VGT Khủng long thức giấc, hành trình 6x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 20/05/2024.

6924 người đang online, trong đó có 1106 thành viên. 09:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 33507 lượt đọc và 179 bài trả lời
  1. haitran09

    haitran09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    1.024
    Hnay lại mất 2-4 line nhỉ, tàu lại từ Thái Bình lộn gần về đến Hải Phòng rồi, đoạn giao cao tốc. Khả năng lên Cao tốc về thẳng Nam định, Thanh Hoá luôn cho chắc ăn chủ thớt nhỉ
    vinazoothien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  2. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 21%
    Trong 5 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng tới 21% so với cùng kỳ.
    Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, mặc dù chỉ tăng 5,7% so với tháng trước (trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,37 tỷ USD, tăng 2,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,44 tỷ USD, tăng 6,9%) nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 15,8% (khu vực kinh tế trong nước tăng 13,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,0%.

    Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,3%). Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 03 nhóm hàng.

    Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 132,42 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 1,96 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2023.

    Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta trong 5 tháng đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số.





    Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch ước đạt 43,98 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm gần 20%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 22,65 tỷ USD, tăng 10,2%; thị trường EU ước đạt 20,69 tỷ USD, tăng 16,1%; Hàn Quốc ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,8%; Nhật Bản ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.

    Để duy trì gam màu sáng trong bức tranh xuất khẩu, nhiều chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đặc biệt là các thị trường lân cận của Việt Nam, nơi mà có các FTA với các ưu đãi lớn như khu vực RCEP, khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN hay khối thị trường CPTPP. Cùng với đó là khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng dư địa cho xuất khẩu như châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ.

    Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu hàng hóa trong quý III và quý IV sẽ nhiều hơn, từ đó, tạo cơ hội tốt hơn cho xuất khẩu. Đặc biệt là thị trường trọng điểm xuất khẩu như Hoa Kỳ đang có nhu cầu tiêu dùng lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng rất tốt. Phía Hoa Kỳ cũng đang tạo mọi điều kiện để cho thúc đẩy hoạt động giao thương giữa 2 nước. Mặt khác, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng nắm bắt được các yêu cầu, quy định của thị trường xuất khẩu. Do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong quý II/2024 nói riêng và cả năm 2024 sẽ bứt phá.

    Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... Do đó, bên cạnh việc tận dụng cơ hội từ các FTA, đồng thời khai thác thị trường mới, cũng như sử dụng sản phẩm ngách để tạo lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, mở ra cơ hội cho xuất khẩu bền vững
    thien_y đã loan bài này
  3. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ việc chiếm được thị phần Trung Quốc ở Mỹ
    Cụ thể, các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao sẽ được hưởng lợi nhờ tỷ trọng doanh thu cao tại thị trường Mỹ do các nước đối thủ khác trên thế giới chưa có khả năng sản xuất nhanh và đa dạng.

    [​IMG]
    Thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trong cơ cấu doanh thu và sản phẩm chính
    Theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, Việt Nam có tổng điểm số cao hơn Trung Quốc và Bangladesh cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

    So với Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá cao hơn nhờ ít rủi ro về xã hội. Điểm số sau điều chỉnh tỷ trọng cũng cho thấy Việt Nam chiếm ưu thế cao hơn. Bên cạnh đó, khảo sát các nhà cung cấp ở Mỹ cũng cho thấy Mỹ có xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp khỏi Trung Quốc. Vì vậy, trong dài hạn, VDSC kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ chiếm dần thị phần của Trung Quốc.
    So với Bangladesh, Việt Nam có lợi thế về hệ thống cảng lớn, vị trí địa lý và khả năng sản xuất đa dạng nhờ sản xuất sản phẩm giá trị cao và đa dạng như áo vest, áo khoác mùa đông, đồ bơi trong khi Bangladesh chủ yếu sản xuất đại trà sản phẩm áo thun mẫu mã cơ bản.


