1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Up trend có hay không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/01/2013.

2954 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 02:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 153166 lượt đọc và 1027 bài trả lời
  1. stocktth

    stocktth Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Đoạn trên của pác là quá pro !!! =D> =D> =D> [r2)]
  2. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Em nghe quen quen :)):)):))
  3. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531



    số liệu nào cho thấy vn xuất khẩu vàng năm 2012

    và a có tính khoản nhập vàng 2012 .

    >>>> xuất khẩu / nhập khẩu = ? bao nhiêu $



    [r2)][r2)]

    Theo Thời báo Tài chính (Anh) dẫn nguồn từ cục Hải quan Thuỵ Sĩ, cho biết năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này gần 61 tấn trang sức làm từ kim loại quý, chủ yếu là vàng, tương đương với 2,8 tỉ USD.

    Năm 2009, Việt Nam cũng đã xuất 54 tấn trang sức vàng, tăng 16,8 lần so với năm trước. Hải quan Thuỵ Sĩ phân loại vàng nhập khẩu theo hai dạng: trang sức và tiền tệ. Không rõ số lượng vàng nhập khẩu phân theo dạng tiền tệ là bao nhiêu.

    Theo số liệu của hội đồng Vàng thế giới, trong năm 2009, lượng vàng nữ trang giao dịch của Việt Nam là 15,1 tấn và vàng cho nhu cầu đầu tư là 58,2 tấn. Số liệu tương ứng trong năm 2010 lần lượt là 14,4 tấn và 67 tấn.

    Năm 2011 = ???

    Năm 2012 = ?????

    Mỗi người tự suy nghĩ lấy nhé.

    Như em có lần nói khi ra khỏi mảnh đất hình chữ S này vào SJC hay vàng éo phải SJC thì cũng như nhau hết và nó chỉ coi trọng là vàng 9999 hay vàng gì mà thôi.
  4. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    Xuất khẩu vàng năm 2011 ước 35-38 tấn
    4/1/2012 | 09:22

    Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu vàng và sản phẩm từ vàng ước 2,1 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD.

    Trả lời phỏng vấn VnEconomy ngày 3/1, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho biết thông tin trên. Căn cứ vào biểu đồ giá bình quân trên thị trường thế giới, bà Thủy ước tính xuất khẩu vàng năm 2011 khoảng từ 35-38 tấn.

    Bà Thủy nhận xét, kim ngạch nhập khẩu vàng năm 2011 tăng tới 101,6% so với năm 2010. Vàng chiếm tỷ trọng 50% các mặt hàng cần kiểm soát nên tính chung lại, nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát năm vừa qua tăng 42%.

    Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tháng 6 đạt hơn 805 triệu USD, là yếu tố kéo giảm nhập siêu cả tháng xuống còn 160 triệu USD, so với con số 1,4 tỷ USD của tháng 5.

    Xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục tăng trong tháng 7 và giảm dần từ tháng 8 khi giá vàng trong nước tăng cao và Ngân hàng Nhà nước phải cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn giá.
  5. stockvn8x

    stockvn8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2011
    Đã được thích:
    62

    bác hiểu sao mà nói chuẩn???? mình nói bác ấy nói chưa chuẩn 3 chỗ đó, bác tìm đi
  6. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    Cập nhật :Thứ ba, 30-10-2012
    Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ 9 tháng đầu năm 2012
    Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ đã có những thay đổi đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.
    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ 9 tháng đầu năm 2012 đạt 580,2 triệu USD, giảm 77,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này chủ yếu là do kim ngạch xuất nhập khẩu vàng giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 94,5 triệu USD, giảm 95,6% so với cùng kỳ năm 2011 (853,3 triệu USD); trong


    Tình hinh xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Thụy Sỹ
    đó, xuất khẩu đạt 92,1 triệu USD, giảm 89,2%, nhập khẩu đạt 2,4 triệu USD, giảm 99,8%.
    Trong khi xuất khẩu vàng của Việt Nam sang Thụy Sỹ giảm mạnh thì kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm khác tăng nhanh trong 9 tháng đầu năm 2012 như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, giày dép các loại, cà phê. Đây là tín hiệu đáng mừng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Sỹ.
    Nếu không tính giá trị xuất nhập khẩu vàng thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ 9 tháng đầu năm 2012 đạt 485,7 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 209,3 triệu USD, tăng 2,2%; nhập khẩu đạt 276,4 triệu USD, tăng 25%.
    Vụ Thị trường châu Âu

      In bài này  Quay lại
  7. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Ưu tiên các công ty của BQP năm nay đềo tốt cả ( PTB- MBB)
  8. stock24h

    stock24h Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    126
    Có lẽ múc dần được rồi.....................
  9. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    “Bồ thóc” dự trữ ngoại hối
    ►Mới chỉ duy nhất một lần trong lịch sử, dự trữ ngoại hối của Việt Nam được công bố bằng con số chính thức...Theo phát ngôn hay cách nói của một số lãnh đạo nhà nước, quy mô dự trữ ngoại hối hiện đã đáp ứng được gần 12 tuần nhập khẩu của nền kinh tế.


