VF1 - Kẻ phản bội lòng tin nhà đầu tư!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 03/05/2007.

5233 người đang online, trong đó có 616 thành viên. 18:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 12903 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. 2fast2slow

    2fast2slow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/05/3B9F5ABC/
    Thế này thì em thấy chỉ sướng mấy thằng Khoai tây hôm vừa rồi vơ vào một đống.
    Mịa, làm ăn đúng kiểu farmer, mai có khi lại thay đổi đấy....
  2. BeerGirl

    BeerGirl Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Đã được thích:
    11
    Vụ VF1 vừa rồi đã cho UBCKNN, VFM một bài học đáng giá. Tuy nhiên, với những cái đầu đất ở đấy thì liệu họ có nhớ được bài học này lấy một năm hay không lại là một chuyện xa vời. Vụ này xảy ra đã cho bà con ta thấy rằng ngồi ở hai nơi ấy rặt một lũ gian lận, lừa đảo, ăn hại, ... và cực kỳ thiểu năng trí tuệ (dân gian gọi là ngu). Điều đáng tiếc là thiệt hại trong việc này thì toàn là nhà đầu tư như chúng ta gánh chịu cả thôi. Tiền bạc vẫn chảy vào túi chúng nó như thường, bất kể Vnindex lên hay xuống.
    Theo thiển ý của em, có đánh thì đánh tiếp mấy thằng VFM và mấy thằng ở UBCK ấy. Với những phạm pháp quả tang như vừa rồi thì đáng để đưa chúng nó ra tòa. Chỉ có vậy mới phần nào làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán Việt Nam được. Về phía chúng nó thì sau vụ này cũng nên rút lui đi, đã dốt nát thì đừng có làm cái gì nữa cho nó đỡ hại dân hại nước.
    Còn về việc mấy bác cứ hô hào đánh tiếp BVSC em thấy cũng chả nên. Gì thì gì, nhờ có nó mà khối bác trong chúng ta cũng kiếm được khá đấy chứ. Với lại nhiều bác ở đây vẫn đang nắm BVS cơ mà, nó mà sập thì cổ đông của nó cũng sập theo đấy. Với lại BVSC không chết được đâu, rất nhiều quỹ, nhiều tổ chức đã đồng ý mua VF1 hộ nó rồi. Để tránh tình huống ?otrạng chết thì chúa cũng băng hà? .

    VFM - is short for Very F...king Muddle-headed. True
  3. thiencam14

    thiencam14 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0
    ĐÚng là bọn VF1 làm ăn vớ vỉn quá. Cố tình làm cho nó xuống để chuộc lợi cho một số người thôi. Tôi thấy TTCK VN Thật là vớ vỉn quá. Chán ko muốn quan tâm.
  4. tropic

    tropic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Đã được thích:
    0
    Màn kịch vụng của VFM đã hết màn 1, tôi xin thử phác thảo một vài nét cho màn 2 sẽ được diễn vào những ngày tới:
    1. BVSC và HSC cố gắng đẩy giá lên cao hơn giá phát hành nhằm cứu vãn tình thế. Khả năng này là 50-50 vì không dễ thực hiện và cũng không bắt buộc vì hợp đồng bảo lãnh chỉ ràng buộc nhà bảo lãnh "cố gắng tối đa". Vậy thì VF1 sẽ tiếp tục down.
    2. Đến hạn đăng ký nhưng không có NĐT nào mua. Cái này chắc đến 90% vì kể cả thị giá có cao hơn giá phát hành 10% cũng không có nhiều NĐT đăng ký. Dại gì mà làm ăn với bọn bất tín trong khi thị trường chưa biết thế nào.
    2. BVSC và HSC bắt tay với VFM xin kéo dài thời hạn đăng ký cuối cùng thêm 1 tháng nữa hoặc chia ra thành 2 giai đoạn phát hành. Xét cho cùng cũng chỉ là phương kế để huy động thêm tiền thôi mà....

