VFR EPS = 5000, Giá = 9.1, P/E = 1.8: mưu đồ SJS lập lại tại đây

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnlegal, 08/04/2012.

2755 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 02:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4061 lượt đọc và 85 bài trả lời
  1. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU
    Số:308/VF-HĐQT

    CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2012

    TỜ TRÌNH
    V/v.Chưa hoàn thành Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất - QSH nhà
    số22 Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh
    và đề xuất tạm dừng phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc năm tài chính 2011



    --------

    Kính gửi: Đạihội đồng cổ đông

    - Căncứ Nghị Quyết số 107/2010/VF-HĐQT ngày 29/7/2010 của Hội đồng Quản trị Công tyvề việc phê duyệt cơ cấu lại nguồn vốn nhà 22 Phạm Ngọc Thạch, Q 3, thành phốHồ Chí Minh.

    - Căncứ Nghị quyết số 111/VF-HĐQT ngày 20/12/2010 Hội đồng Quản trị về việc chuyểnnhượng nhà số 22 Phạm Ngọc Thạch, Ph. 6, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh cho Tổng Côngty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí - PVI.

    Côngty CP Vận tải và Thuê tàu – Vietfracht đã chuyển nhượng tài sản tại 22 PhạmNgọc Thạch TP Hồ Chí Minh cho Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (PVI) bằng Hợpđồng chuyển nhượng số 000205, được Văn phòng công chứng Tân Tạo chứng nhận ngày28/3/2011.

    Trongquá trình PVI làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng (QSD) đất và quyền sở hữu (QSH)tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng chuyển nhượng nêu trên, Sở Tài nguyên vàMôi trường Thành phố đã có văn bản số 753/TNMT-VPĐK ngày 13/2/2012 gửi UBND TPHCM đề xuất chỉ đạo để Sở Tài chính thẩm tra, xác định lại giá trị quyền sửdụng đất để Sở TN&MT có cơ sở giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất. Ngày 01/3/2012, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bảnsố 1315/VP-ĐTMT chấp nhận đề nghị và giao Sở Tài chính thẩm tra, xác định lạigiá trị quyền sử dụng đất tại số 22 Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM khi cổ phần hoáVietfracht.

    Hội Đồng quản trị báo cáo Đại Hội đồng Cổđông như sau:

    Côngty Vận tải và Thuê tàu thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 95/2005/QĐ-TTg ngày06/5/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới côngty nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải trong 2 năm 2005-2006 và Quyết định số1646/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc duyệt danh sáchcác công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa năm 2005.

    Căncứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Thủ Tướng Chính phủ về việcchuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/ NĐ-CP vàcác văn bản khác có liên quan, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty Vietfracht đãmời đơn vị có chức năng định giá là Công ty Chứng khoán Thăng Long để xác địnhgiá trị doanh nghiệp. Trong giá trị doanh nghiệp được xác định đưa vào phương áncổ phần hóa có giá trị quyền sử dụng đất tại số 22 Phạm Ngọc Thạch với giá trịđịnh giá là: 18.150.814.000 đồng, trong đó giá trị tài sản trên đất là: 7.521.214.000đồng, giá trị quyền sử dụng đất là: 10.629.600.000 đồng.

    Việc định giá trị quyền sử dụng đất tại số 22 PhạmNgọc Thạch được Công ty Chứng khoán Thăng Long căn cứ vào Quyết định số316/2004/QĐ-UB ngày 24/12/ 2001 của UBND TP. Hồ Chí Minh v/v ban hành giá cácloại đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giá trị quyền sử đất tại đườngPhạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3 tại thời điểm định giá là: 17.200.000 đồng/m2.

    BộGiao thông vận tải đã thẩm định và đồng ý phê duyệt phương án cổ phần hoá vàphê duyệt chuyển Công ty Vận tải và Thuê tàu, trực thuộc Bộ Giao thông vận tảithành Công ty cổ phần tại Quyết định số 963/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2006.

    Thựchiện Nghị quyết số 107/2010/VF-HĐQT ngày 20/12/2010 và Nghị quyết số111/VF-HĐQT ngày 20/12/2010 về việc chuyển nhượng nhà số 22 PNT, TP. HCM choPVI của Hội đồng quản trị, Công ty đã tiến hành các thủ tục cầnthiết như thuê đơn vị tư vấn định giá tài sản, tổ chức trả giá, lựa chọn ngườimua, ký kết hợp đồng mua bán với PVI với giá trị chuyển nhượng chưa có thuế là175.800.000.000 đồng, sau khi chuyển nhượng tài sản trên, Công ty đã thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cho Nhà nước theo đúng quy định với số tiềnlà 39,97 tỷ đồng.

