VGT Khủng long thức giấc, hành trình 6x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 20/05/2024.

2303 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 57645 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. Cophieugiatri68

    Cophieugiatri68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2020
    Đã được thích:
    371
    Có lên dc 20 không bác?
    thien_y thích bài này.
  2. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    228
  3. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.857
    VGT, TNG dẫn sóng dệt may
    --- Gộp bài viết, 31/05/2024, Bài cũ: 31/05/2024 ---
    VGT, TNG, MSH, TCM, PPH kết phiên ce hết
    Cucki99thien_y thích bài này.
  4. hoangquan1712

    hoangquan1712 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2017
    Đã được thích:
    366
    Chuẩn luôn bác ạ, cứ nhìn GVR đoạn 18 19 ấy, VGT nó còn mượt hơn nhiều đó, sáng tháng 6 tiếp tục chạy lên mốc 20 sớm thôi, tài sản quốc gia rẻ mạt thế ko múc thì múc gì :drm
    Giachuong_MHBSthien_y thích bài này.
  5. studdd

    studdd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2020
    Đã được thích:
    78
    kiểu đánh hôm qua, rõ là ép ra hàng, may vững tay chèo, nhưng thấy VGT cảm giác như đang bị đánh kho, nên cứ lên vùng 16.x là bị đạp, ăn T0 cả 2 tuần nay
  6. Soihoang191983

    Soihoang191983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2024
    Đã được thích:
    124
    Mình cùng chung quan điểm với bác chủ topic này bác ạ.
    thien_yCucki99 thích bài này.
  7. Cucki99

    Cucki99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2021
    Đã được thích:
    2.704
    Ủng hộ bác chủ top @thien_y Ngày trước em cùng tàu với bác ở KHB
    Last edited: 31/05/2024
    thien_y thích bài này.
  8. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Hành khách đi trên chuyến tàu VGT lưu ý
    Kết thúc tháng 5, đoàn tàu VGT sau khi rời ga Đồng Đăng, Lạng Sơn (12) chạy thẳng đến ga Hải Phòng (15-16) trong quá trình di chuyển xuổng Hải Phòng có ghé qua đón AE Quảng Ninh (14) khi đến Hải Phòng thấy nhu cầu ở Quảng Ninh rất lớn lái tàu VGT định quay về Quảng Ninh đón thêm khách nhưng hành khách trên tàu đồng thanh yêu cầu lái tàu đi về hướng Thái Bình (17) Nam Định (18)…điểm dừng tiếp theo của VGT là ở Nam Định, sau khi về đến Nam Định tàu VGT trả 1 số hành khách do sức khoẻ yếu khi vào những đoạn đường xấu, đón thêm khách mới và tiếp thêm nhiêu liệu để vòng lên phía bắc đón AE Phú Thọ (19), Thái Nguyên (20), Hà Giang (23) ….và dự kiến đầu tháng 7 sẽ về đến ga Hoà Bình (28) sau đó về thủ đô Hà Nội (29,30) bảo dưỡng máy móc, tiếp thêm nhiên liệu trước khi Nam tiến, điểm dùng cuối cùng của đoàn tàu VGT cho hành trình này là đến đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang (68) ….trong quá trình di chuyển đoàn tàu VGT không tránh khỏi những nhịp rung lắc khi vào cua nên đề nghị quý khách thắt dây an toàn tránh va đập, Liverpool, Arsenol… đặc biệt qua địa bàn Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh (36-37-38)… Đà Nẵng (43) …. Sài Gòn 51-59),…vừa xem xong CK C1 chia sê với AE VGTer chút, chúc mừng Real Madrid VĐ C1 lần thứ 15…bia thôi :drm:drm3:drm3:drm3:drm
    Last edited: 02/06/2024
    Cucki99Congthanhdanhtoai thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Doanh nghiệp dệt may tính toán “chốt” đơn hàng quý cuối của năm
    Dù các nhãn hàng vẫn đang thận trọng theo dõi thị trường nhưng doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo tính toán đàm phán đơn hàng cho quý IV/2024.

    5 tháng đầu năm 2024, dệt may vẫn nằm trong top ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, đạt 13,116 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023. Theo ông Vương Đức Anh- Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, sự tăng trưởng của ngành phần lớn nhờ vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may duy trì đà tăng ở tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực, như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản.

    Nhận định các yếu tố tác động ảnh hưởng tới xuất khẩu dệt may Việt Nam nửa cuối năm 2024, đại diện Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may nhận định, tổng cầu dệt may năm 2024 dự báo tăng 5 – 6% so với 2023 nhưng vẫn thấp hơn 2019. Do đó, đơn hàng, đơn giá sẽ chưa được cải thiện nhiều.

