Tuần từ 9-13/4/2012: Khi giấc mơ tàn..................

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lpc2010, 08/04/2012.

5302 người đang online, trong đó có 545 thành viên. 20:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 860 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Chỉ số tồn kho các mặt hàng tăng mạnh trong ba tháng đầu năm. Nguyên nhân chính vẫn là do sức mua của người tiêu dùng giảm sút, cộng với tình trạng thiếu vốn, lãi vay cao, vốn đọng, vòng quay dòng tiền chậm lại.


    Tồn kho khắp nơi Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1-3-2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng khá cao là: chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 55%; sản xuất xe có động cơ tăng 38,7%.


    Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh trong quí 1-2012 như sản xuất đồ uống không cồn giảm 20,1%; sản xuất sắt, thép giảm 24,9%; sản xuất giấy và bao bì giảm 26,1%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 30,1%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 35,7%...


    Lý giải về việc ngành sản xuất giấy, bao bì hiện đang có mức tồn kho cao, ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty Giấy Sài Gòn, cho biết từ đầu năm đến nay, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của mặt hàng giấy bao bì công nghiệp.


    Khủng hoảng kinh tế đã làm cho các ngành công nghiệp bị khó khăn, trong đó, ngành công nghiệp sản xuất giấy bao bì toàn cầu chịu áp lực rất lớn vì chi phí sản xuất gia tăng mà đầu ra giảm cả về giá lẫn lượng tiêu thụ. Điều này cũng ảnh hưởng đến ngành giấy bao bì công nghiệp trong nước.


    Đối với ngành thép, theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, mức tiêu thụ của ngành thép trong quí 1 năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Lượng thép tồn kho thành phẩm đến ngày 31-3-2012 của toàn ngành ước tính vào khoảng 250.000 tấn.


    Ngành mía đường cũng đang đối mặt với khó khăn khi lượng đường tồn kho vẫn ở mức cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15-3 là 366.000 tấn, và đã có ba nhà máy dừng sản xuất.


    Xoay xở bằng nhiều cách
    Giải quyết bài toán hàng tồn kho trong tình hình khó khăn hiện nay là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp thiếu vốn, hàng tồn kho còn là vấn đề nan giải hơn khi nguồn vốn bị ứ đọng, doanh nghiệp không thể quay vòng vốn kinh doanh.

    Không có nhiều hy vọng vào việc giảm lãi suất, ngoài việc thúc đẩy bán hàng bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau, nhiều doanh nghiệp đang tập trung tìm nguồn vốn bên ngoài có lãi suất thấp hơn để bổ sung và cân đối lại nguồn vốn sản xuất.


    Đây cũng là cách mà Công ty Giấy Sài Gòn đã thực hiện thành công trong việc giảm áp lực hàng tồn kho của công ty. Ông Vị cho biết, từ đầu năm đến nay, Giấy Sài Gòn đã huy động được hơn 10 triệu đô la Mỹ với mức lãi vay 1,7%/năm từ những đối tác Nhật Bản.

    “Với nguồn vốn này, công ty tự tin hơn trong việc thực thi những chính sách bán hàng mới với nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng, nhằm duy trì thị phần và chấp nhận mức lợi nhuận vừa phải”, ông Vị nói. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng hơn đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các biện pháp khuyến mãi, giảm giá, kích thích sức mua.


    Để sớm giải phóng hàng tồn kho, cũng còn áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ cho các đại lý cấp 1 như bán hàng ưu đãi hơn, cho hưởng mức chiết khấu khi thanh toán, cho tỷ lệ khuyến mãi tối đa… Từ đây, những đại lý phân phối cấp 1 sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn các đại lý cấp 2, cấp 3... cho đến khi hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng.


    Ở ngành thép, ông Nghi cho biết lượng thép tồn kho hiện ở mức cao nhưng chưa phải là mức cao nhất của ngành thép. Năm 2011, đã có thời điểm lượng thép tồn kho lên đến 300.000 tấn. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn đang tìm những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn.

    “Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp thép hiện nay là mức cung vẫn cao hơn cầu ở thị trường nội địa. Vì vậy, để giảm lượng hàng tồn kho, các doanh nghiệp thép đang chuyển hướng xuất khẩu ra bên ngoài”, ông Nghi cho biết.


    Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát ở TPHCM cũng cho biết lượng hàng tồn kho của công ty ông tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông cho biết công ty đang tập trung vào việc chăm sóc khách hàng tốt hơn và có những chế độ bán hàng khác nhau.

    Một bộ phận theo dõi hàng tồn kho đã được thành lập và cập nhật thông tin hàng ngày cho ban giám đốc. Dựa trên các báo cáo chi tiết này, công ty sẽ nhanh chóng điều chỉnh khối lượng hàng bán và đưa ra tỷ lệ hoa hồng cũng như chính sách giá tốt hơn cho các đại lý.

    Đơn cử, những nhà phân phối tốt trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được tăng mức chiết khấu từ 3% lên 5%. Các đại lý bán lẻ có doanh số tốt sẽ được nhận thêm nhiều ưu đãi của công ty trong việc ưu tiên phân phối sản phẩm mới đang “hút hàng” và với số lượng nhiều hơn so với các đại lý khác…
    Theo Sơn Nghĩa
    TBKTSG
  2. dopy

    dopy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    0
    MMs bao giờ cũng đi trước nhỏ lẻ. Vậy mà giờ này vẫn nhiều bác cố tin MMs đang đè để gom, họ đã đi trước mà còn phải đè giờ này à.

    Vùng giá hiện tại trên cả 2 sàn đã trở thành siêu cản do volume khủng khiếp ở vùng giá này. Muốn thị trường vượt qua được vùng giá này tại thời điểm hiện nay thì phải có dòng tiền cực mạnh và tâm lý hưng phấn, mà cả 2 yếu tố này đều thiếu.
  3. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    một nhận xét khách quan và chính xác [r2)][r2)][r2)]
  4. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    [r24)][r24)][r24)]
  5. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Nếu áp trở lại quy định về tỷ lệ LDR 80% và 85%, những trường hợp đã cho vay quá tay buộc phải mở rộng mẫu số so sánh (tổng tiền gửi) hoặc phải rút bớt dư nợ về.
    Bản dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã được công bố.


    Như những thông tin được VnEconomy đề cập vừa qua, một nội dung quan trọng dự kiến thay đổi là chuyển nhóm tài sản có hệ số rủi ro từ 250% xuống nhóm 150%. Đây là những tài sản thuộc hoạt động cho vay, đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Nếu như vậy sẽ giảm tải áp lực hệ số an toàn vốn (CAR), tạo điều kiện nhất định để các ngân hàng có thể mở rộng cho vay trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chật vật từ đầu năm.


    Theo ban soạn thảo dự thảo, lý do để điều chỉnh hệ số trên là do tình hình thị trường chứng khoán, bất động sản hiện nay có nhiều khó khăn, các tổ chức tín dụng đã ý thức được mức độ rủi ro đối với các hoạt động này, đồng thời đây là những hoạt động thuộc danh mục Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích và yêu cầu phải giảm tỷ lệ xuống dưới 20% trong năm 2011, cũng như áp giới hạn tỷ trọng tối đa 16% trong năm 2012.


    Điểm sửa đổi quan trọng thứ hai là tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR). Bản thân việc tái áp tỷ lệ này đã là một tác động lớn đối với việc sử dụng vốn của các ngân hàng; thêm nữa, dự thảo còn đưa ra một số thay đổi về việc xác định các cấu phần để tính LDR.


    Trước đó, với Thông tư 13, việc áp tỷ lệ LDR đã được xác định là 80% và 85% (đối với ngân hàng thương mại và công ty tài chính). Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi bằng Thông tư 19 với những thay đổi đáng kể. Và cuối cùng là sự gỡ bỏ.


    Hiện dự thảo trên đang được đưa ra lấy ý kiến các thành viên trong hệ thống, và nếu ban hành thì một lần nữa quy định về LDR được “tái sinh” và có tác động lớn tới nguồn vốn các nhà băng, thậm chí có thể tạo sức ép với yêu cầu phải rút vốn để đảm bảo các giới hạn quy định.


    Theo nội dung dự thảo, quy định và yêu cầu về tỷ lệ LDR sẽ được tái lập và giữ nguyên như trong Thông tư 13; tức tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ được 80% và 85% thay vì “thả nổi” như hiện nay. Cũng có một hướng khác là sẽ nâng lên là 95% và 100% (nới lỏng hơn). Và một điểm quan trọng khác dự tính là dư nợ cho vay và tiền gửi sẽ chỉ được tính trên thị trường 1.


