Vanga xuất hiện....mọi người chú ý....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tinhot113, 02/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7139 người đang online, trong đó có 967 thành viên. 09:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1922 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. lamti

    lamti Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đã mù lại còn chơi chứng.
  2. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    lầy này thì bác sẽ bị sai dường đấy...bảo trọng:-bd
  3. hungpvn

    hungpvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    0
  4. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Nợ xấu của công ty chứng khoán, hiểu thế nào?

    Cho đến nay, có lẽ chưa có quy định nào về nợ xấu của công ty chứng khoán tại Việt Nam, đơn giản vì công ty chứng khoán chưa được phép cho vay, mà không cho vay thì lấy đâu ra nợ xấu?

    Nhưng với thực trạng nợ đọng margin cũ và rủi ro khi triển khai margin mới (đã cho vay, tất có nợ xấu), liệu đã đến lúc cơ quan quản lý nên sớm có quy định về nợ xấu cho khối công ty này?

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=48565 Trước hết, nên định nghĩa nợ xấu của công ty chứng khoán thế nào? Liệu có thể tham khảo quy định về nợ xấu của khối ngân hàng được không?
    Những khoản nợ margin được coi là xấu là nợ có mức tài sản ròng (TSR) nhỏ hơn mức xử lý, hoặc hết hạn mà không thu được gốc. Và việc tham khảo với quy định nợ xấu ngân hàng, theo người viết, là hoàn toàn có thể, nhưng cần được điều chỉnh một chút dựa trên đặc trưng của margin như kỳ hạn ngắn, tình trạng nợ được đánh giá lại hàng ngày, có thể cảnh báo và xử lý trước khi hết hạn...
    Dựa theo Quyết định 43/2005/QĐ-NHNN, có thể tạm đề xuất cho cách phân loại nợ margin của công ty chứng khoán như sau.
    Nhóm 1: Nợ đủ chuẩn, là các khoản margin được công ty chứng khoán đánh giá là có thể thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
    Nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản margin có TSR rơi vào tình trạng cảnh báo, tức là nhà đầu tư chuẩn bị bổ sung tiền hay tài sản đảm bảo khác, hoặc là margin tuy có TSR tốt nhưng hết hạn và nhà đầu tư và công ty chứng khoán đang thảo luận để gia hạn, đảo thành margin mới… trong vòng xxx ngày (chú ý là margin là các khoản tín dụng ngắn hạn nên không thể áp mức 90 ngày như nợ cần chú ý của ngân hàng).
    Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn, là các khoản margin có TSR rơi về mức xử lý và nhà đầu tư chưa thấy bổ sung tài sản đảm bảo, tuy nhiên TSR vẫn lớn hơn 0, hoặc margin quá hạn của nhóm 2 mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán không thể gia hạn hay đảo trong xxx ngày, buộc công ty chứng khoán phải tính ngay chuyện bán.
    Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
    Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là các khoản margin có TSR 0 là thu đủ nợ.
    Thời gian để công ty chứng khoán bán chứng khoán khi TSR về mức xử lý mà vẫn dương không nhiều, nói chung chỉ có thể tính bằng số phiên giao dịch, nên đã bán là phải quyết bán ngay cho bằng được. Nói cách khác, công ty chứng khoán không hề muốn các khả năng phải siết đồ khác hay kiện tụng...
    Tính đến thời điểm này, rất nhiều công ty chứng khoán đã có báo cáo tài chính quý 3, với điểm sáng nhất là các khoản phải thu đã giảm. SBS giảm phải thu được một nửa, còn 338 tỷ đồng so với đầu năm, VND giảm hơn 1/3, còn 656 tỷ đồng, FPTS chỉ còn hơn 740 tỷ đồng so với mức 2.000 tỷ đồng của năm trước...
    Và nổi tiếng nhất là... ORS: các khoản phải thu từ 1.489 tỷ đồng cuối quý 2 về còn 249 tỷ đồng cuối quý 3, tức là trong vòng 90 ngày đã giảm được hơn 1.000 tỷ đồng!
    Nợ phải thu giảm, thì nợ xấu margin... cũng giảm, kể cả các khoản khó đòi. Nợ nào dễ xử lý được thì các công ty đã giải quyết hết, và có lẽ giờ chỉ còn những cục nợ nhóm 5, tức là nợ có khả năng mất vốn (TSR âm). Nói cách khác, nợ xấu margin đang được cô đặc lại, toàn màu đen chứ không lẫn lộn xám, xanh hay tím hồng gì nữa.
    Thị trường càng lình xình thì càng khó đòi nợ, bởi rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang tìm cách “xù” margin cũ, vì họ đang bám trên một hy vọng rằng, nếu có kiện tụng thì tòa sẽ tuyên các hợp đồng margin cũ là vô hiệu. Công ty chứng khoán vì thế cũng khó mà bán hết cổ phiếu của nhà đầu tư đi.
    Do đó, nhiều công ty chứng khoán cũng đang chờ đến giải pháp cuối là trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các năm sau, hy vọng thị trường lên, công ty làm ăn có lãi trở lại mà bù vào mất mát này. Những muốn trích lập dự phòng, lại phải chờ có văn bản hướng dẫn.
    Hoàng Nam
    tbktvn

