Update...các mã CP đã tạo đỉnh và có mẫu đảo chiều giảm giá..

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Zeusck, 26/03/2014.

5465 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 20:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 52042 lượt đọc và 510 bài trả lời
  1. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    [​IMG]
    ObamaBaracktrungcntn thích bài này.
    Zeusck đã loan bài này
  2. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam

    Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông là bất hợp pháp và kiên quyết phản đối hành động xâm phạm này.

    Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm qua, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

    "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Hải Bình tuyên bố. "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".

    Theo thông cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan HD-981 vào định vị khoan tại vị trí tọa độ trên hôm 2/5. Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

    Hôm nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư cho chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC để cực lực phản đối hành động trên và kiên quyết yêu cầu công ty này dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

    "Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự", thông cáo cho biết.
    HD 981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.

    Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị rất hiện đại thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...ian-khoan-den-vung-bien-viet-nam-2986013.html
    ObamaBarack thích bài này.
  3. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711

    Thứ hai, 5/5/2014 | 11:54 GMT+7
    [​IMG]
    Ông Trần Công Trục: 'Trung Quốc đang có bước đi nguy hiểm'

    Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước đi nguy hiểm, tạo cạm bẫy với các nước có cùng tranh chấp, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhận định
    [​IMG]

    - Ông đánh giá thế nào trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
    - Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, vi phạm đến lợi ích kinh tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Công ước) đã quy định.

    Cách đây mấy năm, Trung Quốc đã rùm beng công bố và đầu tư hàng tỷ USD để sản xuất giàn khoan này. Hạ đặt giàn khoan khổng lồ khác hoàn toàn những hành động trên giấy tờ, phát ngôn hoặc gây hấn như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Đây là hành động cốt lõi để Trung Quốc thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí.

    Đưa giàn khoan ra Biển Đông không chỉ là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc mà một lần nữa khẳng định lập trường chủ quyền của họ với quần đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Khi đó, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với tư cách như một quốc gia quần đảo để tạo ra vùng chồng lấn với các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đây là những điều cực kỳ nguy hiểm.

    Vị trí được chọn để hạ giàn khoan cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Giàn khoan HD 981 được hạ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 81 hải lý. Chiểu theo quy định của Công ước, rõ ràng giàn khoan của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước.

    [​IMG]
    Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

    - Vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để công bố việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thưa ông?
    - Có người nói hành động này của Trung Quốc là đột biến, nhưng tôi cho rằng không phải như vậy. Đó là kết quả logic của một chuỗi các hoạt động của Trung Quốc như xua tàu đánh cá tràn xuống biển Đông, tổ chức tuần tra, mở rộng hoạt động của lực lượng hải giám, công bố đấu thầu 9 lô dầu khí, tiến hành các hoạt động có tính chất dùng sức mạnh để đe dọa...

    Lúc này, cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Ukraine, những căng thẳng Nga - Mỹ. Khả năng can thiệp của Mỹ là thấp, mặc dù Tổng thống Obama vừa đi thăm một số nước châu Á và có tuyên bố mạnh mẽ. Vì thế, Trung Quốc lợi dụng thời điểm này để tránh búa rìu dư luận.

    Dư luận trong nước và quốc tế thời gian qua có cảm tưởng tình hình Biển Đông êm dịu hơn, Trung Quốc không làm gì mạnh hơn và có vẻ muốn cùng các nước đàm phán.

    Nhưng theo tôi, cảm giác đó là do truyền thông tạo nên. Chúng ta muốn giữ hòa khí, nhằm vận động Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán với mong muốn giải quyết êm thấm, tránh căng thẳng không cần thiết. Chúng ta có những kiềm chế trong xử lý mối quan hệ này với Trung Quốc trong khi họ lại có những toan tính chặt chẽ và hành động cụ thể.

    - Từng là người làm công tác biên giới biển đảo, ông đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam?
    - Chúng ta đã có những phản đối, lên tiếng về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, phản ứng như vậy đã đủ chưa và phản ứng đến mức độ nào còn là vấn đề mà dư luận chưa chia sẻ được do tính phức tạp và tế nhị trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

    Theo tôi, đây là vấn đề lợi ích quốc gia, chủ quyền đất nước, lợi ích chính đáng của mình được luật pháp quốc tế thừa nhận, chúng ta phải bảo vệ, cần có những biện pháp cụ thể, thực tế và hiệu quả.