    Đối với các nước khác như Ấn Độ, Indo và Sri Lanka thì Việt Nam đang có tốc độ giao hàng nhanh hơn cùng với khả năng sản xuất linh hoạt.

    [​IMG]
    Bảng đánh giá lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp tại thị trường Mỹ
    Nhìn chung, Việt Nam đang đứng đầu về khả năng sản xuất sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhờ đầu tư máy móc và tay nghề cao. Tuy nhiên, về dài hạn, các nước khác có khả năng bắt kịp và lợi thế trên sẽ giảm dần. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất dưới thương hiệu gốc (OBM) hoặc nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác
    Last edited: 10/06/2024
    thien_y đã loan bài này
  4. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Ngành nào lợi nhất khi Việt Nam được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường

    [​IMG]

    Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

    Việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp hạn chế các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện có.

    Tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với một số bên liên quan để xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

    Những nỗ lực từ Việt Nam trong việc đáp ứng sáu tiêu chí để công nhận quy chế kinh tế thị trường được thực hiện từ khá lâu và đã được cụ thể hóa sau khi hai nước nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.

    Theo kế hoạch, quyết định chính thức sẽ được Mỹ công bố vào ngày 26/7 tới.

    Trong báo cáo thị trường chứng khoán mới phát hành, Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp hạn chế các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện có, qua đó tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện năng suất lao động, tránh bẫy thu nhập trung bình. Đồng thời giúp thu hút “các gã khổng lồ” đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

    BSC đánh giá, các ngành sẽ được hưởng lợi từ câu chuyện Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường gồm thủy sản (tỷ trọng xuất khẩu 19,5%), dệt may (tỷ trọng xuất khẩu 50%) và tôn mạ (tỷ trọng xuất khẩu 10-30% tuỳ doanh nghiệp).

    Đối với ngành thủy sản, nhóm cá tra sẽ có thể tăng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ nhờ thuế bán phá giảm. Hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp được hưởng mức thuế bán phá giá 0 USD/kg như VHC, ANV, IDI.

    Nhóm tôm (FMC, MPC) cũng tương tự nhóm cá, nhờ giảm thuế bán phá giá sẽ giúp các sản phẩm tôm đông lạnh tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ như Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ.

    Đối với nhóm dệt may, nhóm sợi (STK) sẽ được hưởng lợi lớn do hiện tại sợi PTY (sợi dún polyester) đang được áp mức thuế chống bán phá giá từ 2,67% - 22,82%. Tuy nhiên với nhóm may mặc (TNG, MSH) sẽ tác động không nhiều, do thuế quan của ngành dệt may chủ yếu ảnh hưởng bởi các FTA (hiệp định thương mại tự do).

    Nhóm tôn mạ được hưởng lợi do một số sản phẩm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp do có nguồn gốc thép cuộn cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc.

    Với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn khác như gỗ (54%), đá thạch anh (35-40%), săm lốp (20-30), BSC nhận định sẽ tác động không nhiều. Cụ thể, đối với các sản phẩm gỗ và đá thạch anh từ Việt Nam, Mỹ chủ yếu đánh các loại thuế chống lẩn tránh nhằm phòng vệ đối với các sản phẩm Trung Quốc xuất sang Việt Nam và sau đó tái xuất sang Trung Quốc.

    Với nhóm săm lốp, lốp bán thép và lốp tải nhẹ (CSM) có tác động tích cực do hiện đang chịu mức thuế 6% khi xuất khẩu sang Mỹ. Ngược lại, lốp tải nặng (DRC) không chịu thuế chống trợ cấp khi xuất khẩu sang Mỹ. https://stockbiz.vn/tin-tuc/nganh-n...c-my-cong-nhan-la-kinh-te-thi-truong/26053211
    vinazoo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  5. haitran09

    haitran09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    1.024
    Có vẻ vẫn còn lình xình vài phiên nữa. hqua tưởng em ấy bật lên được nhưng cuối phiên lại bị giảm điểm.
    thien_yvinazoo thích bài này.
  6. THIENTRUCNT

