USD chính thức tèo rồi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 02/07/2009.

4782 người đang online, trong đó có 452 thành viên. 22:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 6490 lượt đọc và 88 bài trả lời
  1. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.349
    Ha''ha'', câu em nói là chủ đề roài đấy, xem nó ảnh hưởng thế nào đến cv, cs newbie chúng ta...
    Ảnh hưởng phết nhỉ chekist
  2. chekist

    chekist Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    143
    Em không hiểu,


    CV, CS là gì thế anh?
  3. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.349
    công việc, cuộc sống
    VD anh đang trong giờ làm việc nè
  4. galacme

    galacme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2008
    Đã được thích:
    0
    HH . vũ khí đây , lần sau cứ thế này nhé để trị lại những gã đàn ông thô lỗ với chị em.

    http://ttvnol.com/forum/f_319/1181519/trang-2.ttvn
    cũng ko cần nói lời cảm ơn đâu.
  5. chekist

    chekist Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    143
  6. dongsonghong

    dongsonghong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Đã được thích:
    6
    kiểm chứng thấy hôm nay usd lên nhẹ . kẹp usd cùng lắm mất vài triệu nhằm nhò gì, lạm phát thì usd phải lên 19. bị kẹp cp là đau nhất..
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Báo mạng TIME.com ngày 2/7 đăng bài phân tích về tương lai khá ảm đạm của đồng USD. Số liệu trong bài viết trên cho thấy, từ đầu tháng 3 năm nay, giá trị đồng USD đã giảm 11% so với đồng ơ-rô (euro) và 17% so với đồng bảng Anh. Nguyên nhân được nêu ra là trước đây, trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng trầm trọng nhất, các nhà đầu tư coi việc đầu tư vào đồng USD là an toàn, song nay họ chuyển hướng sang những khoản đầu tư mạo hiểm hơn.
    Một vấn đề khác cũng đang đè nặng lên đồng USD. Giới đầu tư lo ngại rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tính đến chuyện phát hành thêm tiền, làm "ngập" thị trường bằng đồng USD, nhằm bù đắp khoản thâm hụt trong tài khóa này được dự đoán lên tới 1,85 nghìn tỷ USD ?" tương ứng với 13% GDP của nước Mỹ. Đáng lưu ý, đây là mức thâm hụt lớn nhất từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Mặc dù, ngày 24/6, FED tuyên bố không có kế hoạch mở rộng việc mua trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu cầm cố ngoài khoản 1,2 nghìn tỷ USD đã chi trong tháng 3, không phải tất cả mọi người đều bị thuyết phục bởi tuyên bố này.
    Hơn nữa, đồng USD đang phải đối mặt với những thách thức về lâu dài. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong bản báo cáo cân đối tài chính hàng năm công bố ngày 26/6 vừa qua, đã ủng hộ việc tìm một đồng tiền dự trữ mới cho toàn cầu. Động thái này được đưa ra sau lời kêu gọi của ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan), Thống đốc ngân hàng này, về một đồng tiền dự trữ thay thế đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thâm hụt ngày càng lớn. Mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc đồng USD mất vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu, và kiến nghị tìm kiếm một đồng tiền "siêu hiệu nghiệm" là "cú huých" đẩy đồng USD tới chỗ phải đối mặt với một loạt đồng tiền chủ yếu khác.
    Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là với 64% dự trữ tiền tệ của thế giới là bằng đồng USD tính đến cuối năm ngoái - nhiều hơn bất kỳ đồng tiền nào khác - việc chuyển sang một đồng tiền dự trữ mới có thể giải quyết được vấn đề song cũng có thể khiến tình hình thêm phức tạp. Do Trung Quốc sở hữu quá nhiều đồng đôla - với khoảng 2/3 trong số 2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là bằng đồng tiền Mỹ - chỉ cần bán một phần nhỏ trong khoản dự trữ của họ cũng có thể làm "sứt mẻ" giá trị số tiền còn lại. Và, đang tồn tại một mối lo lớn hơn tại Trung Quốc: giá đồng USD càng giảm thì ống tiền tiết kiệm của người Trung Quốc lại càng vơi đi. Thêm vào đó, lý lẽ về sự cần thiết phải tìm một đồng tiền dự trữ quốc tế mới không tác động nhiều tới mối quan tâm vốn vẫn được dành cho đồng USD. Chính vì vậy, hồi tháng 5, các nhà phân tích của Ngân hàng Hồng Công và Thượng Hải (HSBC) cho rằng ý kiến về một đồng tiền dự trữ mới có thể là một "đề xuất không được tán thưởng".
    Mặc dù vậy, "vị trí tiên quyết của đồng USD như là đồng tiền dự trữ của toàn thế giới không có nghĩa là nó (đồng đôla) sẽ giữ vững được giá trị của mình". Bài báo trích lời ông Xi-môn Đê-rích (Simon Derrick), trưởng bộ phận nghiên cứu tiền tệ của Ngân hàng New York Mellon tại Luân Đôn (Anh), nói rằng trước mối lo ngại về mức thâm hụt khổng lồ của nền kinh tế Mỹ cũng như vị thế đang lung lay của đồng USD, và sự hấp dẫn ngày càng tăng của các đồng tiền khác đối với các nhà đầu tư, "dường như đồng USD sẽ vẫn phải tồn tại trong tình trạng khó khăn". Có chung quan điểm với ông Đê-rích, Ngân hàng HSBC cũng đang chuẩn bị đối phó với một đợt sụt giảm mới về giá trị của đồng USD trong những tháng sắp tới./.
  8. vnindex500