    - Chẳng hạn như biện pháp gì?
    - Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa, bằng Công hàm chính thức gửi cho phía Trung Quốc, cũng như gửi lưu chiểu cho các tổ chức quốc tế. Không thể dừng lại ở tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Công hàm có những lời lẽ phân tích đầy đủ, chính xác, tránh những câu có tính nguyên tắc, chung chung, vì sẽ khó thuyết phục.

    Về mặt dư luận, chúng ta cần tăng cường truyền thông chính xác, nói rõ địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở đâu để mọi người hiểu rõ. Nếu chúng ta không phân biệt rõ ràng khu vực này có vị trí như thế nào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì sẽ mắc vào cái bẫy, thừa nhận yêu sách vô lý của họ, biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp như ý đồ của họ.

    - Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì?
    - Logic của vấn đề là Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng, muốn độc chiếm Biển Đông, kiểm soát khống chế toàn bộ khu vực này giống như là khu vực thuộc lợi ích cốt lõi. Chiến lược đó không thay đổi, thậm chí họ làm mạnh mẽ hơn nhiều.

    Nếu dùng biện pháp quân sự chắc chắn sẽ vấp phải dư luận và thế giới sẽ không để điều đó xảy ra. Trung Quốc thực hiện bước đi nguy hiểm hơn là dùng biện pháp dân sự và kinh tế. Họ chọn vị trí, tính toán hình thức hoạt động khiến dư luận ít phản ứng hơn. Rõ ràng đây là những vi phạm lợi ích sống còn mà chúng ta có lợi ích kinh tế chính đáng ở đó.

    [​IMG]
    Vị trí giàn khoan (chấm đen vuông) mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVN

    - Ông đánh giá thế nào về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc như Philippines đã làm?
    - Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc vì Trung Quốc giải thích, áp dụng sai về Công ước, thực hiện các hành động vi phạm trên thực tế.

    Hiện Tòa án đang thụ lý đơn của Philippines được dư luận đồng tình, ủng hộ.

    Nếu so sánh với bãi cạn Scarborough của Philippines thì Việt Nam có điểm chung là Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước để đưa ra những yêu sách, những hoạt động thực tế, tranh chấp thực tế hoàn toàn sai.

    Chúng ta có quyền kiện với tư cách quốc gia thành viên của Công ước, nếu như nước khác vi phạm do giải thích và áp dụng sai Công ước.

    ObamaBarack thích bài này.
  4. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    TQ định xây sân bay trên đảo Gạc Ma của VN

    Báo mạng Want China Times, Đài Loan hôm qua dẫn nguồn tin trang Duowei News của người Hoa ở hải ngoại cho biết, quân đội Trung Quốc (PLA) có thể sẽ sớm xây dựng một cơ sở quân sự tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



    >> Yêu cầu TQ rút giàn khoan khỏi vùng biển VN
    >> Indonesia sẽ 'đấu' Trung Quốc về Biển Đông?
    >> TQ lại mời thầu dầu khí ở Biển Đông

    Đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef) là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988. Động thái mới của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ ra khu vực.

    [​IMG]
    Gạc Ma. Ảnh: Imagery © TerraMetrics, Map data © Google

    Vào năm 2012, Trung Quốc lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và bãi ngầm Macclesfield.

    Bất chấp chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

    Dẫn lời các chuyên gia quân sự, Duowei News nói rằng, Trung Quốc có thể sớm xây dựng một sân bay mới trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông. Cũng theo trang này, Trung Quốc giờ đây sẽ xem xét xây dựng sân bay cho hải quân PLA trong khi có thể điều động tàu chiến để hoàn thành dự án giữa lúc căng thẳng lãnh thổ leo thang.

    Liên quan tới tình hình Biển Đông, ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đưa ra thông báo hàng hải rằng, giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố, vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý".

