Tuần từ 03-06/04: Thận trọng với bẫy tăng giá.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 02/04/2012.

5026 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 21:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17706 lượt đọc và 209 bài trả lời
  1. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Bà con mới gia nhập TT thì đa số dính đỉnh 6/3 và ko có khái niệm cắt, vì họ ko lướt, họ đánh theo vĩ mô
    Ngắn hạn thì bbs kẹp nhiều nên ko cung ra vì họ vào ra ko dễ tí nào, nhìn t4 về hai hôm rồi sẽ thấy.
    Vậy thì rũ hơi khó, thậm chí chỉ đang rũ cung nhỏ lẻ mua trong nhịp điều chỉnh vừa rồi, chu kì nén sắp xong, muốn xả phải qua 460, tớ nhìn khách quan thôi [:D]
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    PVX mang danh là cổ phiếu ngành dầu khí nhưng bản chất là cổ phiếu BĐS... giá chỉ đáng dưới 10 nên cứ tăng trong phiên là bị bán mạnh ra. PVX là 1 dạng đầu tư ngoài ngành của PVN.

    1 vài chỉ số cơ bản của PVX:

    EPS = 1120 đ
    P/E = 9.46

    Vốn điều lệ 3 875 tỷ

    Vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn đầu tư ban đầu, giá trị sổ sách dưới mệnh giá và chỉ còn khoảng 8000 đ / 1 cổ phiếu

    Nợ cuối năm 2011 gần 11 200 tỷ

    Các công ty con của PVX kinh doanh bất động sản là chính nên cũng lâm vào cảnh khó khăn như các công ty BĐS khác
  3. BloodWar

    BloodWar Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    127
    Con chim lợn này mắt chỉ thấy điều xấu thôi, đếch thấy cái tốt gì của thị trường sất
  4. TungTienHn

    TungTienHn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    5.107
    Tiện thể hòa đại ca đánh giá hộ nốt con BVS,... ngạc nhiên[:p][:p]
  5. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Ngành thủy sản lo vỡ nợ
    Sự “ra đi” của một số đại gia trong ngành thủy sản ở TP Cần Thơ, Sóc Trăng… cảnh báo về tình trạng mất cân đối tài chính dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp thủy sản và cả người nuôi cá.

    Các doanh nghiệp (DN) mua cá theo hình thức trả chậm, nói cách khác là họ đang chiếm dụng vốn của người nuôi. Trong khi đó, hầu hết người nuôi cá lại phải còng lưng gánh lãi suất từ chi phí mua thức ăn chăn nuôi và cả vốn vay ngân hàng (NH). Nếu NH không cho họ tiếp tục vay vốn vì sợ rủi ro thì khó tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ hàng loạt.

    “Thù” trong “giặc” ngoài

    Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), việc ra đời quá nhanh và nhiều các nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL không chỉ gây lãng phí cho các DN mà còn làm mất cân đối cung - cầu về nguyên liệu. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cũng như thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề khiến các DN lao đao. Hiện có đến 80% DN cá tra giảm công suất chế biến, trong đó nhiều DN phải đóng cửa.
    Cũng theo VASEP, Mỹ vẫn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu cá tra phi lê cao và giá xuất cũng khá tốt. Tuy nhiên, một số DN còn chịu mức thuế chống phá giá ở mức từ 53%-63%. Sắp tới, các DN chế biến cá tra xuất khẩu Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn hơn khi phải cạnh trạnh khốc liệt với các nước có ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá da trơn như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh… vốn đã bắt đầu tiến ra thị trường thế giới.

    Trong khi đó, tình hình sản xuất trong nước cũng gặp nhiều bất lợi như giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, từ 16%-30% so với năm trước, cùng nhiều chi phí sản xuất mới phát sinh như các khoản phí về cấp giấy phép, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế… Các loại hàng hóa cung ứng đầu vào như giá điện, xăng dầu cũng tăng cao kéo theo giá thành sản phẩm tăng và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này. Mặt khác, do chính sách thắt chặt tín dụng, giá ngoại tệ tăng, lãi suất NH còn cao làm cho DN và cả người nuôi cá thêm điêu đứng.

    Một số lãnh đạo ngành NH cho rằng trong tình hình chung hiện nay, DN không đủ tiềm lực tài chính mà cứ trông chờ nguồn vốn vay sẽ rất dễ “ngã” khi gặp rủi ro. Ngoài ra, do năng lực điều hành của DN còn nhiều hạn chế nên dễ phát sinh chi phí lớn.

    Khó tránh vỡ nợ

    Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 17 DN với 21 nhà máy chế biến thủy sản. Công suất trung bình khoảng 12.500 tấn/ngày nhưng khả năng tự cung cấp nguyên liệu của các DN vẫn còn hạn chế. Một số DN đã đăng ký xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu nhưng vẫn chưa thực hiện được. Số ao nuôi cá do DN chỉ chiếm khoảng 34% về diện tích và khoảng 61% về sản lượng. Tuy nhiên, các DN rất khó tìm nguồn cá nguyên liệu trong dân vì đa phần họ sợ DN mua cá trả chậm hoặc quỵt nợ như đã từng xảy ra trong thời gian qua.
    Về vấn đề này, ông Lê Văn Sền, ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang, cho biết 2 năm trước, gia đình ông chịu cảnh trắng tay sau khi bị một DN trong tỉnh “bẻ kèo”, không mua cá như đã hợp đồng. Ông Sền lặn lội mời đối tác mới là đại diện Công ty Bảo Vinh (Kiên Giang) ký hợp đồng mua của ông 120 tấn cá với số tiền hơn 1,4 tỉ đồng. Đại diện công ty chỉ thanh toán cho ông lần đầu 200 triệu đồng và hứa 25 ngày sau sẽ giải quyết đủ số tiền còn lại.
    Thế nhưng, ông Sền cứ trông hoài mà người của công ty không quay lại. Biết mình bị lừa, ông Sền ngậm ngùi bán hơn 20 công đất ruộng để thanh toán các khoản nợ đến hẹn từ tiền mua con giống, thức ăn chăn nuôi đến vốn vay NH nhưng vẫn không đủ. “Tôi đã bán gần hết đất để trả nợ mà vẫn chưa trả xong. Còn phần lãi 190 triệu đồng, đến nay gia đình tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả dứt cho NH” - ông Sền than.

    Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang, cho biết năm 2012, nguồn cung nguyên liệu tiếp tục thiếu hụt do diện tích nuôi cá trong dân giảm dần, trong khi các DN không đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng vùng nuôi nhưng khó có thể vay vốn thêm nữa. Đặc biệt, sau khi có thông tin các DN ở những tỉnh lân cận vỡ nợ, nông dân ở đây có tâm lý lo lắng và muốn được thanh toán tiền mặt ngay mới chịu bán cá. Điều này đã khiến các nhà máy thiếu cá để chế biến hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.

    Ông Lê Tấn Phước, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh An Giang, cho rằng các DN đang hoạt động cầm chừng để nuôi công nhân thì chắc chắn phải chịu lỗ. DN trong tỉnh cũng phải nên nói thật là đang gặp khó những gì để tìm cách tháo gỡ. Ông Phước đưa ra ví dụ: Nếu một DN nhỏ vay khoảng 200 tỉ đồng với lãi suất 17%/năm thì mỗi tháng DN đó phải đóng lãi gần 3 tỉ đồng. “DN nào dùng số vốn lưu động trong kinh doanh để đầu tư vào các ngành nghề khác thì càng dễ “kẹt” giống như những gì mà Bianfishco đã làm” - ông Phước nói.

    Các doanh nghiệp than phiền rằng muốn xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP thì cần số vốn khá lớn (hơn 6 tỉ đồng/ha ao nuôi cá). Ngoài ra, họ đang chịu áp lực lớn vì người nuôi cá muốn được thanh toán tiền nhanh trong khi nguồn vốn thu về từ nhà nhập khẩu lại rất chậm.
    Theo Thốt Nốt
    NLĐ
  6. dotrunhan

    dotrunhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2011
    Đã được thích:
    87
    Theo Doc Hanh các bạn có thể mua vào trong những phiên giảm mạnh những cổ phiếu có thông tin lợi nhuân quý 1 tốt ( đa phần đang tích lũy và không giảm mạnh theo thị trường) vì khả năng sau điều chỉnh sẽ còn tăng tiếp và cho lợi nhuận khả năng tính lần trong năm nay ( đừng lo trong thời gian qua đã tăng vì đây chỉ là vùng tăng phản ứng lại khi giá giảm quá đà trong năm 2011) nhưng không nên thấy thị trường tăng là mua không chọn lựa, nhất là những cổ phiếu có tính đầu cơ đẩy giá trong khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và thậm chí lỗ vì thị trường sẽ đào thải những thành phần này ( hãy để họ tự xử với nhau CCL là một điển hình từ 8 tăng lên 16 và lại về 8 và nhà đầu tư đang bị lừa tại vùng giá <8 vì cho là đã điều chỉnh về giá đáy sau khi đã tăng 100% mà các bạn không nghĩ là họ đang muốn bán với giá thấp hơn 8 ) .
    Trong tháng 4 khả năng thị trường tăng giảm đan xen vì rất nhiều những cổ phiếu có khả năng giảm mạnh do đợt vừa qua tăng mạnh nhưng không do sức khỏe của công ty mà do đầu cơ đẩy giá, giá có thể về lại vùng giá đầu năm nay và thậm chí còn thấp hơn nữa và sự thua thiệt đang hiện ra từng ngày với những nhà đầu tư đến sau.
    Một lần nữa Doc Hanh khuyên các bạn nên chọn những công ty làm ăn có lãi trong năm 2011 và lợi nhuận rơi mạnh vào các quý 3 và 4 của năm 2011( cẩn thận những công ty có lợi nhuận tăng mạnh trong những quý 1+2 và giảm dần vào các quý 3+4 vì đây có thể là những công ty không lỗ trong 2011 nhưng sẽ lỗ trong 2012 vì những cơ cấu nền kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng dần vào một số doanh nghiệp. )
    Thị trường không tăng nhưng một số cổ phiếu làm ăn tốt vẫn tăng đây mới là sự “CHUYỂN MÌNH CỦA TTCK VIỆT NAM KHI CÓ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÍCH THỰC XUẤT HIỆN” và khả năng sẽ xẩy ra hiện tượng “ TĂNG THÌ CÙNG TĂNG NHƯNG GIẢM THÌ KHÔNG CÙNG GIẢM “ trong năm 2012 này
    Chúc các bạn thành công
    Thân chào
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
  8. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    PVX hả ? tuần này dưới 10
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Còn thằng PVS nợ 16 000 tỷ mới ghê
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Thằng VCG thì nợ đến gần 26 000 tỷ... nợ gì mà kinh thế

Chia sẻ trang này