    THIENTRUCNT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2023
    Đã được thích:
    79
    tàu sốc quá các bác, ói mưã luôn
    thien_y thích bài này.
  7. sunteccons

    sunteccons Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2021
    Đã được thích:
    1.771
    Chào bác, chúc bác luôn thành công và mạnh khoẻ, VGT bác còn con nào đáng quan tâm thì giới thiệu với nhé
    Nhớ thời cùng thuyền bác con HDO, giờ nó bay màu rồi
    thien_y thích bài này.
  8. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn
    Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho rằng, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn cho sự phát triển. Trong năm 2024, toàn ngành đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.
    Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn cho sự phát triển. Trong năm 2023, toàn ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, giảm khoảng 9-10% so với năm 2022. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường đã thay đổi rất nhanh. Bước sang năm 2024, riêng trong 2 tháng đầu năm, toàn ngành đã xuất khẩu được khoảng 6,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Dự kiến cả quý I năm nay, xuất khẩu dệt may sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.

    [​IMG]
    Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - Ảnh: Đình Đại.

    Điều đó cho thấy rằng, xu hướng thị trường đã có sự tăng trưởng trở lại sau khi hàng loạt nhãn hàng quay lại đặt hàng của chúng ta. Tôi cho rằng, có một vài nguyên nhân như: Lượng hàng tồn kho trong năm 2023 của các nhà mua hàng giảm; Phương pháp mua hàng của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất trên toàn cầu đã khác trước.

    Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), những hiệp định này có tác động rất lớn và có tính toàn diện cho việc thu hút đầu tư vào phân cung thiếu hụt.

    Đây cũng là một trong các giải pháp hàng năm VITAS và CP Exihibition LTD (HongKong) tổ chức hội chợ triển lãm Saigon Tex và Hanoi Tex. Hai hội chợ này là cơ hội để các nhà sản xuất dệt may tiếp cận với yêu cầu của các nhãn hàng nói riêng và các nhà sản xuất của Việt Nam nói chung. Với những lợi thế trên, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD trong năm 2024.

    Về thời điểm phục hồi của ngành dệt may, tôi cho rằng, năm nay (2024) sẽ là năm phục hồi của ngành dệt may Việt Nam. Dựa vào 3 yếu tố là đơn hàng tồn kho của nhà mua hàng đã giảm; nhu cầu của người tiêu dùng đang hồi phục, kéo theo sức mua tăng; sự phục hồi nền kinh tế của các quốc gia.
    thien_y đã loan bài này
  9. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp dệt may
    YẾN NHUNG | 12/06/2024, 03:30:00
    Dù đơn hàng đã dồi dào hơn nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn gặp khó về nguồn vốn, theo chuyên gia, cần những chính sách tín dụng linh hoạt để hỗ trợ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
    Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế hết quý I/2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng tốt. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ và tăng 271 triệu USD về mặt trị giá; xuất khẩu đi EU tháng 3 giảm 4,8% so với cùng kỳ, tuy nhiên lũy kế 3 tháng vẫn tăng 3,2%, đạt 855 triệu USD; xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch đạt 1,02 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu khởi sắc, khi kim ngạch đạt 0,82 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tăng 133 triệu USD về mặt trị giá.

    Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, sức mua hàng may mặc trên thị trường thế giới có xu hướng tăng lên. Đến thời điểm này, phần lớn doanh nghiệp dệt may của nước ta đã ký được đơn hàng đến hết quý II, thậm chí một số đơn vị đã có đơn hàng đến quý III/2024.

    Mặc dù không còn quá lo lắng về đơn hàng, song doanh nghiệp dệt may trong nước lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn để phục vụ sản xuất. Theo đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Thực tế, vì kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 xấu nên xu thế cấp vốn tín dụng năm 2024 thấp hơn năm 2023. Riêng ngành sợi, cấp tín dụng năm 2023 cũng thấp hơn năm 2022, nhưng do năm 2023 tổng cầu thấp, nên hạn mức đó vẫn có thể duy trì, sản xuất bình thường.