    Với những dự kiến sửa đổi và bổ sung trên, một khả năng đang đặt ra là nếu chính thức ban hành thì nhiều ngân hàng sẽ đứng trước áp lực phải rút vốn.


    Thứ nhất, với việc áp trở lại quy định về tỷ lệ LDR 80% và 85%, những trường hợp đã cho vay quá tay buộc phải mở rộng mẫu số so sánh (tổng tiền gửi) hoặc phải rút bớt dư nợ về; đáng chú ý là theo dự thảo, dư nợ sẽ bao gồm cả các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác đầu tư. Đây là một áp lực đáng kể khi dữ liệu của một cơ quan chuyên trách công bố mới đây cho hay tỷ lệ LDR của hệ thống thời gian gần đây đã vượt trên 100%.


    Thứ hai, nếu chỉ tính dư nợ cho vay và tiền gửi trên thị trường 1 (từ dân cư và tổ chức), áp lực đảm bảo LDR càng lớn. Bởi lâu nay tiền gửi huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) là một cấu phần đáng kể của nhiều ngân hàng thương mại. Nếu phần này bị “gạt” đi, mẫu số so sánh bị nhỏ đi, tỷ lệ cho vay buộc phải co lại “tương ứng”, hay có thể phải rút vốn và giảm cho vay ra để đảm bảo quy định.


    Ở điểm thứ hai này, VnEconomy cũng đã trao đổi với một lãnh đạo chuyên trách, trực tiếp tham gia xây dựng dự thảo. Thông tin nhận được là một hướng mở: trước hết, vốn huy động trên thị trường 2 được xác định là tiền gửi; dự thảo thông tư đưa ra các quy định dự kiến, các phương án để trước mắt lấy ý kiến của các thành viên, tôn trọng thực tế hoạt động của các ngân hàng, cũng như tiếp thu các tiêu chuẩn hợp lý trên thế giới, sau đó sẽ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định.


    Liên quan đến nguồn vốn huy động trên liên ngân hàng, ở một vấn đề khác, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn cũng từng khẳng định rằng đó là tiền gửi và chưa bao giờ là cho vay. Khẳng định này được ông nhấn mạnh khi phản ứng về việc các ngân hàng lớn đưa ra yêu cầu phải có tài sản thế chấp khi giao dịch trên thị trường này, phát sinh từ hồi tháng 10 năm ngoái…


    Như thông tin từ thành viên tham gia xây dựng dự thảo, những quy định trên mới chỉ là dự kiến và sẽ tiếp tục hoàn thiện, nhưng giả sử được chốt lại và ban hành, những ngân hàng có tỷ lệ LDR vượt mức (nhất là nếu không tính vốn huy động liên ngân hàng vào tổng tiền gửi) sẽ buộc phải rút vốn về, cùng với đó là khả năng phải tăng cường huy động để nâng cao hơn tổng tiền gửi và điều này khiến lãi suất sẽ căng thẳng thêm, giảm lãi suất cho vay lại thêm một trở ngại.


    Tất nhiên, trong trường hợp những quy định dự kiến trên được ban hành, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ đặt ra một lộ trình hợp lý, tạo điều kiện để các ngân hàng cân đối lại nguồn vốn, tránh “cuộc đua nước rút” như từng có trong năm 2011 về thực hiện giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất.


    Hiệu lực của thông tư đang dự thảo đưa ra thời điểm dự kiến có hiệu lực là từ ngày 1/6/2012; và trong vòng 45 ngày kể từ khi ký ban hành, trường hợp không đảm bảo được các tỷ lệ yêu cầu sẽ không được tiếp tục cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần… và phải có phương án xử lý để đảm bảo yêu cầu.


    Đặt trong trường hợp những ngân hàng phải rút vốn về đảm bảo tỷ lệ LDR nói trên, áp lực có lẽ cũng không hẳn quá lớn, khi chính sách tín dụng nhìn chung trong vài năm trở lại đây chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có thể sớm hồi vốn; tỷ lệ LDR quy định như trên cũng không quá thấp, thậm chí có thể được nâng lên 95% và 100%.


