trung Quốc, Campuchia.

    Những năm qua, khối lượng hàng hóa tăng trưởng ổn định. Riêng năm 2020, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đạt khối lượng gần 113 triệu tấn, trong đó có hơn 7,5 triệu TEU container, chiếm 16% tổng hàng hóa cả nước và chiếm 34% tổng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. Cảng cũng tiếp nhận thành công một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay với trọng tải 214.121 DWT, qua đó đã nâng tầm vị thế của cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và của Việt Nam.

    Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng còn có những hạn chế, yếu kém nhất định. Trong đó phải kể đến như tầm nhìn chưa theo kịp xu thế phát triển hàng hải quốc tế, kết nối yếu và thiếu về năng lực (gồm cả về hạ tầng kết nối phần cứng – hạ tầng giao thông, hạ tầng logistisc như cảng cạn, depot và phần mềm- dịch vụ hải quan, kiểm dịch…), thiếu các cơ chế, chính sách đột phá để thúc đẩy kinh tế hàng hải, thúc đẩy trung chuyển và thu hút nguồn lực...

    Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định sẽ tiếp tục tập trung vào các ngành kinh tế trụ cột là công nghiệp, hệ thống cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, vấn đề khai thác và phát huy hệ thống cảng biển, tăng cường kết nối với TpHCM, tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác trong Vùng Đông Nam Bộ được coi là vấn đề then chốt trong giai đoạn tới.

    Lãnh đạo Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, yêu cầu đầu tư hạ tầng kết nối cảng với các trung tâm kinh tế trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là vấn đề cần tiếp tục đặc biệt quan tâm. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất tuyến đường bộ Quốc lộ 51, dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Ảnh: VGP

    Để phát huy được vai trò hệ thống cảng nước sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải, tạo động lực tăng trưởng và nâng cao hiệu quả tăng trưởng chung của toàn vùng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.

    Tại buổi làm việc, một số đề xuất khác cũng được đưa ra như nạo vét luồng sông, tăng độ sâu để đón tàu lớn hơn, tiếp tục triển khai đồng bộ hạ tầng kết nối giao thông đến cụm cảng nước sâu, kết nối đường bộ với hệ thống đường cao tốc, cầu Phước An. Bên cạnh đó, một số ý kiến mong muốn sớm có đường sắt kết nối khu Cảng vào đường sắt quốc gia...

    Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng hàng không Long Thành là 2 công trình quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bộ xác định tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, trong đó có cụm cảng này. Hiện luồng vào cảng có độ sâu -14,5m, có thể đón tàu 100.000 tấn, để cạnh tranh khu vực, Bộ ủng hộ việc nạo vét để đạt độ sâu tối thiểu -15,5m.

    SỚM TRIỂN KHAI CAO TỐC, ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI CÁI MÉP - THỊ VẢI

    Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vùng Đông Nam Bộ phát triển là nhờ có cảng. Thời gian qua, tăng trưởng của các cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu rất đáng mừng, khoảng 20%/năm.

    Cho rằng cần có điều kiện đủ để phát triển cảng là hạ tầng kết nối giao thông, thủ tục hải quan, đội tàu đủ mạnh và phương thức giải tỏa hàng hóa, Thủ tướng nhất trí với Bộ Giao thông vận tải ưu tiên nạo vét đoạn luồng từ phao số 0 đến khu bến container Cái Mép đạt độ sâu đến -15,5m cho tàu lớn ra vào thuận tiện. Tổ chức các tuyến đường thủy nội địa kết nối, đặc biệt với đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch hệ thống bến bãi gom hàng, cảng cạn, thực hiện dịch vụ logistic.

    Thủ tướng ủng hộ đề xuất sớm triển khai đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hoàn thành xây dựng cảng Phước An đã được ghi vốn, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đến cảng này.

    "Nếu chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi là cảng nước sâu nhưng mà giao thông không được giải quyết thì không cách nào phát triển xứng tầm khu vực, quốc tế", Thủ tướng nhấn mạnh. "Các bộ ngành, địa phương cần nghiên cứu dự án đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc - Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng miền đến Cái Mép - Thị Vải".

    Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu đầu tư hạ tầng logistics, ưu tiên trung tâm logistics Cái Mép Hạ để thúc đẩy dịch vụ cảng tại Cái Mép. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa kết nối sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép - Thị Vải nhằm kết hợp vận tải giữa hàng không và đường thủy.



    Để thông quan nhanh chóng và thuận lợi đối với khu vực này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm hình thành trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để kịp thời thông quan hàng hóa.

    Quy hoạch thị xã Phú Mỹ, hay thành phố Vũng Tàu cần lưu ý đưa yếu tố những nơi này sẽ trở thành nơi đặt trụ sở của hệ thống các đại lý vận tải biển, các nhà khai thác, trung chuyển cấp, các đại lý bảo hiểm, dịch vụ tài chính ngân hàng tạo nền tảng kết nối giữa cảng biển và các chủ tàu, các nhà cung cấp dịch vụ.

