VGT Khủng long thức giấc, hành trình 6x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 20/05/2024.

2353 người đang online, trong đó có 84 thành viên. 01:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 30308 lượt đọc và 175 bài trả lời
  1. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    147
    giờ 1x rồi khi nào lên 6x bác :)).
    thien_y thích bài này.
  2. Trietlydautu

    Trietlydautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2018
    Đã được thích:
    1.036
    hàng Upcom nhiều ngôi sao tiềm năng, quá tốt.
    thien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  3. studdd

    studdd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2020
    Đã được thích:
    66
    cầm VGT từ cuối năm ngoái, theo dõi diễn biến giá, có thể thấy volume đã trở lại sau 2 năm, và với lực mua rất dứt khoát để break khung giá dưới 12, VGT hiện tại dưới 20 là 1 món quà ;)
    Giachuong_MHBS, hoangquan1712thien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  4. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    x4 giá hiện tại…kỳ vọng 6x bác à
    ckphowallthien_y đã loan bài này
  5. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    VGT trùm đất vàng
    Hà Nội:
    Số 27, Bà Triệu, Hoàn Kiếm - HN: 27,7 m2
    83B, Lý Thường Kiệt - Hà Nội: 68,7 m2
    151, Thụy Khuê, Hà Nội: 128,12 m2
    Số 57B, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, HN: 155,2 m2
    Số 2, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, HN: 236,7 m2
    Số 32, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN: 677,7 m2
    Số 25, Bà TRiệu, Hoàn Kiếm - HN: 995,0 m2
    41A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN: 2.064,0 m2
    Số 250, Minh Khai, Hai Bà TRưng, HN: 2.265,0 m2
    Số 460, Minh Khai, HBT, HN: 4.105,0 m2
    Số 28, ngõ 53, Đức Giang, Long Biên, HN: 5.752,2 m2
    Số 67, Ngô Thì Nhậm, Hoàn Kiếm, HN: 14.743,9 m2
    Số 524, Minh Khai, Hai Bà Trưng, HN: 22.355,9 m2
    XN Sợi Phú Xuyên - Hà Nội: 28.229,0 m2
    Sài Gòn:

    Số 10, Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM: 488,0 m2
    Số 39-41-43, Bến Chương Dương, NTB, Quận 1: 926,6 m2
    Lô 1009, P 19, Q Tân Bình, TP.HCM 2.292,0 m2


    KCN Tân Liên, Vĩnh Bảo, Hải Phòng: 42.508,0 m2
    Hưng Yên:

    KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 4.854,0 m2
    KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 11.648,0 m2
    KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 27.000,0 m2
    XN Dệt Km6+200, Yên Mỹ, Hưng Yên: 42.657,0 m2
    Xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên: 66.095,0 m2
    Xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên: 89.862,0 m2
    +KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An: 70.015,0 m2

    Ngoài ra VINATEX còn sở hữu hàng chục các công ty con công ty liên kết giá trị thương hiệu tài sản đất đai rất lớn

    Chuỗi giá trị hoàn chỉnh Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh bao gồm kéo sợi, dệt - nhuộm vải, may và khâu nghiên cứu đào tạo, làm nền tảng để Tập đoàn tiến từ gia công thuần túy CMT lên sản xuất xuất khẩu ODM. Đây cũng là điều kiện cơ bản để hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định tự do thương mại cũng như tự chủ cao trong sản xuất.
    ·Sở hữu quỹ đất lớn và giá trị Giống như các doanh nghiệp Nhà Nước khác, Vinatex sở hữu rất nhiều quyền sử dụng đất có giá trị cao bắt nguồn từ các nhà máy, nhà xưởng và văn phòng làm việc cũ, đặc biệt là một số miếng đất vàng có diện tích lớn tại Hà Nội. Chúng tôi cho rằng đây có thể là lý do chính giải thích vì sao trong danh sách cổ đông lớn của Vinatex có tên của Tâp đoàn Vingroup. Vinatex đang được giao quản lý và sử dụng quỹ đất 490,000 m2, trong đó hơn 16% tỷ trọng tập trung tại thủ đô Hà Nội, tương đương 81,875 m2; tại TPHCM hơn 3,742 m2 và con số tại thành phố Đà Nẵng là 26,955 m2. Ngoài ra, hơn 378,428 m2 còn lại rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước như Hưng Yên, Hải Phòng, Long An, Quảng Ngãi…
    thien_y đã loan bài này
  6. studdd

    studdd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2020
    Đã được thích:
    66
    VGT cứ bị đè nhỉ, mấy thằng may khác TCM TNG tím hết, mà VGT cứ lên là bị đạp
    thien_yDoanKy thích bài này.
  7. DoanKy

    DoanKy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2021
    Đã được thích:
    757
    Kiểu như Vgi lúc trước
    thien_y thích bài này.
  8. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.165
    Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam
    Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.

    Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp dệt may trong nước đã ổn định hơn rất nhiều so với năm 2023. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng ít nhất đến hết 6 tháng đầu năm, thậm chí đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 8. “Nhiều doanh nghiệp đã tìm đến hiệp hội mong tìm những đơn vị nhỏ hơn để thuê gia công lại những đơn hàng lớn”, bà Mai nói.