  5. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    càng giân dữ bao nhiều mình cứ vui lên, càng vui...
  6. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    tốt, 1 chú...khi nào nhiều chú bà mơi vui^:)^
  7. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Tỷ giá sẽ chỉ tăng 1% trong quý 4?

    Không lâu sau cam kết điều hành tỷ giá ổn định với mức điều chỉnh tối đa 1% trong quý 4/2011, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục nâng tỷ giá liên ngân hàng, tăng tới 0,85% trong tháng 10.

    Tỷ giá giao dịch trong hệ thống ngân hàng thì có thời điểm đã gần chạm 22.000 đồng/USD. Mức giá giao dịch thực tế trong hệ thống ngân hàng hiện còn cao hơn giá trên thị trường tự do từ 200 – 400 đồng/USD.
    Tỷ giá: ngân hàng vượt thị trường chợ đen
    Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Dương (Hà Nội) vừa phải mua gần 100.000 USD của một ngân hàng TMCP với giá 21.650 đồng/USD để trả nợ khoản vay đáo hạn cuối tháng 10 vừa rồi. Số tiền chênh lệch hơn 60 triệu đồng so với giá niêm yết của ngân hàng (mỗi USD đắt thêm 635 đồng) được hợp thức hoá bằng một hợp đồng kiểm đếm. Bà Nguyễn Thị Đoan, giám đốc công ty Hoàng Dương cho biết, trường hợp doanh nghiệp không lấy chứng từ cho “hợp đồng kiểm đếm”, giá mua USD được thoả thuận, có thể “mềm” hơn và khoản chênh lệch “hai giá” sẽ chuyển thẳng cho nhân viên giao dịch. “So với giá trên thị trường “chợ đen” cùng thời điểm, mỗi USD chúng tôi mua của ngân hàng đã đắt hơn gần 300 đồng, nhưng vẫn phải chấp nhận”, bà Đoan nói.
    Trong khi đó, doanh nghiệp có ngoại tệ bán cho ngân hàng, hầu hết được tính đúng với giá niêm yết. Theo giám đốc một công ty xuất khẩu mây tre đan tại Thạch Thất, Hà Nội, nếu tìm được doanh nghiệp có nhu cầu mua ngoại tệ để bán trực tiếp cho họ sẽ được giá cao hơn. Tuy nhiên, do vướng về thủ tục, chứng từ, nên công ty của ông buộc phải cho ngân hàng, hoặc “nhờ” ngân hàng làm trung gian. Trong trường hợp nào thì ngân hàng cũng được hưởng một khoản chênh lệch khá lớn, ít nhất vài trăm đồng trên mỗi USD.
    Hy vọng ở cán cân thanh toán
    Phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, bổ sung, việc tăng tỷ giá liên ngân hàng cũng nhằm hạn chế việc can thiệp trực tiếp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường. Thời gian qua, NHNN đã mạnh tay mua ngoại tệ vào, với mức mua ròng tới 7 – 8 tỉ USD, giúp dự trữ ngoại hối tăng lên tám tuần nhập khẩu – một mức tăng đáng kể so với hồi đầu năm chỉ ở mức hơn ba tuần nhập khẩu. Chênh lệch về lượng ngoại hối cho vay với huy động được đã giảm xuống còn 5,5 tỉ USD so với mức hơn 7,5 tỉ USD trước đó, phần vì tín dụng ngoại tệ đã giảm xuống.
    Trong trường hợp NHNN tìm mọi cách “nén” tỷ giá để thực hiện “cam kết 1%”, thị trường được dự báo sẽ có bước điều chỉnh vào đầu năm 2012 – tương tự như cách làm hồi cuối năm 2010.
    Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa nhận định, mức điều chỉnh, nếu có sẽ không quá lớn như hồi đầu năm. Cơ sở cho nhận định này là cán cân thanh toán quốc tế năm nay được dự báo thặng dư 4 – 5 tỉ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3 – 4%; kiều hối cũng tăng khoảng 10%.
    Ông Nghĩa cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất trong ổn định kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm, theo ông là kiểm soát tỷ giá: “Việc hạ mặt bằng lãi suất VND cũng cần thiết, nhưng NHNN phải cân nhắc liều lượng, thời điểm. Bởi nếu lãi suất VND thấp, vốn bơm ra nhiều hơn, tỷ giá có thể bùng lên, tâm lý lạm phát quay trở lại”.
    Thảo Nguyễn
    sài gòn tiếp thị

  8. tinhot113

    tinhot113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Làn sóng tháo chạy khỏi cổ phiếu chứng khoán?

