Tuyệt chiêu!!! Ru ngủ=> cá mập ăn hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GL1368, 10/04/2012.

5813 người đang online, trong đó có 621 thành viên. 22:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3593 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    sau HDG, HPG SẼ LÀ HÀNG CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI
  2. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thống đốc cho rằng đủ điều kiện tiếp tục giảm lãi suất Thứ tư, 11/04/2012 11:01
    Trần lãi suất huy động giảm về 12%/năm
    Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn giảm mạnh
    HSBC đánh giá trần lãi suất sẽ còn hạ trong các quý tới
    Thống đốc cho biết thanh khoản hệ thống dồi dào cùng với những diễn biến tích cực từ việc giảm lạm phát là điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất.
    Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tổ chức họp báo công bố quyết định hạ lãi suất.

    Thống đốc Nguyễn Văn Bình vừa cho biết, trong quý I, thanh khoản ngân hàng được cải thiện rất tích cực.

    Cụ thể, trong quý IV năm 2011 sử dụng nguồn vốn luôn cao hơn cả nguồn vốn, nhưng từ đầu năm đến nay và ngay ở thời điểm hiện tại nguồn vốn nhiều hơn sử dụng nguồn 130.000 tỷ đồng.

    Tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN đạt 60.000 tỷ đồng, cao hơn cả dự trữ bắt buộc là 15.000 -20.000 tỷ đồng.

    Cũng thời gian vừa qua trái phiếu Chính phủ đã phát hành thành công trên 30.000 tỷ đồng, lãi suất trái phiếu chính phủ thấp từ 11,25-11,27% cho kỳ hạn 3 năm. Điều đó chứng tỏ thanh khoản của các tổ chức tín dụng đang rất tốt nên họ mới có tiền để mua trái phiếu – Thống đốc nói.

    Bên cạnh đó, ngay từ giữa tháng 3, NHNN đã phát hành tín phiếu, đến nay NHNN đã phát hành được 45.000 tỷ đồng.

    Thống đốc kết luận, những con số trên chứng tỏ thanh khoản của các tổ chức đang rất dồi dào. Cùng với những diễn biến tích cực từ việc giảm lạm phát NHNN thấy rằng đã đủ điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất.

    Nguồn http://cafef.vn
  3. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Lời khuyên chân thành => tiếp tục mua
  4. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
  5. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
  6. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    HPG CHUẨN BỊ MẤT THANH KHOẢN =>MÚC
  7. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thống đốc: Cởi trói gần như toàn bộ với lĩnh vực bất động sản


    Với TTCK Thống đốc cho rằng vẫn sẽ tăng trưởng bền vững mà không cần mở tín dụng từ vốn ngân hàng.
    Đại diện ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi phân tích tình hình hiện tại cũng như dự báo biến động của nền kinh tế, NHNN đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

    Với tín dụng tiêu dùng thì đã mở hết các loại dư nợ, chỉ trừ dư nợ tiêu dùng ở nước ngoài bao gồm du lịch, chữa bệnh, du học.

    Dư nợ tín dụng bất động sản cũng được mở với mọi loại hình vay bao gồm vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở; mở cho vay xây dựng BĐS để bán, để ở.

    Với dư nợ cho vay chứng khoán không khuyến khích do đây là thị trường vốn dài hạn nên không thể sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư.

    Tuy nhiên Thống đốc tin rằng không cần vốn từ ngân hàng thì TTCK vẫn sẽ tăng trưởng được do thừa hưởng những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm. Việc tăng của TTCK sẽ không nhanh nhưng sẽ bền vứng

    Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại mở tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thống đốc cho biết lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cân.

    Mở tín dụng thì sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho BĐS, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu lĩnh vực BĐS được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng.

    Đối với vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%. Đối với nợ xấu tại một số TCTD cụ thể còn cao hơn nhiều. Các ngân hàng chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp do gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do. Nếu không tháo gỡ thì các DN sẽ rất khó khăn, dẫn tới NH sẽ khó khăn. Do vậy NHNN chỉ đạo các NHTM tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để DN vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.

    Thanh Hải - Khánh Linh

    Theo TTVN
  8. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    ‘Việt Nam có gần 17 tỷ USD dự trữ ngoại hối’ Thứ tư, 11/04/2012 11:52 Theo ADB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại trong thời gian qua và đạt xấp xỉ mức trước khủng hoảng kinh tế 2008.
    Phát biểu tại họp báo công bố Báo cáo triển vọng kinh tế 2012 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á – Dominic Mellor cho biết ADB nhận thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2011 sau những động thái mua vào ngoại tệ tích cực của Ngân hàng Nhà nước.

    Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tương đương mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong quý I/2012, theo ước tính của ADB, con số này đã đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với con số được Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố vào giữa năm 2011.

    Tuy vậy, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á, mặc dù được cải thiện mạnh nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện mới chỉ tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu. Đây là một mức dự trữ tương đối “mỏng manh” và có thể khiến Việt Nam gặp khó khăn khi thì trường quốc tế biến động bất lợi.

    Một rủi ro khác cũng được ADB nhắc tới trong báo cáo lần này đối với Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế khi mức tăng GDP trong năm 2012 chỉ là 5,5 – 5,7%, thấp hơn so với mức kỳ vọng của Chính phủ (khoảng 6%).

    Như vậy, chỉ trong vòng một năm qua, ADB đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng 2012 của Việt Nam với mức điều chỉnh tổng cộng lên tới 1 – 1,2%. Mức dự báo được đưa ra cho 2013 trong báo cáo lần này là 6,2%.

    Lý giải về nguyên nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng Việt Nam có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng thụt lùi trong tiêu dùng (cả nội địa lẫn trên thị trường quốc tế) do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn và đồng lương người lao động không tăng kịp so với mức trượt giá. Riêng đối với vấn đề lạm phát, chuyên gia của ADB tỏ ra phấn khởi trước những thành tích mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua và dự báo CPI năm nay có thể ở mức một con số. Tuy vậy, bước sang 2013, với dự báo nguồn cung lương thực, nhiên liệu toàn cầu bấp bênh, cơ quan này cho rằng lạm phát tại Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

    ADB cũng đặc biệt quan ngại đối với những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay do đang phải chịu ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh.

    Tổ chức này cũng chưa nhận thấy sự trở lại rõ rệt của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực sản xuất. ADB cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên nới trần tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 18% để tạo nguồn lực dồi dào hơn cho nền kinh tế, tuy nhiên, vấn đề hạ lãi suất cũng nên được sử lý một cách thận trọng.

    Phát biểu tại họp báo, Giám đốc quốc gia Tomoyuki Kimura cho biết thông điệp chính của ADB tại báo cáo lần này là khuyến nghị Việt Nam không nên “thả quá nhanh” lãi suất để tránh những rủi ro ngắn hạn về kinh tế vĩ mô.

    Ngân hàng Nhà nước cũng nên lấy việc đảm bảo an toàn hệ thống làm mục tiêu hàng đầu và cố gắng phát triển một hệ thống các tổ chức tài chính theo hướng đa dạng hơn.

    Ngoài ra, ADB cũng cho rằng Việt Nam nên tiếp tục tăng cường tính minh bạch, tích cực mở rộng cung cấp thông tin về quá trình cải cách nhằm tạo niềm tin đối với người dân cũng như nhà đầu tư.

    Nguồn http://vnexpress.net

Chia sẻ trang này