    Xin mọi người bổ sung thêm
  5. vhlong

    vhlong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ phải gia hạn đăng ký, từ giờ đến 30.5 còn có 18 phiên. Ko 2 ông góp đâu ra 1600 tỷ mà mua nhỉ?
    Mà muốn người ta mua chắc thị giá VF1 phải > 40, chứ đầu 3 mà bắt bà con bỏ 33.4 ra thực hiện quyền 2 tháng sau mới nhận hàng e rằng hơi khó
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [mấy cha này tính chắc quá ha, cho một lần cho tởn , em nói cho các bác biết 1 điều là thằng vf1 nó tham quá, em là dân ngân hàng định giá mua vào bảo lãnh là 28 thôi với điều kiện phát hành 50% vốn thui, tại thằng hsc và bảo việt tham quá, còn bản thân vf1 phải tính đến cái người mà bán ra vf1 vào ngày đưa ra chỉnh sửa đến ngâà hôm qua, làm sao đền lại cho họ thiệt hại đã mất,.lấy tiền túi ra đền đi
  7. jozo

    jozo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay vụ VF1 đã được bên cảnh sát kinh tế điều tra, họ đang muốn thu thập thêm thông tin và được tư vấn thêm về luật chứng khoán cũng như vi phạm của VF1. Nếu bác Loi cu ta ve đọc được tin này thì xin giúp đỡ bằng cách gọi cho tôi, số đt: 0916065456.

    Rất mong bác nhanh chóng liên lạc. Ai biết Loi cu ta ve thì thông báo giùm hộ. Thanks
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Nhà đầu tư phản ứng, VF1 sửa lại giá phát hành



    n Đăng Long


    Giá phát hành của quỹ đầu tư VF1 vừa được khôi phục theo mức cũ, sau khi đã có một làn sóng phản ứng của các nhà đầu tư.

    Sáng 4/5, một số nhà đầu tư liên hệ với VnEconomy để yêu cầu có thông tin phản ánh bức xúc của họ về quyết định điều chỉnh giá phát hành của VF1 mà Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) vừa đưa ra.

    Một nhà đầu tư cho rằng ?oở đây không chỉ liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư mà còn là một điển hình cần xem xét lại trong việc tạo dựng một môi trường minh bạch và công bằng trên thị trường chứng khoán?.

    Trong thư gửi tới VnEconomy, nhà đầu tư Ngô Minh Đức (số điện thoại 0983369?) bình luận: ?oTrong khi cơ chế pháp luật đang dần được hoàn thiện, tạo tính minh bạch và một sân chơi công bằng cho nhà đầu tư, thì những gì mà VFM và Ủy ban Chứng khoán đã và đang thực hiện với VF1 trong thời gian qua hoàn toàn đi ngược lại với những nguyên tắc và tinh thần ấy?.

    Trên sàn, nhiều nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi: Quyền lợi của họ đang ở đâu, đặc biệt là với nhà đầu tư mới? Và có hay không việc vi phạm các quy định pháp luật hiện hành?

    Liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư, độc giả Ngô Minh Đức đưa ra phân tích:

    ?oCăn cứ vào Quyết định số 144/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán ngày 15/3/2007 (cho phép VF1 được tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ); căn cứ bản cáo bạch tăng vốn điều lệ của VF1 quy định giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu là giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ được công bố tại tuần có ngày chốt danh sách hưởng quyền và được chiết khấu tối đa 30% so với NAV được công bố; và theo biên bản họp Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1 số 18 ngày 22/3/2007, giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ là 33.164 đồng/chứng chỉ quỹ.

    VF1 đã chốt danh sách cổ đông và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cũng đã tiến hành điều chỉnh giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền là 36.900 đồng theo như đúng quy định. Tuy nhiên, ngày 2/5, VF1 đã gây bất ngờ cho toàn thể các cổ đông, khi tự ý đưa ra mức giá phát hành mới là 23.700 đồng, mà không điều chỉnh lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền, không hề thông báo trước cho các cổ đông, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư mua VF1 sau ngày giao dịch không hưởng quyền.

    Cụ thể:

    - Giá đóng cửa của VF1 trước ngày giao dịch không hưởng quyền là 40.700 đồng/chứng chỉ quỹ

    Giá phát hành là 33.164 đồng/chứng chỉ quỹ, phát hành với quyền mua 1:1. Như vậy, giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền là: (40.700 đồng + 33.164 đồng )/2 = 36.900 đồng/chứng chỉ quỹ,. Trong phiên giao dịch ngày hôm đó, giá khớp lệnh của VF1 là 36.900 đồng/chứng chỉ quỹ.

    Tuy nhiên, nếu tính theo phương án phát hành mới, thì giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền phải là: (40.700 đồng + 23.700 đồng)/2 = 32.200 đồng. Như vậy, tính ra mỗi nhà đầu tư đã thiệt hại 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. Khoản thua lỗ này, ai sẽ bù cho nhà đầu tư? VFM hay đơn vị bảo lãnh phát hành là Công ty Chứng khoán Bảo Việt??.

