Tỷ giá trung tâm và 1 góc nhìn so với tỷ giá linh hoạt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 05/01/2016.

3384 người đang online, trong đó có 128 thành viên. 06:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4801 lượt đọc và 60 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Thanks bác, dù sao cũng là 1 góc nhìn thôi, còn nhiều cái cần bàn lắm, ví dụ như đã là tỷ giá theo thị trường nhưng chưa được như ý vì bản chất là NHNN vẫn là người chủ xị thông qua bộ tứ quyền lực ( CTG, VCB, AGR, BID) chứ chưa thiết lập 1 vài nhà tạo lập độc lập đúng nghĩa.
    Nhưng dù sao, đây là 1 bước tiến rất tốt và chuẩn bị cho thị trường tài chính hội nhập sau này để các DN và người dân, nền kinh tế ko bị shok, tôi ủng hộ cái này. :drm:drm:drm:drm
    magyar, kevin phamthatha_chamchi thích bài này.
  2. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.174
    Minh chém thêm về NH : NHNN và các NH sẽ dùng " cây gậy và củ cà rốt " trong việc kiểm soát tỷ gía .
    * Cty nào mà ghim USD sau này mà cần thì ngân hàng sẽ ngó lơ , cty lúc đó tha hồ chạy mua ngoài chợ đen , chưa kể phải tính đến giấy tờ hợp lệ cho kế toán , USD giả , thật ..v.v nha :)
    * Ngân hàng mà ghim đầu cơ USD , có mà hỏng bán cho NHNN thì sau này NHNN cũng sẽ ngó lơ luôn . Chưa kể có sẵn cây gây mua 0 đồng nữa :)
    Còn đại gia nào tính thao túng USD thì nhớ dòm gương bác K . Nhiều khi chỉ đầu cơ chút xíu mà thành " điển hình tiên tiến " đới :)
    Còn " ngoan " thì có củ cà rốt :)
    FBVAquariusW thích bài này.
  3. sky123

    sky123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2014
    Đã được thích:
    1.744
    Tks bài viết của bác, lâu lăm rồi f mới có bài viết thực sự chia sẽ kiến thức.
    FBV thích bài này.
  4. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Lúc này, nhnn dùng nhuần nhuyễn lắm. Công nhận là điều hành vĩ mô ở Việt Nam dễ thật ạ :)
    FBVthatha_chamchi thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Đúng là các bác ấy nhuần nhuyễn và thành thục lắm, càng ngày càng thành thụ và hy vọng theo đuổi chính sách có lợi cho nền kinh tế để dân nhờ nhiều hơn chút nữa.

    Về tỷ giá này, hiện nay tiến sát tới theo thị trường, nhưng vai trò nhà tạo lập cũng còn sơ khai và chưa có quy mô đủ lớn để điều tiết,nếu vậy thìkhả năng buột NHNN phải mậu thầu, đóng vai trò người mua cuối cùng.
  6. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    NHNN sẽ ko phải phá giá rồi cam kết giữ tỷ giá như trc đây nữa, nên tỷ giá mới là điểm lợi cho nhnn. Công thức ko công khai, nên mình đành biết vậy thôi bác nhỉ. Còn vai trò là ng mua cuối cùng, thực tế là NHNN vẫn phải làm dù là loại tỷ giá nào, vì nhnn là ng điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát các yếu tố tài chính vĩ mô. Trước đây nhnn cung ngoại tệ khi tt thiếu thông qua chiện phê duyệt bán đối với các khoản mua lớn và đặc biệt như trả nợ của cp hay nhập xăng dầu, nay em nghĩ sẽ vẫn làm thế ạ. Cộng thêm chiện đưa ls usd về 0, thậm chí đã bàn đến lãi suất âm như EU, thì điều hành càng chủ động ạ.
    FBV thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Nói chung, làm nó khéo hơn, đợt này có phá giá cũng ko ai trách mà ko phá giá cũng ko ai trách, cách làm này sẽ dẹp được tỷ giá chợ đen nhưng tạo ra tỷ gía đầu cơ, nghĩa là tạo cái chính quy hơn chút. hihi
    AquariusW thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    “Tay to” sẽ tham gia cuộc chơi tỷ giá
    Ngày 4/1/2016, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện cơ chế tỷ giá mới. Có một thông tin quan trọng khác ít được chú trong truyền thông là sự có mặt của “tay to”.
    * NHNN công bố cách xác định Tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD

    * Tỷ giá tham chiếu trong ngày đầu tiên áp dụng cơ chế mới tăng 6 đồng

    http://image.*********.vn/2016/01/04/tay-to-se-tham-gia-cuoc-choi-ty-gia_1514104.jpg
    Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.
    Theo tìm hiểu của VnEconomy, đi cùng với cơ chế công bố tỷ giá trung tâm (có thể tăng/giảm hàng ngày), Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia vào việc định hình kỳ vọng trên thị trường, gián tiếp tham gia kiến tạo thị trường.

    Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người mua bán sau cùng, nhưng có mặt đầu tiên khi thị trường cần can thiệp trước những biến động lớn hoặc có biểu hiện méo mó cung - cầu…

    Tức là, khi cung - cầu mất cân đối, tỷ giá biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua vào hoặc bán ra để hỗ trợ thị trường cân bằng.

    Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.

    Với cơ chế mới, tỷ giá trong tương lai khó đoán định. Để bảo hiểm rủi ro và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh, trong đó có giao dịch kỳ hạn.

    Cùng đó, theo Thông tư 15 Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 10/2015, các nhu cầu mua USD thanh toán trong thời gian sau 3 ngày làm việc trở lên đều phải thực hiện theo giao dịch kỳ hạn.

    Tỷ giá kỳ hạn phản ánh kỳ vọng của một bộ phận thành viên trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước tham gia giao dịch kỳ hạn, đồng nghĩa với việc cùng tham gia định hình kỳ vọng đó, có thể xem là một kỳ vọng hợp lý theo mục tiêu của nhà điều hành.

    Sự tham gia này gắn với tầm của một “tay to”, là Ngân hàng Nhà nước. Một mặt, qua giao dịch kỳ hạn, Ngân hàng Nhà nước gián tiếp đưa ra cam kết đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch, tạo thêm niềm tin cho chính sách; mặt khác, tỷ giá kỳ hạn qua giao dịch cũng sẽ làm một tham chiếu quan trọng cho thị trường.

    Cả hai yếu tố trên đều có thể hạn chế được yếu tố đầu cơ.

    Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa thông tin chi tiết về sự tham gia và cơ chế giao dịch kỳ hạn nói trên. Song, tại thời điểm này có thể thấy, với kế hoạch dự kiến trên, sự tham gia của nhà điều hành vào thị trường sẽ nhiều hơn, có ảnh hưởng hơn, có điều kiện để chủ động hơn, nhưng cũng đòi hỏi chuyên nghiệp hơn.

    Minh Đức

    VNECONOMY
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173

    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...a-moi-rat-kho-minh-bach-20160106101308317.chn
    Cơ sở mơ hồ khiến cách tính tỷ giá mới rất khó minh bạch

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cơ chế tỷ giá mới: Tỷ giá trung tâm
    Xem thêm »
    TIN MỚI

    Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể trả lời rõ câu hỏi: Các tác động của cơ chế tỷ giá mới tích cực hay tiêu cực. Bởi nó ít phụ thuộc vào cơ chế, mà phụ thuộc vào cách NHNN sẽ vận dụng cơ chế mới như thế nào.
    Ngày 31/12/2015 vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định về cơ chế điều hành tỷ giá mới với tên gọi: Tỷ giá trung tâm.

    Đây là một động thái được đánh giá là rất khôn ngoan của NHNN. Mặc dù không khác về bản chất, nhưng cơ chế tỷ giá hằng ngày này sẽ giúp NHNN chủ động, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá.

    Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc quan trọng trong cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN.

    Cơ chế tỷ giá trung tâm thực chất là gì?

    Cơ chế tỷ giá mới thực chất là việc NHNN công bố tỷ giá hàng ngày chứ không phải trong thời gian dài như trước đây.

    Trước đây, NHNN công bố tỷ giá, cho phép giao dịch trong biên độ +/-3%, và tỷ giá được công bố đó cố định cho đến khi có thông báo sau. Còn thông báo sau lúc nào thì không ai biết.

    Trong 5 năm qua, tần suất điều chỉnh tỷ giá của NHNN vào khoảng 1-3 lần/năm, mỗi lần vài phần trăm. Nhìn vào đồ thị dưới, ta thấy tần suất điều chỉnh tỷ giá của NHNN có xu hướng tăng, còn biên độ điều chỉnh lại giảm.

    [​IMG]

    Theo cơ chế mới, NHNN sẽ điều hành tỷ giá từng ngày chứ không phải lâu lâu mới thay đổi như trước đây.

    Đầu tiên phải khẳng định, đây không phải là cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Tức là doanh nghiệp và ngân hàng vẫn phải giao dịch trong biên độ cho phép chứ không phải được tự do thỏa thuận.

    Cơ chế này sẽ có tác động như thế nào? Liệu còn có hiện tượng qua một đêm mà tỷ giá sẽ thay đổi đột ngột nữa không?

    Về lý thuyết, NHNN vẫn có quyền công bố tỷ giá trung tâm ngày hôm nay chênh lệch vài điểm phần trăm so với ngày hôm qua. Không có quy định nào ngăn cản NHNN làm điều này, và NHNN cũng không cam kết mức biến động tỷ giá tối đa mà mình công bố.

    Tuy nhiên, cả xã hội ngầm hiểu với nhau rằng, sẽ không còn chuyện tỷ giá biến động mạnh qua một đêm nữa. Bởi theo cơ chế mới, NHNN sẽ giãn tiến độ, biến một cú nhảy lớn đó thành nhiều lần điều chỉnh nhỏ cho mỗi ngày.

    Đối tượng nào quan tâm đến tỷ giá trung tâm nhất?

    Người quan tâm nhiều nhất đến tỷ giá, có lẽ là các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với nước ngoài, đặc biệt là các nhà xuất nhập khẩu.

