Tuyển tập cổ phiếu thoái vốn lợi nhuận khủng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhhoangvina, 01/12/2015.

4091 người đang online, trong đó có 211 thành viên. 00:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 51146 lượt đọc và 477 bài trả lời
  1. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    HiPT triển khai dự án corebanking cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

    Sáng nay (13/10/2015) dự án “Mua sắm phần mềm, dịch vụ triển khai hệ thống Corebanking” đã chính thức khởi động tại trụ sở của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (số 109 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Đây là dự án được đánh giá quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của ngân hàng này. Trong dự án này, Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT là đối tác của Oracle triển khai nâng cấp Hệ thống Core-banking cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) với giải pháp Oracle FLEXCUBE.


    Tham gia Lễ khởi động, về phía LienVietPostBankcó ông Nguyễn Đình Thắng (Thành viên HĐQT), ông Phạm Doãn Sơn (Tổng Giám đốc) và giám đốc các Khối trong Ngân hàng; về phía Oracle Việt Nam có ông Hồ Thanh Tùng (Tổng Giám đốc), ôngVex (Phó Chủ tịch phụ trách consulting); về phía HiPT có ông Phạm Việt Giang (Tổng Giám đốc), ông Hoàng Thanh Phúc (Phó Tổng Giám đốc) cùng các thành viên tham gia dự án của cả ba bên.

    LienVietPostBank là một trong số 10 ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam có chiến lược đầu tư công nghệ bài bản nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa. Việc bắt tay thực hiện dự án chuyển đổi, nâng cấp hệ thống corebanking lần này nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng và phát triển mở rộng trên nhiều phân khúc thị trường của ngân hàng này trong thời gian tới.

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Thắng (Thành viên HĐQT LienVietPostBank) khẳng định: “Đây là một trong những dự án trọng điểm của LienVietPostBank, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngân hàng. Từ năm 2008 đến nay, LienVietPostBank cũng đã và đang sử dụng giải pháp I-flex của Oracle. Đây là một giải pháp hoạt động khá ổn định tuy nhiên vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng trong tương lai. Vì thế, việc nâng cấp giải pháp corebanking phiên bản mới nhất với nhiều tính năng hơn, công nghệ vượt trội hơn là hoàn toàn cần thiết trong lộ trình phát triển của LienVietPostBank”.

    [​IMG]

    Ông Phạm Việt Giang phát biểu tại Lẽ khởi động. (Ảnh:TN)

    Đại diện nhà thầu và đơn vị triển khai, ông Phạm Việt Giang (Tổng Giám đốc HiPT) cam kết: “HiPT và Oracle sẽ tập trung nguồn lực, hỗ trợ tối đa công sức và sự tập trung để triển khai thành công dự án. Hy vọng rằng với kinh nghiệm triển khai Corebanking của HiPT và nền tảng kỹ thuật, hỗ trợ tối ưu của Oracle, hệ thống corebanking được tích hợp toàn diện phiên bản mới nhất này sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ Tài chính - Ngân hàng hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến và có nhiều giá trị cho LienVietPostBank”.

    Hệ thống dự kiến sẽ đưa vào Go-live sau 13 tháng triển khai. Chia sẻ về việc thực hiện dự án, ông Phạm Doãn Sơn – Tổng Giám đốc LienVietPostBank nhấn mạnh đến tiến độ triển khai của dự án phải đi song hành với chất lượng của dự án. LienVietPostBank sẵn sàng hỗ trợ tối đa mọi nguồn lực để dự án được triển khai đúng tiến độ với chất lượng tốt nhất, sớm đưa vào vận hành chính thức để phục vụ cho mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn nữa của Ngân hàng.

    [​IMG]

    Ông Phạm Doãn Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến độ dự án phải đi đôi với chất lượng. (Ảnh:TN)

    Kết thúc lễ khởi động dự án, ông Hồ Thanh Tùng (Tổng Giám đốc Oralce Việt Nam và Khu vực Đông Dương) nhấn mạnh với kinh nghiệm triển khai giải pháp này cho 17 khách hàng tại Việt Nam nói riêng và 35 khách hàng tại khu vực Đông Dương nói chung, Oracle và HiPT cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực để triển khai dự án nhanh và tốt nhất. Với rất nhiều tính năng và công nghệ vượt trội, hệ thống corebanking phiên bản mới nhất này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động LienVietPostBank trong tương lai.