    Bên cạnh ý kiến trên, một số nhà đầu tư khác cũng có cùng câu hỏi: liệu quyết định của VFM và sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán có vi phạm nguyên tắc giao dịch và niêm yết cổ phiếu trên thị trường?

    Một loạt câu hỏi khác được nhà đầu tư đặt ra liên quan đến vai trò của tổ chức bảo lãnh phát hành trong trường hợp này như thế nào, ý nghĩa bảo lãnh đến đâu, cụ thể là vai trò bảo lãnh của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)? Một số nhà đầu tư yêu cầu xem xét lại phương án điều chỉnh của VFM, sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán; thậm chí có cả yêu cầu tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ này.

    Trở lại với cuộc họp chiều 4/5 giữa Ủy ban Chứng khoán với đại điện của VFM và BVSC, theo tìm hiểu của VnEconomy, nội dung chính là tập trung tìm giải pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư trong sự việc này.

    Sau cuộc họp trên, VFM cũng đã có thông báo hủy bỏ mức giá 23.700 đồng/chứng chỉ quỹ, như đã thông báo trước đó và có những thay đổi quan trọng.

    Cụ thể là giữ nguyên mức giá phát hành trước đó với 33.164 đồng/chứng chỉ quỹ, và phí phát hành là 2%/mệnh giá/chứng chỉ quỹ (200 đồng); thời gian chuyển nhượng quyền được xác định từ 16/4/2007 đến ngày 25/5/2007; thời gian đăng ký đóng tiền từ 16/4/2007 đến hết ngày 30/5/2007.

    Ngoài ra, đơn vị bảo lãnh phát hành cũng đã cam kết thực hiện các trách nhiệm đối với việc bảo lãnh đợt phát hành tăng vốn của VF1.

    Đáng chú ý là việc VFM tuyên bố giảm giá phát hành chứng chỉ quỹ đã từng có tiền lệ. Nhiều người vẫn còn nhớ vào tháng 8 năm ngoái, khi tiến hành tăng vốn cho Quỹ VF1 từ 300 lên 500 tỷ đồng, công ty này cũng đã bất ngờ giảm giá phát hành chứng chỉ đợt 2 (từ 24.222 đồng xuống còn 18.167 đồng/chứng chỉ), gây ra nhiều thắc mắc và hoài nghi trong dư luận vào thời điểm bấy giờ.
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    nguyên băng VF1 bận áo piậm tù đẹp phết
  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Có bảo lãnh, vẫn phải điều chỉnh giá



    n Lan Hương


    Sự kiện Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) thông báo điều chỉnh giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng của Quỹ đầu tư VF1 đã thực sự gây sốc đối với cả thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Mặc dù hiện VFM đã thông báo phục hồi lại mức giá cũ, song sự bất ngờ và trớ trêu là chuyện giá VF1 được điều chỉnh ngay cả khi đợt phát hành đã có tổ chức bảo lãnh với cam kết chắc chắn để đợt phát hành được thành công trong mọi trường hợp.

    Theo phương án phát hành đã được công bố, nhà đầu tư sở hữu 1 chứng chỉ quỹ VF1 đến ngày 28/3/2007 được quyền mua 1 chứng chỉ quỹ phát hành mới với giá 33.164 đồng. Tuy nhiên, ngày 2/5/2007, Công ty VFM đã điều chỉnh giá phát hành giảm xuống còn 23.700 đồng/chứng chỉ theo sự đồng ý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Lý giải về việc này, ông Trần Thanh Tân, Giám đốc VFM, thừa nhận rằng thị trường đang diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho đợt phát hành tăng vốn điều lệ của VF1. Giá thị trường giảm quá nhanh và đột ngột khiến cho giá chứng chỉ quỹ đã sụt giảm dưới cả NAV và dưới cả mức giá dự kiến phát hành như vậy đợt phát hành tăng vốn của VF1 sẽ có khả năng không thành công.

    ?oHiện nay, giá giao dịch của VF1 trên thị trường thấp hơn cả giá phát hành và về lý thuyết thì không nhà đầu tư nào muốn mua một giá phát hành mà cao hơn giá đang giao dịch hịên nay. Chúng tôi đưa ra hai chọn lựa, một là chấm dứt đợt phát hành và khẳng định đợt tăng vốn không thành công, hai là tiếp tục phát hành để tranh thủ thời cơ của thị trường.

