TV2 - cổ phiếu thần tiên!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 02/08/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2002 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 04:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 268771 lượt đọc và 1847 bài trả lời
  1. Siri

    Siri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2017
    Đã được thích:
    512
    yeah, là 1 cổ đông Tv2 , mình thấy topic rất hữu ích, nhưng thời điểm này "khóa topic" là thích hợp. Kẻo có người trục "lợi ích nhóm"
    Dù giá có lên hay xuống, em vẫn mãi là Cổ đông TV2
  2. haihah3

    haihah3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Đã được thích:
    4.205
    @DHA xoá pic giúp chủ thớt nhé
    Siri thích bài này.
    Siri đã loan bài này
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    81.787
    Cảm ơn bác!
    Em nhờ @MOD @DHA giúp em KHÓA pic này lại.

    Trân trọng cảm ơn @MOD @DHA !
    hoanglamviet, Just_beginningtien_tran1181 thích bài này.
  4. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    TV2 mà có cá mập hả bác? Nhà nước nắm 51%, Nước ngoài nắm không bán hơn 13% rồi, ban lãnh đạo và người nhà nắm một mớ nữa, giao dịch mỗi ngày chưa đến 100k thì lấy đâu ra mà có cá mập!?
    Tình hình thị trường chung là tiền không vào nên nó không thể tăng dc. Lý do tiền không vào là do thanh khoản ngân hàng đang căng thẳng, nguy cơ săp tới sẽ tăng ls huy động và cho vay nên ai cũng e ngại. Cuối năm doanh nghiệp và người dân rất cần tiền để sxkd và trữ hàng để bán hàng tết mà tình hình vay vốn đang khó khăn, nhiều chi nhánh ngân hàng lớn tại các tỉnh đã hết room cho vay, muốn cho vay phải có người trả bớt nợ, do đó dòng tiền đang bị tắt nghẽn khó lưu thông, nếu xử lý không ổn sẽ có cuộc đua tăng lãi suất huy động và cho vay sẽ ảnh hưởng đến kqkd của rất nhiều doanh nghiệp. Q3 có nhiều ngân hàng có kqkd kém hơn cùng kỳ năm ngoái, nhiều khả năng quý 4 năm nay sẽ còn kém hơn quý 3. Ngành ngân hàng nếu xử lý không khéo sẽ kéo theo bất ổn.
    stockexpert thích bài này.
  5. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Lợi nhuận quý 3 sụt giảm ở nhiều ngân hàng
    08-11-2018 - 07:08 AM | Tài chính - ngân hàng


    [​IMG]
    Không chỉ giảm so với nửa đầu năm, lợi nhuận trong quý 3 của nhiều ngân hàng còn tăng trưởng âm so với cùng kỳ khiến không ít lo ngại liệu tăng trưởng của ngành ngân hàng đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm?


    Mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm của ngành ngân hàng khá ấn tượng, tuy nhiên động lực thúc đẩy chính đến từ quý 1. Điều này có chút khác biệt với mọi năm khi lợi nhuận các nhà băng thường thấp ở những tháng đầu năm và bắt đầu bứt phá vào nửa cuối năm nhờ vào mùa kinh doanh.

    9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của 28 ngân hàng đã công bố BCTC là hơn 67.800 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận quý 1 của những nhà băng này là gần 25.000 tỷ, đóng góp 37% lợi nhuận 9 tháng. Lợi nhuận quý 2 và quý 3 lần lượt giảm, chỉ đạt hơn 21.800 tỷ và 21.100 tỷ. Thống kê thấy 20/28 ngân hàng có lợi nhuận quý 3 thấp hơn với trung bình 2 quý trước đó.

    Không chỉ giảm so với nửa đầu năm, lợi nhuận trong quý 3 của nhiều ngân hàng còn tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

    Ngân hàng giảm mạnh nhất phải kể đến VPBank, khá gây bất ngờ vì vốn là nhà băng có tốc độ tăng trưởng vũ bão những năm trước. Quý 3/2018, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ đạt 1.749 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ; gần bằng với quý 2/2018 và giảm 33% so với quý 1/2018. Sự sụt giảm ở quý 2 và quý 3 khiến lợi nhuận 9 tháng của VPBank chỉ tăng nhẹ 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.125 tỷ đồng và sắp bị MB bắt kịp.