    Trongthời gian PVI triển khai việc đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất theo Hợp đồng chuyển nhượng nêu trên, Công ty đã phối hợp vàcung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan tới tài sản để PVI làm việc với SởTN&MT Thành phố nhưng công việc không tiến triển. Bởi vì Sở TN&MTTpHCM có văn bản số 156/TNMT-VPĐK ngày 06/01/2012 gửi Bộ Giao thông vận tải đềnghị Bộ có ý kiến về giá trị quyền sử dụng đất tại số 22 PNT đã được xác địnhtheo giá thị trường để đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hay chưa.

    Tại văn bản số 308/BGTVT-TC ngày 13/01/2012,Bộ Giao thông vận tải đã có trả lời: “Vềgiá trị quyền sử dụng đất tại số 22 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, thànhphố Hồ Chí Minh: Bộ Giao thông đã đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trịdoanh nghiệp khi cổ phần hóa Công ty Vận tải và Thuê tàu …”. (Xin đính kèmtheo văn bản của Bộ GTVT).

    Mặcdù đã nhận được trả lời rất rõ ràng của Bộ Giao thông vận tải, nhưng SởTN&MT vẫn tiếp tục có văn bản số 753/TNMT-VPĐK ngày 13/02/2012, đề nghịUBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Tài chính thẩm tra, xác định lại giá trị quyềnsử dụng đất tại số 22 Phạm Ngọc Thạch. Tại văn bản gửi UBND TP HCM, Sở TN&MTTp HCM căn cứ công văn số 11784/BTC-TC ngày 01/9/2011 của Bộ Tài chính và côngvăn số 4613/UBND-ĐTMT ngày 19/9/2011 của UBND TP HCM về xác định nghĩa vụ tàichính về đất đai khi tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. UBND TP. HCM đãchấp thuận đề xuất của Sở TN&MT và ra văn bản số 1315/VP-ĐTMT ngày01/3/2012 giao Sở Tài chính thẩm tra, xác định lại giá trị quyền sử dụng đấttại số 22 Phạm Ngọc Thạch. Đến thời điểm báo cáo này, Công ty chưa nhận đượcthông tin gì thêm từ Sở TN&MT cũng như từ Sở Tài chính Tp.HCM.

    Tại cácvăn bản mà Sở TN&MT đề xuất việc xác định lại giá trị tài sản, đều có tríchdẫn hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản số 11784/BTC-TC ngày 01/9/2011 gửiUBND TP HCM V/v. “một số vướng mắc khicấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp giá trị quyền sử dụngđất đã tính vào giá trị doanh nghiệp CPH và công tác CPH doanh nghiệp”; Theonội dung văn bản này thì:

    -“Đốivới doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo Nghị đinh 187/2004/NĐ-CPngày 16/11/2004 của Chính phủ, việc xác định lại giá trị quyền sử dụngđất tính vào giá trị doanh nghiệp chỉ thực hiện khi xác định giá trị doanhnghiệp để cổ phần hóa”.

    Tuy nhiên trong văn bản này lại cũng ghi: “…Vìvậy, trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanhnghiệp sau cổ phần hoá (công ty cổ phần), Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hồ ChíMinh chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra lại giá đất mà cácdoanh nghiệp cổ phần hoá đã áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất tínhvào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo thẩm quyền và theo qui định của phápluật.”

    Ngày 13/03/2012, Sở Tài chính TP HCM đã chính thứccó công văn số 2186/STC-BVG v/v đề nghị Vietfracht cung cấp hồ sơ khu đất số 22Phạm Ngọc Thạch để xác định lại giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trịdoanh nghiệp cổ phần hóa. Đồng thời TCTy PVI cũng có văn bản, email, điện thoại,yêu cầu Vietfracht hoàn tất nghĩa vụ tài chính để họ chuyển đổi “sổ đỏ”, đưakhu đất vào sử dụng, khai thác.



    Ýkiến đề xuất của Hội đồng Quản trị:

    Côngtác cổ phần hóa của Công ty Vietfracht được thực hiện đúng theo các quy địnhtại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP và đã được Bộ Giao thông vận tảithẩm định, phê duyệt phương án chuyển Công ty Vận tải và Thuê tàu, trực thuộcBộ Giao thông vận tải thành Công ty cổ phần.