    [​IMG]
    Đơn giá hàng dệt may xuất khẩu nửa cuối năm chưa có dấu hiệu cải thiện

    Bên cạnh đó, xung đột địa chính trị vẫn căng thẳng, đe dọa sự phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng. Các quốc gia đang thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu dệt may, cạnh tranh lấy lại thị phần như: Giảm giá, chính sách hỗ trợ trong nước.

    Đặc biệt, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ có xu hướng gia tăng các cuộc kiểm tra hàng hóa đến từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nicaragua, Philippines, Việt Nam… Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thẩm định chuỗi cung ứng, đảm bảo quy định về nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường này.

    Hơn nữa, chi phí đầu vào dự kiến tiếp tục sẽ tăng do cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện và lãi suất ngân hàng tăng…

    Tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố thuận cho xuất khẩu hàng dệt may khi kinh tế vĩ mô của Mỹ, EU không xấu đi so với dự báo, xu thế kiểm soát được tình hình khá rõ, nhất là ở EU và Anh. Tiêu dùng và thu nhập ở Mỹ, EU đều có xu thế tăng. Tồn kho giảm khá mạnh so với 2023, nhưng vẫn còn cao hơn trước dịch Covid-19. Trung Quốc có xu thế chấm dứt các hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi, đưa mặt bằng cạnh tranh trở về mức thị trường. VNĐ là một trong các đồng nội tệ giảm giá nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm…

    Đồng tình với nhận định trên, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng thông tin, nửa cuối năm, đơn giá hàng dệt may chưa được cải thiện, nhất là với các đơn hàng FOB. Về cơ bản đơn hàng của doanh nghiệp thành viên tập đoàn đã có đủ tới hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 vẫn chưa chắc chắn bởi khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường.

    Mặt khác, hàng giá rẻ chiếm ưu thế tuyệt đối, nhãn hàng vẫn duy trì giá bán giảm để xử lý tồn kho về mức trước dịch. Các hãng thời trang cơ bản đã vượt qua khó khăn, lợi nhuận tăng trưởng rất tốt so với các nhà sản xuất.

    Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với các yếu tố bất lợi, bất ngờ có thể xảy ra như: Thị trường Nhật Bản đang tốt hơn so với thực trạng vĩ mô, có thể dẫn đến đảo chiều bất ngờ; thị trường Mỹ chưa có đợt giảm lãi suất, dẫn tới cầu chưa tăng đột biến, một số khách hàng truyền thống gặp khó khăn.

    Lãi suất trong nước có xu thế tăng lên, VNĐ trong 6 tháng cuối năm ít có khả năng phá giá, thậm chí là có khả năng tăng giá. Ngành sợi vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khủng hoảng.

    Trước hiện trạng trên, ông Lê Tiến Trường đề nghị các doanh nghiệp thuộc tập đoàn tính toán để có thể chốt được đơn hàng trong những tháng cuối năm, nhất là với thị trường Mỹ, EU. Cân đối để chuyển đổi đồng USD sang VNĐ có thể lên giá nhẹ cuối năm, tích cực truyền thông về xuất xứ minh bạch của hàng dệt may từ Việt Nam…

    Đặc biệt, doanh nghiệp cần luôn chủ động, quyết liệt đảm bảo các yếu tố trọng yếu trong quản lý năng suất, quản lý giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khách hàng, thị trường.

    Cucki99 thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  10. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Thủ phủ may mặc’ Bangladesh gặp khó, cổ phiếu ngành dệt may tăng vọt bất chấp VN-Index điều chỉnh
    Ngành dệt may Việt Nam nói chung đang được hưởng lợi từ việc dịch chuyển đơn hàng khỏi Bangladesh, khi công nhân ngành dệt may nước này tổ chức đình công kéo dài.

    Tháng 4 là tháng đầu tiên trong năm 2024 xuất khẩu dệt may Bangladesh suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ, riêng hàng may mặc đạt 3,29 tỷ USD giảm 1%. Lũy kế 4 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Bangladesh đạt 18,1 tỷ USD tăng 9,2% so với cùng kỳ, hàng may mặc đạt 17,1 tỷ USD tăng 9,8% so với cùng kỳ.

    Việc quốc gia cạnh tranh xuất khẩu may mặc đang gặp ‘bế tắc’ đã mở đường cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam phục hồi trở lại.

    Theo đó, trong tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp ghi nhận sự tăng trưởng của ngành dệt may. Lũy kế 4 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ.
    Cucki99 thích bài này.
    thien_y đã loan bài này

Chia sẻ trang này