    [​IMG]

    Các thành viên chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Lễ khởi động. (Ảnh TN)

    HiPT là công ty CNTT có uy tín hàng đầu Việt nam, chuyên tập trung cung cấp các sản phẩm, giải pháp tối ưu và triển khai các dịch vụ CNTT uy tín cho các khách hàng lớn. Là đối tác Platium của Oracle trong nhiều năm nay, HiPT đã song hành cùng Oracle tham gia triển khai thành công nhiều dự án quan trọng cho các ngân hàng lớn tại Việt nam như: Ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng NN&PTNT Việt nam, Techcombank, MHB, BaoViet bank, ...

    --- Gộp bài viết, 14/12/2015, Bài cũ: 14/12/2015 ---
    Thị trường chuẩn bị giảm mạnh, tranh thủ nhặt hàng tốt giá bèo.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    MHC tăng mạnh rồi, hế hế...
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Bác nào kê lệnh HIG kinh thế???
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Tây lại tiếp tục xúc VSI, chuẩn bị chạy nữa rồi.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    VSI Tây đang bao mua giá 13.5, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu, các bác cứ canh thế mà chiến.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    KTL đặt bán sát trần nhiều thế. Bán rẻ tí nào.
    KTL đạt 55,5 tỉ LNST 9 tháng đầu năm 2015. EPS 9 tháng đạt 2980 đ/cổ phiếu, giá 13.000. Chuẩn bị niêm yết sàn HNX hoặc HOSE.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    VMD trao tay 200k cổ giá 28800 trong tíc tắc kinh thật.
    Bắt đầu lúc 09:24:12 kết thúc 09:25:01, khớp 200k cổ.
  2. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    Hôm giờ Tây gom mạnh VSI liệu có phải chăng đại gia Manila Water đang thâu tóm ngành nước:
    Khi quỹ ngoại "khát" nước

    [​IMG]
    Hơn 49% vốn cổ phần của Cấp nước Củ Chi vừa được sang tên từ tay CII và chia đều cho hai nhà đầu tư ngoại là VOI và Manila Water. Manila Water thì không xa lạ nhưng VOI lại khá mới. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư mới gần đây đã khiến ngành nước sôi động trở lại.

    Ở Việt Nam, tốc độ đô thị hóa cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế đòi hỏi năng lực cung ứng nước sạch cũng phải tăng lên tương ứng. Loại hình kinh doanh tài nguyên quý giá nhưng không vô tận này là vô cùng tiềm năng, bởi ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần đến nước. Ngân hàng Thế giới ước tính, muốn sản xuất ra một trang giấy thì phải cần đến 10 lít nước.

    Cú bắt tay giữa VOI với CII và Manila Water vừa qua có phần bắt nguồn từ lịch sử hợp tác. Thành lập từ năm 2009, đây là liên doanh giữa 2 quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước: Quỹ Dự trữ quốc gia vương quốc Oman và Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam (SCIC). VOI mang hình thức đầu tư tài chính nhiều hơn là nhúng tay vào sản xuất trực tiếp. Quỹ này không chỉ đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng nước, mà còn rót vốn vào các ngành khác như thủy điện, y tế, hạ tầng giao thông.

    Ngành nước trong giai đoạn trước đây nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại, nhưng phần lớn là nhà đầu tư tài chính. Khi thị trường nước bắt đầu mở cửa bằng việc cổ phần hóa những doanh nghiệp cấp nước, các quỹ lớn và lâu đời ở Việt Nam lập tức nhảy vào. Điển hình, Dragon Capital với Nhà máy B.O.O nước Thủ Đức, Maybank Kim Eng Securities đầu tư vào Cấp nước Bến Thành, Cấp nước Gia Định và VinaCapital tại Cấp nước Thủ Đức. Thậm chí, Vinamilk cũng từng có thời đi mua cổ phần của các công ty nước IPO.

    Sau giai đoạn này, thị trường bắt đầu hình thành những nhà đầu tư ngành nước chuyên nghiệp hơn. Các quỹ bắt đầu thoái vốn và nhường lại cho các nhà đầu tư trong nước như REE và CII.

    Giai đoạn gần đây, ngành nước lại đón nhận nhiều hơn sự quan tâm từ các quỹ ngoại. Cụ thể, America LLL vừa nâng tỉ lệ sở hữu lên 9,03% tại Cấp nước Nhơn Trạch. Các nhà đầu tư Mỹ gần đây cũng quan tâm hơn đến ngành nước Việt Nam, theo báo cáo của CII sau chuyến đi kêu gọi đầu tư hồi tháng 9. Trong đó, các nhà đầu tư Mỹ đánh giá thị trường nước tại Việt Nam là một lĩnh vực đầy hứa hẹn. Manila Water là một trong những dẫn chứng thuyết phục họ. Tại Việt Nam, Manila Water không chỉ là nhà đầu tư tài chính, mà còn trực tiếp tham gia nhiều dự án sản xuất. Cụ thể, Manila Water kết hợp với SII, một công ty con của CII, tạo nên một “cặp bài trùng” đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng nước.