    Giátrị tài sản tại nhà số 22 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, Tp HCM đã được xác định vàđưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Tuy nhiên UBND TP HCM đã có vănbản chỉ đạo và giao Sở Tài chính Tp HCM thẩm tra lại giá trị quyền sử dụng đấtnhư trình bày trên đây, nên Công ty Vietfracht cần phải chờ kết luận của UBND TPHCM, đồng thời cũng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để cùng PVI làm việc với các cơquan liên quan của TP HCM.

    Căncứ Báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty đã được kiểm toán thì lợi nhuận cảnăm 2011 đạt 73.945 triệu đồng, trong đó phần lớn lợi nhuận là kết quả từ việccơ cấu lại nhà 22 Phạm Ngọc Thạch. Với những lý do nêu trên, Hội đồng quản trị đềnghị Đại hội Đồng cổ đông tạm thời giữ lại chưa phân phối lợi nhuận năm tài chính2011 cho tới khi các cơ quan chức năng của Tp HCM có kết luận cuối cùng về việcxác định lại giá trị quyền sử dụng đất số 22 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q. 3, Tp HCMđể đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

    Xin gửi kèm theo các văn bản có liên quan nêu trên để Đại hộiđồng cổ đông xem xét và quyết định.

    Kính trình./. TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

    CHỦ TỊCH

    ĐÃ KÝ

    Trần Văn Quý
    Muc ngay truoc DHCD se co rat nhieu tin hay...........
  2. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
  3. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    HĐQT ghi nhận nỗ lực cố gắng và sâu sát của Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành; sự cố gắng của toàn thể CBCNV Công ty góp phần thực hiện tốt các Nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ trong 6 tháng đầu năm 2011; Trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Công ty đã hòan thành kế hoạch tài chính 6 tháng đầu năm 2011.
    2) Thông qua phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2011 của Ban Điều hành, trong đó đề nghị chú trọng các vấn đề sau:
    + Tập trung quản lý mảng kinh doanh VTB để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty; Rà soát tăng cường, nâng cao một bước năng lực và chất lượng dịch vụ tại các cở sở, các mảng ngành nghề của Công ty.
    + Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để lành mạnh và tăng cường năng lực tài chính cho Công ty (tiếp tục rà sóat thực hiện tái cơ cấu các tài sản phát huy hiệu quả thấp, huy động vốn thông qua thị trường vốn, chứng khoán..);
    + Nghiên cứu, triển khai các biện pháp quản trị rủi ro để phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty;
    + Căn cứ kết quả SXKD 6 tháng đầu năm 2011, HĐQT thống nhất báo cáo ĐHĐCĐ xem xét điều chỉnh tăng chỉ tiêu kế hoạch chia cổ tức năm 2011 không thấp hơn 30%.
  4. duclam1977

    duclam1977 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2009
    Đã được thích:
    65
    Hàng chiến lược, ko nóng vội ná [r23)]
  5. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    diễn đàn kinh tế việt nam




    Tiền vào ồ ạt, chứng khoán còn tăng mạnh

    Vẫn biết TTCK hồi phục sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) có cơ hội huy động vốn dài hạn giá rẻ, nhưng xu hướng tăng giá hiện tại đang khiến nhiều người lo ngại khi mà động lực tăng giá chủ yếu do dòng tiền không biết chảy vào đâu.

