1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VCB (Vua Của Bank) - Tái khẳng định giá trị trong năm 2019.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bentyeuqui, 10/02/2019.

3102 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9120 lượt đọc và 50 bài trả lời
  1. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Trước khi được em @nhang tặng bia vụ cá độ thì chiều nay cũng nên tự thưởng bia trước nhỉ :))

    Huy Khoa
    khoaita2009 thích bài này.
  2. Deadpool

    Deadpool Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2018
    Đã được thích:
    1.409

    Hold VCB ăn cổ tức 8%/năm cũng ngon.
  3. nhang

    nhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2018
    Đã được thích:
    9.168
    Còn 3.2 giá
  4. Thanhbinhbn

    Thanhbinhbn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Đã được thích:
    5.592
    Bác chủ cho xin cái đánh giá về Gem của MBB với.
  5. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Phần 1 (tiếp)………..Thiên hùng ca bi tráng của dòng Bank (2001-2007) !

    Tiến trình gia nhập WTO là cả một chặng đường dài chuẩn bị , đàm phán, kí kết kéo dài gần 1 thập niên với nhiều cơ hội chốt deal sớm bị bỏ lỡ cho dù đã đệ trình hồ sơ từ 1995 (nghe đâu đó có cả lý do cả tin anh bạn vàng ) . Nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng đã nhảy được lên con tàu vét sau Trung Quốc 5 năm. Với tâm thế vừa run rẩy lẫn hồ hởi chúng ta giống đứa trẻ bước ra biển lớn với nhiều bỡ ngỡ trước các quy tắc, tập quán thương mại kinh doanh quốc tế. Và cũng chính vì sự run rẩy, bỡ ngỡ thiếu chuẩn bị này mà chúng ta chưa tạo ra nhiều các doanh nghiệp tư nhân lẫn Ngân hàng đủ tầm để chơi sòng phẳng với các đối thủ, chủ yếu vẫn dựa chính vào các Tổng công ty nhà nước (rồi biến thành các Tập đoàn quả đấm thép quay lưng đấm vỡ mồm chính anh em ta sau này....he he ), cũng như dựa vào 4 Ngân hàng quốc doanh vốn điều lệ đâu đó vài ngàn tỷ.

    Đứng trước cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO tất yếu sẽ có một cơn sóng bùng nổ đầu tư, sx, thương mại và đòi hỏi phải có một kênh bơm máu cực lớn , rõ ràng ai nhạy bén sẽ thấy ngay được triển vọng cũng như dư địa tăng trưởng cực lớn cho ngành Ngân hàng còn non trẻ của Việt nam. Và những con mắt đầu tư lão luyện, các con cá mập họ thừa hiểu điều này chuẩn bị thổi bùng cơn đại sóng của cổ phiếu Ngân hàng- Tài chính từ cuối 2004 cho tới tận cuối 2006. Huy Khoa khi đó mới chỉ là một cậu thanh niên mới chập chững vào đời cùng một đống lý thuyết suông và 2 bàn tay trắng nhưng cũng lờ mờ tư duy và nhận ra được cơ hội này (may hơn khôn) nên cũng nắm được chút thành quả ban đầu với dòng cổ phiếu Ngân hàng trên thị trường OTC (Exim, VP, Sacom). Đó là hướng đi đúng của các nhà đầu tư cá nhân, vốn còi……còn các đại gia, tổ chức thì hừng hực khí thế săn đón mua lại các Ngân hàng nhỏ…….các Ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt, các Ngân hàng nông thôn để chạy cấp phép lên Ngân hàng đô thị và biến thành các Ngân hàng TMCP với con số vốn bé tẹo 50-100 tỷ ban đầu (nên nhớ đến cuối 2004 ngay cả VPbank và Eximbank vẫn là các Ngân hàng phải nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước và chỉ được gỡ vào đầu 2005. Còn Ngân hàng SHB , Oceanbank,……. cũng vẫn đang là các Ngân hàng nông thôn mà thôi)

    Chính vì nhu cầu vốn đòn bẩy lớn cho việc phát triển kinh tế chú trọng đầu tư, tăng trưởng cũng như sự dễ dãi trong việc cấp phép thêm cho 12 Ngân hàng nông thôn lên thành Ngân hàng TMCP hoạt động tại đô thị đã khiến cho hệ thống Ngân hàng xuất hiện rất nhiều gương mặt mới lạ, tăng về số lượng nhưng không hề tăng mấy về quy mô cũng như chất lượng……….số lượng NHTM cũng tăng từ 48 NH trước năm 2000 lên 63 NH vào năm 2007. Mặc dù sau đó tự các Ngân hàng nhỏ đều có các cuộc chạy đua tăng vốn, nâng cấp nhưng ngay lập tức chưa thể bù đắp được sự nội lực yếu kém của nó. Sự bát nháo các Ngân hàng yếu kém này cũng là tiền đề góp phần cho các cuộc chạy đua lãi suất huy động/cho vay trên thị trường vốn, hay những cú lượn vòng của tỷ giá hối đoái chính thức/chợ đen cũng như sự bùng nổ sợ xấu sau này.

    Và rồi….cuộc khủng hoảng Kinh tế trăm năm một lần nổ ra vào năm 2008…….Khà khà……Thật là hãi hùng….. :))

    (Còn tiếp.....)

