Tuyệt chiêu!!! Ru ngủ=> cá mập ăn hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GL1368, 10/04/2012.

5684 người đang online, trong đó có 625 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3593 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    NHNN đã bơm ra 130.000 tỷ đồng mua ngoại tệ
    Thứ hai, 09/04/2012 15:31 Tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 2 tỷ USD trong quý I/2012 là điều kiện để NHNN mua vào hơn 6 tỷ USD.Thông tin trên do Sài Gòn Đầu tư Tài chính dẫn thông tin từ cuộc họp giữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình và chủ tịch, tổng giám đốc 14 ngân hàng thương mại tuần vừa qua.

    Cùng với việc mua vào hơn 6 tỷ USD vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ phải bán ra điều hòa nhu cầu thị trường hơn 100 triệu USD.

    Tổng lượng tiền NHNN đã bơm ra thị trường qua kênh mua ngoại tệ là khoảng 130.000 tỷ đồng.

    Cũng theo báo này, đến nay, tình hình thanh khoản của các ngân hàng đã khả quan hơn đáng kể so với cuối 2011. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm rất mạnh, lãi suất qua đêm chỉ còn 6%/năm.

    Đây là cơ sở cho thấy xu hướng lãi suất thị trường sẽ còn giảm xuống.

    Tại cuộc họp, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại sau cuộc họp phải công bố gói giảm lãi suất cho vay và báo cáo việc thực hiện với Vụ Chính sách tiền tệ trước ngày 12/4/2012.

    Để tạo điều kiện tăng cho vay, thời gian tới NHNN sẽ xem xét đưa thêm một số nội dung sử dụng vốn vay ra khỏi danh mục không khuyến khích, như giảm bớt một số quy định hạn chế đối với cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng.

    NHNN cũng sẽ sớm ban hành văn bản để mở rộng hơn hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh; khuyến khích các ngân hàng phát hiện các trường hợp cố ý lách vượt trần và cam kết sẽ xử lý nghiêm.

    Tới đây NHNN sẽ tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động, nếu có điều kiện cuối quý II, đầu quý III sẽ xem xét khả năng bỏ trần lãi suất huy động.
    Nguồn Sài gòn Đầu tư tài chính
  2. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    NHNN chỉ đạo TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp
    Thứ ba, 10/04/2012 18:11 Dư nợ bất động sản được loại trừ khoản vay để xây dựng các công trình dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị.
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều nay đã có thông báo về giải pháp điều hành lãi suất và tín dụng trong thời gian tới.

    Theo đó, NHNN điều chỉnh giảm 1% các mức lãi suất chủ chốt (như lãi suất tái cấp vốn xuống 13%/năm, lãi suất chiết khấu xuống 11%/năm, trần lãi suất xuống 12%/năm đối với kỳ hạn trên 1 tháng và 4%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng).

    Về điều hành, NHNN yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa.

    Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.

    Các TCTD phải tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạ chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, không được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chưa phù hợp với quy định của pháp luật nhằm che dấu nợ xấu.

    NHNN vẫn bảo lưu quan điểm kiểm soát dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích (chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng) dưới 16% tổng dư nợ cho vay:

    - Đối với dư nợ cho vay chứng khoán được loại trừ dư nợ cho vay người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần IPO;

    - Dư nợ cho vay BĐS được loại trừ nhu cầu vốn xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà khoản vay được trả nợ bằng nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công của khách hàng vay; xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà cho thuê, xây dựng các công trình dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị (bao gồm cả các công trình hoàn thành trong năm 2012 và sau 2012 – trước đó khoản này chỉ áp dụng đối với các công trình hoàn thành trong năm 2012);

    - Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng loại trừ nhu cầu vốn để xây dựng, mua nhà để ở trả bằng tiền lương; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước.

    Theo SBV
  3. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    TPHCM kiến nghị miễn giảm thuế cho doanh nghiệp Thứ ba, 10/04/2012 21:31 TPHCM vừa kiến nghị Chính phủ cần có chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012.
    Trong đó, đặc biệt chú ý là doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành dệt may, da giày, thủy sản vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.

    Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 10/4.

    Ngoài chính sách miễn, giảm thuế, theo Sở Công Thương, để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay, thành phố cần có một nguồn vốn để các doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn này phải có lãi suất thấp hơn lãi suất các ngân hàng thương mại.

    Phát biểu tại hội nghị tình hình kinh tế TPHCM quí I/2012 tuần trước, ông Lai cho rằng trong quí II tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá các mặt hàng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào như xăng dầu đã tăng trước đây sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, trong khi đó không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn lãi suất thấp.