    Một ngân hàng nữa có thị phần lớn trên thị trường tín dụng tiêu dùng là HDBank cũng ở hoàn cảnh tương tự như VPBank. Lợi nhuận quý 3 của nhà băng này chỉ đạt 821 tỷ, giảm 20% so với cùng kỳ và cũng thấp hơn so với 2 quý đầu năm.

    2 công ty tài chính tiêu dùng HD Saison của HDBank và Fe Credit của VPBank đang ngày càng có tỷ lệ đóng góp ít hơn. Theo tính toán của chứng khoán Bản Việt VCSC, 9 tháng đầu năm, HD Saison chỉ còn đóng góp khoảng 21,4% vào lợi nhuận hợp nhất của HDBank. Trong khi đó, Fe Credit cũng chỉ còn đóng góp khoảng 37% cho lợi nhuận VPBank, giảm mạnh so với mức 45% thường thấy trong các kỳ báo cáo trước.

    Ngoài ra, nhiều nhà băng nữa có lợi nhuận quý 3 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ có thể kể đến VieitnBank (giảm 3,7%), SHB (giảm 34%), Sacombank (giảm 29%), LienVietPostBank (giảm 34%), ABBank(giảm 42%), MaritimeBank (giảm 64%), Saigonbank (giảm 85%), NCB (giảm 20%), PGBank (giảm 181%).

    Nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận ở từng ngân hàng khá đa dạng, tuy nhiên đa số là do phải tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, tại Sacombank chi phí dự phòng quý 3 tăng đến 378% lên 664 tỷ đồng, chiếm đến 67,5% lợi nhuận thuần; tại LienVietPostBank tăng 89% lên 204 tỷ đồng; tại Saigonbank tăng gấp 4,5 lần lên 81 tỷ; MaritimeBank tăng 264% lên 324 tỷ đồng. Ngay cả ông lớn VietinBank cũng có lợi nhuận sụt giảm nhẹ 3,7% do chi phí dự phòng tăng tới 86%.

    Ngoài ra, việc không được nới room tín dụng dẫn đến thu nhập lãi thuần bị giảm hay không còn ghi nhận các khoản thu đột biến cũng khiến lợi nhuận diễn biến kém khả quan. Điển hình như Saigonbank có thu nhập lãi thuần giảm 11%, LienVietPostBank giảm 7%. SHB không còn khoản thu đột biến từ hợp tác bảo hiểm như cùng kỳ khiến lãi từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh 93%.

    PGBank ở trường hợp đặc biệt khi có xu hướng thu hẹp hoạt động trước thềm sáp nhập với HDBank, dẫn tới kết quả kinh doanh sụt giảm.


    Dù lợi nhuận sụt giảm, nhiều ngân hàng nói trên có điểm sáng chung là lãi từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt, thậm chí là động lực tăng trưởng chủ yếu. Như VietinBank có lãi từ hoạt động dịch vụ trong quý 3 đạt tới 787 tỷ, hơn 2 lần mức đạt được cùng kỳ; HDBank tăng tới hơn 3 lần đạt 115 tỷ; Sacombank tăng 37% đạt 626 tỷ.

    Trong một báo cáo phân tích mới đây, các chuyên gia của chứng khoán Rồng Việt VDSC nhận định rằng, tăng trưởng của nhóm ngân hàng có dấu hiệu chậm lại và điều này phù hợp với dự đoán trước đó rằng tăng trưởng của ngành dường như đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm.
    --- Gộp bài viết, 09/11/2018, Bài cũ: 09/11/2018 ---
    Ngày áp dụng: 07/11/2018
    Thời hạnLãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm)Doanh số (Tỷ đồng)
    Qua đêm4,8014.634
    1 Tuần4,6814.246
    2 Tuần4,97800
    1 Tháng5,091.170
    3 Tháng5,111.453
    6 Tháng5,00(*)6(*)
    9 Tháng5,22(**)25(**)
    Ghi chú (*) Tham chieu ngay 06/11/2018(**) Tham chieu ngay 05/11/2018

    Ghi chú: null
  6. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Lãi suất qua đêm liên ngân hàng vọt tăng lên 4,44%/năm
    08:24 | 26/10/2018


    [​IMG]

    Trong ngày 24/10, lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh, lãi suất cho vay qua đêm vọt lên 4,44%/năm cho thấy tình hình thanh khoản hệ thống đang căng thẳng.