    Huy Khoa
  6. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    MBB tôi không theo deal nên không tìm hiểu nhưng cũng mong MBB lên mạnh vì lúc đó VCB cũng hưởng lợi lớn vì vẫn còn hơn 100 triệu cổ MBB có thể bán bất cứ lúc nào mà không cần thông báo. Nếu bán được chỗ MBB đó chỉ cần loanh quanh giá 21 thôi là có hơn 1000 tỷ lợi nhuận rồi. MBB lên 26-27 thì ngon quá

    Huy Khoa
    Deadpool, chieuxua, khoaita20091 người khác thích bài này.
  7. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Hôm nay nước ngoài tiếp tục mua 1.02tr/1.6tr khối lượng khớp VCB. Cứ thế này cũng căng nhỉ :)

    Huy Khoa
    LINHPLC, vitconlonnhonkhoaita2009 thích bài này.
  8. vitconlonnhon

    vitconlonnhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2018
    Đã được thích:
    4.114
    Chúc mừng các bác lồi mồm với VCB:)):)):))
  9. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Phần 2 - Cuộc khủng hoảng của hệ thống Ngân hàng 2008-2010 cộng hưởng bởi cuộc Đại khủng hoảng Kinh tế toàn cầu.

    Sau cú bùng nổ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng 2004-2007, giới Ngân hàng bắt đầu xuất hiện rất nhiều các nhân vật mới : thế lực mới Đông Âu - Hồ Hùng Anh, Quang Masan thay thế chị Nga tại Techcombank để chị toàn tâm toàn ý với ngôi nhà nhỏ Seabank J), anh Hiển T&T với SHB, anh Thắm với Oceanbank bắt đầu xuất hiện nổi đình nổi đám,…….Bên cạnh đó là rất nhiều các Ngân hàng nhỏ lạ hoắc như: Phương Đông, Phương Tây, Kiên Long, Viet Á, Vietbank,Xây dựng, Năng lượng, Dầu khí,..……..Thật đúng là trăm hoa đua nở ………nhưng thực chất hệ thống Ngân hàng TM khi đó giống như một đống hổ lốn. Ngoại trừ những ông bà chủ Ngân hàng có một chiến lược phát triển dài hơi và có kiến thức quản trị tốt thì hầu hết các Ngân hàng nhỏ giống một tiệm cầm đồ nhằm bơm vốn cho các hoạt động đầu cơ chứ không hề có chút hình thái nào của một Ngân hàng thương mại chuẩn mực.

    Các hoạt động đầu cơ của mọi thành phần kinh tế lúc bấy giờ, với sự góp sức của các các Ngân hàng thương mại này đã góp phần tạo ra cuộc chạy đua lãi suất huy động và thổi giá các tài sản, đặc biệt là bất động sản thời điểm 2006-2008. Tuy nhiên, thật sai lầm khi đổ lỗi cho các Ngân hàng nhỏ này tạo ra việc bơm thổi giá tài sản, họ chỉ góp một phần nhỏ mà thôi vì thủ phạm chính là việc bơm tiền quá nhanh của Ngân hàng nhà nước cho mục tiêu tăng trưởng trong khoảng thời gian ngắn từ 2004-2007, với mức tăng bình quân hơn 30%/năm, trong đó đỉnh điểm là tháng 6/2007 với mức cung tiền M2 tăng trưởng tới 46% so với đầu năm (xem đồ thị bên dưới). Các Ngân hàng nhỏ yếu kém về nền tảng tài chính, năng lực quản lý vừa là tội đồ và cũng là nạn nhân trong vòng xoáy kim tiền chạy theo các thương vụ đầu cơ, ăn xổi và sau đó đã tự mắc vào cái bẫy nợ xấu , nợ mất vốn do chính mình giăng ra khi mà cuộc khủng hoảng Kinh tế toan cầu bùng phát manh nha từ cuối 2007. Sự cộng hưởng của cuộc Khủng hoảng Kinh tế toan cầu vĩ đại 2008 và sự yếu kém nội tại của hệ thống Ngân hàng thương mại đã tạo ra một số “thành quả” khó quên trong giai đoạn này:

    - Lãi suất huy động 2008-2009: 18-20%, lãi suất cho vay lên tới 20%-23%. Việc chạy đua lãi suất này là hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ đột ngột (nâng tỷ lệ DTBB, tăng lãi suất cơ bản tới 14%....) gây thiếu thanh khoản trên thị trường vốn, đặc biệt là tại các Ngân hàng nhỏ đã dẫn tới cả nền kinh tế như lên đồng vì nhu cầu tiếp máu và hệ quả tất yếu là chi phí vốn được đẩy lên tới mức cắt cổ.

    - Tỷ giá hối đoái 2008 nới tới 4.5% nhưng tỷ giá chợ đen có lúc còn chênh thêm 5-6% nữa

    - Con số nợ xấu lên tới 10%-15% toàn hệ thống nhưng thực chất còn cao hơn

    - Dự trữ ngoại tệ lúc căng thẳng nhất chỉ còn chưa tới 3 tuần nhập khẩu (đây là ngưỡng cực kì nguy hiểm cho hoạt động thanh toán quốc tế )

    - Thị trường vàng, ngoại tệ chợ đen nhảy nhót như nhịp tim của bệnh nhân cao huyết áp

    Sự bát nháo này chỉ bắt đầu được đưa vào trướng kiểm soát vào năm 2011 khi mà anh Bình R, bạn thân Huy Khoa lên làm Thống đốc NHNN

    (Còn tiếp.....)

    Huy Khoa
    Henry_Pham, LINHPLC, pte_j241751 người khác thích bài này.
  10. moonbeam

    moonbeam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Đã được thích:
    165
    bác nói bác này ạ? #:-s

    [​IMG]

Chia sẻ trang này