    MINH ĐỨC In bài viết Chia sẻ  Bình luận8 Năm 2012, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại. Giá trị này không chỉ gói gọn ở chính sách tiền tệ, mà mang tầm quốc gia.

    Chuyện rằng, một số người trong ngành ngân hàng thỉnh thoảng có nhắc lại “giai thoại” cách đây nhiều năm: tại một cuộc họp, có vị lãnh đạo cấp vụ nêu ý kiến, trong lịch sử Việt Nam từng không có một đồng ngoại tệ nào trong dự trữ ngoại hối nhà nước và cũng không cần thiết phải có.

    Tiếp nhận thông tin này, nhiều người tham dự cuộc họp, có cả đại diện một số tổ chức quốc tế, đều ngỡ ngàng. Bởi, một quốc gia không có dự trữ ngoại hối, hoặc mức dự trữ quá yếu sẽ đối diện với nhiều rủi ro…

    Một ví dụ, năm 2008, trong bối cảnh chung toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đứng trước ảnh hưởng khủng hoảng, giới đầu tư nước ngoài quan ngại và áp lực vốn ngoại đảo chiều đặt ra. Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay, con số dự trữ ngoại hối nhà nước được công bố chi tiết.

    Chiều muộn ngày 19/6/2008, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh lúc đó chủ trì một diễn đàn truyền hình trực tuyến, cùng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương (tên gọi lúc bấy giờ) và các tổ chức quốc tế Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với sự phối hợp của ngân hàng Credit Suisse.

    Buổi truyền hình trực tuyến kết nối với nhà đầu tư tại các đầu cầu Hà Nội, Tp.HCM, Hồng Kông và Singapore, thực hiện tại văn phòng của WB. Tại đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu lúc đó công bố: dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam ở mức 20,7 tỷ USD.

    Lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay con số dự trữ ngoại hối được nêu rõ như vậy. Thuộc diện bí mật quốc gia, nhưng do tình huống buộc phải công bố. Và nó được xem là có sức nặng trước quan ngại của giới đầu tư nước ngoài. Với quy mô đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định tại diễn đàn: “Đảm bảo đủ để can thiệp thị trường”.

    Ví dụ trên cho thấy dự trữ ngoại hối nhà nước có sức nặng của nó, mà không chỉ gói gọn ở chính sách tiền tệ.

    Năm 2012, sau khi sụt giảm nhanh và mạnh kể từ sau thời điểm công bố mức 20,7 tỷ USD nói trên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại. Con số mua vào năm nay ước khoảng hơn 10 tỷ USD. Tổng thể, một số tổ chức trong và ngoài nước ước tính hiện có thể đã đạt trên 20 tỷ USD.

    Còn theo phát ngôn hay cách nói của một số lãnh đạo nhà nước, quy mô dự trữ ngoại hối hiện đã đáp ứng được gần 12 tuần nhập khẩu của nền kinh tế.

    Nói theo tuần nhập khẩu là một chuẩn mực, bởi hơn 20 tỷ USD với Việt Nam là có ý nghĩa, nhưng giả sử với Thái Lan lại không hẳn là đạt yêu cầu tối thiểu. Việc tính theo tuần nhập khẩu nhằm thể hiện khả năng hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối quốc gia đó, hoặc khả năng phòng vệ trước rủi ro các dòng vốn đảo chiều. Và theo IMF, một quốc gia có dự trữ ngoại hối từ 12 - 14 tuần nhập khẩu thì được coi là đủ.

    Với tiêu chí đó, kết thúc năm 2012 Việt Nam đã có thể hài lòng hơn khi đã gia tăng được quy mô dự trữ ngoại hối. Và quan trọng hơn là giá trị chiều sâu của nó.