    Người phát ngôn nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

    “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối", ông Bình nhấn mạnh.
  5. bokhungbigc

    bokhungbigc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    135
    Nhờ bác Zeusck mà vừa rồi tui thiệt hại ít. Thanks bác nhiều nhé
  6. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    TT đang xấu hơn dự kiến, hãy bảo trọng nhé...
    ObamaBarack thích bài này.
  7. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Nợ công Việt Nam: “Khả năng trả nợ rất khó khăn”

    Luôn khẳng định nợ công vẫn nằm trong giới hạn an toàn, Chính phủ rất ít khi biểu lộ lo lắng về vấn đề này tại các bản báo cáo trình Quốc hội.

    [​IMG]

    Nợ công có lẽ sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh tài chính quốc gia trong năm 2014, bởi con số thực của nợ công là bao nhiêu, đâu là ngưỡng an toàn vẫn là câu hỏi ngỏ

    Báo cáo gần đây nhất thì khác.

    Hoàn thành ngày 24/4/2014, bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ký vẫn được một số thành viên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội - cơ quan thẩm tra báo cáo - cho là quá lạc quan.

    Về tổng thể, có thể là như thế. Nhưng ở từng câu chữ đã thấy rõ hơn những lo lắng.

    “Nợ công tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng trên thực tế khả năng huy động và trả nợ rất khó khăn”, phần tồn tại hạn chế tại báo cáo nêu rõ.

    Nửa năm trước, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, báo cáo của Chính phủ vẫn có một khẳng định quen thuộc: “Nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn”.

    Con số được nêu tại báo cáo khi ấy là, đến cuối năm 2013, dư nợ công ước khoảng 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 39,5% GDP.

    Thế nhưng, hai chữ an toàn dường như chưa mang lại sự an tâm.

    Nợ công có lẽ sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh tài chính quốc gia trong năm 2014, bởi con số thực của nợ công là bao nhiêu, đâu là ngưỡng an toàn vẫn là câu hỏi ngỏ. Nhận định này của một chuyên gia trên VnEconomy vào ngày cuối cùng của năm 2013 dường như đã được khẳng định chắc chắn hơn, sau bốn tháng đầu năm 2014.

    Vào ngày 28/4, trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 204 mà theo nhận xét của TS. Lê Đăng Doanh là “một diễn đàn có chất lượng nhất ở Việt Nam hiện nay về tinh thần khoa học, gắn bó với thực tiễn, trung thực, thẳng thắn và xây dựng”, nguy cơ từ nợ công đã lại được đặt ra.

    Cùng với nợ xấu, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng quan niệm về nợ công chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều điểm khác với quốc tế, số liệu về nợ là đang khác nhau, sai số quá lớn và chuẩn mực đo không thống nhất. Mặt khác, quy mô nợ lớn và xu hướng gia tăng là nhanh.

    “Dường như chúng ta có xu hướng đánh giá thấp nguy cơ của nợ công hơn thực tế”, ông Thiên chỉ ra nguy cơ của nguy cơ về nợ công.

    Trở lại ba chữ " rất khó khăn" của Bộ trưởng Vinh tại báo cáo sẽ trình Quốc hội. Để nói rõ hơn cho nhận định này, bản báo cáo cung cấp thêm khá nhiều thông tin. Đó là khối lượng huy động vốn trái phiếu Chính phủ rất lớn, bình quân khoảng trên 400 nghìn tỷ đồng/năm trong ba năm tới, bằng khoảng 8-9% GDP, bao gồm huy động để bù đắp bội chi, đảo nợ và để đầu tư. Trong khi việc huy động trong nước chủ yếu là vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tới 80%, vay dài hạn chỉ chiếm 20%, dẫn đến tần suất, mức trả nợ sẽ rất cao.

    Mặt khác, việc huy động hoàn toàn phụ thuộc vào các định chế tài chính như ngân hàng thương mại chiếm 86%, các định chế tài chính khác chiếm 12%, có thể sẽ dẫn đến việc dòng tiền của hệ thống ngân hàng chỉ tập trung vào trái phiếu mà thu hẹp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, Chính phủ nhìn nhận.