    [​IMG]Thanh khoản hệ thống eo hẹp, lãi suất qua đêm liên ngân hàng vọt lên 3,18%/năm
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.
    Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong ngày 24/10 lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ở hầu hết kỳ hạn, đặc biệt tại những kỳ hạn cơ bản.

    Lãi suất cho vay qua đêm tăng vọt lên 4,44% tương đương tăng 0,74 điểm % so với ngày hôm trước và tăng 1,26 điểm % so với cuối tuần trước. Mức lãi suất này đã vượt qua lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng tại Vietcombank (4,4%/năm).

    Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần lên 3,96%, tăng 0,2 điểm % so với ngày hôm trước và 0,53 điểm % so với cuối tuần trước.

    Lãi suất các kỳ hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng cũng đều tăng, lãi suất kỳ hạn 9 tháng không thay đổi. Duy nhất lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm từ 5,4% xuống 5,1%.

    [​IMG]
    Biểu lãi suất liên ngân hàng ngày 24/10/2018 (Nguồn: SBV).
    Mặc dù lãi suất tăng nhưng doanh số giao dịch trong ngày lại giảm hơn 30% từ 22.573 tỷ đồng ngày 23/10 xuống 15.716 tỷ đồng.

    Trong tuần trước, lãi suất liên ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), diễn biến này đi kèm động thái bơm ròng của NHNN cho thấy thanh khoản toàn hệ thống đang ở trạng thái eo hẹp.
    --- Gộp bài viết, 09/11/2018, Bài cũ: 09/11/2018 ---
    Lãi suất qua đêm lại tiếp tục tăng những ngày đầu tháng 11

    Ngày áp dụng: 07/11/2018
    Thời hạn_Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm)_Doanh số (Tỷ đồng)
    Qua đêm_4,80_14.634
    peter_inv thích bài này.
  7. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Lãi suất đồng Việt Nam tăng cả trên 2 thị trường
    BÍCH HỜI
    08-11-2018 13:56

    Kinhtedothi - Tháng 10, lãi suất đồng Việt Nam trên thị trường huy động vốn - cho vay tín dụng và thị trường mở (OMO) đều tăng mạnh.
    TIN LIÊN QUAN

    Lãi suất đồng Việt Nam trên cả 2 thị trường đều tăng trong tháng 10. Ảnh minh họa.
    " style="margin-bottom: 12px; list-style: none; outline: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; line-height: 23px !important;">
    Theo đánh giá của SSI, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng sau một thời gian tương đối bình ổn thì đến tháng 10 đã tăng mạnh lên trên 4,5% ở tất cả các kỳ hạn.
    Trong đó, lãi suất qua đêm tăng mạnh nhất, đạt đỉnh trên 4.533% so với cuối tháng 9 và gần chạm mức lãi suất cho vay thị trường mở (OMO) hiện tại là 4.75%. Đến cuối tháng 10, lãi suất qua đêm mới “hạ nhiệt” về 4,4%.
    Sự ổn định của lãi suất USD, khiến cho chênh lệch lãi suất giữa USD - VND tiếp tục được giãn rộng lên mức 2,37%, hỗ trợ phần nào cho sự ổn định tỷ giá.
    Lãi suất thị trường huy động vốn và cho vay tín dụng cũng đã điều chỉnh tăng rõ rệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 3 tháng tại các ngân hàng quốc doanh và kỳ hạn dài 12 - 13 tháng tại các NHTM cổ phần lớn.
    Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng, NHNN đã cho vay qua thị trường mở lên tới 44.544 tỷ đồng, mức cao nhất trong tháng từ đầu năm 2018 đến nay, chủ yếu tập trung vào tuần cuối tháng 10. Tín phiếu chỉ có 15.170 tỷ đồng được phát hành mới, có tới 62.691 tỷ đồng đáo hạn.
    Tính chung tháng 10, NHNN đã bơm ròng 92.065 tỷ đồng vào thị trường, trong đó thông qua kênh mua kỳ hạn là 44.544 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018, khối lượng tiền lưu hành qua thị trường mở đã vượt khối lượng tín phiếu. Đây là cách để NHNN kiểm soát, ổn định thị trường tiền tệ trong nước, trong khi thị trường quốc tế biến động mạnh.
    Years đã loan bài này
  8. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Thứ Sáu, 9/11/2018 13:09

    [​IMG]
    Chia sẻ
    Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, thanh khoản có quá căng?
    [​IMG]
    (ĐTCK) Lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018, khối lượng tiền trên thị trường mở (OMO) đã vượt khối lượng tín phiếu, đánh dấu sự trở lại của thời kỳ bơm tiền sau một thời gian dài Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút tiền thông qua phát hành tín phiếu khối lượng lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thanh khoản toàn hệ thống đã bớt dồi dào.
    Thanh khoản bắt đầu eo hẹp

    Ngày 6/11, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tăng 0,03 - 0,06 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm, duy trì ở mức 4,81%/năm và 1 tháng là 4,88%/năm.

