Vấn đề lạm phát, không phải nhiều tiền hay ít tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuyanhthoi, 15/02/2008.

2204 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 04:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1598 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. QuyCocTienTu

    QuyCocTienTu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời!Xem phân tích của các bác mà phát đau đầu!Tớ đơn giản là gieo một quẻ là biết tuốt!
    Có bác nào đi uống bia không? Ta chơi theo kiểu Mỹ đi!
  2. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Sự khan hiếm có nguyên nhân gốc rễ là suất sinh lới đồng vốn quá thấp - trung bình đầu tư 7 đ mới có 1 đồng lãi - vì vấn nạn .... không chữa được vì nó bắt nguồn từ trên...... > năm 2007 lượng vốn cam kết đầu tư khoảng trên 20b USD nhưng chỉ giãi ngân được khoảng 4b thôi vì không thuyết phục được tây trong quá trình thực hiện dự án -đây chỉ là ví dụ. Còn nhiều cái khác nữa như dự án lọc dầu Dung quất .....
  3. thefirstlastkiss

    thefirstlastkiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Lạm phát cao mấu chốt là do giá cả xăng dầu thế giới leo thang. Nền kinh tế Mỹ suy thoái, trong khi đó hầu hết các giao dịch trên thế giới thực hiện bằng USD. Đồng USD mất giá nhưng chính phủ lại kìm chế sự mất giá USD tại Việt Nam để kích thích xuất khẩu, trong khi Việt Nam luôn luôn là nước nhập siêu nên kích thích xuất khẩu bao nhiêu thì nhập khẩu lại thiệt bấy nhiêu. Vì nhập khẩu thiệt hại làm cho nguyên liệu đầu vào cao nên tất cả các nhu yếu phẩm và dịch vụ đều tăng giá theo hiệu ứng domino làm cho lạm phát thực của VN chắc phải lên con số 30%.
    Kèm theo đó là dịch bệnh hoành hành, giá cả tăng, cung cầu lại mất cân đối làm cho nhóm ngành nhu yêu phẩm có tốc độ lạm phát kinh khủng, nhà nước thì điều hành kiểu vuốt đuôi, mất bò mới lo làm chuồng, Sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy, cứ loanh quanh đâm đầu vào tường.

    Việc rút tiền mặt ra khỏi lưu thông chưa đủ để giải quyết được mấu chốt của vấn đề. Người dân VN đã nghèo, hàng hóa đã đắt đỏ, nay còn thiếu tiền thì bốc xxx ăn vã cả lũ.

    Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mới giảm được tốc độ lạm phát và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế như:
    - Thả nổi hoặc giảm giá USD trong ngắn hạn để phản ánh đúng giá trị thực. Trung Quốc là nước giữ giá đồng Tệ, nên dân TQ cũng là một trong những nạn nhân của nền kinh tế Mỹ.
    - Mở cửa tự do thương mại, đầu tư và áp dụng cách chính sách thuế ưu đãi đối với nhóm ngành hàng chiếm chỉ trọng lớn ảnh hưởng đến lạm phát để làm cân bằng cung cầu
    - Tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính tiền tệ để ổn định tâm lý nhân dân
    - Tốc độ đầu tư nước ngoài quá cao so với tốc độ phát triển nội lực, tiền tệ (vốn FDI đổ vào tăng bao nhiêu lượng cung VND tăng bấy nhiêu), hạ tầng, đào tạo làm cho mất cân bằng về hạ tầng, mặt bằng, nhân công v...v làm cho việc kiểm soát nên kinh tế trở nên khó khăn khi trình độ quản lý còn yếu kém. Việc này đã có bài học khủng hoảng kinh tế của Thái Lan năm 1997.
  4. shrekhn

    shrekhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    CP làm mạnh tay thế này cũng kinh thật
    Không biết nội tình thế nào, chứ đã đến mức độ này thì cũng hơi kinh

    nhưng vẫn cố buôn chứng mà kiếm cái ăn thôi, chẳng nhẽ chuyển sang bán cơm bình dân

    cố lên anh em, dù gì cũng phải kiếm tiền mua sữa cho con
    cố lên
  5. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Hâm à? cố kiểu gì mà cố? cố cái gì mà cố. Cứ làm như cử tạ ý mà cố.
  6. kutits

    kutits Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Đã được thích:
    0
    ko có chứng chiếc gì nữa, j mỗi sáng chịu khó làm gánh rau ra chợ ngồi bán chờ thị trường có dấu hiệu hồi phụ zõ zàng nhảy vào cũng chưa muộn
  7. tuyanhthoi

    tuyanhthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn giữ quan điểm: lạm phát chủ yếu là do chúng ta kg quản lý được giá cả.

    - Nếu các bạn cho rằng chúng ta nhập siêu nhiều do đó bị ảnh hưởng bởi giá thế giới. Điều đó chỉ đúng một phần. Nhưng giá tăng từ nhập siêu do chúng ta bị CHUYỂN GIÁ mà kg có cách để kiểm soát. Bài học từ nhập khẩu linh kiện otô và dược phẩm là chứng minh hùng hồn, và nhiều mặt hàng khác...

    - Thả nổi tỉ giá là nhiệm vụ bất khả thi. Nếu làm được điều đó thì Trung quốc làm từ lâu rồi. Ngoại tệ mạnh (USD) không chỉ nền kinh tế đang phát triển như VN phải chịu sự tác động, mà ngay cả các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Châu Âu,... còn phải hứng chịu.