    Theo ông Lai, so với tháng 2, dấu hiệu lo ngại trong tháng 3 là các mặt hàng cần nhập khẩu gồm nguyên vật liệu cho sản xuất lại giảm mạnh. Trong đó, máy móc thiết bị giảm 2%, sắt thép giảm 12,7%, vải các loại cho sản xuất giảm 16,4%, nguyên vật liệu dệt may da giày giảm 19,2%, nguyên liệu các loại giảm đến 29,1%, giấy các loại giảm 7,3% …

    Số liệu nhập khẩu nguyên vật liệu giảm cho thấy các doanh nghiệp đang bị tác động rất nhiều, từ việc khó vay vốn ngân hàng, tiêu thụ gặp khó khăn, hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp phải giảm nhập nguyên vật liệu.

    Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 10-4, ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết khó khăn nhất của ngành dệt may hiện nay chính là thị trường xuất khẩu, trong quí I đã giảm 15-20% so với cùng kỳ.

    Xuất khẩu giảm kéo theo giá xuất khẩu và quy mô đơn hàng cũng giảm. Trong khi đó, theo ông Hồng thì sức mua tại thị trường nội địa cũng chẳng khả quan bởi người dân tiết kiệm, ít mua sắm quần áo hơn. Hiện có nhiều doanh nghiệp dệt may vừa hoặc nhỏ đã đóng cửa.

    Theo ông Hồng, nếu như các năm trước ngành dệt may luôn trong tình trạng thiếu công nhân thì năm nay lại khác, nhiều công nhân ngành dệt may đang phải chạy ngược xuôi để tìm việc làm, nhất là các khu vực Bình Dương và TPHCM.

    Nguồn http://www.thesaigontimes.vn
  4. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Bộ Tài chính hỗ trợ 20% phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Thứ ba, 10/04/2012 18:54 Thời gian tới, nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ được Bộ Tài chính hỗ trợ 20% tổng mức phí bảo hiểm cho mỗi đơn hàng xuất.
    Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính tổ chức tại TPHCM ngày 10/4.

    Theo đó, sẽ có 23 mặt hàng được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm gồm có nhóm 1 là 9 mặt hàng nông lâm thủy sản như thủy sản, gạo, điều, cà phê, chè, sắn, rau quả, sắn; nhóm 2 gồm dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện điện tử, mây tre, gỗ…

    Hiện bảy doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào chương trình này. Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, khi số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xuất khẩu ngày càng nhiều thì Bộ Tài chính sẽ cho phép 29 công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cùng tham gia.

    Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được Bộ Tài chính hỗ trợ cài đặt phần mềm và xây dựng cơ sở dữ liệu nhà nhập khẩu, thiết kế những sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như chương trình đào tạo cho các nhân viên bảo hiểm tín dụng.

    Theo ông Phạm Đình Trọng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ 19 nhưng đối với Việt Nam thì cả nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều cảm thấy mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm khi tham gia mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    “Hiện các doanh nghiệp có tâm lý nếu mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng thêm chi phí giá thành sản phẩm, đặt biệt trong bối cảnh giá cước vận chuyển đang cao như hiện này. Vì thế, nhiều doanh nghiệp ngần ngại trong việc mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, ông Trọng nói.

    Theo ông Trọng, trong năm 2011 có khoảng 100 triệu USD (giá trị các mặt hàng xuất khẩu) mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Năm 2012, Bộ Tài chính đặt mục tiêu sẽ có 2 tỉ USD của các đơn hàng xuất khẩu được mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Tuy nhiên, ông Trọng thừa nhận, mục tiêu này khó đạt được vì nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn là một phần gánh nặng cho giá thành sản phẩm như đã nói ở trên.

    Ông Trọng cho biết, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà Thái Lan, quốc gia có chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1992 nhưng đến năm 2010 mới có 1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu được mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Vì thế, vấn đề đầu tiên là phải làm sao thuyết phục được doanh nghiệp xem mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một trong những chi phí phải có trong kinh doanh mới là điều quan trọng.

    Theo Bộ Tài chính, mặc dù bộ có chính sách hỗ trợ tài chính nhưng doanh nghiệp có mua bảo hiểm xuất khẩu hay không là thuộc quyền quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải bán gói sản phẩm này nếu nhận thấy gói sản phẩm bảo hiểm này không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

    Hiện có 2 cách thức mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thứ nhất là doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho cả một năm tài chính cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai là doanh nghiệp chỉ chọn những mặt hàng cụ thể để mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Giá trị mỗi hợp đồng mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường phụ thuộc vào tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng cũng như phụ thuộc vào từng thị trường mà 23 mặt hàng nói trên cập cảng của nước nhập khẩu.

    Mục tiêu của Bộ Tài chính là trong những năm tới sẽ có khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Nguồn TBKTSG
  5. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Bộ Tài chính hỗ trợ 20% phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Thứ ba, 10/04/2012 18:54 Thời gian tới, nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ được Bộ Tài chính hỗ trợ 20% tổng mức phí bảo hiểm cho mỗi đơn hàng xuất.
    Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính tổ chức tại TPHCM ngày 10/4.