    Cuối cùng, chúng tôi đã quyết định chọn phương án thứ hai và điều chỉnh giá phát hành. Tuy nhiên, quyết định này sẽ làm cho một số nhà đầu tư mua VF1 sau ngày chốt quyền (28/3/2007) sẽ bị ảnh hưởng?, ông Tân cho biết.

    Căn cứ nào để điều chỉnh giá?

    Về nguyên lý, khi Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007, thì mọi quy định hướng dẫn trước đây điều chỉnh thị trường chứng khoán sẽ không còn giá trị. Thay vào đó, Bộ Tài chính sẽ phải ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ ban hành các quy chế.

    Tuy nhiên, đến thời điểm này, quy chế họat động của công ty quản lý quỹ đầu tư và quỹ đầu tư vẫn còn đang trong quá trình dự thảo. Vì vậy, căn cứ để xem xét việc điều chỉnh giá phát hành của chứng chỉ quỹ đầu tư mới chỉ dừng ở trường hợp... ngoại lệ.

    Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Thành Long, cho rằng, việc chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là dựa trên các quy định pháp luật hiện hành cũng như căn cứ nguyện vọng của nhà đầu tư thông qua nghị quyết của đại hội nhà đầu tư và thư đề nghị điều chỉnh của Ban đại diện quỹ và Công ty Quản lý quỹ VFM. Tuy nhiên, sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cho phép điều chỉnh giá trong biên độ dao động.

    Theo ông Long, việc điều chỉnh giá này là phù hợp với xu hướng của thị trường hiện nay là đang trong giai đoạn điều chỉnh. Nghị quyết đại hội nhà đầu tư năm 2006 cũng đã ghi rõ rằng nhà đầu tư đã ủy quyền cho ban đại diện quỹ thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung về tăng giảm vốn điều lệ cũng như điều chỉnh giá phát hành cũng như thời điểm phát hành.

    Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý rằng, vấn đề ở đây là có sự phân biệt giữa nhà đầu tư tại thời điểm chốt danh sách và thời điểm sau đó. Trong quyết định chấp thuận cho VF1 điều chỉnh giá phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chỉ chấp thuận việc điều chỉnh giá, còn các vấn đề khác thì phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.

    Có bảo lãnh, vẫn phải điều chỉnh giá

    Về mặt lý thuyết, để đảm bảo thành công, các đợt phát hành với giá trị lớn đều phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Nhưng xem ra ngay cả khi có bảo lãnh phát hành thì đợt tăng vốn của VF1 vẫn rủi ro như thường.

    Tháng 8 năm ngoái, để cứu lấy đợt tăng vốn của quỹ VF1 (từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng), VFM cũng phải chữa cháy bằng giải pháp giảm giá phát hành giảm 25%, từ 24.222 đồng/đơn vị quỹ xuống 18.167 đồng/đơn vị. Lý do quan trọng nhất được cơ quan quản lý chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là vì đợt phát hành tăng vốn đó không có bảo lãnh. Tuy nhiên, sau cú vấp đầu tiên đó, lịch sử lại lặp lại, dù đã rút kinh nghiệm lần phát hành này đã có tổ chức bảo lãnh phát hành.

    Theo bản cáo bạch của VFM, để đảm bảo cho sự thành công của đợt tăng vốn, Ban đại diện quỹ và Công ty VFM đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) để bảo lãnh phát hành cho tổng số lượng chứng chỉ quỹ phát hành thêm.

    Với hợp đồng này, các đơn vị bảo lãnh phát hành cam kết với Quỹ đầu tư VF1 thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng chỉ quỹ, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng chỉ Quỹ để bán lại hoặc mua số chứng chỉ Quỹ còn lại chưa được phân phối hết của Quỹ đầu tư VF1.

    Điều đó có nghĩa là, sau khi hết thời gian đăng ký và đóng tiền (ngày 10/5/2007 như phương án cũ và 15/5/2007 như phương án mới) của nhà đầu tư hiện hữu theo danh sách chốt từ Trung tâm Lưu ký, số lượng chứng chỉ quỹ dư còn lại do không được nhà đầu tư mua hết sẽ được đơn vị bảo lãnh phát hành thực hiện mua hết.



    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 05/05/2007

Chia sẻ trang này