1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VCS , cú MA kinh điển!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 12/08/2014.

2827 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 438560 lượt đọc và 3807 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.078
    Tỷ phú Việt Nam sắp ra mắt xe tự lái Made in Vietnam đầu tiên “Năng Do Thái” là ai?
    Chủ tịch của Tập đoàn sắp ra mắt xe tự lái là ông Hồ Xuân Năng, một doanh nhân thường được mọi người gọi là Năng "Do Thái". Ông Năng hiện là người giàu thứ 11 trên sàn chứng khoán với khối tài sản gần 11.000 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ngày 26/3 tới, Tập đoàn Phenikaa sẽ phối hợp với một số tổ chức uy tín tổ chức Hội thảo quốc tế “Công nghệ tự hành và giao thông thông minh”. Được biết, sự kiện này sẽ thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, giao thông, thành phố thông minh và các công ty hàng đầu về xe hơi Toyota, Honda, Mazda, Công ty xe tự hành Tier IV…

    Điểm nhấn của sự kiện này là Tập đoàn Phenikaa, thông qua đơn vị thành viên là Công ty cổ phần Phenikaa X (start-up do ông Hồ Xuân Năng đồng sáng lập) sẽ giới thiệu mẫu xe tự hành thông minh “Made-in-Vietnam”.

    [​IMG]
    Theo giới thiệu của tập đoàn này, đây là xe tự hành thông minh đầu tiên tại Việt Nam, với công nghệ xe tự lái ở cấp độ 4 dựa trên thang đo 5 cấp độ cho xe tự lái của Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (SAE), do chính đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia của Tập đoàn nghiên cứu phát triển.

    Mẫu xe tự hành sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và hầu hết các công nghệ tiên tiến trên thế giới như bản đồ 2D/3D, cảm biến Lidar, SLAM, học máy, học sâu…

    Người đứng sau những chiếc xe tự lái made in Vietnam đầu tiên ấy là ông Năng “Do Thái”. Người ta gọi ông Năng với nickname trên vì ông là người nhạnh bén, thông minh và làm thay đổi thời vận của Tập đoàn Phenikaa.

    Như vậy, sau VinFast, Phenikaa là doanh nghiệp Việt tiếp theo có ý định lấn sân sang sản xuất ô tô công nghệ.

    Tập đoàn Phenikaa có tên đầy đủ là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A, được thành lập vào tháng 10/2010, trụ sở hiện đặt tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Thời điểm ban đầu, công ty này có số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm Nghiêm Thị Ngọc Diệp (99%), Phạm Hùng (0,5%) và Phạm Thị Thu Hằng (0,5%).

    Đến tháng 6/2013, cả 3 cổ đông trên đồng loạt giảm sở hữu tại Phenikaa, thay vào đó là sự xuất hiện của ông Nguyễn Quốc Dung với việc nắm giữ 98% cổ phần. Tại ngày 24/2/2017, vốn điều lệ của Phenikaa đạt mức 1.600 tỷ đồng, 10 tháng sau đó, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên mức 2.100 tỷ đồng rồi đến tháng 8/2019 số vốn điều lệ của Phenikaa là 3.000 tỷ đồng, chi tiết cổ đông không được đề cập. Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật là ông Hồ Xuân Năng.

    Trước khi trở thành tỷ phú, ông Năng có một hành trình dài với khởi điểm chỉ là cán bộ nghiên cứu nông nghiệp.

    Từ cán bộ nghiên cứu nông nghiệp đến doanh nhân sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán

    Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Bách khoa, bảo vệ luận án Tiến sĩ thành công và trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ NN-PTNT.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng sau đó, ông đã bước chân sang ngành kinh doanh, trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô FORD Việt Nam.

    Năm 1999, ông Năng đến với Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT.

    Tại Vinaconex, ông Năng kinh qua nhiều vị trí từ Thư ký Chủ tịch HĐQT đến Giám đốc công ty Đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Năm 2007, ông Hồ Xuân Năng được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty này. Đây cũng là tiền thân của Vicostone sau khi doanh nghiệp này lên sàn và thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn vào năm 2013. Năm 2014, ông Hồ Xuân Năng làm bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Vicostone (VCS).

    Từ vị thế làm thuê, làm công ăn lương, ông Hồ Xuân Năng trở thành ông chủ của một trong những doanh nghiệp có quy mô hàng đầu trên thị trường chứng khoán.

    Theo báo cáo tài chính quý IV.2018 của VCS, năm 2018 VCS đạt 4.522 tỷ doanh thu, tăng so với mức 4.352,5 tỷ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế đạt 1.318 tỷ đồng, chưa đáp ứng kỳ vọng 1.355 tỷ đồng đề ra. Lợi nhuận sau thuế thu về gần như đi ngang cùng kỳ ở mức 1.123,5 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 2 tỷ đồng.