    ĐƯA CÁI MÉP - THỊ VẢI THÀNH CẢNG BIỂN ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI VÀO NĂM 2045

    Cho rằng phát triển công nghiệp để tạo nguồn hàng tại chỗ rất quan trọng, Thủ tướng nhất trí việc nghiên cứu thành lập khu mậu dịch tự do tại Cái Mép để các tập đoàn chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu về đây nhằm tận dụng lợi thế cảng nước sâu.

    "Chúng ta xác định đây là một cảng nước sâu có tiềm lực lớn của một trong những cảng hàng đầu thế giới, chúng ta phải có tư duy mới trong phát triển", Thủ tướng nói.

    Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung cao độ và mọi biện pháp phát triển nhanh hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, khả năng cạnh tranh cao hơn nữa để phát triển hệ thống cảng biển và logistic tại Bà Rịa - Vũng Tà.

    "Trước hết là Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045. Năm 2045, chúng ta xác định tầm nhìn một Việt Nam hùng cường thì tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với hệ thống cảng biển và logistic ở đay đóng vai trò, vị trí rất quan trọng", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, một trong số 19 cảng trên thế giới có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay - Ảnh: VGP

    Với mục tiêu đó, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần được khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý khai thác cảng biển, đánh thức những tiềm năng sẵn có của nước ta với hơn 3000 km đường bờ biển.

    Tại buổi làm việc, vấn đề đầu tư hạ tầng tại huyện Côn Đảo cũng được thảo luận. Theo Quy hoạch đến năm 2030, huyện Côn Đảo đón 300.000 lượt khách. Tuy nhiên, năm 2019 huyện đã đón gần 397.000 lượt khách, vượt dự báo đến năm 2030 của quy hoạch đã được phê duyệt. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, cần thiết phải đầu tư hạ tầng trên địa bàn huyện Côn Đảo, nhất là cấp điện.

    Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã tính toán phương án đưa điện lưới quốc gia ra đảo bằng đường dây 110KV, đi ngầm dưới biển. Tổng vốn đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng. Ghi nhận ý kiến, Thủ tướng giao Bộ Công Thương đề xuất phương án cụ thể về cấp điện cho Côn Đảo.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ba năm qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng rất nhanh, đạt bình quân gần 18%/năm. Năm 2020 cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 7,55 triệu Teu, vượt dự báo hàng hóa cho thời điểm năm 2020. Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.

    Trong sáng 20/3, Thủ tướng đã đến kiểm tra bến cảng Gemalink, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, mới được đưa vào khai thác vào tháng 1/2021. Cảng Gemalink có công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm, góp phần nâng tổng công suất khai thác tại Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus/năm. Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teu năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.

    [​IMG]
    Cảng Gemalink nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: VGP

    Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, một trong số 19 cảng trên thế giới có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay. Cảng không những lớn về tổng mức đầu tư 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD) mà còn là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu Teus.



    Gemalink được trang bị bởi những siêu cẩu bờ (STS) được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay và sẽ khai thác hết công suất từ năm 2022.

    Trong chương trình làm việc sáng nay, Thủ tướng cũng đến kiểm tra bến cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép.

    [​IMG]
    Hiện trạng và quy hoạch hệ thống bến cảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: VGP

    Cũng trong sáng nay, Thủ tướng đã nghe báo cáo về tình hình quy hoạch hệ thống cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống giao thông kết nối, hiện trạng và định hướng quy hoạch khu bến Cái Mép – Thị Vải.

    Có thể thấy, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép - Thị Vải đã hiển nhiên. Ngoài ra, quá trình đưa hàng hóa xuống Cái Mép - Thị Vải còn gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vấn đề này đã được nhận diện và nhiều giải pháp đã được triển khai.

    Sau chuyến kiểm tra, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải nhằm đánh thức tiềm năng phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải, logistics, tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải kết nối khu vực.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Việt Nam xuất khẩu hơn 62 tỷ USD, tăng hơn 20%
    21/03/2021, 17:57
    TCDN - Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2021 đạt 122,21 tỷ USD, trong đó giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
    Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2021 (từ ngày 1/3 đến ngày 15/3/2021) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% (tương ứng tăng 4,76 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021.

    Lũy kế đến hết ngày 15/3/2021 tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 122,21 tỷ USD, tăng 24,2%, tương ứng tăng 23,80 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 25,8% (tương ứng tăng 12,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

    [​IMG]
    Giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến 15/3 đạt 62 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2020.
    Phân loại theo khối doanh nghiệp, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 86,91 tỷ USD, tăng 30,1% (tương ứng tăng tới 20,12 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 35,3 tỷ USD, tăng 11,6% (tương ứng tăng 3,68 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 3,22 tỷ USD, tương ứng tăng 81,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 34,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,47 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%... so với cùng kỳ năm 2020.

    Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,49 tỷ USD, tương ứng tăng 55,7%... so với cùng kỳ năm 2020.
  9. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871
    cao su tăng GVR, HNG sẽ rất ổn trong thời gian tới
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Mua thôi ace 1200 thẳng tiến chỉnh đã xong@};-
    VNE hàng thơm 2x thẳng tiến @};-
    --- Gộp bài viết, 22/03/2021, Bài cũ: 22/03/2021 ---
    Phiên nay đóng 1198 là đẹp@};-
    Last edited: 22/03/2021

Chia sẻ trang này