    Mặt khác, theo xác định trong dự thảo thông tư, tiền gửi của cá nhân và tổ chức là được chấp nhận toàn bộ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, nới hơn so với trước đây là lượng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức chỉ được tính vào là 25%.


    Ngoài ra, như đề cập ở trên, việc chuyển các tài sản có hệ số rủi ro 250% xuống nhóm 150% cũng là một sự nới lỏng nhất định có lợi cho việc sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng.


    Theo Minh Đức
    Vneconomy​
  6. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Nhà, đất, xe hơi... đều được phát mãi. Tình trạng này dự báo sẽ còn gia tăng khi kinh tế tiếp tục khó khăn.
    Ngân hàng đi bán địa ốc

    Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng (NH) TMCP ở Q.Tân Bình, TP.HCM gửi mail cho chúng tôi: “Em đang xử lý căn nhà… Bùi Viện, Q.1. Diện tích 35m2, nở hậu, 1 lầu, nhà đang bỏ trống. Giá 2,5 tỉ đồng, còn thương lượng”. Kèm theo thư là hình ảnh căn nhà mà NH đang rao phát mãi. Vị giám đốc này cho biết cách đây 2 năm, chủ của căn nhà trên mua với giá 3,2 tỉ đồng, vay NH hơn 2 tỉ đồng. 1 năm trở lại đây, khách hàng không trả được nợ nên đã ký giấy ủy quyền cho NH phát mãi căn nhà.

    Theo vị giám đốc NH, dạo này NH phải xử lý nhiều vụ phát mãi tài sản của khách hàng nhưng cũng phải mềm mỏng xử lý để tránh trường hợp xấu. NH đang xử lý một trường hợp mà khách hàng vay tự tử. Khách hàng này vay NH hơn 200 triệu đồng để mua ô tô nhưng vay thêm của tín dụng đen 4 tỉ đồng. Khi rơi vào tình trạng không thể trả nổi, bị đe dọa nên ông này đã tự tử. “Người chết thì xong, còn người sống thì phải xử lý các khoản nợ”, vị này cho hay.

    Anh T. môi giới bất động sản tại Hà Nội cũng cho biết, hiện trong tay anh đang có danh sách một loạt các NH bán phát mãi tài sản, trong đó chiếm tới 80-90% là nhà ở, đất liền kề, căn hộ chung cư, biệt thự… Đơn cử: nhà 4 tầng, khu Biên Giang, Q.Hà Đông, Hà Nội diện tích 70,7m2, mặt tiền rộng 5m, giá thị trường 2,6 tỉ đồng, giá NH phát mãi 2,25 tỉ đồng. Đất đấu giá Đồng Dung, Đồng Mai, Hà Đông 78m2 giá thị trường 32 triệu đồng/m2, giá phát mãi 25,5 triệu/m2. Đất xã Kim Lan, Gia Lâm diện tích 313m2, giá bán 8 triệu/m2… “Tất cả đều được bán phát mãi, nếu anh muốn mua thì làm việc trực tiếp với NH VIB, bọn em chỉ ăn tiền hoa hồng môi giới”, anh T. nói.

    K.Y - môi giới một sàn bất động sản tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội - cho biết trong những ngày vừa qua, có hàng loạt khách hàng đến đăng ký bán nhà, đất có sổ đỏ “găm” tại NH… để trả các khoản vay sắp đáo hạn. Trường hợp mới nhất mà cô nhận được là mảnh đất ở ngõ 157 Chùa Láng, rộng hơn 200m2, mặt tiền 11m, hiện khách đang đặt sổ đỏ tại Techcombank, giá bán khoảng 60 - 65 triệu đồng/m2. “Họ cần bán gấp vì NH đang ra sức ép do trong tháng này đã phải đáo hạn các khoản vay”, K.Y nói.

    Không chỉ bất động sản, rất nhiều khách hàng cá nhân đứng trước nguy cơ chia tay những tài sản giá trị khác khi các khoản vay đã quá hạn mà không có tiền để trả. NH Quân đội (MB) cũng vừa chính thức phát mãi xe Lexus LS460L đời 2007 của anh H. tại TP.HCM với giá 2,5 tỉ đồng.