    Theo đó, sẽ có 23 mặt hàng được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm gồm có nhóm 1 là 9 mặt hàng nông lâm thủy sản như thủy sản, gạo, điều, cà phê, chè, sắn, rau quả, sắn; nhóm 2 gồm dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện điện tử, mây tre, gỗ…

    Hiện bảy doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào chương trình này. Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, khi số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xuất khẩu ngày càng nhiều thì Bộ Tài chính sẽ cho phép 29 công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cùng tham gia.

    Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được Bộ Tài chính hỗ trợ cài đặt phần mềm và xây dựng cơ sở dữ liệu nhà nhập khẩu, thiết kế những sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như chương trình đào tạo cho các nhân viên bảo hiểm tín dụng.

    Theo ông Phạm Đình Trọng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ 19 nhưng đối với Việt Nam thì cả nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều cảm thấy mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm khi tham gia mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    “Hiện các doanh nghiệp có tâm lý nếu mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng thêm chi phí giá thành sản phẩm, đặt biệt trong bối cảnh giá cước vận chuyển đang cao như hiện này. Vì thế, nhiều doanh nghiệp ngần ngại trong việc mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, ông Trọng nói.

    Theo ông Trọng, trong năm 2011 có khoảng 100 triệu USD (giá trị các mặt hàng xuất khẩu) mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Năm 2012, Bộ Tài chính đặt mục tiêu sẽ có 2 tỉ USD của các đơn hàng xuất khẩu được mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Tuy nhiên, ông Trọng thừa nhận, mục tiêu này khó đạt được vì nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn là một phần gánh nặng cho giá thành sản phẩm như đã nói ở trên.

    Ông Trọng cho biết, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà Thái Lan, quốc gia có chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1992 nhưng đến năm 2010 mới có 1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu được mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Vì thế, vấn đề đầu tiên là phải làm sao thuyết phục được doanh nghiệp xem mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một trong những chi phí phải có trong kinh doanh mới là điều quan trọng.

    Theo Bộ Tài chính, mặc dù bộ có chính sách hỗ trợ tài chính nhưng doanh nghiệp có mua bảo hiểm xuất khẩu hay không là thuộc quyền quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải bán gói sản phẩm này nếu nhận thấy gói sản phẩm bảo hiểm này không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

    Hiện có 2 cách thức mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thứ nhất là doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho cả một năm tài chính cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai là doanh nghiệp chỉ chọn những mặt hàng cụ thể để mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Giá trị mỗi hợp đồng mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường phụ thuộc vào tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng cũng như phụ thuộc vào từng thị trường mà 23 mặt hàng nói trên cập cảng của nước nhập khẩu.

    Mục tiêu của Bộ Tài chính là trong những năm tới sẽ có khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

    Nguồn TBKTSG
  6. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Khakhakhaka
    anh em lại múc múc múc
  7. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Bác nào bán nữa nào???
    Em vẫn mua
  8. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    tiếp tục chiêu bài Ru ngủ
    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  9. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    HSBC đánh giá trần lãi suất sẽ còn hạ trong các quý tới
    Thứ tư, 11/04/2012 10:36 HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục hạ trần lãi suất trong các quý tiếp theo.


    Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước (SBV) chính thức thông báo tiếp tục hạ trần lãi suất về 12%/năm.

    Theo đó, lãi suất tái cấp vốn sẽ xuống còn 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 11%. Lãi suất trên thị trường mở chưa được công bố, tuy nhiên, theo nhận định của HSBC, cũng sẽ sớm được giảm xuống mức 12%/năm.
    Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 tháng, SBV đã cắt giảm trần lãi suất tới 2 lần. Trong khi các nhà kinh tế tin rằng việc cắt giảm lãi suất là cần thiết và sẽ diễn ra trong quý 2 này, động thái này của Ngân hàng Trung ương lại diễn ra sớm hơn so với kỳ vọng.

    Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp trong quý 1/2012 cùng với áp lực tăng trưởng từ các doanh nghiệp trong nước đã thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước phải tiến hành giảm lãi suất cho vay trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, lạm phát trong tháng 3 vừa qua cũng giảm tốc đáng kể từ 16,4% tháng 2 xuống còn 14,1%, so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với tốc độ lạm phát giảm tốc và tốc độ tăng trưởng chậm trong năm nay, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục hạ trần lãi suất trong các quý tiếp theo.

    Cũng theo đánh giá của HSBC, việc giảm trần lãi suất lần này có thể phần nào giúp đỡ các doanh nghiệp về mặt tín dụng, tuy nhiên, sẽ không tác động nhiều lên nhu cầu nội địa.

    HSBC cũng dự đoán, SBV sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong các quý sau, kỳ vọng đến cuối năm nay, lãi suất trên thị trường mở (OMO) sẽ về ngưỡng 10%/năm.

    Ngoài ra, HSBC duy trì dự báo GDP của Việt Nam sẽ ở đạt 5,7% năm 2012.

    Nguồn http://ndhmoney.vn
  10. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    người nào không đủ cứng sẽ ói ra hết => hàng tốt sẽ về một mối

Chia sẻ trang này