    Trên thị trường chứng khoán, từ năm 2014, cổ phiếu VCS của Vicostone đã tăng trưởng không ngừng. Năm 2017, thị giá cổ phiếu này đã tăng 143% và tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu 2018.

    Tính đến phiên 29.03.2018, VCS đã thiết lập đỉnh mới tại mức giá 262.500 đồng/cp, tăng 4% so với đầu năm, vượt qua SAB và VCF, trở thành cổ phiếu có giá cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo giá cổ phiếu hiện nay, ông Năng đang có 11.406 tỷ đồng.

    Vực dậy Vicostone và cuộc thâu tóm ngoạn mục

    Thời điểm ông Năng tiếp nhận Vicostone, công ty đang đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng chính nhờ sự thông minh, nhạy bén và tài quản lý của mình, ông Năng đã "nâng tầm" Vicostone từ một công ty nhỏ thành công ty có quy mô lớn hơn nhiều công ty mẹ ngày hôm nay.

    Về phần công ty Vicostone , với hệ thống các đại lý phân phối trên toàn cầu, sản phẩm của Vicostone đã hiện diện tại khắp các châu lục, cung cấp ra thị trường hàng triệu m2 mỗi năm và là một trong những nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu trên thế giới hiện nay.

    Trong đó, 3 thị trường khắt khe bậc nhất thế giới là Bắc Mỹ, châu Úc, châu Âu là những thị trường mang lại doanh thu chính cho Vicostone.


    Từ mức vốn điều lệ 22,93 tỷ đồng ban đầu năm 2005, con số này đã tăng hơn 69 lần và chạm mức 1600 tỷ đồng tính đến cuối quý năm 2019. Tổng doanh thu cũng tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2013 đạt trên 34%. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của Vicostone lại không đạt kỳ vọng và giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013.

    Theo đó, nhuận sau thuế giảm mạnh từ gần 123 tỷ đồng năm 2011 xuống còn chỉ 56 tỷ đồng trong năm 2012 và 68 tỷ năm 2013.

    Chưa hết, Vicostone còn bị đe dọa về thị phần, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng do nguy cơ về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế khi xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh: khả năng gặp rủi ro cao về thị phần, phải hạ giá bán, tăng giá mua đầu vào (do có nhiều nhà sản xuất cùng loại sản phẩm).

    Trong bối cảnh ấy, ĐHCĐ của Vicostone đã chấp thuận cho Công ty Phenikaa, đối thủ cạnh tranh của Vicostone được mua từ 51 - 58% cổ phần của Vicostone mà không phải thông qua chào mua công khai. Đến cuối tháng 9/2014, Vicostone đã mua lại 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, qua đó làm tăng tỷ lệ biểu quyết của Phenikaa lên 72,5%.

    Thương vụ này không có gì đáng nói nếu như đại gia Năng Do Thái "lộ diện" với cương vị ông chủ mới của Phenikaa chỉ sau hơn 3 tháng Phenikaa thâu tóm Vicostone.

    Với việc nắm giữ 90% vốn điều lệ của Phenikaa, ông Năng đã thâu tóm ngược lại Phenikaa, đồng thời nắm đủ số cổ phần để kiểm soát luôn cả Vicostone.

    [​IMG]
    Động thái này của ông Năng đã gây sửng sốt trong giới doanh nghiệp khi đó. Đây cũng chính là bước ngoặt giúp ông Năng trở thành một trong những người giàu nhất trên TTCK khi lợi nhuận của VCS tăng từ mức 2 con số của năm 2013, lên mức 3 con số năm 2014 và đến năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Vicostone trên nghìn tỷ đồng.

    Chính vì sự thông minh và nhạy bén giới kinh doanh gọi ông Hồ Xuân Năng là Năng "Do Thái".

    Mối lương duyên với ô tô và chuyện sản xuất ô tô tự lái made in Vietnam đầu tiên

    Ông Năng nổi tiếng trên thương trường với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo, nhưng ông cũng là người đã viết hai cuốn sách được giới chuyên môn tìm đọc khá nhiều gồm "Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống cơ điện tử ôtô" và cuốn "Kỹ thuật động cơ ôtô" được xuất bản năm 2020.

    Năm 2008 - 2009, khi Vicostone bắt đầu phát triển mạnh, ông Năng đã có ý định đầu tư vào một trường đại học, nhưng rồi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, Công ty lại đang đầu tư vào thị trường Mỹ, ông đành gác lại dự định. Năm 2015 - 2016, ông mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. "Bẻ lái" cho Thành Tây, ông Hồ Xuân Năng phát triển trường này theo định hướng trở thành trường đại học nghiên cứu trình độ cao.