    Cùng với đà tăng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất khu vực tổ chức kinh tế và dân cư cũng điều chỉnh tăng rõ rệt ở các kỳ hạn ngắn 1 - 3 tháng tại các ngân hàng quốc doanh và kỳ hạn dài 12 - 13 tháng tại các ngân hàng thương mại cổ phần lớn.

    Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, sau một thời gian tương đối bình ổn, lãi suất bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng duy trì xu hướng tăng từ tháng 10/2018 đến nay.

    Trong đó, lãi suất qua đêm tăng mạnh nhất, đạt đỉnh 4,533%/năm vào cuối tháng 10/2018, tăng 193 điểm phần trăm so với cuối tháng 9 và gần sát lãi suất OMO hiện tại là 4,75%/năm.

    Đồng quan điểm, một lãnh đạo cao cấp BIDV cho biết: “Thanh khoản thị trường tiền tệ liên ngân hàng tiếp tục xu hướng bớt dồi dào trong tháng 10/2018”.

    Diễn biến lãi suất VND liên ngân hàng trong tháng 10/2018, theo vị lãnh đạo BIDV có thể chia làm 2 giai đoạn chính: Thứ nhất, dao động ổn định quanh mức 3,0 - 3,5%/năm với kỳ hạn qua đêm - 1 tuần và 4,5 - 4,6%/năm với kỳ hạn 3 - 6 tháng; thứ hai, tăng mạnh 1,5 - 1,7%/năm với kỳ hạn qua đêm - 1 tuần và 0,2 - 0,9%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Đến cuối tháng, các kỳ hạn đều bám sát trần lãi suất OMO 4,7 - 4,8%/năm.

    Như vậy, bình quân cả tháng, lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 3,67%/năm, tăng 0,16% so với tháng trước và cao hơn 2,71% so với cùng kỳ 2017, trong khi lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 4,54%/năm, tăng 0,06% so với tháng trước và thấp hơn 1,28% so với cùng kỳ năm trước.

    Khối lượng giao dịch trên thị trường trong tháng 10 ở mức thấp hơn so với tháng trước và tương đương với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 26,5 nghìn tỷ đồng, giảm gần 16% so với giá trị giao dịch của tháng trước và cao hơn 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Điểm đáng chú ý là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng, NHNN cho vay trên OMO lên tới 44.544 tỷ đồng - mức cao nhất từ đầu năm 2018 đến nay và tập trung vào tuần cuối của tháng 10.

    Về tín phiếu, chỉ có 15.170 tỷ đồng được phát hành trong khi có tới 62.691 tỷ đồng đáo hạn. Tính chung cả tháng, NHNN đã bơm ròng 92.065 tỷ đồng, trong đó thông qua kênh mua kỳ hạn là 44.544 tỷ đồng.

    Mặc dù lãnh đạo cao cấp NHNN đã xác nhận không phải tất cả các ngân hàng xin nới room tín dụng đều được chấp nhận, nhưng trước thông tin một vài ngân hàng đã được nhận chỉ tiêu mới, dự báo thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng VND tháng 11/2018 về cơ bản vẫn khá căng thẳng.

    Dự kiến, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao, dao động quanh mức 4,0 - 4,7%/năm với kỳ hạn qua đêm - 1 tuần.

    Lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018, khối lượng tiền lưu hành trên OMO đã vượt khối lượng tín phiếu, đánh dấu sự trở lại của thời kỳ bơm tiền sau một thời gian dài NHNN hút tiền thông qua phát hành tín phiếu khối lượng lớn.

    “Diễn biến tăng của lãi suất liên ngân hàng cho thấy thanh khoản toàn hệ thống đang ở trạng thái eo hẹp”, một lãnh đạo cao cấp BAOVIET Bank chia sẻ.

    Lãi suất chịu áp lực tăng

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo các ngân hàng cho biết, các yếu tố tạo áp lực tăng lên mặt bằng lãi suất chiếm ưu thế chủ đạo trong tháng 10/2018, mà nguyên nhân chính là do NHNN tiếp tục duy trì định hướng điều hành chặt chẽ.