    Bốn năm kể từ khi đầu tư vào nhà máy nước B.O.O Thủ Đức, Manila Water ngày càng bước sâu hơn vào thị trường nước Việt Nam. Mới gần đây, vào đầu tháng 10 vừa qua, Manila Water công bố sẽ đầu tư thêm 4,26 triệu USD vào Việt Nam trong thời gian tới. Nhưng đó là chuyện tương lai, còn hiện tại ở đất nước mới chỉ có 60% dân số tiếp cận được với nước sạch này, Manila Water, cùng với SII, không ngừng mở rộng mạng lưới đầu tư và hướng đến cả khâu cung cấp.

    Hiện nay, Manila Water trực tiếp sở hữu các nhà máy nước như B.O.O Thủ Đức (năm 2011), B.O.O Đồng Tâm, Tiền Giang (năm 2012) và Kênh Đông. Đơn vị thoái vốn ra cho Manila Water phần lớn là SII. Bên cạnh đó, Manila Water còn đầu tư trực tiếp vào SII và người của Manila Water cũng đã ngồi vào ghế Hội đồng Quản trị. Hồi đầu tháng 10, ông Ronnie Lim, Trưởng Văn phòng đại diện của Manila Water tại Việt Nam, tham gia điều hành SII với chức vụ Phó Tổng Giám đốc.

    Thông qua việc trực tiếp sở hữu SII, Manila Water gián tiếp nắm quyền sở hữu nhiều nhà máy, dự án nước và nhiều công ty nước khác. Trong số này có thể kể đến nhà máy nước Củ Chi (mà SII vừa bán lại cổ phần cho Manila Water) và Cần Thơ. Trong 2 năm gần đây, SII liên tục đầu tư nhà máy nước và cũng vừa khánh thành nhà máy nước Sài Gòn Pleiku vào tháng 9.

    Ngoài cặp bài trùng kể trên, còn có REE kết hợp với Tổng Công ty Nước Sài Gòn (Sawaco) để xây dựng nhà máy nước. Hồi tháng 8 vừa qua, dự án mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 3 đã khánh thành, thuộc công ty SWIC (tỉ lệ vốn góp của REE và Sawaco là 40:60).

    Xem ngành nước là mảng đầu tư dài hạn và mang về dòng tiền ổn định, REE đầu tư một cách khá nghiêm túc và bài bản. Song song với việc trực tiếp tạo ra Công ty Đầu tư nước sạch Việt Nam (sở hữu 99,97%), REE còn đi liên kết với những doanh nghiệp nước lớn khác, kể cả hợp tác với Sawaco, CII hay Manila Water. Qua đó, REE sở hữu B.O.O Nước Thủ Đức (42,1%), Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn (40%), Đầu tư nước Tân Hiệp (32%), Cấp nước Thủ Đức (43,11%) và Cấp nước Trung An (29%).

    So với cặp bài trùng kể trên, REE còn thiếu bề dày về năng lực và kinh nghiệm trong ngành nước. Tuy nhiên, điều này phần nào được bù đắp từ sự kết hợp chặt chẽ với Sawaco, đặc biệt mang lại thêm lợi thế phân phối. Đây cũng là mảnh ghép mà Manila Water và CII đang tìm cách bổ sung.

    Thị trường bán lẻ nước cũng đang dần cởi mở hơn. Năm ngoái, CII đã được chấp thuận cho thí điểm bán lẻ nước sạch tại một số quận ở TP.HCM theo hình thức BOOT ( xây dựng - sở hữu - vận hành - chuyển giao).

    Một cách khác, các nhà đầu tư nay đã có thể tham gia dần vào thị trường phân phối nước thông qua việc sở hữu công ty cấp nước địa phương. Gần đây, REE đã mua cổ phần IPO của một số công ty nước địa phương như Cấp nước Khánh Hòa, hay Cấp nước Đồng Nai.

    Rõ ràng, thị trường nước tại Việt Nam, trong thời gian sắp tới, hấp dẫn không chỉ vì tỉ lệ cung cấp nước thấp, tỉ lệ thất thoát cao (đến 30%) mà còn có sự hấp dẫn ở mảng bán lẻ nước.

