VGT những sợi tơ nhỏ dệt thành Long Bào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 04/08/2022.

3183 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42928 lượt đọc và 170 bài trả lời
  1. chesterxxx

    chesterxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    1.458
    Ôm hơn 1tr cổ đây. Rơi về 15 cho sạch sẽ chứ sao :)). Chứ xà quần hoài
    bloombergvn thích bài này.
  2. Timetravel2045

    Timetravel2045 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2019
    Đã được thích:
    430
    Hốc cả đi chủ píc ơi...
    bloombergvn thích bài này.
  3. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.201
    Khả năng dệt may quý 3 ăn cám rồi. Đẹp nhất tcm còn gẫy thì vgt đi nạng thôi :))
    hoaloakentim thích bài này.
  4. chesterxxx

    chesterxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    1.458
    Đừng so doanh nghiệp vgt với con nào cùng ngành. Khập khiểng lắm
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Ngành dệt may hưởng lợi rất lớn từ 15 Hiệp định thương mại tự do
    15:18, 02/09/2022

    (CLO) Trên thực tế, ngành dệt may xuất siêu là nhờ vận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do với 15 hiệp định có hiệu lực đã mở rộng hành lang thị trường với hàng dệt may Việt Nam.

    Thị trường dệt may bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2022

    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 18,65 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19.

    Trong đó, hàng may mặc vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,94 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; theo sau là, xuất khẩu vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất khẩu xơ sợi đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,4%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 734 triệu USD, tăng 22,3%; xuất khẩu vải không dệt đạt 452 triệu USD, tăng 25,5%.

    [​IMG]
    Thị trường dệt may bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2022.

    Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2021. Như vậy, trong nửa đầu năm 2022, ngành dệt may xuất siêu đạt 8,86 tỷ USD, tăng 32% so với 6 tháng năm 2021. Đây là nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.

    EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường sau giai đoạn chững lại do dịch Covid-19, trong đó, các thị trường tăng mạnh nhất là Đan Mạch (tăng 133,4%), Đức (tăng 46,3%), Tây Ban Nha (tăng 42,8%), Hà Lan (tăng 29,4%).

    Theo nhận định của Virac, nếu như trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may có nhà máy đặt tại phía Nam (nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19) ghi nhận kết quả tiêu cực, thì trong 6 tháng đầu năm 2022, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của các doanh nghiệp dệt may tại khu vực phía Nam đạt khoảng 15%.

    Hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, bất chấp áp lực lạm phát.

    Theo Tổng Giám đốc công ty May 10 Thân Đức Việt, May 10 đã ký hợp đồng với các đối tác nhập khẩu từ nay đến quý I/2022, một số đơn hàng được ký đến quý II/2022, những mặt hàng thế mạnh như sơ mi, veston đã có đơn hàng đến hết năm 2022, đủ để doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất.

    Trên thực tế, ngành dệt may xuất siêu là nhờ vận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do với 15 hiệp định có hiệu lực đã mở rộng hành lang thị trường với hàng dệt may Việt Nam. Trong đó, một số hiệp định có ràng buộc về quy tắc xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thúc đẩy ngành công nghiệp dệt sợi trong nước phát triển vượt bậc trong 5 năm trở lại đây.

    Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam bứt phá nhờ áp dụng công nghệ tự động hoá, nhiều nhà máy đầu tư lớn, sử dụng mô hình quản trị số. Công nghiệp kéo sợi cũng đi đầu trong trong chiến lược phát triển đa dạng hóa thị trường, giảm mức độ lệ thuộc cho nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may.

    Theo nhận định của Virac, ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển nhanh về xanh hoá, bền vững, chuyển hoá sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng mặt trời, tiết kiệm nguồn nước nhờ đó đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng tín nhiệm cao.

    Ngoài ra, sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc đã góp phần mang lại kết quả tích cực với ngành dệt may Việt Nam.

    Thách thức của ngành dệt may

    Mặc dù thị trường dệt may được nhận định khởi sắc trong năm nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều. Trong “eo hẹp” của tổng cầu, các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch 5 năm lần thứ 14 dành riêng cho ngành dệt may và tham vọng mục tiêu mở rộng thị phần ở những phân khúc có giá trị gia tăng cao nhất, tạo sức ép không nhỏ với dệt may Việt Nam trong năm 2022.