    Bên cạnh xu hướng một số tổ chức mua CTCK để phục vụ các mục tiêu riêng, thì liệu có làn sóng ngược lại: tháo chạy khỏi cổ phiếu chứng khoán? Và câu hỏi đau đầu nhất với những “ông chủ” đang kẹt vốn tại CTCK là: muốn bán CTCK lúc này, ai sẽ mua?


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=48558 Thông tin về lộ trình thoái vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) tại CTCK Sacombank (SBS) đã được đề cập trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên của ngân hàng này hồi đầu năm nay. Nhưng điều gây bất ngờ là Sacombank lại công bố bán vào lúc này, thời điểm TTCK đang ngập chìm trong khó khăn. Đồng thời, bán tới hơn 48 triệu cổ phiếu SBS, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 48,95% về 10,95%, chứ không phải là con số chung chung dưới 50% như trong Nghị quyết ĐHCĐ nêu trước đó. Cuộc thoái vốn có khả năng thành công cao vì đó là giao dịch thỏa thuận, nhưng câu chuyện được chú ý cũng từ giao dịch thỏa thuận đó.
    Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/11, cổ phiếu SBS chỉ còn 5.900 đồng/CP, tức đã giảm 46% so với giá trị sổ sách. Điều này có nghĩa là, nếu bán ở mức giá khoảng 6.000 đồng/CP, Sacombank sẽ ghi nhận khoản lỗ thực hiện 235 tỷ đồng và khoảng 60 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (do thay đổi cách hạch toán đầu tư vào SBS từ phương pháp giá trị sổ sách do đầu tư công ty liên doanh - liên kết sang phương pháp giá thị trường). Nhưng điều đáng nói là, ngay cả khi có khả năng đột ngột bị lỗ khoảng 300 tỷ đồng, không ít người vẫn cho rằng, đây là tín hiệu tích cực cho Sacombank.
    Tổng giám đốc một công ty phân tích tài chính cho rằng, việc thoái vốn về mức xấp xỉ 11% tại SBS của Sacombank là bước đi đáng hoan nghênh. Theo vị này, việc giữ tỷ trọng sở hữu thấp tại CTCK sẽ giúp cho hoạt động của Ngân hàng ở vị trí độc lập với những rủi ro liên đới có thể có khi kết hợp cung cấp dịch vụ với CTCK.
    Đã qua rồi thời cổ phiếu chứng khoán "đắt như tôm tươi". Giờ đây, các rao mua CTCK đều hướng đến các DN có quy mô nhỏ, tài chính "sạch". Với việc cơ quan quản lý ngừng cấp phép thành lập CTCK mới, Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK không phải không có giá. Vậy nhưng, xét tình hình tài chính của SBS với 930 tỷ đồng vay ngân hàng, gần 500 tỷ đồng vay đối tượng khác và hơn 2.300 tỷ đồng phải trả, phải nộp… khiến không ít NĐT e ngại. Chính vì thế, nhiều ý kiến dự báo rằng, ông chủ mới của SBS nhiều khả năng là "người quen" với công ty này, chứ khó có thể là người hoàn toàn mới.
    "Nước nổi thì bèo nổi", lãnh đạo UBCK đã từng ví von như thế khi nói về mối quan hệ giữa diễn biến TTCK với hoạt động của CTCK. Với dự báo chưa mấy khả quan về tình hình vĩ mô sắp tới, TTCK sẽ khó lòng tạo được đột biến. Có thể lý do Sacombank thoái vốn tại SBS là để giảm tỷ lệ góp vốn của Ngân hàng tại các DN về dưới 11% - tỷ lệ giới hạn các khoản đầu tư vào các DN như Luật Các tổ chức tín dụng yêu cầu, nhưng vụ thoái vốn này khiến người ta nhìn ra bình diện rộng hơn: liệu cổ phiếu chứng khoán đã đi vào giai đoạn thoái trào? Bên cạnh xu hướng một số tổ chức mua CTCK để phục vụ các mục tiêu riêng, thì liệu có làn sóng ngược lại: tháo chạy khỏi cổ phiếu chứng khoán? Và câu hỏi đau đầu nhất với những “ông chủ” đang kẹt vốn tại CTCK là: muốn bán CTCK lúc này, ai sẽ mua?
    Bùi Sưởng
    đầu tư chứng khoán

  9. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    túm lại là nàm xao
  10. VGSPVXHLA

    VGSPVXHLA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    13.298
    tóm lại là vẫn đang tính chưa ra... he
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này