    Một chuyên gia khi trao đổi với VnEconomy nói vui rằng: “Anh ra ngoài “chém gió” gì đi nữa, thì người ta vẫn nhìn vào bồ thóc của nhà anh. Chuyện dự trữ ngoại hối của mình cũng theo đó mà suy xét”.

    Ý của chuyên gia này là, khi Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam đi ra thị trường quốc tế, đàm phán để huy động vốn, các đối tác sẽ để mắt đến thực lực quốc gia, mà một “bồ thóc” là dự trữ ngoại hối. Điều này cũng tương tự như một trong nhiều tiêu chí để đảm bảo thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn.

    Một quy mô dữ trữ ngoại hối tốt hơn, gia tăng rõ rệt hơn sẽ góp phần cải thiện tín nhiệm quốc gia. Tín nhiệm quốc gia cũng là một tham chiếu quan trọng khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá các doanh nghiệp. Hạng mức tốt hơn, chi phí vay vốn sẽ thấp hơn. Đây là một giá trị rõ ràng và mở rộng.

    Năm 2012, dự trữ ngoại hối của Việt Nam gia tăng mạnh, cải thiện rõ rệt. Song, tháng 9/2012, Moody’s hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, mà quan ngại nổi bật là vấn đề nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng.

    Thử hỏi, giả sử cùng với nợ xấu, dự trữ ngoại hối và biến động tỷ giá USD/VND vẫn bất ổn như vài ba năm liền trước, thì hạng mức tín nhiệm quốc gia sẽ còn xuống đến đâu?

    Ngược lại, nếu trong năm 2013, dự trữ ngoại hối tiếp tục được nâng lên, vấn đề nợ xấu được xử lý tốt hơn thì có thể lạc quan với triển vọng thăng hạng tín nhiệm trở lại. Vấn đề còn lại, là chữ “nếu” đó có nằm trong khả năng hay không.
    người thích10
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Hihi ... thì em nói là ý kiến chủ quan của em mà. Các bác cứ ném đá thoải mái đi.

    Giờ sang phần nhiều bác quan tâm hơn tiền bơm ra muợn cớ mua đủ thứ kia thì nó tác động đến TTCK thế nào?

    Chắc hẳn chưa ai quên mới tháng 12/2012 TTCK có thể coi là cạn kiệt về thanh khoản. Khi đó 2 sàn khớp chỉ tổng 400B. Nhưng sao chỉ trong chưa đến 1 tháng tiền vào 2 sòng như thác đổ với bình quân lên đến 2000B.

    Dòng tiền nhu thác lũ đẩy TTCK tăng nhanh hơn bất cứ sự phục hồi KT nào.

    Ai cũng thấy tất cả các chính sách đều mới chỉ là dự thảo chưa đựợc thông qua nhưng dòng tiền là có thật. Tiền đó đuơng nhiên chỉ có 1 CQ duy nhất có quyền in và phát hành là SBV nhưng chắc chắn bằng cách nào đó tiền đang đổ vào TTCK.

    Giờ xét đến lý do vì sao tiền lại đổ vào TTCK.

    Rất nhiều nguời đang tin rằng đây chính là khởi đầu của uptrend và so sánh nó với năm 2009. Vậy năm 2009 có đặc điểm gì?

    Sóng lớn năm 2009 có nguồn gốc từ kích cầu KC1. Khi đó 1 lựợng tiền khổng lồ tầm 180.000 tỷ đựợc tung ra cứu nền KT. Nhưng VN như chúng ta biết rồi là dân có máu cờ bạc nên 1 luợng tiền cực lớn không đi vào SX khôi phục nền KT mà đựơc đưa vào TTCK dứới cái nhãn đầu tư tài chính ngắn hạn.

    Thời đó em mới nhập môn CK nên vẫn còn nhớ đọc mọi BCTC của các CTy niêm yết đều thấy có mục đầu tư TC ngắn hạn cực khủng và BCTC em ấn tượng nhất lúc đó là của Cty VIS.

    Khi đó VIS và những con tàu ma như VSP phi điên cuồng mà em cũng chưa hiểu gì vì nó quá xa lạ những gì em hiểu.

    Thời nhập môn đó em cũng lần đầu tiên nếm trải cảm giác đu tầu và ăn đủ. Khi đó em tham gia đu tàu KSH cùng vitaminUSD, haophuUSD và Vungtausysmaster... Mua 21 bán 98. CE tới hàng chục phiên... quả là kinh hoàng.

    Giờ nó có lập lại không?

    Còn tiếp....

Chia sẻ trang này