    vnindex500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    0
    VN không sợ thiếu USD do dự trữ khoảng 19tỷ mà.
    Còn việc TQ có động thái thay thế XNK bằng ND tệ liệu có khả thi không khi 1 đống dự trữ của họ thì sao. Còn Mỹ thì nó chắc gì nhập hàng TQ mà trả bằng NDT nó muốn đồng tiền của mình cả TG phải dùng, mấy chiên za QT dự đoán nếu có đồng tiền thay thế đựoc USD trên diện rộng như hiện nay thì mất khoảng 40-50 năm sau cơ.
    Hiện đồng USD chiếm khoảng >70% tổng phương tiện thanh toán QT.

    E nghe lén vậy đó.
  9. trangsiBode

    trangsiBode Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế tài chính bất ổn thế này thì chứng khoán chết chắc
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Điều quan trọng nhất là Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng như thế nào đối với biến động của loại tiền thanh toán nhập khẩu. Nếu như lo ngại về việc nhập siêu của Việt Nam thì cần lưu ý Việt Nam nhập khẩu chính thức tới 15,6 tỷ USD (chưa kể hàng lậu) chiếm 75% trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Trung. Câu hỏi đặt ra cần thiết phải giải đáp lúc này là làm sao để Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của hàng Trung Quốc:

    Trung Quốc được coi là nước xuất khẩu lớn của thế giới. Hàng Trung Quốc xuất đi nhiều nước từ Mỹ, châu Âu đến châu Á. Việc nhiều nước phát hiện các sản phẩm Trung Quốc nhiễm các chất độc hại, gây hoang mang cho người tiêu dùng khắp nơi, trong đó có người Việt Nam.
    Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Trung năm 2008 đạt khoảng 20 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu 15,6 tỷ USD, chiếm đến 75% giá trị kim ngạch thương mại giữa hai nước.
    Chính vì vậy, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực do hàng Trung Quốc gây nên. Trước những thông tin bất lợi về các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, người tiêu dùng Việt Nam hết sức lo lắng. Nhiều người tẩy chay hàng Trung Quốc, hay nói như nhiều người là dị ứng với hàng Trung Quốc.
    Đây không phải là lần đầu tiên, người tiêu dùng Việt Nam nghe thấy mặt trái của hàng Trung Quốc. Nhưng dường như những đợt tẩy chay hàng Trung Quốc đến với người Việt Nam cũng như những "cơn sốt" đến rồi lại đi, bởi vì rất khó để không mua và dùng hàng Trung Quốc.
    Trước hết, hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, từ chợ lớn đến chợ nhỏ, từ thành thị đến nông thôn. Còn về mẫu mã và giá cả hàng Trung Quốc từ lâu đã lôi kéo được người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa có nhiều mặt hàng, người tiêu dùng muốn mua do Việt Nam sản xuất thì lại không có và vì thế họ bắt buộc phải mua hàng Trung Quốc, dù không muốn.
    Có người cầu kỳ, gửi mua hàng từ châu Âu, Nhật hay Mỹ về, nhưng thực tế là phần lớn các mặt hàng ở các nước đó cũng được gia công từ Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mà Trung Quốc cũng là một thành viên. Việc mở cửa thị trường cho các hàng hoá từ Trung Quốc là điều không tránh khỏi.
    Rõ ràng là việc cấm nhập hàng Trung Quốc hay không dùng hàng Trung Quốc là điều gần như rất khó đối với người tiêu dùng Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ Chính phủ cần đưa ra các biện pháp thích hợp để khuyến khích sản xuất trong nước đáp ứng tiêu dùng của người dân, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hoá nhập khẩu không những từ Trung Quốc mà còn từ các nước khác.

Chia sẻ trang này