    Trước đây, khi doanh nghiệp ký hợp đồng với nước ngoài, họ luôn phải nhìn ngó và phán đoán tỷ giá sẽ thay đổi như thế nào vào thời điểm thanh toán. Nếu doanh nghiệp thấy có tín hiệu cho thấy NHNN sắp điều chỉnh tỷ giá thì sẽ là rủi ro lớn đối với họ.

    Doanh nghiệp xuất khẩu thì mong NHNN điều chỉnh tỷ giá càng sớm càng tốt, còn doanh nghiệp nhập khẩu thì lại muốn trì hoãn.Làm ăn kinh doanh vào những thời điểm này giống như đánh bạc, hên xui.

    Với cơ chế tỷ giá mới, các lo toan này có thể sẽ được xoa dịu. Đương nhiên, doanh nghiệp cũng vẫn không thể nào biết được chính xác tỷ giá vào một thời điểm trong tương lai, nhưng dự đoán tỷ giá với sai số không quá lớn thì doanh nghiệp có thể làm được.

    Tuy nhiên, lại có một câu hỏi lớn hơn đối với các doanh nghiệp: Mặc dù phán đoán được tỷ giá đấy, nhưng liệu có thể nảy sinh tình trạng khó khăn trong việc đổi tiền? Bởi rõ ràng, nếu ai cũng phán đoán được tỷ giá của ngày hôm sau thì chẳng còn ai muốn bán đồng tiền sẽ tăng giá.

    Để tránh được tình trạng này, NHNN sẽ phải vất vả hơn trong việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở mua bán ngoại tệ.

    Tại sao lại điều chỉnh hôm nay mà không phải hôm qua?

    Mỗi lần NHNN điều chỉnh tỷ giá trước đây thường kéo theo rất nhiều bình luận của các doanh nghiệp và giới quan sát, người khen cũng nhiều mà kẻ chê cũng lắm. Áp lực giải trình của NHNN trong những lần như vậy rất vất vả.

    Tại sao lại điều chỉnh hôm nay mà không phải hôm qua? Tại sao điều chỉnh 1% mà không phải là 1,5%? Những thời điểm khác thì NHNN không chịu áp lực này. Thay vì phương pháp no dồn đói góp như vậy, nay thì áp lực dư luận cũng theo đó mà được giãn đều ra.

    Cơ chế tỷ giá mới có minh bạch hơn?

    Rất tiếc là không. Ngày 04/01/2016, cùng ngày thông báo tỷ giá trung tâm lần đầu tiên, NHNN tổ chức họp báo để giải trình rõ hơn về cơ chế tỷ giá mới này.

    Mặc dù vị đại diện NHNN đã thuyết minh rất chi tiết phương pháp tính tỷ giá trung tâm với phương pháp bình quân gia quyền và giỏ tiền tệ. Nhưng đó mới chỉ là hai trong số ba cơ sở tính tỷ giá mà NHNN đưa ra.

    Cơ sở thứ ba, rất mơ hồ, được gọi tên là: “Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ”.

    Không ai biết chính xác các mục tiêu này là gì, và định lượng nó ra sao. Liệu nó sẽ làm tỷ giá lệch đi 10 đồng, 50 đồng hay vài trăm đồng so với cách tính mà NHNN đang đưa ra? Câu hỏi này chưa có lời giải.

    Đó là chưa kể đến việc liệu còn có “cơ sở” nào khác ngoài ba cơ sở đó, mà trong thông cáo của mình NHNN không muốn nhắc đến?

    "Tay chơi" lớn

    Ngay sau khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm ngày 4/1 tăng 6 đồng so với tỷ giá trong tháng 12/2015, giá đô la trên thị trường giao dịch tại các ngân hàng đều tăng mạnh. Hiện tượng này phần nào có thể được lý giải do tâm lý của các bên chưa quen với cách điều hành tỷ giá mới.

    Đây không phải là hiện tượng đáng ngại vì sẽ nhanh chóng kết thúc khi các bên quen với cách điều hành mới của NHNN.

    Các doanh nghiệp và NHTM luôn biết rằng trên thị trường ngoại hối còn có một người chơi lớn là NHNN. Ông lớn này trước đây ít xuất hiện, nhưng đã xuất hiện lần nào sẽ tác động lớn lần đó. Nay thì ông lớn tuyên bố rằng ngày nào cũng sẽ tham gia.

    Rõ ràng điều này khiến cho các bên còn lại trên thị trường lo lắng. Không lo lắng sao được khi không rõ ông lớn đó sẽ hành xử thế nào.?

    Quả thật, vào thời điểm này, chưa ai có thể khẳng định cơ chế tỷ giá mới là tốt hay không tốt cho thị trường. Muốn đánh giá cần phải quan sát cách chơi của NHNN trong việc công bố tỷ giá hàng ngày.
    sky123kevin pham thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ai-loi-ai-thiet-tu-co-che-ty-gia-trung-tam-20160105175511975.chn
    kevin pham thích bài này.

Chia sẻ trang này