    Năm 2018, Viện Nghiên cứu và công nghệ Phenikaa (PRATI) và Viện Nghiên cứu tiên tiến Thành Tây (TIAS) được ra mắt.

    Và sắp tới, chiếc xe tự hành thông minh Phenikaa được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mẫu xe đầu tiên sau 6 tháng bởi chính nhóm dự án là các nhà khoa học, chuyên gia và kỹ sư thuộc Tập đoàn Phenikaa từ các Trung tâm/Viện nghiên cứu, trường Đại học Phenikaa và Công ty CP Phenikaa X.

    [​IMG]
    Ô tô tự lái made in Vietnam theo thông tin từ doanh nghiệp của ông Hồ Xuân Năng.
    Cụ thể, họ bắt đầu nghiên cứu về xe tự hành từ tháng 4/2020 với hành động đầu tiên là tập hợp các nhà khoa học Việt Nam ở các nước để thành lập đội chuyên nghiên cứu về giải pháp tự hành. Đến tháng 9/2020, đội được thành lập và cùng nhau lên ý tưởng lớn.

    "Nhưng khi mới bắt đầu, nói thật là toàn đội không biết bắt đầu từ đâu. Vì để tạo ra xe tự hành gồm rất nhiều công nghệ trộn lẫn vào nhau. Do đó, chúng tôi bắt đầu từ việc nghiên cứu, chế tạo một con robot tự hành bình thường chạy trong trường ĐH Phenikaa để cung cấp nguyên vật liệu cho các khu vực khác nhau mà không cần giao tiếp" - một lãnh đạo của Phenikaa cho biết.

    Theo quảng cáo, chiếc xe tự hành này hoàn toàn không có tay lái nên không cần hệ thống trợ lái, chế độ tự hành được thực hiện khi người dùng tương tác với xe thông qua phần mềm được thiết kế riêng biệt. Chỉ cần mở ứng dụng và lựa chọn điểm đi- điểm đến.

    Nhà sản xuất cũng cho hay, định hướng chiếc xe tự hành này được hoạt động trong các khu vực tư nhân như các khu du lịch, resort, sân golf dù ước mơ lớn hơn là xe được tham gia giao thông ngoài đường còn gặp nhiều vướng mắc ở Việt Nam.

    Ngoài việc giới thiệu mẫu xe tự hành, Phenikaa cũng giới thiệu giải pháp công nghệ cho giao thông thông minh được thực hiện bởi công ty thành viên Phenikaa MAAS.

    Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi

    Giàu có là thế nhưng ông Năng ít xuất hiện trước truyền thông. Người ta gọi ông là tỷ phú giấu mặt. Ông nổi tiếng với câu nói: Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi.

    Và các quan điểm kinh doanh gắn liền với ông đó là: Vì quyền lợi tất cả các bên. Quyền lợi “các bên” theo lời ông Năng được xếp theo thứ tự: Đầu tiên là người lao động, thứ 2 là khách hàng và đối tác, thứ 3 là cổ đông, thứ 4 là xã hội và cuối cùng mới là ông.

    Về câu chuyện cạnh tranh, ông Năng cũng có quan điểm rất rõ ràng. Cạnh tranh cũng là một câu chuyện được nhắc nhiều đối với Vicostone trong thời gian vừa qua khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường đá thạch anh trên thế giới. Chính ông Năng cũng nói nhiều lần về mối nguy này, và dù hiện tại Vicostone vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu nhưng chỉ sang năm sau, các công ty Trung Quốc sẽ đuổi kịp về công nghệ.

    “Nhưng tôi thấy đó không phải là vấn đề gì lớn. Việc có đối thủ cạnh tranh là việc tốt, vì phải có đối thủ cạnh tranh, chúng ta mới cải tiến và thay đổi được. Nếu không có đối thủ, chúng ta tưởng mình đã tốt rồi và không cải tiến gì, chắc chắn sự phát triển sẽ không bền vững” – ông Năng nói một cách đơn giản.

    “Nếu họ làm tốt, tức là thế giới này vẫn còn bao la, bắt buộc chúng ta phải tiếp tục cải tiến. Trong chiến tranh, trong kinh tế hay trong cuộc sống cũng vậy. Nếu không có sự cạnh tranh, không có cái mốc để hướng tới thì mình sẽ không thể tiến bộ”, ông Năng bày tỏ quan điểm.

    Ngày 26/3, người Việt sẽ biết nhiều thông tin hơn liên quan đến xe tự lái made in Vietnam đầu tiên và mong chờ “niềm tự hào Việt Nam” sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
  2. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.991
    Hi bác @dongdatu !