    [​IMG]
    Mặc dù thị trường dệt may được nhận định khởi sắc trong năm nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

    Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam cũng chịu áp lực không nhỏ khi phát triển theo đòi hỏi của thị trường. Như châu Âu, đang đưa ra những chính sách yêu cầu các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào châu Âu phải có nguồn gốc bông, vải, sợi rõ ràng hay phải dùng các sản phẩm tái chế, trong đó có tái chế từ sợi của quần áo cũ,…

    Theo báo cáo của Virac, lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nước trên thế giới khiến chi phí sản xuất tăng cao. Cụ thể, giá bông tăng 19,1%, giá dầu thô tăng 40%, giá xăng trong nước tăng 67%, chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng từ 20 – 25%.

    Virac dự báo giá của các nguyên liệu đầu vào ngành dệt may như bông, xơ, sợi, vải tiếp tục có xu hướng tăng; và các chi phí logistics như giá container, chi phí vận chuyển vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. Việc tăng chi phí sản xuất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khi nhiều doanh nghiệp gặp những khó khăn về tài chính.

    Trong những tháng cuối năm 2022, đơn hàng dệt may trên thế giới có thể bị thu hẹp do hàng loạt tác động xấu lên nền kinh tế như lạm phát, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhưng Việt Nam vẫn có những lợi thế, nếu tận dụng tốt, ngành dệt may vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Cụ thể, khai thác những thị trường Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nhiều tập đoàn quốc tế đang tiếp tục phân bổ lại chuỗi cung ứng để không quá lệ thuộc vào một vài thị trường lớn. Nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của đối tác thì sẽ dễ dàng nhận được đơn hàng.

    Định Trần
    https://www.congluan.vn/nganh-det-m...15-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-post211663.html
  6. hoaloakentim

    hoaloakentim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2021
    Đã được thích:
    496
    tận cùng nỗi đát đáy rồi
    bloombergvn thích bài này.
  7. Robotraicay

    Robotraicay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2015
    Đã được thích:
    1.903
    giảm đi để gom, ko giảm gom chưa đủ :D
    bloombergvn thích bài này.
  8. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu 8 tháng tăng cao, Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD
    Dấu hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét khi xuất khẩu (XK) 8 tháng năm 2022 tiếp tục tăng cao, số mặt hàng XK tỷ USD giữ vững đà tăng trưởng, giúp cán cân thương mại duy trì xuất siêu, đạt gần 4 tỷ USD.
    Xuất siêu 3,96 tỷ USD

    Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Trong tháng 8/2022, kim ngạch XK ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch XK hàng hóa sơ bộ đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

    XK của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh. Trong 8 tháng năm 2022, khu vực kinh tế trong nước đã có sự hồi phục mạnh mẽ sau một thời gian dài chịu tác động của đại dịch COVID-19, đạt mức tăng cao hơn so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kim ngạch XK 8 tháng của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 66,14 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch XK và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 184,66 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 73,6%.

    Trong 8 tháng có một số mặt hàng ước đạt giá trị XK cao như: điện thoại và linh kiện đạt 39,6 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện đạt 36,1 tỷ USD, tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 29,8 tỷ USD, tăng 28%; hàng dệt may đạt 26 tỷ USD, tăng 23,1%; giày dép đạt 16,5 tỷ USD, tăng 30,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,1 tỷ USD; tăng 6,2%.

    [​IMG]
    8 tháng năm 2022, kim ngạch XK hàng hóa sơ bộ đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Đối với nhóm nông, lâm, thủy sản, trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch XK ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 9,6% tổng kim ngạch XK cả nước.

    Về cơ cấu nhóm hàng XK 8 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,4 điểm phần trăm.

    Về thị trường XK, Mỹ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng vừa qua, với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD, chiếm 31% tổng kim ngạch XK của cả nước và tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 34,3 tỷ USD, tăng 2,7%. Ngoài ra, thị trường EU đạt 31,9 tỷ USD, tăng 23,6%; thị trường ASEAN đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27%. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đạt 16,4 tỷ USD - tăng 15,9% và 15,5 tỷ USD - tăng 16,6%.

    Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2022 của cả nước ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD.

    Cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

    Theo Tổng cục Thống kê, để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong năm nay, các bộ, ngành cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến XK, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.

    Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động XK hàng nông sản. Tổ chức các hoạt động kết nối cấp vùng miền nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa.