    - Thêm nữa, VN còn phải chịu tác động từ nội tại bản thân mình bởi hai nguyên nhân cơ bản sau:

    - Một là: Do lịch sử để lại và con đường xã hội đã chọn. Chúng ta là một nước có bộ máy hành chính cồng kềnh nhất thế giới hiện nay (Tính trên quy mô dân số). Từ đó nhà nước phải gánh chịu các khoản chi thêm cực kỳ lớn. từ đó nền kinh tế luôn bội chi ngân sách. ( VD: Nếu nhà nước lấy các khoản chi viện chợ cho phát triển hay cả vốn ODA... Chi cho bộ máy hành chính chúng ta cũng không thể biết - Đời con cháu chúng ta sẽ phải trả các khoản nợ này - Làm sao có tích lũy tư bản để đầu tư. Ở VN kg ai có thể kiểm soát được việc này. Vụ sập cầu dẫn Cần Thơ được giải quyết âm thấm như vậy các bạn sẽ tự trả lời được ODA Nhật Bản được sử dụng như thế nào).

    - Hai là: Thất thu thuế nhà nước có thể nói là cực kỳ nghiêm trọng - Những ai đã từng làm cho công ty, từ lớn đến bé, sẽ biết chính xác điều này - Về phía doanh nghiệp, để bù đắp các khoản chi không minh bạch, họ chỉ có một con dường là chốn thuế. Về phía các cơ quan quản lý, thì từ to đến bé, nền văn hoá PHONG BÌ đã là chuyện đương nhiên ( chỉ chưa đưa vào từ điển mà thôi). Từ đó chỉ có nâng giá bán sản phẩm một cách vô tôi vạ ( sẽ chẳng ai kiểm soát), mới bù đắp được các khoản chi phí vô lý nêu trên ( cùng việc lách thuế).

    - Từ đó có thể thấy: Tuy là một vấn đề có vẻ liên quan, nhưng bản chất thì khác xa nhau hoàn toàn. LẠM PHÁT VÀ CHỨNG KHOÁN CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN NHAU.
  8. apolo10

    apolo10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Đã được thích:
    0
    các bác thấy cp điều hành quá yếu kém
    đầu tiên mua đô rồi lại hút tiền về (do sợ lạm phát )hút về sau lại mua đô do(để cứu thị trường vốn) mua đô sau lại phát hành tín phiếu để hút tiền về
    thế là bác thấy ngay bản thân cp cũng ko biết nên làm gì chứ toàn chạy theo đuôi thị trường
    mà em thấy mấy bác d và giàu đều đồng nghĩa với dốt
    em nghe bảo lạm fát là do sản xuất kém v mà rà lười mà ra
    do tổng sản fẩm quốc nội ít hoặc giá đầu vào cao mà ra chứ cứ đẩy tiền ra rồi rút tiền vào làm gì tóm lại do sản xuất mà ra

    thứ hai mua đô để khơi thông vốn thì chắc chắn lại thiếu tiền đồng vì lượng tiền đồng của ta thì liệu mua được bao nhiêu đô la
    vậy là lại thiếu tiền đồng
    thế là lại fát hành tin phiếu hút tiền đồng
    tóm lại là dốt(cp) và nhân viên thì lườibởi cả năm các bác di làm chỉ chú ý xem cổ fiếu chứ có quan tâm đến công việc đâu
    ví dụ bác làm 100 cái bánh mà có 1000d thì giá 10d / cái còn nếu làm được 10 cái thì giá là 1000 d/ cái
    có thế thôi mà cứ hút tiền vào mớ dẩy tiền ra rách việc
  9. apolo10

    apolo10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với bác lạm phát không do tiền ngoài tt nhiều hay ít mà do giá trị đồng tiền giảm so với các sản fẩm quốc nội
  10. tuyanhthoi

    tuyanhthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2007
    Đã được thích:
    0
    - Như đã nói ở trên, các bạn đừng qúa quan tâm đến những vấn đề có tính chất quá vĩ mô (mặc dù nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị truờng). Các bạn là những người đầu tư chứng khoán, nên hãy nhìn vào những bất cập của những người (và cả chính sách) điều hành TTCK hiện nay của VN. Họ không thể làm được gì và chỉ bất lực đứng nhìn và hô hào suông mà thôi.

    - Một ví dụ điển hình phiên giao dịch ngày hôm nay:

    Ai cũng biết trên thị trường, các nhà đầu tư luôn nhìn vào động thái đầu tư của nhà ĐTNN và quan trọng là 10 CP có ảnh hưởng đến tình hình giao dịch của TT và sự lên xuống của Vni. Thế nhưng FPT ngày hôm nay mới đáng quan tâm: Phiên khớp lệnh liên tục bên bán còn quyết giữ giá tham chiếu mà không bán ở mức 184/Cp ( chứ dường nói bán giá sàn). Sang phiên đóng cửa, có lúc FPT còn tăng gía 185 với lệnh ATC mua áp đảo (860về KL) - ATC bán 614 về KL. Khi ATC giá mua 1680 về KL và tăng giá khớp 186 thì lệnh bán nhảy vào ATC với KL 1714. kết thúc FPT đóng cửa gái 184. Vấn đề là sao không bán từ khớp lệnh định kỳ mà cứ đợi tăng giá mới xả hàng ra.

    - Kết luận: TTCK Việt Nam bị thao túng thô bạo nhưng các cơ quan quản lý chẳng bao giờ đi tìm nguyên nhân. Chúng ta thua thiệt là ở chỗ này.

Chia sẻ trang này