    Pic này của bác có tuổi đời khá cao đó.
    Ngày đó, em mới mon men vào sàn - là lúc em được bx em tháo cái cũi "đừng có mà mon men vào cái sòng bạc - đưa mẹ con em ra đường"... cũng là lúc em được tự do, công khai giữa cộng đồng mà đọc, mà nghiền xay lúc rảnh.

    Đọc những pic về VCS - rất nhiều ý kiến trái chiều, tranh luận nảy lửa khiến cho em ko dám quyết.
    Và cái pic này, là một kỷ niệm đẹp khiến em rất nhớ (vì đọc đi đọc lại), và nhớ cũng vì kém duyên với VCS do thiếu bản lĩnh và quyết đoán.

    VCS nổi tiếng sau đó, và là phần thưởng rất lớn cho những ai dám đi ngược đám đông.
    dongdatu, DucKyu, dangthanh162 người khác thích bài này.
  3. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871

    https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/10-nguoi-giau-nhat-san-chung-khoan-viet-707711.html

    10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt

    Ông Hồ Xuân Năng tiếp tục đứng vị trí thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2020. So với năm 2019, tài sản của ông đã tăng 2.356 tỷ đồng.

    Quê quán: Nam Định

    Lĩnh vực: Vật liệu xây dựng

    Chủ tịch HĐQT CTCP Vicostone
    Cổ phiếu: VCS

    Tài sản: 10.756 tỷ đồng ̴ 0,47 tỷ USD

    (Theo Zing)



  4. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871

    Còn anh em nào
    Tuần mới rực rỡ cùng VCS
    Anh/em vẫn hold VCS chứ nhỉ :)
  5. wildboar

    wildboar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    9.908
    Nay bán hết chờ mua sau
    dongdatu thích bài này.
  6. duongmanhhung

    duongmanhhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2015
    Đã được thích:
    2.424
    Vì sao FRT tăng nhanh giảm nhẹ tích luỹ Vol cạn:
    Theo cá nhân mình thấy đây là Case mà các quỹ, cá mập đã nhìn thấy
    Nếu bạn là cổ đông của Mwg Pnj bạn sẽ ước mình sở hữu chúng vào năm 2014 khi Mwg PnJ mở rộng chuỗi DMX và PNj khi tìm ra công thức thành công, sau có 7 năm MwG tăng 20 lần, PnJ tăng 7 lần và còn có thể tăng tiếp được nữa,
    2018- FRt lên sàn và cho đến hôm nay sau hơn gần 4 năm Vốn hoá FRT mới chỉ bằng lúc lên sàn khi đó FRT mới chỉ có 480 cửa hàng FPT SHOP , nhưng hôm nay FRT có 650 cửa hàng FPT Shop sắp có chuỗi PC dành riêng cho Laptop, có chuỗi cho Sản phẩm của Apple, và đặc biệt 400 cửa hàng Long Châu bắt đầu có lãi- và con bài Lòng Châu này mới là cái để kỳ vọng khi dư địa mở thêm cửa hàng lên đến chục ngàn cửa hàng tức gấp 3 lần tổng số cửa hàng của MWG hiện tại- vì hiện tại đang có 70 ngàn nhà thuốc đang tồn tại vài chục năm ở Việt Nam
    Vì sao MWg tăng mãi không ngừng còn cái dạng cổ phiếu đóng khung như Điện, sản xuất lại chỉ tăng rồi giảm vì nó không thể mở rộng công suất tạo ra tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dài hạn được, nhưng cổ bán lẻ là cổ mà các quỹ ngoại cực yêu thick và sẵn sàng trả giá cao hơn trên sàn 7-30%, bởi tiềm năng tăng trưởng của ngành bán lẻ là vô tận
    Tôi đã và đang sở hữu FRT cho mục tiêu 5-10 năm và có thể đi cùng doanh nghiệp mãi mãi cũng có thể ngày nào doanh nghiệp còn mở rộng còn tìm cho mình những chuỗi mới, mô hình mới như bán vé máy bay...
    À định giá của FRt còn quá rẻ vì định giá theo P/S ví dụ MWG P/S sấp xỉ 0.8-1,2 , PNJ cũng gần 1, ngoài ra chuỗi Phúc Long, Pharmacity , F88...còn định giá P/S gần 2-3 lần là do tiềm năng tăng trưởng của Phúc Long, Pharma, F88 còn rất lớn...ở Mỹ các nhà bán lẻ hàng đầu cũng định giá P/S ở mức rất cao
    P/S là gì: là vốn hoá trên doanh số nhé mọi người
    dongdatu thích bài này.
  7. hoangquan1712

    hoangquan1712 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2017
    Đã được thích:
    405
    VCS bác chủ có update gì mới không ạ

Chia sẻ trang này