    Điều này thể hiện ở việc tăng lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày thêm 0,25%/năm để hút bớt lượng tiền dư thừa trên thị trường, đồng thời chỉ đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu cung OMO khi thanh khoản thị trường có xu hướng căng thẳng hơn.

    Bên cạnh đó, việc dịch chuyển các dòng tiền lớn trên thị trường cũng theo chiều hướng tiêu cực, đặc biệt trong nửa cuối tháng 10/2018, khi chênh lệch huy động vốn và tín dụng VND tiếp tục xu hướng thu hẹp khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng trong tháng 10, do huy động vốn VND tăng trưởng ở mức thấp hơn khoảng 0,5 - 0,7% % so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

    Đặc biệt, số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại cũng có xu hướng biến động thường xuyên hơn với mức giảm khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng trong tháng 10/2018.

    “Tâm lý thị trường duy trì trạng thái lo ngại, thận trọng với độ nhạy cảm cao trong bối cảnh rủi ro quốc tế có xu hướng gia tăng và NHNN tiếp tục phải bán ra gần 2 tỷ USD trong tháng 10 để ổn định tỷ giá”, một nghiên cứu của Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ BIDV nhận định.

    Mặc dù lãnh đạo cao cấp NHNN đã xác nhận không phải tất cả các ngân hàng xin nới room tín dụng đều được chấp nhận, nhưng trước thông tin một vài ngân hàng đã được nhận chỉ tiêu mới, dự báo thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng VND tháng 11/2018 về cơ bản vẫn khá căng thẳng.

    Dự kiến, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao, dao động quanh mức 4,0 - 4,7%/năm với kỳ hạn qua đêm - 1 tuần.

    Cụ thể, theo Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ của BIDV, lãi suất chịu áp lực tăng bởi các yếu tố chính như sau:

    Thứ nhất, chính sách điều hành của NHNN nhất quán với định hướng điều tiết cung tiền chặt chẽ, thận trọng, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm để thực hiện hai mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền.

    Thứ hai, chênh lệch huy động vốn - tín dụng VND có thể tiếp tục co hẹp khoảng 10 - 15 nghìn tỷ đồng trong tháng 11, do tín dụng trong các tháng cuối năm thường có xu hướng tăng nhanh hơn huy động vốn, trong bối cảnh nhu cầu vay vốn gia tăng theo chu kỳ và lượng tiền mặt ngoài lưu thông cũng có xu hướng tăng mạnh khiến cho huy động vốn sụt giảm.

    Thứ ba, số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại được nhận định là một biến số khó lường và dự kiến sẽ biến động nhiều hơn trong các tháng cuối năm do nhu cầu chi tiêu ngân sách có xu hướng gia tăng.

    Đặc biệt trong trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư phát triển 10 tháng đầu năm mới chỉ đạt hơn 55% kế hoạch, trong khi nguồn thu từ các giao dịch thoái vốn cổ phần diễn biến không như kỳ vọng.

    Lãnh đạo BIDV nhận định: “Trên cơ sở các yếu tố tác động chính và một số yếu tố rủi ro cần tiếp tục được theo dõi chặt chẽ bao gồm chính sách điều hành của NHNN, biến động tỷ giá và chênh lệch huy động vốn - tín dụng VND, lãi suất VND liên ngân hàng trong tháng 11/2018 được dự báo dao động chủ đạo quanh biên độ 4,3 - 4,7%/năm với kỳ hạn 1 tuần”.

    Nhuệ Mẫn
  9. CDbenly125T

    CDbenly125T Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    1.009
    Nhất trí với bác.
    vinasdaq thích bài này.
  10. hoanglamviet

    hoanglamviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2018
    Đã được thích:
    2.092
    Tôi cũng là nhà đầu tư dài hạn..và thấy ý kiến Bác trùng với nhiều người đó..Pic này chất lượng nhất của TV2 nhưng giai đoạn này ko nên duy trì..Đề nghị Mod xóa luôn đê Bác...Im lặng đúng nghĩa là Vàng giai đoạn này..Hẹn gặp lại khi TT tốt hơn..cả hai tuần hơn nay tôi ko vào F319 luôn...Cheers.,=D>:-ss:-bd
    Sirivinasdaq thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này