    [​IMG]
    Dù đơn hàng dồi dào hơn nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại khó tiếp cận vốn vay cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất - Ảnh minh họa: ITN

    Tuy nhiên, đến năm 2024, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sợi chỉ được duyệt hạn mức thấp hơn 20% so với năm 2023, nên khi thị trường ấm lên, các doanh nghiệp rơi vào thiếu nguồn vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức sản xuất. Các doanh nghiệp này khi bị thu hẹp sản xuất, khó khăn sẽ chồng khó khăn. Nếu không có sự đồng hành hỗ trợ bằng các chính sách cụ thể vào thời điểm này, các doanh nghiệp dệt may, nhất là với doanh nghiệp sợi sẽ bỏ lỡ cơ hội phục hồi.

    Trước thực trạng nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, cần có những chính sách linh hoạt để kịp thời có được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
    Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đề nghị, các cơ quan, ban, ngành cần có chính sách đặc thù để doanh nghiệp vượt qua năm 2024. Quan trọng nhất là chính sách tiếp cận vốn, làm sao để vẫn bảo đảm được nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, đủ để họ tiếp nhận được các đơn hàng mới trong giai đoạn phục hồi.

    Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại, với sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cần có chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng ngồi làm việc chi tiết với doanh nghiệp, để thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng đơn vị, doanh nghiệp, đơn hàng sau tốt hơn đơn hàng trước, số lượng đơn hàng năm nay nhiều hơn năm trước.

    “Tính toán từ cơ hội phục hồi trên cơ sở có được của doanh nghiệp, hiệu quả của từng đơn hàng để quyết định tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp chứ không xét duyệt từ đầu năm trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 rất xấu mà cắt giảm 20%, 25% như hiện nay đang triển khai. Có doanh nghiệp bị ngân hàng cắt hạn mức tín dụng 16-17%, nhưng cũng có ngân hàng cắt khá sâu từ 30 đến 40% hạn mức, cách làm này sẽ rất khó cho doanh nghiệp phục hồi”, Chủ tịch Vinatex nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Nhiều ý kiến cho rằng, cần có những chính sách linh hoạt để kịp thời có được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may - Ảnh minh họa: ITN

    Đồng quan điểm, ông Trương Văn Cẩm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, ngành dệt may Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường khác do họ có chi phí sản xuất thấp hơn (15%) với nhân công rẻ và còn được hỗ trợ về thuế, phí bởi dệt may được coi là ngành kinh tế mũi nhọn ở quốc gia đó.

    “Vì vậy, về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may rất cần sự hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành như ổn định kinh tế vĩ mô; lãi suất, tỷ giá ở mức phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu”, ông Cẩm kiến nghị.

    Bên cạnh những vấn đề đã nêu, TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, mặc dù đồng nội địa các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh với Việt Nam đã ổn định, không còn bị phá giá nhiều như năm 2022, nhưng có thể một số quốc gia như Mexico, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia sẽ tiếp tục phá giá đồng tiền để tăng tính cạnh tranh.

    Ngoài ra, dự báo lãi suất huy động đồng Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại khả năng sẽ duy trì ở mức 6,5 – 6,8%.

    “Với những nhận định về xu hướng tài chính- tiền tệ cuối năm, các doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo, cần tính toán phương án tài chính, nguồn vốn, tiền tệ ngân hàng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh nửa cuối năm 2024. Trong đó, với tỷ giá giữa USD/VNĐ như hiện nay, doanh nghiệp cần cân nhắc phương án quy đổi phù hợp với điều kiện thực tế”, TS. Trương Văn Phước chia sẻ.
    thien_y đã loan bài này
  10. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    STK hôm qua đã tím
    thien_y đã loan bài này

Chia sẻ trang này