    Phân tích tiếp theo được báo cáo nêu là trong 2013, lãi suất thị trường ít chịu tác động của việc phát hành trái phiếu Chính phủ do đầu ra tín dụng cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc phát hành lượng trái phiếu Chính phủ quy mô lớn sẽ có nhiều tác động tiêu cực đén mặt bằng lãi suất và chi phí vốn vay của doanh nghiệp, cũng như lạm phát trong năm 2014 và các năm tiếp theo.

    Bản báo cáo chứa đựng những kiến giải nêu trên đã đến tay các thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào chiều 29/4, ở phiên họp toàn thể chuẩn bị báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

    Nhưng, trước đó một ngày, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đã nhận định “nợ công không phải nhẹ nhàng như ta hiểu, đặc biệt tỷ lệ nợ phải trả so với thu ngân sách”.

    Đại biểu Lịch đề nghị Ủy ban Kinh tế kiến nghị Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới cần có phiên thảo luận riêng để bàn lại về nợ công.

    “Không thể cứ nói là an toàn, phải bàn lại xem thực chất nợ công là thế nào, đặc biệt là nợ trung hạn, nếu không khéo khi nợ dài hạn đến hạn trả là không chịu nổi”, ông Lịch nhấn mạnh.

    Nguyên Thảo

    VNECONOMY
    ObamaBarack thích bài này.
    Zeusck đã loan bài này
  8. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Vừa được bổ nhiệm, giám đốc nhảy lầu tự tử

    [​IMG] - Một tiếng “bịch” rất lớn vang lên ở hành lang bên phải hầm để xe của tòa nhà cao tầng. Mọi người đổ xô đến, hoảng hốt khi thấy một người đàn ông nằm bất động.

    Vụ việc xảy ra vào khoảng 15g ngày 5/5 tại cao ốc Indo China Park Tower, đường Nguyễn Đình Chiều (P. Đakao, Q. 1, TP. HCM).

    Tại hiện trường, bên trên hầm để xe một người đàn ông nằm sấp chết trên vũng máu.


    [​IMG]
    Hiện trường nơi ông L. quyên sinh

    Theo nhiều người dân ở đây, người đàn ông này đã nhảy từ tầng 9 của tòa nhà.

    Xác minh nhân thân được biết nạn nhân là ông Trần Danh L. (50 tuổi).

    Ông Lam mới được bổ nhiệm lên vị trí giám đốc một công ty TNHH được hơn 1 tháng nay. Nơi ông L. quyên sinh cũng chính là nơi ông làm việc.

    Thân nhân nạn nhân đã đến hiện trường nhận dạng. Thi thể người xấu số được đưa về nhà xác khám nghiệm pháp y trước khi trao cho gia đình lo hậu sự .

    Hiện chưa rõ nguyên nhân nào khiến ông L. tìm đến cái chết.

    Trần Chánh Nghĩa
    Zeusck đã loan bài này
  9. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Thứ 2, 05/05/2014, 20:36

    Vụ bầu Kiên, Huyền Như: Luật sư đề nghị Quốc hội giám sát

    [​IMG]

    Các luật sư đã gửi văn bản đề nghị Quốc hội giám sát quá trình giải quyết 2 vụ án Nguyễn Đức Kiên và Huỳnh Thị Huyền Như.

    Tham gia tố tụng trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, các luật sư Bùi Quang Nghiêm, Vũ Xuân Nam, Hoàng Đôn Hùng (cùng bảo vệ quyền lợi cho ông Kiên), Lưu Văn Tám (bảo vệ quyền lợi cho ông Lý Xuân Hải) đã gửi một văn bản dài 18 trang đề nghị Quốc hội giám sát quá trình giải quyết 2 vụ án Nguyễn Đức Kiên và Huỳnh Thị Huyền Như, do 2 vụ án này có liên quan đến nhau.