    Tiếp tục theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, dự báo thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, chính sách, tập quán buôn bán của các thị trường để Chính phủ, các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

    Chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự trên thế giới đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp cải thiện nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế và đóng góp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của nền ngoại thương Việt Nam.
    Thu An
    https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/xu...nam-xuat-sieu-gan-4-ty-usd-/20220903052309019
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Kinh tế Việt Nam phát triển ngoạn mục, dự báo vượt chỉ tiêu tăng trưởng
    Kinhtedothi - Kinh tế 8 tháng năm 2022 tiếp tục đà phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Với đà này, GDP cả năm 2022 của Việt Nam sẽ ở mức cao, đạt hoặc vượt xa so với chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Quốc hội giao.
    12:14 04/09/2022
    Nhiều ngành phục hồi tăng trưởng mạnh

    Kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, ấn tượng là lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Về ngành công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2022 tăng cao, ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.
    Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2022 phục hồi ở hầu hết các ngành, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước và dần lấy lại quy mô so với năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 50,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ hàng hóa gấp 1,3 lần (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019); dịch vụ lưu trú, ăn uống gấp 2,9 lần (tăng 6,7%). Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 đạt 486,4 nghìn lượt người - tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 8 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.441 nghìn lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước.

    Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%.

    Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD, là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn…

    Một điểm sáng nữa trong bức tranh kinh tế 8 tháng năm 2022 là về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2022 ước tính đạt 12,8 tỷ USD - tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.

    Cùng với đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài "rót" vào Việt Nam tính đến ngày 20/8/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,78 tỷ USD.

    Nhiều dư địa cho tăng trưởng kinh tế

    Trong tuần cuối tháng 8, các tổ chức tài chính quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 7,5 - 8,5% dựa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2 quý đầu năm và các chỉ số kinh tế 8 tháng của năm.

    Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 8,5% - mức cao nhất trong số các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là nền kinh tế duy nhất trong khu vực được Worlbank điều chỉnh dự báo tăng trưởng từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm nay. Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trường GDP của Việt Nam sẽ đạt 10,8% trong quý 3/2022 và 3,9% trong quý 4/2022, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%...

    “Các tổ chức tăng dự báo GDP năm 2022 cho thấy sự lạc quan, tin tưởng của tổ chức quốc tế về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam”- chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói.

    Số liệu Tổng Cục Thống kê cho thấy, có 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm: điện thoại và linh kiện, máy tính-linh kiện, máy móc, thiết bị, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ. Năm 2021, Việt Nam có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chỉ trong 8 tháng năm nay đã có 30 mặt hàng kim ngạch vượt 1 tỷ USD. Với đà tăng trưởng như hiện nay, nhiều ý kiến lạc quan về mục tiêu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang oằn mình đương đầu với lạm phát cao và nguy cơ suy thoái, nét rất đặc trưng của kinh tế Việt Nam đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng mạnh. Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn do hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định.

    “Điều này phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh và vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”- ông Axel Goethals, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS) khẳng định trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

    Ngoài ra, nền kinh tế năm nay sẽ tiếp tục kỳ vọng vào sự đột phá từ thu dịch vụ. Sức mua của thị trường trong nước với quy mô 100 triệu dân được “hồi sinh” mạnh mẽ. Ông Raymon Mallon - chuyên gia kinh tế Australia đánh giá: "Kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là ở lĩnh vực sản xuất, rồi cả trong các ngành dịch vụ chủ chốt và nông nghiệp. Một sự tăng trưởng trên diện rộng, ở nhiều ngành, điều đó rất là ấn tượng".

    Bên cạnh những dấu hiệu phục hồi tích cực, nền kinh tế nước ta đang phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: xung đột giữa Nga và Ukraine; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu; lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới; sự phục hồi kinh tế chậm ở các nước có đối tác thương mại lớn; dịch Covid-19 gia tăng trên thế giới với nhiều biến thể mới...

    Trong bối cảnh như vậy, theo TS Trần Đình Thiên, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thay đổi cấu trúc kinh tế, cải cách cơ chế làm sao để khối DN tư nhân hấp thụ được nhanh nhất, tốt nhất nguồn vốn hỗ trợ. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công với hàng loạt dự án hạ tầng đầu tư công kéo theo tác động lan toả. Tiếp tục đẩy mạnh các nút thắt của môi trường đầu tư, kinh doanh liên quan đến vấn đề đất đai, xây dựng…

    Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng tốt, đặc biệt DN bắt nhịp khá tốt với các thị trường Việt Nam đang ký kết FTA. Do đó, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu. Có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn, hỗ trợ DN tiếp cận gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của Nhà nước…
    https://kinhtedothi.vn/kinh-te-viet-nam-phat-trien-ngoan-muc-du-bao-vuot-chi-tieu-tang-truong.html
  10. papa3979

    papa3979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2021
    Đã được thích:
    698
    Cổ đông VGT còn sống không??

Chia sẻ trang này