    Rẻ cũng khó bán

    Theo một chuyên viên xử lý nợ của Agribank, mặc dù NH và khách hàng tích cực làm việc và thỏa thuận với nhau để bán tài sản nhưng không phải dễ. Thậm chí, nhiều khách hàng chấp nhận bán rẻ nhưng cũng không bán nổi. “Không chỉ khách hàng mà đến NH cũng đau đầu, khốn khổ khi phải đi phát mãi bất động sản vào thời điểm này”, cán bộ trên nói. Trong mấy ngày qua, chuyên viên này cũng phải chạy đôn chạy đáo làm việc với khách hàng để xử lý một căn nhà trên phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để chuẩn bị cho khách hàng thanh toán các món nợ sắp đáo hạn.

    Anh K. - giám đốc chi nhánh một NH TMCP tại Vũng Tàu - cho biết những căn nhà do NH phát mãi thường rẻ hơn so với giá thị trường từ 10 - 20%. Chẳng hạn NH này đang phát mãi một biệt thự nhìn ra biển tại Vũng Tàu với giá 15 tỉ đồng. Giá cao nhất mà căn biệt thự này đạt được trước đây là 19 - 20 tỉ và giá trên thị trường hiện nay tầm 17 tỉ đồng.

    Trong một trường hợp khác, một căn nhà có diện tích 12x12m trên đường Trương Quốc Dung, Q.Phú Nhuận, TP.HCM bị NH ép giá phát mãi chỉ 5 tỉ đồng để giải quyết khoản nợ vay 1,3 tỉ đồng, thực tế giá đất khu vực này cao hơn nhiều.

    Hiện nay phần lớn nợ xấu tại các nhà băng nằm trong bất động sản. Tỷ lệ này có thể chiếm tới một nửa trên tổng số nợ xấu, thậm chí còn cao hơn, nhưng khốn khổ hơn cả là rất khó thu hồi, dù NH đã dùng tới biện pháp cuối cùng là phát mãi tài sản.

    “Theo thủ tục thì các NH sẽ thỏa thuận với khách hàng bán phát mãi tài sản trước, nếu không được thì khởi kiện ra tòa. Vấn đề là dù khách hàng sẵn sàng bán, nhưng cũng chẳng mấy ai mua, vì vậy mà các khoản nợ xấu của NH ngày càng xấu hơn và càng khó thu hồi”, giám đốc một NH tại Hà Nội chua chát.

    TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết: “Nếu tài sản mà NH phát mãi qua hình thức đấu giá thì lúc này giá tài sản đó sẽ không còn rẻ nữa bởi đã phát sinh lãi phạt, tiền môi giới, tổ chức đấu giá… Người mua tài sản phát mãi chỉ có thể mua được giá rẻ khi quen với nhân viên NH. Nếu mua tài sản phát mãi để ở, giá rẻ 20% giá thị trường thì có thể mua; còn nếu mua để đầu tư trong giai đoạn thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay thì nên cân nhắc vì lãi tiền mặt hiện cao do đó găm vốn lâu phải tính”.

    Theo Thanh Xuân - Anh Vũ
    Thanh niên
  7. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    có vẻ là có nhiều bác bắt đầu nói ra sự thật của nền kinh tế rồi đấy.

    Em vừa họp xong, xin thưa là tình hình còn rất là phức tạp và nguy hiểm.

    Theo bản thân em thì mọi sự là ngàn cân treo sợi tóc. Nên nhớ nếu có trần mà phải bỏ trần thì sự việc nghiêm trọng đến mức nào.

    Thôi, nói ít hiểu nhiều, chỉ hi vọng Việt Nam ko giống Thái Lan mấy năm trước.

    P/S: Em rất thích HDO và SCR mà phải nhắm mắt bỏ qua. Chúc mừng các bác ăn được 2 em này.
  8. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Và còn một điều nữa, đáng lẽ dự trự ngoại hối 12-14 tuần là đủ, vậy tại sao lại phải tăng dự trự ngoại hối nhanh và gấp như vậy.
    Các bác tự tìm câu trả lời nhé.
    Hãy nghĩ về Thái Lan những năm về trước để hiểu tình trạng của Việt Nam
  9. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Có thể biện luận xiên lên, hoặc xẹo xuống. Nhưng chỉ có thị trường là đi theo đúng luật nó phải đi.

Chia sẻ trang này