    Lý do đề nghị Quốc hội giám sát
    Theo các luật sư, đây là hai trong số các vụ án được xếp vào diện “đại án” tham nhũng, được dư luận đặc biệt quan tâm, được giám sát, chỉ đạo từ Ban chống tham nhũng trung ương, Ban Nội chính trung ương, liên ngành tư pháp trung ương.
    Có nhiều vấn đề phát sinh đã được đặt ra, công luận phản ánh về cả hai vụ án, đặc biệt là về trách nhiệm hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng Công thương hay của cá nhân Huyền Như, với số tiền chiếm đoạt lớn nhất từ trước đến nay, 4.900 tỷ đồng.
    Kết quả xử lý 2 vụ án này sẽ tác động rất lớn đến dư luận xã hội, đến lòng tin của xã hội vào pháp luật.
    Cả hai vụ án đều có liên quan đến việc áp dụng điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng về hoạt động ủy thác của ngân hàng thương mại, trong đó có việc hướng dẫn, giải thích điều luật này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội và Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.
    Kết quả xử lý 2 vụ án này tác động lớn đến môi trường kinh doanh, đầu tư, đặc biệt khi Quốc hội chuẩn bị xem xét sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

    Vụ bầu Kiên
    Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, ông Kiên cùng các cá nhân nguyên Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
    Ông Kiên cùng 2 cá nhân khác bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cá nhân ông Kiên bị truy tố về tội kinh doanh trái phép và trốn thuế.
    Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để trục lợi cho cá nhân mình. Không có một tội danh nào liên quan đến nhóm hành vi tham nhũng theo quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống tham nhũng trong vụ án Nguyễn Đức Kiên.
    Về hành vi cố ý làm trái, cả Kết luận điều tra và Cáo trạng đều xác định ông Kiên và các cá nhân nguyên Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu không hề có tư lợi cá nhân. Các luật sư cho rằng, xác định vụ án Nguyễn Đức Kiên là án tham nhũng là không phù hợp, có thể gây dư luận bất lợi cho các cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án.
    Bên cạnh đó, các luật sư cũng đề nghị xác định đúng bản chất các hành vi hiện ông Kiên cùng các cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm. Các nhận định cần được đánh giá trên cơ sở khoa học, lý luận, pháp lý, tránh suy diễn các hậu quả như lũng đoạn ngân hàng, gây rối loạn thị trường tiền tệ.

    Huyền Như “thoát” tội tham ô?
    Là quyền Giám đốc Phòng Giao dịch của Ngân hàng Công thương, Huyền Như đã chiếm đoạt hơn 4.400 tỷ đồng (trên tổng số tiền chiếm đoạt hơn 4.900 tỷ đồng) tại Ngân hàng Công thương. Trong đó có hơn 500 tỷ đồng là tiền vay của chính Ngân hàng Công thương bằng hồ sơ giả. Số còn lại Huyền Như dùng chứng từ giả, chữ ký giả, dấu giả để rút tiền, chuyển tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương.
    Theo quy định pháp luật, tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền, tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Trong quá trình điều tra, truy tố, đã hai lần Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm xác định trách nhiệm trả tiền của Ngân hàng Công thương và xác định tội danh tham ô của Huyền Như.
    Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự, TAND tối cao đã có ý kiến: “Huỳnh Thị Huyền Như là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Công thương do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi phạm tội tham ô tài sản, chứ không phải hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, chưa có trường hợp nào hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản”.
    Kết quả xét xử sơ thẩm, Huyền Như cùng các đồng phạm bị kết tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các khách hàng gửi tiền và không có ai bị xử lý về hành vi tham nhũng, dù tổng số tiền chiếm đoạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng.
    Các luật sư nêu, có dấu hiệu bỏ sót tội danh tham ô, hành vi tham nhũng nặng nhất trong một vụ được coi là “đại án” tham nhũng. Do Huyền Như không phạm tội tham ô, các nguyên nhân và điều kiện phạm tội tại Ngân hàng Công thương không được làm rõ.