    Chứng khoán hưởng lợi
    Trong báo cáo ngày 18/4/2012, bộ phận phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết, trong Quý I/2012, NHNN đã bơm 190 nghìn tỷ đồng vào hệ thống thông qua việc dùng 130 nghìn tỷ đồng mua 6,23 tỷ USD cho dự trữ ngoại tệ, 30 nghìn tỷ hỗ trợ thanh toán và tái cấp vốn 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ các ngân hàng yếu.
    Cùng thời gian, NHNN chỉ rút về 70 nghìn tỷ đồng thông qua thị trường mở và 55 nghìn tỷ đồng bằng cách phát hành tín phiếu.
    Tính sơ sơ, số tiền chảy vào hệ thống ngân hàng trong thời gian nói trên lên tới khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Tiền được bơm ra để làm thông thoáng các mạch máu ngân hàng và qua đó sẽ chảy vào nền kinh tế ở những kênh đầu tư hấp dẫn nhất.
    Trong khi đó, một lượng tiền không nhỏ ở trong dân đã và đang đổ vào TTCK trong bối cảnh đa số các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn.
    Chỉ tính riêng trong tuần thứ 3 của tháng 4/2012, tổng giá trị giao dịch của tất cả các ngày giao dịch đều đạt từ xấp xỉ 3.000 cho tới 4.000 tỷ đồng/phiên. Con số này cao gấp từ 5-7 lần so với hồi cuối năm ngoái.
    Thực tế dòng tiền đang vào chứng khoán khá ồ ạt là do tín dụng vào sản xuất kinh doanh đang suy giảm. Trong khi, lãi suất tiền gửi vào ngân hàng cũng đang ngày càng kém hấp dẫn. Chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng qua, trần lãi suất huy động đã được điều chỉnh từ 14% xuống 12%. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục theo như cam kết của Thống đốc NHNN và những chuyển biến tích cực của lạm phát.
    Trong bối cảnh đó, giữ vàng cũng không còn phải là lựa chọn tốt. Liên tục trong nhiều ngày vừa qua, giá vàng quốc tế đi xuống. Giá vàng trong nước thậm chí còn giảm mạnh hơn do những quy định hạn chế về số lượng, chủng loại vàng; cấm thanh toán bằng vàng và hạn chế những đơn vị kinh doanh vàng không đủ tiêu chuẩn... Hiện tại, giá vàng xuống chỉ còn trên 42 triệu đồng/lượng một chút.
    Sự kỳ vọng có lẽ giờ đây đang đặt nhiều vào bất động sản. Thị trường này trong tuần qua đã có những dấu hiệu tan băng nhất định sau khi NHNN công bố chính sách nới lỏng tín dụng đối với nhóm không ưu tiên. Theo đó, một loạt các khoản cho vay đã được loại ra khỏi dư nợ cho vay bất động sản.
    Mặc dù vậy, mức giá quá cao và nhu cầu có khả năng thanh toán đối với bất động sản thấp đang khiến sự hồi phục của thị trường này trở nên chậm chạm. Không những thế, sau vài năm cho vay dễ dãi đối với bất động sản, đa số các ngân hàng giờ đây tỏ ra rất thận trọng với các khoản cho vay này. Nợ xấu treo trên đầu khiến những người muốn mua chung cư, căn hộ hay nhà đất... đều phải có tài sản thế chấp. Đây là một yếu tố ngăn cản tín dụng đến được với thị trường bất động sản vốn đóng băng trong gần một năm qua.
    Trong một bối cảnh như vậy, sự phục hồi của TTCK trong thời gian vừa qua đang hâm nóng những người cầm tiền. Tâm lý bầy đàn và cơ hội kiếm tiền nhanh, 10-20% dễ như trở bàn tay và chỉ trong vòng 1-2 tuần đã khiến TTCK đang có xu hướng tăng khá rõ ràng. Những phiên điều chỉnh cũng diễn ra khá chóng vánh và ngắn ngủi.
    Dẫu rằng, không ít người biết cái gốc của TTCK là doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đẩy mạnh được sản xuất và phát triển thì thị trường có lẽ khó tiến xa. Mặc dù vậy, do giá đa số các cổ phiếu đã giảm quá sâu trong năm vừa qua, nên đợt tăng 25-30% trong 3 tháng đầu năm được coi mới chỉ vừa chớm thoát khỏi vùng đáy. Cơ hội, do vậy, theo nhiều người là còn rất nhiều. Đặc biệt, những khó khăn lớn nhất như thiếu vốn và lãi suất cao đang dần được giải tỏa. Các chỉ số vĩ mô cũng đang ngày càng bớt xấu.
    Khá nhiều chuyên gia đến từ các CTCK cho rằng, trong thời gian tới dòng tiền sẽ tiếp tục đổ mạnh vào TTCK, và về dài hơi sẽ tập trung vào những doanh nghiệp có hoạt động lõi tốt. Điểm quan trọng nhất là niềm tin của các nhà đầu tư đã được phục hồi đáng kể.
    Đợt hồi phục trong tháng 4/2012 này, đà tăng của TTCK có sự thận trọng hơn. Nhưng nhìn chung xu hướng tăng là khó bị phá vỡ, nhất là khi thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện rất nhiều, gấp nhiều lần so với trước đó.
    Trường hợp xấu nhất, TTCK cũng chỉ có thể lình xình hoặc điều chỉnh nhẹ trong tháng năm - một điều thường thấy trong thời gian Quốc hội họp do thị trường chờ thông tin vĩ mô và chờ đợi chính sách kinh tế mới.
    Sản xuất khó khăn, chứng khoán vẫn tăng
    Cở sở vững chắc nhất cho TTCK phục hồi bền vững là các doanh nghiệp hoạt động phải sinh lời ổn định. Tuy nhiên, yếu tố này đang bị đe dọa do hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số các doanh nghiệp đang có dấu hiệu đình trệ do cầu suy yếu.
    Một điều đáng chú ý trong thời gian gần đây là lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tín phiếu trong khoảng thời gian vừa qua liên tục giảm, xuống mức thấp nhất nhiều năm qua.
    Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm xuống chỉ còn 5%. Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày liên tục giảm, xuống còn 9,5%/năm trong tuần giữa tháng 4/2012.
    Hiện tượng này cho thấy, ngân hàng đang thực sự thừa vốn và không đẩy mạnh cho vay ở mức lãi suất cao được. Có thể thấy, vấn đề hiện tại không phải là tính không thanh khoản. Nó nằm ở chỗ lãi suất cho vay quá cao khiến các doanh nghiệp không vay được. Thực tế này và sự suy giảm tín dụng -1,96% trong quý I/2012 cho thấy một điều là dòng tiền chảy rất ít vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
    Những con số sa sút về tăng trưởng GDP, hàng tồn kho cao ngất, sức cầu thấp... đều đang chứng minh cho một thực tế sản xuất đình đốn đáng buồn này.
    Sự đình trệ trong sản xuất và khả năng phục sản xuất kinh doanh chậm chạm đang khiến nhiều người lo ngại TTCK đang tăng một cách miễn cưỡng, theo kiểu tiền không biết chảy vào đâu và như vậy tính bền vững sẽ không cao.
    Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng, TTCK thời gian qua có những nét tương đồng với thời kỳ bật dậy của thị trường giữa năm 2009. Điểm giống nhau là TTCK đều hồi phục sau khi nền kinh tế trải qua một đợt khủng hoảng và giá cổ phiếu ở mức rất thấp. Thị trường đã tăng mạnh trở lại khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn và nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra.
    Mặc dù vậy, có một điểm khác ở thời điểm hiện tại là nền kinh tế đang được vận động theo xu hướng tái cấu trúc mạnh mẽ hơn. Nhiều vấn đề còn tồn tại như nợ xấu ngân hàng, doanh nghiệp nguy cơ phá sản nhiều, tình trạng bong bóng bất động sản... đang được nhận biết rõ nét hơn. Nguy cơ đổ vỡ theo đó chắc chắn sẽ suy giảm. Hơn thế, một điểm quan trọng là hiện tại dòng tiền vẫn bí chỗ đến, chứng khoán có lẽ vẫn là lựa chọn trong nhiều quý tới, bất chấp bong bóng có thể hình thành nếu các doanh nghiệp tiếp tục làm ăn bi bét.
    Mạnh Hà
    diễn đàn kinh tế việt nam
    VFR, VFR chi co o VN moi co gia 9.9
    VFR
    Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (HNX)
    Cổ phiếu được giao dịch ký quỹ theo Công văn 3240/UBCK-QLKD ngày 05/10/2011 của UBCK