    Thực tế, không chỉ có đơn hàng đến hết tháng 8, có những doanh nghiệp lớn, uy tín đã nhận được đơn hàng đến hết quý III/2024. Trả lời phỏng vấn Báo Công Thương, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh cho hay, đơn hàng của doanh nghiệp trong quý II/2024 phục hồi tương đối thuận lợi, ở mức từ 10-15%. Đơn hàng vẫn ở quy mô nhỏ nhưng phân khúc sản phẩm đa dạng giúp doanh nghiệp sản xuất “dễ thở” hơn.

    [​IMG]
    Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam
    Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tình hình đơn hàng của doanh nghiệp dệt may trong nước khởi sắc sau năm 2023 vô cùng ảm đạm là bởi những thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam như Mỹ, EU kinh tế dần phục hồi, lạm phát đã chững lại, tiêu dùng tăng lên, tồn kho giảm.

    Không chỉ thu hút đơn hàng từ khách hàng truyền thống, hàng dệt may Việt Nam còn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác mới và lớn. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” do Bộ phối hợp tổ chức vào tháng 6/2024, thu hút hàng loạt nhà mua hàng là các đại siêu thị, các nhà phân phối bán lẻ và đoàn thu mua quốc tế như: Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Boeing, AES (Hoa Kỳ), Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thuỵ điển), LuLu (UAE)…

    Những nhà mua hàng này đang lên danh sách chi tiết mua sắm nhiều nhóm hàng hóa. Trong đó, dệt may và phụ kiện thời trang; giày dép, ba-lô, túi xách và phụ kiện… là những mặt hàng được đặc biệt quan tâm. “Trong tổng số hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam rất nhiều đoàn bày tỏ rõ mong muốn tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày”, đại diện Bộ Công Thương nêu.

    Với sự khởi sắc đáng kể về đơn hàng cùng mối quan tâm của nhiều nhãn hàng, bà Mai cho rằng, mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may Việt trong năm 2024 là hoàn toàn khả thi. “Nếu tình hình kinh tế thế giới không có biến động lớn so với hiện nay, cũng như không có thêm các cuộc xung đột địa chính trị, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ có chiều hướng phục hồi và khởi sắc tốt”, bà Mai nhìn nhận.

    Dù vậy, bà Mai vẫn bày tỏ sự lo lắng bởi hiện trạng khởi sắc của ngành chưa thực sự "chắc". Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam phân tích, Chính phủ đã ký những cam kết quan trọng tại COP 26, theo đó đến năm 2050 giảm phát thải khí nhà kính về 0, lộ trình đến năm 2030 sẽ giảm 30%.

    Việt Nam tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là EVFTA, CPTPP… Tại những FTA này, Việt Nam có cam kết quốc tế về lao động, môi trường và buộc phải tuân thủ.

    Bên cạnh đó, hiện tại các thương hiệu đến đặt hàng luôn đòi hỏi về sản xuất xanh. Ví dụ, với vải đòi hỏi thuốc nhuộm không gây hại cho người tiêu dùng, đảm bảo môi trường, xử lý nước thải. “Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp trong nước sẽ không thể xuất khẩu được sản phẩm”, bà Mai cho hay.

    Mặt khác, ngành dệt may vẫn bị “thắt nút cổ chai” ở khâu thượng nguồn khi thiếu vải, sợi tổng hợp cho sản xuất. Điều này khiến dệt may Việt Nam không chủ động được sản xuất và khó bước lên được vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện ngành dệt may Việt Nam có hơn 6.000 doanh nghiệp, nhưng 60-70% trong số đó là sản xuất gia công.

    Thách thức lớn nữa doanh nghiệp dệt may trong nước đang phối mặt là đơn hàng giá thấp, số lượng nhỏ và thời gian giao hàng nhanh. Kết hợp với chi phí sản xuất tăng, chi phí vận chuyển cao gấp 2-3 lần, mất dần lợi thế lao động giá rẻ khiến doanh nghiệp trong nước lo lắng.

    Bà Mai nhận định, giải pháp cho những thách thức trên bên cạnh việc buộc phải tuân thủ quy định về sinh thái, tiêu chuẩn xanh của các nhãn hàng và quốc gia nhập khẩu, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số trong sản xuất. “Phương thức chuyển đổi đi dần từ sản xuất truyền thống sang tự động hóa, tiến dần tới sản xuất thông minh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng và giá trị hàng hóa”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.


    Giachuong_MHBS thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. thuykieuc3

    thuykieuc3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2023
    Đã được thích:
    4
    Vgt nhiều tiềm năng, nhưng lượng cung 16-20 khá nhiều nên cần 1 cây break mạnh mẽ.
    thien_y thích bài này.
  10. Giachuong_MHBS

    Giachuong_MHBS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    1.288
    Hàng ngon, giá tốt....
    thien_y thích bài này.

Chia sẻ trang này