    3.900 tỷ chưa được thu hồi
    Trong tổng số 3.900 tỷ đồng hiện chưa thu hồi được, theo phụ lục kèm theo Kết luận điều tra, gần 3.200 tỷ đã xác định được Huyền Như chuyển đi đâu nhưng các cơ quan tố tụng đã không thu hồi theo quy định.
    Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử cũng không làm rõ cụ thể tiền đi đâu và không áp dụng các biện pháp thu hồi.
    Tổng số tài sản của Huyền Như đã kê biên cho đến thời điểm này chỉ hơn 600 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền còn lại đang ở đâu, nếu nói Huyền Như dùng tiền trả nợ vay thì nợ vay trước đó đã dùng vào việc gì, các vấn đề này chưa hề được làm rõ.
    Đặc biệt, có đến 804 tỷ không xác định được Huyền Như sử dụng vào việc gì. Nội dung này thể hiện ngay trong phụ lục kèm theo kết luận điều tra vàchưa được làm rõ tại phiên tòa.
    Việc xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương và thu hồi tiền trong vụ án Huyền Như có liên quan đến trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của ông Kiên cùng các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT Ngân hàng Á Châu.

    Giải thích luật các Tổ chức tín dụng
    Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra có công văn hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác định việc Ngân hàng Á Châu ủy thác cho cá nhân gửi tiền có vi phạm quy định về ủy thác hay không, quy định tại những văn bản nào, chế tài xử lý cụ thể như thế nào.
    Ngày 17/5/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 350/NHNN-TTGSNH.m do Phó chánh thanh tra giám sát Đặng Văn Thảo ký trả lời cơ quan điều tra nêu Ngân hàng Á Châu được thực hiện nghiệp vụ ủy thác nhưng việc ủy thác cho cá nhân khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước là vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và chưa có chế tài xử lý với hoạt động ủy thác khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
    Các luật sư nêu công văn 350 trên là văn bản giải thích luật, Ngân hàng Nhà nước không có thẩm quyền giải thích luật, vì đây thuộc thẩm quyền của Ủy Ban thường vụ Quốc hội. Các nội dung giải thích của Ngân hàng Nhà nước cũng không phù hợp với thực tế, với quy định pháp luật. Công văn này được đóng dấu mật và không hề được gửi cho các tổ chức tín dụng để thực hiện.
    Các luật sư cũng lưu ý về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các sai phạm của Ngân hàng Công thương trong vụ án Huyền Như, trong suốt một thời gian dài, và ngay cả khi vụ án đã xảy ra, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý gì với Ngân hàng Công thương.
    Tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ án Huyền Như, đại diện Ngân hàng Công thương và luật sư của Ngân hàng này nêu các đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thanh tra Ngân hàng Công thương (tại nơi xảy ra vụ án), trong và sau khi xảy ra vụ án cũng không phát hiện ra sai phạm gì, kết luận đơn vị này hoạt động đúng pháp luật.
    Đối với việc góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại, sau sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố, truy tố vì kinh doanh trái phép, cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước cũng không có ý kiến gì về việc có hàng loạt doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần ngân hàng mà không có đăng ký kinh doanh ngành nghề này.
    Bản kiến nghị cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và có ý kiến về công văn 350 của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đề nghị Ủy Ban thường vụ Quốc hội chính thức có giải thích về điều 106 Luật các TCTD.

    Nghiêm minh và khách quan
    Các luật sư đưa ra nhiều thông tin, phân tích, đề nghị về các trường hợp bỏ lọt tội phạm, xác định thực chất địa chỉ chống tham nhũng, nguyên nhân và điều kiện tham nhũng.
    Bản kiến nghị nêu các trình tự tố tụng luật pháp đã quy định đều đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, nghiêm minh với mọi hành vi phạm tội, tránh oan sai.
    Theo các luật sư, không nên vì yêu cầu xét xử sớm mà hạn chế việc các cơ quan tố tụng trả lại hồ sơ, không nên vì yêu cầu xét xử sớm mà chấp nhận kết quả điều tra chưa đạt yêu cầu, chưa khách quan.
    Các luật sư cũng mong muốn các thông tin về hai vụ án được phản ánh và lắng nghe từ nhiều chiều, các phán quyết của Tòa án được đưa ra trên cơ sở tranh tụngtại phiên tòa đúng theo tinh thần cải cách tư pháp.

    Theo Công Minh

    ObamaBarack thích bài này.
  10. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Phiên GD ngày mai (7/5) có Bulltrap.......
    Last edited: 06/05/2014
    suplo66 thích bài này.
    Zeusck đã loan bài này

Chia sẻ trang này