    Cập nhật lúc 14:15 Thứ 3, 24/04/2012
    9.9
    0.0 (0.0%)
    Đóng cửa

    Giá tham chiếu
    9.9
    Giá mở cửa
    9.7
    Giá cao nhất
    10.0
    Giá thấp nhất
    9.6
    Giá đóng cửa
    10.0
    Khối lượng
    126,900
    GD ròng NĐTNN
    0
    Room NN còn lại
    97.1 (%)
    Đơn vị giá: 1000 VNĐ

    (*) EPS cơ bản (nghìn đồng):5.01
    P/E :1.98

    Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):17.93
    (**) Hệ số beta:1.06
    KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:212,160
    KLCP đang lưu hành:15,000,000
    Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):148.50
    (*) Số liệu EPS tính tới năm 2011 | Xem cách tính

    (**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên | Xem cách tính



    Đồ thị vẽ theo giá điều chỉnh
    đv KLg: 10,000cp

    Xem khớp lệnh theo từng lô
    đv KLg: 1 cp

    1 ngày | 1 tuần | 1 tháng | 3 tháng | 6 tháng
    1 năm | 3 năm | tất cả
    Xem đồ thị kỹ thuật
    Ngày giao dịch đầu tiên: 28/12/2006
    Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 36.1
    Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 15,000,000
    Lịch sử trả cổ tức và chia thưởng
    - 24/06/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 05/05/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 6%
    - 12/05/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 8%
    - 09/05/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%