    (Theo Nhịp cầu đầu tư)
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015, Bài cũ: 14/12/2015 ---
    Chiều nay đặt sớm OGC lướt 3600 sao vẫn chưa khớp nhỉ.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Ko xúc OGC được rồi, thôi chuyển sang bán 3800 đặt mua 3700 vậy.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Hế...hế..., vừa bán được 3800 lại xúc được 3700 kiếm 2,7%. Đặt tiếp 3600 xem khớp không.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Các bác cứ táng VSI vào đầu Tây thế này bảo sao không hết hàng.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Bác nào hứng chí đẩy VFR chạy vậy?
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015 ---
    Ô la la, OGC hết hàng bán rồi nhỉ. Kỳ quái...
    zanden thích bài này.
  3. herolong

    herolong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/01/2007
    Đã được thích:
    4.205
  4. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    Xả khiếp chưa? Ha...ha...
    Đố bác mua được giá dưới 50 ngày mai.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015, Bài cũ: 14/12/2015 ---
    HIG mất thanh khoản luôn rồi. Hôm qua tớ đặt nhầm mua thành bán nên có giao dịch chút ít, hôm nay ghim hàng hết rồi. Bác nào cuối phiên đè xuống giá đỏ cho nó nhộn nhịp tí nào.
  5. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    Ngày mai MHC lại tăng mạnh nữa rồi, còn 50% nữa thôi là thoái xong, hoạch toán LN trong quý 4 này luôn:

    HAH: MHC đã bán hơn 3.2 triệu cp
    Công ty Cổ phần MHC (HOSE: MHC) đã bán hơn 3.2 triệu cp Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 3,239,060 cp HAH, tương ứng tỷ lệ giảm từ 28.24% xuống 14.12%.
    Thời gian giao dịch diễn ra trong 5 ngày từ ngày 08-14/12/2015.

    Tài liệu đính kèm:
    20151214_20151214 - HAH - BC thay doi so huu CDL - CTCP MHC.pdf
    zanden thích bài này.
  6. nahuy87

    nahuy87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2015
    Đã được thích:
    72
    Có game FLC kìa bác, anh Quyết đang tạo sóng, hehe :D
  7. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    Dạo này bận lướt sóng OGC buổi chiều, buổi sáng lướt HSG nên ko có time canh lướt thêm con khác. Hàng giá trị cứ túc tắc nhặt dần.
  8. global1999

    global1999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2013
    Đã được thích:
    1.925
    Lượt OGC không phê bằng KSS
  9. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    Hôm nay, VSI - HSG - MHC vào Top mua ròng của nước ngoài nhé!
    --- Gộp bài viết, 14/12/2015, Bài cũ: 14/12/2015 ---
    KSS càng lướt càng xuống, OGC càng lướt càng lên. 1 con phía trước là bầu trời, con kia phía trước là vực thẳm. Bác chọn con nào?
    OGC đang có tin hỗ trợ, EPS cao ngất ngưỡng, vì nó thanh khoản cao dễ mua bán nên mới lướt theo lái.
    Last edited: 14/12/2015
  10. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.919
    4 cá nhân mua 62,17% VFR, chủ yếu từ SCIC

    Thời gian vừa qua, một loạt các cổ đông lớn đăng ký thoái vốn toàn bộ tại CTCP Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht, mã: VFR). SCIC đăng ký thoái toàn bộ 51% vốn cổ phần, đã bán được 43% và tiếp tục đăng ký bán số cổ phần còn lại tại VFR. Công ty TNHH MTV Tân Cảng Sài Gòn cũng đăng ký bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu VFR tương đương với 6,67% số lượng cổ phần.

    Đồng loạt trong ngày 20/5, nhiều cổ đông cá nhân đã mua cổ phiếu VFR và trở thành cổ đông lớn tại công ty. Cụ thể, sau giao dịch, bà Dương Thị Huệ nắm 19,05% cổ phần, bà Vũ Thị Hạnh 16,69%, bà Nguyễn Thị Thanh 12,52%, bà Đỗ Thị Huyền 13,91%. Mới đây nhất, có thêm bà Vũ Thị Kim Thanh mua 10,05%. Các cá nhân này đều chưa từng sở hữu cổ phiếu VFR trước đây và đều chưa từng được biết đến trên thị trường chứng khoán.

    Dò lại giao dịch này, 4 cá nhân trên đã mua VFR với mức giá tầm 20-15. Bây giờ, VFR giá chỉ 12, chúng ta mua quá an toàn. Nhà đầu tư lớn mua VFR giá bình quân 15-20 chẳng lẽ chỉ để lời 20-50% thôi sao? Game này có vẻ lớn nhưng khi nào đánh thì chưa biết được. Thôi thì mỗi tuần ta nhặt 1 ít làm của để dành chờ thiên cơ vậy.
    daccuong_htsuplo66 thích bài này.

Chia sẻ trang này