    (*) Ngày hiển thị là ngày GD không hưởng quyền
    (**) Ngày hiển thị là ngày phát hành
  6. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012

    THÔNG BÁO MỜI HỌP
    ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2012
    CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU ( VIETFRACHT )
    Trụ sở: 74 Nguyễn Du, Hà Nội, Việt Nam - Mã CK: VFR, Mã số thuế: 0100105937

    Kính gửi: Các Quý cổ đông
    Hội đồng quản trị Công ty CP Vận tải và Thuê tàu – Vietfracht trân trọng kính mời Quý cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 theo lịch như sau:
    1. Thời gian: Từ 7 giờ 30, sáng ngày Thứ Năm, 26/04/2012
    2. Địa điểm: Tầng 6, Nhà khách Liên đoàn Lao động Việt Nam.
    Số 95 Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội.
    3. Nội dung chính của Đại hội:
     Báo cáo của TGĐ về kết quả SXKD năm 2011; Kế hoạch họat động kinh doanh năm 2012 ;
     Báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm tóan .
     Báo cáo họat động của HĐQT trong năm 2011 – Kế hoạch 2012
     Báo cáo giám sát năm 2011 của Ban kiểm soát.
     Xem xét thông qua các tờ trình:
    o Phương án phân phối lợi nhuận năm 2011.
    o Lựa chọn Công ty kiểm toán cho năm tài chính 2012.
     Các nội dung khác theo thẩm quyền của Đại hội .
    4. Điều kiện tham dự:
    - Tất cả các cổ đông hiện đang sở hữu cổ phần VFR tính đến thời điểm chốt danh sách cổ đông ngày 14/03/2012. Cổ đông không thể dự họp có thể uỷ quyền cho người khác tham dự bằng văn bản theo mẫu của Công ty. Người nhận uỷ quyền không được uỷ quyền cho người thứ ba.
    - Các ông (bà) là thành viên trong HĐQT, BKS và Ban Tổng Giám đốc.
    5. Thời gian đăng ký và xác nhận tham dự:
    - Để thuận tiện cho công tác tổ chức, đề nghị quí cổ đông xác nhận tham dự hoặc ủy quyền tham dự Đại hội theo mẫu Ủy quyền kèm theo trước 16:00 giờ ngày 24/04/2012 bằng cách gửi trực tiếp, đường bưu điện hoặc fax cho Ban Thư ký Công ty CP Vận tải và Thuê tàu, Địa chỉ: 74 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hoặc Email: vfhan@vietfracht.com.vn
    - Cổ đông đến dự họp vui lòng mang theo CMND/Hộ chiếu và giấy ủy quyền (nếu là người được ủy quyền); Giấy giới thiệu (Nếu cổ đông là đại diện cho Tổ chức).
    6. Tài liệu lên quan đến Đại hội: Cổ đông vui lòng tham khảo trên website của Công ty tại http://www.vietfracht.com.vn (phần tiếng Việt) kề từ ngày 17/4/2012.
    Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban Thư ký Công ty: Anh Đặng Việt Dũng / Chị Bùi Thi Tuyết Mai.
    ĐT: 04 38228915 , Fax: 04-39423679, Email: dung_dang_viet@vietfracht.com.vn
    Trân trọng kính mời!
    T.M. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Chủ tịch


    ĐÃ KÝ

    Trần Văn Quý
  7. vnlegal

    vnlegal Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    9
    Con này đang trong thời gian gom, lúc có BCTC Quý 1 thì phi.................., cứ bình tĩnh
  8. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Toi nghi la BCTC quy 2 moi dua loi nhuan tu bán 2 tàu Vietfracht 01 và VF Glory với giá khởi điểm gần 179 tỷ đồng. Ngay mai 26-4-2012 hop DHCD
  9. vnlegal

    vnlegal Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    9
    Tất nhiên, vì HDQT đang dìm hàng để gấy sức ép với UBND TPHCM vụ thủ tục cấp sổ đỏ cho bên mua thôi.
    Trong lúc chờ đợi bác dành khoản nhỏ nhảy sang đu mấy con khác ăn cổ tức nhỉ: TPC giá 12.9 cổ tức 20% và VE3 giá 7 cổ tức 11%. Thanh khoản cao thì có PET 18%
  10. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Toi dang co KSH 20K, 35k VFR, tien mat 300cu, toi se kien tri voi VFR

Chia sẻ trang này